Chương 7 Luật tiếp công dân 2013: Trách nhiệm tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo kiến nghị, phản ánh về một nội dung
Số hiệu: | 42/2013/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 07/01/2014 |
Ngày công báo: | 30/12/2013 | Số công báo: | Từ số 1005 đến số 1006 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Khi nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung tại nơi tiếp công dân thì người tiếp công dân yêu cầu những người này phải cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với người tiếp công dân (sau đây gọi chung là người đại diện). Người đại diện phải là người khiếu nại, người tố cáo, người kiến nghị, người phản ánh. Việc cử người đại diện phải thể hiện bằng văn bản có chữ ký của tất cả những người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Trường hợp có từ năm đến mười người thì cử một hoặc hai người đại diện; trường hợp có trên mười người thì có thể cử thêm người đại diện, nhưng không quá năm người. Người đại diện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của việc đại diện và văn bản cử người đại diện.
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, Trưởng Ban tiếp công dân nơi có nhiều người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tập trung có trách nhiệm trực tiếp tiếp hoặc cử người đại diện cho mình tiếp đại diện của những người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh để lắng nghe người đại diện trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và các thông tin, tài liệu do họ cung cấp.
Trường hợp những người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chưa có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân yêu cầu người đại diện viết thành văn bản hoặc ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung vụ việc do người đại diện trình bày, đọc lại cho họ nghe và yêu cầu ký hoặc điểm chỉ để xác nhận.
Trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người tiếp công dân tiếp nhận, xem xét thụ lý để giải quyết và thông báo cho đại diện của những người khiếu nại, tố cáo về kết quả xử lý theo quy định của pháp luật; nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì chuyển đơn hoặc hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
2. Trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh phức tạp, có nhiều nội dung, thuộc trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành, đã qua nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, giải quyết hoặc vụ việc có rất nhiều người tham gia, diễn biến phức tạp thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc Trưởng Ban tiếp công dân có trách nhiệm:
a) Chủ trì hoặc phối hợp với đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan hoặc đại diện Ủy ban nhân dân địa phương nơi phát sinh khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tiếp người đại diện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu; cử người có trách nhiệm tham gia tiếp người đại diện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
3. Trường hợp những người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có hành vi kích động, gây rối trật tự hoặc đe dọa đối với người tiếp công dân, người thi hành công vụ thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc Trưởng Ban tiếp công dân, người phụ trách địa điểm tiếp công dân phải kịp thời tăng cường người tiếp công dân; yêu cầu cơ quan công an hoặc cơ quan chức năng có biện pháp xử lý kịp thời.
1. Khi nhận được yêu cầu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc của Trưởng Ban tiếp công dân, người phụ trách địa điểm tiếp công dân thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan có trách nhiệm:
a) Cử người có trách nhiệm hoặc trực tiếp tiếp người đại diện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo yêu cầu của người có thẩm quyền;
c) Giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền hoặc chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của mình giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật;
d) Chủ trì vận động, thuyết phục, có biện pháp để công dân trở về địa phương.
2. Thủ trưởng cơ quan công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp với Ban tiếp công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan áp dụng các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng tại nơi có nhiều người cùng đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung; xử lý người có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
1. Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân, cơ quan công an, cơ quan thanh tra các cấp và các cơ quan khác của Nhà nước trong việc xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm hỗ trợ, phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an trong việc xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương khi được yêu cầu.
RESPONSIBILITY FOR RECEIVING AND HANLDING COMPLAINTS, DENUNCIATIONS, PETITIONS OR REPORTS ON THE SAME MATTER MADE BY MANY PEOPLE
Article 29. Appointment of representatives for making complaints, denunciations, petitions or reports on the same matter
When many people make complaints, denunciations, petitions or reports on the same matter at a citizen reception place, the citizen reception officer shall request them to appoint a representative to present their complaints, denunciations, petitions or reports (below referred to as representative). This representative must be one among those persons making complaints, denunciations, petitions or reports. The appointment of a representative must be made in writing and signed by all persons making complaints, denunciations, petitions or reports.
In case the number of persons making complaints, denunciations, petitions or reports is between 5 and 10, 1 or 2 representatives may be appointed. If this number is more than 10, more representatives may be appointed but must not exceed 5. Representatives shall take responsibility before law for the lawfulness of their representation and the written appointment of representatives.
Article 30. Receipt and handling of complaints, denunciations, petitions or reports on the same matter made by many people at citizen reception places
1. The head of an agency, organization, unit or citizen reception board where many persons making complaints, denunciations, petitions or reports gather, shall directly receive or assign a person to receive their representative, listen to contents of their complaints, denunciations, petitions or reports presented by this representative, and receive their complaints, denunciations, petitions or reports together with information and documents provided by the representative.
In case of unavailability of written complaints, denunciations, petitions or reports, the citizen reception officer shall either request the representative to make a written one, or shall fully and precisely record the matter presented by the representative, read out this record and request the representative to sign or press his/her fingerprint on this record for certification.
If his/her agency, organization or unit is competent to settle the complaints, denunciations, petitions or reports, the citizen reception officer shall receive and consider processing the matter for settlement and notify the representative of the persons making the complaints, denunciations, petitions or reports of the handling results in accordance with law. If not, he/she shall forward such complaints, denunciations, petitions or reports or refer the persons making complaints, denunciations, petitions or reports to an agency competent to settle the matter.
2. For complicated complaints, denunciations, petitions or reports involving many matters to be settled by different levels and sectors which have been considered and settled by many agencies, organizations and units, or cases involving many people with complicated developments, the head of an agency, organization, unit or citizen reception board shall:
a/ Assume the prime responsibility for, or coordinate with related agencies, organizations and units or the representative of the People’s Committee of the locality where arise the complaints, denunciations, petitions or reports in, receiving the representative of the persons making complaints, denunciations, petitions or reports;
b/ Request related agencies, organizations and units to provide information and documents; assign responsible persons to receive the representative of the persons making complaints, denunciations, petitions or reports.
3. In case the persons making complaints, denunciations, petitions or reports commit provocative acts or cause disorder or intimidate citizen reception officers and officials on duty, the head of the agency, organization, unit or citizen reception board or the person managing the citizen reception place shall promptly send more citizen reception officers and request the police office or functional agencies to promptly take handling measures.
Article 31. Responsibility of heads of agencies, organizations and units for coordination in receiving and handling cases involving many persons making complaints, denunciations, petitions or reports
1. When receiving a request from the head of an agency, organization, unit, citizen reception board or the citizen reception place, the head of a related agency, organization or unit shall:
a/ Assign a responsible person to receive or directly receive the representative of persons making complaints, denunciations, petitions or reports;
b/ Provide information and documents on the matter involving the complaints, denunciations, petitions or reports at the request of competent persons;
c/ Settle the matter under his/her competence or direct agencies, organizations or units under his/her management to settle the matter in accordance with law;
d/ Assume the prime responsibility for mobilizing, persuading and taking measures for citizens to return to their localities.
2. Within the ambit of their tasks and powers, heads of police offices shall take, or coordinate with citizen reception boards and related agencies, organizations and units in taking, measures to ensure public order at places where many people come to make complaints, denunciations, petitions or reports on the same matter; and handle violators in accordance with law.
Article 32. Responsibilities of the Government General Inspector, the Minister of Public Security and chairpersons of the People’s Committees of Hanoi and Ho Chi Minh City
1. The Government General Inspector and the Minister of Public Security shall, within the ambit of their tasks and powers, guide, examine and urge chairpersons of People’s Committees, police offices and inspection agencies of all levels and other state agencies in handling cases involving many people making complaints, denunciations, petitions or reports on the same matter.
2. The chairpersons of the People’s Committees of Hanoi and Ho Chi Minh City shall assist and coordinate with the Government General Inspector and the Ministry of Public Security in handling cases involving many people making complaints, denunciations, petitions or reports on the same matter at central citizen reception offices when so requested.