Chương 2 Luật tiếp công dân 2013: Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Trách nhiệm của người tiếp công dân
Số hiệu: | 42/2013/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 07/01/2014 |
Ngày công báo: | 30/12/2013 | Số công báo: | Từ số 1005 đến số 1006 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các quyền sau đây:
a) Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
b) Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;
c) Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;
d) Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
đ) Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có);
b) Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;
c) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;
d) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;
đ) Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.
1. Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định.
2. Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.
3. Có thái độ đứng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.
4. Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
5. Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân.
6. Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
Người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:
1. Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
2. Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
3. Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
4. Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF PERSONS MAKING COMPLAINTS, DENUNCIATIONS, PETITIONS OR REPORTS; RESPONSIBLITIES OF CITIZEN RECEPTION OFFICERS
Article 7. Rights and obligations of persons making complaints, denunciations, petitions or reports
1. When entering a citizen reception place, a person making a complaint, denunciation, petition or report has the following rights:
a/ To present his/her complaint, denunciation, petition or report;
b/ To receive instructions and explanations about contents related to his/her complaint, denunciation, petition or report;
c/ To complain about or denounce illegal acts of the citizen reception officer;
d/ To receive a notice of the receipt and results of settlement of his/her complaint, denunciation, petition or report;
dd/ To use an interpreter in case he/she is not proficient in Vietnamese;
e/ Other rights in accordance with the law on complaints and denunciations.
2. When entering a citizen reception place, a person making a complaint, denunciation, petition or report has the following obligations:
a/ To state his/her full name and address or produce his/her personal identity paper or letter of authorization (if any);
b/ To show proper attitude toward and respect for the citizen reception officer;
c/ To truthfully present the matter and provide information and documents related to his/her complaint, denunciation, petition or report; to sign or press his/her fingerprint to certify the presented contents recorded by the citizen reception officer;
d/ To strictly observe the rules on citizen reception and instructions of the citizen reception officer;
dd/ In case many persons make complaints, denunciations, petitions or reports on the same matter, they shall appoint a representative to present their complaints, denunciations, petitions or reports;
e/ To take responsibility before law for his/her complaint or denunciation.
Article 8. Responsibilities of a citizen reception officer
1. When receiving citizens, to be properly dressed and wear the civil servant or public employee card or badge under regulations.
2. To request persons making complaints, denunciations, petitions or reports to state their full names and addresses or produce their personal identity papers and letters of authorization (if any); clearly present their complaints, denunciations, petitions or reports in writing or verbally; and provide information and documents necessary for receiving and processing the matter.
3. To show proper attitude toward and respect for citizens, to listen to and receive written complaints, denunciations, petitions or reports, or fully and precisely record the contents of the presented complaints, denunciations, petitions or reports.
4. To give explanations and instructions for persons making complaints, denunciations, petitions or reports to observe guidelines, policies, laws, conclusions and legally effective settlement decisions of competent agencies; to refer persons making complaints, denunciations, petitions or reports to agencies or persons competent to settle their complaints, denunciations, petitions or reports.
5. To directly process or classify, forward or submit to competent persons for settlement complaints, denunciations, petitions or reports; to notify results of settlement of complaints, denunciations, petitions or reports to citizens.
6. To request violators of the rules of the citizen reception place to terminate their violations; when necessary, to make records of violations and request functional agencies to handle violations in accordance with law.
Article 9. Cases of refusal of citizen reception
A citizen reception officer may refuse to receive a person at a citizen reception place when:
1. That person is drunk due to the use of stimulants or suffers a mental illness or another disease which deprives him/her of the capacity to perceive or control his/her acts.
2. That person intimidates or offends the citizen reception agency, organization, unit or officer or other officials on duty, or violates the rules of the citizen reception place.
3. That person makes a complaint or denunciation about a case which has been settled properly in accordance with policies and law and examined, reviewed and notified in writing by competent state agencies and he/she has been received and provided with explanations and instructions but deliberately makes the complaint or denunciation to prolong the case.
4. Other cases as prescribed by law.