Chương 5 Luật Thương mại 1997: Quản lý nhà nước về thương mại
Số hiệu: | 58/L-CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 10/05/1997 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1998 |
Ngày công báo: | 15/07/1997 | Số công báo: | Số 13 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI
Mục 1: NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI
Điều 244. Quản lý Nhà nước về thương mại
Nhà nước thống nhất quản lý về thương mại bằng pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại.
Nhà nước điều tiết hoạt động thương mại chủ yếu bằng biện pháp kinh tế và các công cụ giá cả, tài chính, tín dụng.
Điều 245. Nội dung quản lý Nhà nước về thương mại
Nội dung quản lý Nhà nước về thương mại gồm:
1- Ban hành các văn bản pháp luật về thương mại, xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại;
2- Tổ chức đăng ký kinh doanh thương mại;
3- Tổ chức thu thập, xử lý, cung cấp thông tin; dự báo và định hướng về thị trường trong nước và ngoài nước;
4- Hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm;
5- Điều tiết lưu thông hàng hoá theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và theo quy định của pháp luật;
6- Quản lý chất lượng hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
7- Tổ chức, hướng dẫn các hoạt động xúc tiến thương mại;
8- Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học thương mại;
9- Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ hoạt động thương mại;
10- Ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về thương mại;
11- Đại diện và quản lý hoạt động thương mại của Việt Nam ở nước ngoài;
12- Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại và việc chấp hành pháp luật về thương mại; xử lý vi phạm pháp luật về thương mại; tổ chức việc đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm, buôn bán hàng giả, đầu cơ lũng đoạn thị trường, kinh doanh trái phép và các hành vi khác vi phạm pháp luật về thương mại.
Điều 246. Cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại
1- Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về thương mại.
2- Bộ thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý Nhà nước về thương mại.
3- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý Nhà nước về thương mại đối với lĩnh vực được phân công phụ trách.
Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ thương mại để thực hiện việc quản lý Nhà nước về thương mại.
4- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý Nhà nước về thương mại trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.
Điều 247. Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về thương mại
Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại do Chính phủ quy định.
Điều 248. Trách nhiệm trong việc thực hiện Luật thương mại
1- Các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát và phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại trong việc thi hành Luật này.
2- Mọi cá nhân, tổ chức hoạt động thương mại tại Việt Nam có trách nhiệm thi hành Luật này.
Điều 249. Thanh tra thương mại
Thanh tra thương mại là Thanh tra chuyên ngành về thương mại.
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra chuyên ngành về thương mại do Chính phủ quy định.
Điều 250. Nội dung hoạt động của Thanh tra thương mại
Nội dung hoạt động của Thanh tra thương mại gồm:
1- Kiểm tra việc đăng ký kinh doanh;
2- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thương mại;
3- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền, kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thương mại;
4- Kiến nghị các biện pháp bảo đảm việc thi hành pháp luật về thương mại và hoàn thiện pháp luật về thương mại.
Điều 251. Đối tượng của Thanh tra thương mại
Đối tượng của Thanh tra thương mại là hoạt động thương mại của thương nhân.
Điều 252. Quyền hạn của Thanh tra thương mại
Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra thương mại có những quyền hạn sau đây:
1- Yêu cầu đương sự và các bên có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề cần thiết có liên quan trực tiếp đến việc thanh tra;
2- Yêu cầu giám định trong trường hợp cần thiết;
3- Lập biên bản thanh tra và kiến nghị biện pháp giải quyết;
4- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 253. Trách nhiệm của Thanh tra thương mại
Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra thương mại có trách nhiệm:
1- Xuất trình quyết định thanh tra và thẻ thanh tra viên;
2- Thực hiện đúng trình tự, thủ tục thanh tra, không gây phiền hà, sách nhiễu, cản trở hoạt động thương mại bình thường và gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của thương nhân;
3- Báo cáo với cơ quan có thẩm quyền kết quả thanh tra và kiến nghị biện pháp giải quyết;
4- Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và trước pháp luật về mọi hành vi và quyết định của mình.
Điều 254. Quyền của thương nhân khi Thanh tra thương mại thực hiện việc thanh tra
Khi Thanh tra thương mại thực hiện việc thanh tra, thương nhân có những quyền sau đây:
1- Yêu cầu thanh tra viên xuất trình quyết định thanh tra, thẻ thanh tra viên và thực hiện đúng pháp luật về thanh tra;
2- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định thanh tra, hành vi của thanh tra viên và về kết luận thanh tra mà mình cho là không đúng;
3- Yêu cầu bồi thường thiệt hại do các biện pháp xử lý không đúng pháp luật của thanh tra viên gây ra.
Điều 255. Nghĩa vụ của thương nhân khi Thanh tra thương mại thực hiện việc thanh tra
Khi Thanh tra thương mại thực hiện việc thanh tra, thương nhân có những nghĩa vụ sau đây:
1- Thực hiện các yêu cầu của thanh tra viên về nội dung thanh tra;
2- Thực hiện các quyết định xử lý của Thanh tra thương mại.
Mục 3: KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động thương mại, góp phần thúc đẩy sản xuất, cải thiện đời sống của nhân dân thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 257. Các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại
Các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại gồm:
1- Kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc không đúng với nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
2- Hoạt động thương mại khi đã bị đình chỉ hoặc bị tước quyền;
3- Không có trụ sở hoặc cửa hàng, cửa hiệu thương mại; không có biển hiệu hoặc biển hiệu trái với nội dung, hình thức được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
4- Đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh mà không có giấy phép hoặc Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoạt động trái với nội dung được ghi trong giấy phép;
5- Kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà pháp luật cấm kinh doanh;
6- Kinh doanh hàng hoá, cung ứng dịch vụ mà pháp luật quy định kinh doanh có điều kiện nhưng không bảo đảm đủ các điều kiện đó;
7- Không thực hiện khung giá, mức giá đối với những loại hàng Nhà nước có quy định khung giá, mức giá; không niêm yết giá hàng, giá dịch vụ;
8- Không thông tin đầy đủ về tính năng và công dụng của hàng hoá, gây thiệt hại đến lợi ích của người tiêu dùng;
9- Không thực hiện đúng các quy định về khuyến mại, quảng cáo, trưng bày giới thiệu hàng hoá, hội chợ, triển lãm thương mại;
10- Vi phạm các quy định về hoá đơn, chứng từ; không mở sổ kế toán; lưu giữ hoặc ghi chép sổ kế toán không đầy đủ, không trung thực;
11- Gian lận, lừa dối khách hàng trong mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; không thực hiện bảo hành hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng theo quy định hoặc theo thoả thuận;
12- Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá;
13- Cạnh tranh bất hợp pháp;
14- Chống thanh tra viên thương mại đang thi hành công vụ;
15- Các hành vi khác vi phạm pháp luật về thương mại.
Điều 258. Hình thức xử lý vi phạm
1- Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra, thương nhân bị xử lý theo một trong các hình thức sau đây:
a) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Trong trường hợp hành vi vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2- Trong trường hợp việc vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1- Uỷ ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại có thẩm quyền xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.
2- Thanh tra viên thương mại có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại được quy định trong các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 260. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1- Thương nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt.
2- Thương nhân không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt hành chính thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
Điều 261. Khiếu nại, khởi kiện về quyết định xử phạt vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại
1- Thương nhân bị xử phạt vi phạm hành chính có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án.
2- Trong thời gian khiếu nại hoặc khởi kiện, thương nhân vẫn phải thi hành quyết định xử phạt hành chính. Khi có quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc khi có quyết định, bản án của Toà án thì thi hành theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.
Điều 262. Xử lý đối với vi phạm của cán bộ, công chức Nhà nước trong quản lý hoạt động thương mại
Cán bộ, công chức Nhà nước không làm đúng chức trách, lạm dụng quyền hạn, gây phiền hà, cản trở hoạt động thương mại hợp pháp hoặc có hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Nhà nước thống nhất quản lý về thương mại bằng pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại.
Nhà nước điều tiết hoạt động thương mại chủ yếu bằng biện pháp kinh tế và các công cụ giá cả, tài chính, tín dụng.
Nội dung quản lý Nhà nước về thương mại gồm:
1- Ban hành các văn bản pháp luật về thương mại, xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại;
2- Tổ chức đăng ký kinh doanh thương mại;
3- Tổ chức thu thập, xử lý, cung cấp thông tin; dự báo và định hướng về thị trường trong nước và ngoài nước;
4- Hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm;
5- Điều tiết lưu thông hàng hoá theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và theo quy định của pháp luật;
6- Quản lý chất lượng hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
7- Tổ chức, hướng dẫn các hoạt động xúc tiến thương mại;
8- Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học thương mại;
9- Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ hoạt động thương mại;
10- Ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về thương mại;
11- Đại diện và quản lý hoạt động thương mại của Việt Nam ở nước ngoài;
12- Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại và việc chấp hành pháp luật về thương mại; xử lý vi phạm pháp luật về thương mại; tổ chức việc đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm, buôn bán hàng giả, đầu cơ lũng đoạn thị trường, kinh doanh trái phép và các hành vi khác vi phạm pháp luật về thương mại.
1- Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về thương mại.
2- Bộ thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý Nhà nước về thương mại.
3- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý Nhà nước về thương mại đối với lĩnh vực được phân công phụ trách.
Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ thương mại để thực hiện việc quản lý Nhà nước về thương mại.
4- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý Nhà nước về thương mại trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.
Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại do Chính phủ quy định.
1- Các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát và phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại trong việc thi hành Luật này.
2- Mọi cá nhân, tổ chức hoạt động thương mại tại Việt Nam có trách nhiệm thi hành Luật này.
Thanh tra thương mại là Thanh tra chuyên ngành về thương mại.
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra chuyên ngành về thương mại do Chính phủ quy định.
Nội dung hoạt động của Thanh tra thương mại gồm:
1- Kiểm tra việc đăng ký kinh doanh;
2- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thương mại;
3- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền, kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thương mại;
4- Kiến nghị các biện pháp bảo đảm việc thi hành pháp luật về thương mại và hoàn thiện pháp luật về thương mại.
Đối tượng của Thanh tra thương mại là hoạt động thương mại của thương nhân.
Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra thương mại có những quyền hạn sau đây:
1- Yêu cầu đương sự và các bên có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề cần thiết có liên quan trực tiếp đến việc thanh tra;
2- Yêu cầu giám định trong trường hợp cần thiết;
3- Lập biên bản thanh tra và kiến nghị biện pháp giải quyết;
4- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra thương mại có trách nhiệm:
1- Xuất trình quyết định thanh tra và thẻ thanh tra viên;
2- Thực hiện đúng trình tự, thủ tục thanh tra, không gây phiền hà, sách nhiễu, cản trở hoạt động thương mại bình thường và gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của thương nhân;
3- Báo cáo với cơ quan có thẩm quyền kết quả thanh tra và kiến nghị biện pháp giải quyết;
4- Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và trước pháp luật về mọi hành vi và quyết định của mình.
Khi Thanh tra thương mại thực hiện việc thanh tra, thương nhân có những quyền sau đây:
1- Yêu cầu thanh tra viên xuất trình quyết định thanh tra, thẻ thanh tra viên và thực hiện đúng pháp luật về thanh tra;
2- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định thanh tra, hành vi của thanh tra viên và về kết luận thanh tra mà mình cho là không đúng;
3- Yêu cầu bồi thường thiệt hại do các biện pháp xử lý không đúng pháp luật của thanh tra viên gây ra.
Khi Thanh tra thương mại thực hiện việc thanh tra, thương nhân có những nghĩa vụ sau đây:
1- Thực hiện các yêu cầu của thanh tra viên về nội dung thanh tra;
2- Thực hiện các quyết định xử lý của Thanh tra thương mại.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động thương mại, góp phần thúc đẩy sản xuất, cải thiện đời sống của nhân dân thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại gồm:
1- Kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc không đúng với nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
2- Hoạt động thương mại khi đã bị đình chỉ hoặc bị tước quyền;
3- Không có trụ sở hoặc cửa hàng, cửa hiệu thương mại; không có biển hiệu hoặc biển hiệu trái với nội dung, hình thức được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
4- Đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh mà không có giấy phép hoặc Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoạt động trái với nội dung được ghi trong giấy phép;
5- Kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà pháp luật cấm kinh doanh;
6- Kinh doanh hàng hoá, cung ứng dịch vụ mà pháp luật quy định kinh doanh có điều kiện nhưng không bảo đảm đủ các điều kiện đó;
7- Không thực hiện khung giá, mức giá đối với những loại hàng Nhà nước có quy định khung giá, mức giá; không niêm yết giá hàng, giá dịch vụ;
8- Không thông tin đầy đủ về tính năng và công dụng của hàng hoá, gây thiệt hại đến lợi ích của người tiêu dùng;
9- Không thực hiện đúng các quy định về khuyến mại, quảng cáo, trưng bày giới thiệu hàng hoá, hội chợ, triển lãm thương mại;
10- Vi phạm các quy định về hoá đơn, chứng từ; không mở sổ kế toán; lưu giữ hoặc ghi chép sổ kế toán không đầy đủ, không trung thực;
11- Gian lận, lừa dối khách hàng trong mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; không thực hiện bảo hành hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng theo quy định hoặc theo thoả thuận;
12- Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá;
13- Cạnh tranh bất hợp pháp;
14- Chống thanh tra viên thương mại đang thi hành công vụ;
15- Các hành vi khác vi phạm pháp luật về thương mại.
1- Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra, thương nhân bị xử lý theo một trong các hình thức sau đây:
a) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Trong trường hợp hành vi vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2- Trong trường hợp việc vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1- Uỷ ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại có thẩm quyền xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.
2- Thanh tra viên thương mại có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại được quy định trong các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1- Thương nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt.
2- Thương nhân không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt hành chính thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
1- Thương nhân bị xử phạt vi phạm hành chính có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án.
2- Trong thời gian khiếu nại hoặc khởi kiện, thương nhân vẫn phải thi hành quyết định xử phạt hành chính. Khi có quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc khi có quyết định, bản án của Toà án thì thi hành theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.
Cán bộ, công chức Nhà nước không làm đúng chức trách, lạm dụng quyền hạn, gây phiền hà, cản trở hoạt động thương mại hợp pháp hoặc có hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Section 1. CONTENT OF STATE MANAGEMENT OF COMMERCE
Article 244.- State management of commerce
The State uniformly manages commerce by means of laws, policies, strategies, planning and plans for commercial development.
The State regulates commercial activities principally by way of economic measures as well as pricing, financial and credit instruments.
Article 245.- Content of the State management of commerce
The State management of commerce shall include:
1. Promulgation of legal documents on commerce and formulating policies, strategies, planning and plans for commercial development;
2. Organization of commercial registration;
3. Organization of the collection, processing and supply of information; forecasting and orientation of domestic and overseas markets;
4. Provision of guidances for rational and economical consumption;
5. Regulation of goods circulation along the socio-economic development orientation of the State and in accordance with the provisions of law;
6. Control of quality of goods domestically circulated and goods imported and exported;
7. Organization and facilitation of commercial promotion activities;
8. Organization and management of commercial research work;
9. Training and building a contingent of cadres for commercial activities;
10. Signing or acceding to international treaties on trade;
11. Representation and management of Vietnams commercial activities overseas;
12. Guiding, inspection and examination of implementation of policies, planning and plans for commercial development and the observance of commercial legislation; dealing with breaches of commercial legislation; organization of fight against smuggling, trading of prohibited goods and fake goods, speculation for the purpose of market control, illegal trading activities, and other acts of violation of commercial legislation.
Article 246.- State bodies for the management of commerce
1. The Government shall exercise uniform State management of commerce
2. The Ministry of Trade shall be responsible to the Government for the exercise of the management of commerce.
3. Ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government shall, within their respective powers and duties, be responsible for exercising the State management of commerce in their assigned areas.
The Government shall specify the responsibilities of ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government for co-ordination with the Ministry of Trade in the exercise of the State management of commerce.
4. Peoples Committees at all level shall exercise the State management of commerce within their respective localities as delegated by the Government.
Article 247.- System of State bodies for the management of commerce
The Government shall define the organizational structure, duties and powers of the State bodies for management of commerce.
Article 248.- Responsibilities for implementation of the Commercial Law
1. State bodies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations and units of the peoples armed forces shall, within their respective functions, duties and powers, be responsible for supervising, in co-ordination with the State management body in charge of commerce, the implementation of this Law.
2. All organizations and individuals conducting commercial activities in Vietnam shall have to implement this Law.
Section 2. COMMERCIAL INSPECTORS
Article 249.- Commercial inspectors
Commercial inspectors are inspectors specialized in commerce.
The Government shall specify the organizational structure, duties and powers of specialized commercial inspectors.
Article 250.- Contents of commercial inspectors activities
The activities of the commercial inspectors:
1. Inspection of business registrations;
2. Inspection of the observance of commercial legislation;
3. Detection, prevention and handling within their authority, or recommendation to the competent State bodies for handling of breaches of commercial legislation;
4. Recommendation of measures ensuring the enforcement of the commercial legislation and the perfection of the commercial legislation.
Article 251.- Subject of commercial inspection
The subject of commercial inspection shall be commercial activities conducted by traders.
Article 252.- Powers of commercial inspectors
During the course of inspection, the commercial inspector shall have the following powers:
1. To request the inspected parties and relevant parties to supply documents, evidence and explanations with respect to necessary matters directly related to the inspection;
2. To request examination, if necessary;
3. To make record of the inspection and to recommend handling measures;
4. To apply preventive measures and to deal with breaches in accordance with law.
Article 253.- Responsibilities of commercial inspectors
During the course of inspection, the commercial inspector shall have the following responsibilities:
1. To present the inspection decision and inspector cards;
2. To comply with inspection procedures, not to hinder or interfere in normal commercial activities and not to cause harm to the legitimate interests of traders;
3. To report on inspection results to the competent body and to recommend handling measures;
4. To observe the law and to be responsible to the competent State body and before law for all their acts and decisions.
Article 254.- Rights of traders when commercial inspectors conduct inspections
When commercial inspectors conduct inspections, traders shall have the following rights:
1. To request inspectors to produce the inspection decision and their inspector cards and to comply with the legislation relating to inspection;
2. To make complaints or denunciations to, or take legal action at, the competent State bodies about inspection decisions, acts of inspectors, and inspection conclusions which they deem to be incorrect;
3. To claim compensation for damage caused by unlawful actions of inspectors.
Article 255.- Obligations of traders when commercial inspectors conduct inspections
When commercial inspectors conduct inspections, traders shall have the following obligations:
1. To comply with the requirements of inspectors with respect to the inspection;
2. To comply with handling decisions made by commercial inspectors.
Section 3. REWARDS AND DEALING WITH BREACHES
Organizations and individuals achieving merits in commercial activities, contributing to the production development and the improvement of the life of the people shall be rewarded in accordance with law.
Article 257.- Act of breaching commercial legislation
Act of breaching commercial legislation shall include:
1. Conducting business activities without business registration certificates or in contravention of the terms of business registration certificates;
2. Conducting commercial activities which have been suspended or which the trader has been disentitled to conduct;
3. Not having commercial offices or shops; not having signboards or having signboards which are inconsistent with the content or form stated in business registration certificates;
4. Establishing representative offices or branches without licenses or operating representative offices or branches in contravention of licenses;
5. Trading in goods or providing services, which are prohibited from business by law;
6. Trading in goods or providing services the business of which is stipulated by law to be subject to certain conditions and such conditions are not satisfied;
7. Failing to comply with price frame and price limits set for certain kinds of goods by the State;
8. Failing to provide sufficient information on the properties and utility of goods thereby causing harm to the interests of consumers;
9. Failing to comply with the regulations on trade promotion, advertisement, display of goods, trade fairs and exhibitions;
10. Violating regulations on receipts and vouchers; failing to open books of account; failing to maintain or keep records accurately and correctly in books of account;
11. Defrauding and deceiving customers in sale and purchase of goods or provision of services; failing to provide warranty services in respect of goods or services to customers as agreed or as stipulated;
12. Violating State regulations on the management of import and export of goods;
13. Unlawful competition;
14. Obstructing commercial inspectors in the execution of their duties;
15. Other acts of breaching commercial legislation.
Article 258.- Forms of dealing with breaches
1. Depending on the nature, seriousness and consequences of the breach, a trader shall be subject to one of the following actions:
a/ Administrative sanction in accordance with the legislation on handling of administrative violations;
b/ Examination for penal liability in accordance with the provisions of law if the breach involves enough elements of an offense.
2. Where the breach causes harm to the interests of the State or agencies, organizations or individuals, compensation must be paid in accordance with law.
Article 259.- Competence to impose penalties
1. Peoples Committees at all levels and the State bodies for the management of commerce shall have competence to impose sanctions against administrative violations in commercial activities.
2. Commercial inspectors shall have competence to impose sanctions against administrative violations in commercial activities.
The competence to impose sanctions against administrative violations in commercial activities are prescribed in the legislation on handling of administrative violations.
Article 260.- Execution of administrative sanction decisions
1. Traders subject to administrative sanctions shall have to execute the sanction decisions.
2. Traders that fail to voluntarily comply with administrative sanction decisions shall be forced to comply in accordance with the provisions of law.
Article 261.- Complaints and legal action against administrative sanction decisions and resolution of complaints
1. Traders subject to administrative sanctions shall be entitled to lodge complaints with the competent State body or institute court action against the administrative sanction decisions.
2. During the process of lodging complaints or instituting legal action, traders shall still have to execute the administrative sanction decisions. When the competent body has resolved the complaint or when the court has delivered its judgment or decision to resolve the complaint, that resolution, judgment or decision shall be complied with.
Article 262.- Dealing with breaches committed by State employees and officials in the management of commercial activities
State employees and officials who fail to fulfill their responsibilities, abuse their powers, cause trouble, hinder lawful commercial activities, or commit other breaches shall, depending on the nature and seriousness of the breach, be subject to disciplinary action or examination for penal liability; if damage is caused, they must pay compensation as prescribed by law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực