Chương 4 Luật Thương mại 1997: Chế tài trong thương mại và việc giải quyết tranh chấp trong thương mại
Số hiệu: | 58/L-CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 10/05/1997 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1998 |
Ngày công báo: | 15/07/1997 | Số công báo: | Số 13 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHẾ TÀI TRONG THƯƠNG MẠI VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI
Mục 1: CHẾ TÀI TRONG THƯƠNG MẠI
Điều 222. Các loại chế tài trong thương mại
Các loại chế tài trong thương mại gồm:
1- Buộc thực hiện đúng hợp đồng;
2- Phạt vi phạm;
3- Bồi thường thiệt hại;
4- Huỷ hợp đồng.
Điều 223. Buộc thực hiện đúng hợp đồng
1- Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu phí tổn phát sinh.
2- Trong trường hợp bên vi phạm giao hàng thiếu, cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Nếu bên vi phạm giao hàng kém chất lượng, cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải tìm cách loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng, không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế, nếu không được sự chấp thuận của bên có quyền lợi bị vi phạm.
3- Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải bù chênh lệch nếu có.
4- Trong trường hợp bên có quyền lợi bị vi phạm tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ thì bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
5- Bên có quyền lợi bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, phí dịch vụ, nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 224. Gia hạn thực hiện nghĩa vụ
Bên có quyền lợi bị vi phạm có thể gia hạn một thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ của mình.
Điều 225. Quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và các loại chế tài khác
1- Trong trường hợp không có thoả thuận khác thì trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên có quyền lợi bị vi phạm không được áp dụng các chế tài phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại hoặc huỷ hợp đồng.
2- Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn ấn định, bên có quyền lợi bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Phạt vi phạm là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng, nếu trong hợp đồng có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 227. Căn cứ phát sinh quyền đòi tiền phạt
Phạt vi phạm phát sinh từ những căn cứ sau đây:
1- Không thực hiện hợp đồng;
2- Thực hiện không đúng hợp đồng.
Mức phạt đối với một vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm.
Điều 229. Bồi thường thiệt hại
1- Bồi thường thiệt hại là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra.
2- Số tiền bồi thường thiệt hại gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp và khoản lợi đáng lẽ được hưởng mà bên có quyền lợi bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm hợp đồng gây ra.
Số tiền bồi thường thiệt hại không thể cao hơn giá trị tổn thất và khoản lợi đáng lẽ được hưởng.
Điều 230. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
1- Có hành vi vi phạm hợp đồng;
2- Có thiệt hại vật chất;
3- Có mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất;
4- Có lỗi của bên vi phạm hợp đồng.
Điều 231. Nghĩa vụ chứng minh tổn thất
Bên đòi bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất và mức độ tổn thất.
Bên vi phạm hợp đồng bị coi là có lỗi, nếu không chứng minh được là mình không có lỗi.
Điều 232. Nghĩa vụ hạn chế tổn thất
Bên đòi bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả khoản lợi đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên đòi bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt tiền bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.
Điều 233. Quyền đòi tiền lãi do chậm thanh toán
Trong trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán phí dịch vụ, các chi phí khác thì bên kia có quyền đòi tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Điều 234. Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài buộc bồi thường thiệt hại
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác thì bên có quyền lợi bị vi phạm được lựa chọn một trong hai chế tài là phạt vi phạm hoặc buộc bồi thường thiệt hại đối với cùng một vi phạm.
Bên có quyền lợi bị vi phạm tuyên bố huỷ hợp đồng nếu việc vi phạm của bên kia là điều kiện để huỷ hợp đồng mà các bên đã thoả thuận.
Điều 236. Thông báo huỷ hợp đồng
Bên huỷ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ hợp đồng, nếu không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên huỷ hợp đồng phải bồi thường.
Điều 237. Hậu quả của việc huỷ hợp đồng
1- Sau khi huỷ hợp đồng, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng.
2- Mỗi bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ thoả thuận trong hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ bồi hoàn thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời.
3- Bên bị thiệt hại có quyền đòi bên kia bồi thường.
Mục 2: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
Điều 238. Tranh chấp thương mại
Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại.
Điều 239. Hình thức giải quyết tranh chấp
1- Tranh chấp thương mại trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên.
2- Các bên tranh chấp có thể thoả thuận chọn một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân làm trung gian hoà giải.
3- Trong trường hợp thương lượng hoặc hoà giải không đạt kết quả thì tranh chấp thương mại được giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án. Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án mà các bên lựa chọn.
Điều 240. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại với thương nhân nước ngoài
Đối với các tranh chấp thương mại với thương nhân nước ngoài, nếu các bên không có thoả thuận hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia không có quy định thì tranh chấp được giải quyết tại Toà án Việt Nam.
1- Thời hạn khiếu nại là thời hạn mà bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền khiếu nại đối với bên vi phạm. Quá thời hạn khiếu nại, bên có quyền lợi bị vi phạm mất quyền khởi kiện tại Trọng tài, Toà án có thẩm quyền.
2- Thời hạn khiếu nại do các bên thoả thuận trong hợp đồng; trong trường hợp không có thoả thuận thì thời hạn khiếu nại được quy định như sau:
a) Ba tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;
b) Sáu tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về quy cách, chất lượng hàng hoá; trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng kể từ ngày hết thời hạn bảo hành;
c) Ba tháng kể từ khi bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng đối với khiếu nại về các hành vi thương mại khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 170 của Luật này.
Thời hiệu tố tụng áp dụng cho tất cả các hành vi thương mại là hai năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền khiếu nại.
Điều 243. Việc thi hành các bản án, quyết định của Toà án, các phán quyết, quyết định của Trọng tài
1- Các bản án, quyết định của Toà án được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
2- Các phán quyết, quyết định của Trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật.
Các loại chế tài trong thương mại gồm:
1- Buộc thực hiện đúng hợp đồng;
2- Phạt vi phạm;
3- Bồi thường thiệt hại;
4- Huỷ hợp đồng.
1- Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu phí tổn phát sinh.
2- Trong trường hợp bên vi phạm giao hàng thiếu, cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Nếu bên vi phạm giao hàng kém chất lượng, cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải tìm cách loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng, không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế, nếu không được sự chấp thuận của bên có quyền lợi bị vi phạm.
3- Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải bù chênh lệch nếu có.
4- Trong trường hợp bên có quyền lợi bị vi phạm tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ thì bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
5- Bên có quyền lợi bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, phí dịch vụ, nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Bên có quyền lợi bị vi phạm có thể gia hạn một thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ của mình.
1- Trong trường hợp không có thoả thuận khác thì trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên có quyền lợi bị vi phạm không được áp dụng các chế tài phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại hoặc huỷ hợp đồng.
2- Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn ấn định, bên có quyền lợi bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Phạt vi phạm là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng, nếu trong hợp đồng có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Phạt vi phạm là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng, nếu trong hợp đồng có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Phạt vi phạm phát sinh từ những căn cứ sau đây:
1- Không thực hiện hợp đồng;
2- Thực hiện không đúng hợp đồng.
Mức phạt đối với một vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm.
1- Bồi thường thiệt hại là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra.
2- Số tiền bồi thường thiệt hại gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp và khoản lợi đáng lẽ được hưởng mà bên có quyền lợi bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm hợp đồng gây ra.
Số tiền bồi thường thiệt hại không thể cao hơn giá trị tổn thất và khoản lợi đáng lẽ được hưởng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
1- Có hành vi vi phạm hợp đồng;
2- Có thiệt hại vật chất;
3- Có mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất;
4- Có lỗi của bên vi phạm hợp đồng.
Bên đòi bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất và mức độ tổn thất.
Bên vi phạm hợp đồng bị coi là có lỗi, nếu không chứng minh được là mình không có lỗi.
Bên đòi bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả khoản lợi đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên đòi bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt tiền bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.
Trong trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán phí dịch vụ, các chi phí khác thì bên kia có quyền đòi tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác thì bên có quyền lợi bị vi phạm được lựa chọn một trong hai chế tài là phạt vi phạm hoặc buộc bồi thường thiệt hại đối với cùng một vi phạm.
Bên có quyền lợi bị vi phạm tuyên bố huỷ hợp đồng nếu việc vi phạm của bên kia là điều kiện để huỷ hợp đồng mà các bên đã thoả thuận.
Bên huỷ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ hợp đồng, nếu không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên huỷ hợp đồng phải bồi thường.
1- Sau khi huỷ hợp đồng, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng.
2- Mỗi bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ thoả thuận trong hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ bồi hoàn thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời.
3- Bên bị thiệt hại có quyền đòi bên kia bồi thường.
Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại.
1- Tranh chấp thương mại trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên.
2- Các bên tranh chấp có thể thoả thuận chọn một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân làm trung gian hoà giải.
3- Trong trường hợp thương lượng hoặc hoà giải không đạt kết quả thì tranh chấp thương mại được giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án. Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án mà các bên lựa chọn.
Đối với các tranh chấp thương mại với thương nhân nước ngoài, nếu các bên không có thoả thuận hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia không có quy định thì tranh chấp được giải quyết tại Toà án Việt Nam.
1- Thời hạn khiếu nại là thời hạn mà bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền khiếu nại đối với bên vi phạm. Quá thời hạn khiếu nại, bên có quyền lợi bị vi phạm mất quyền khởi kiện tại Trọng tài, Toà án có thẩm quyền.
2- Thời hạn khiếu nại do các bên thoả thuận trong hợp đồng; trong trường hợp không có thoả thuận thì thời hạn khiếu nại được quy định như sau:
a) Ba tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;
b) Sáu tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về quy cách, chất lượng hàng hoá; trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng kể từ ngày hết thời hạn bảo hành;
c) Ba tháng kể từ khi bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng đối với khiếu nại về các hành vi thương mại khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 170 của Luật này.
Thời hiệu tố tụng áp dụng cho tất cả các hành vi thương mại là hai năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền khiếu nại.
1- Các bản án, quyết định của Toà án được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
2- Các phán quyết, quyết định của Trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật.
COMMERCIAL REMEDIES AND RESOLUTION OF COMMERCIAL DISPUTES
Section 1. COMMERCIAL REMEDIES
Article 222.- Types of commercial remedy
Commercial remedies shall include:
1. Specific performance;
2. Penalty for breach;
3. Compensation for damage;
4. Cancellation of contract.
Article 223.- Specific performance
1. Specific performance is a remedy whereby the aggrieved party requires the exact performance of the contract by the breaching party or applies other measures to cause the contract to be performed and the breaching party shall have to bear any costs incurred.
2. Where the breaching party fails to deliver all goods or to provide services under the contract, it shall have to deliver all goods or provide services in accordance with the contract. If the breaching party delivers poor-quality goods or fails to provide services under the contract, it shall have to rectify the defects of the goods or services or to deliver substitute goods or provide services in accordance with the contract; and shall not be entitled to use money or goods of other types or other services as substitutes without the consent of the aggrieved party.
3. Where the breaching party fails to comply with the provisions in Clause 2 of this Article, the aggrieved party shall be entitled to purchase goods or receive services of the type stated in the contract from other parties as substitutes and the breaching party shall have to pay the difference if any.
4. Where the aggrieved party rectifies by itself the defects of the goods or services, the breaching party shall have to pay the actual reasonable expenses.
5. The aggrieved party shall have to receive the goods or services and make payment therefore if the breaching party has discharged its obligations stipulated in Clause 2 of this Article.
Article 224.- Extension of time limit for performance of obligations
The aggrieved party may extend the time limit by a reasonable period so that the breaching party performs its obligations.
Article 225.- Relationship between specific performance and other remedies
1. Unless otherwise agreed, when the remedy of specific performance is being applied, the aggrieved party shall not be entitled to apply other remedies, including penalty for breach, compensation for damage or cancellation of contract.
2. Where the breaching party fails to carry out the specific performance within the prescribed time limit, the aggrieved party may apply other remedies in order to protect its legitimate interests.
Article 226.- Penalty for breach
Penalty for breach is a remedy whereby the aggrieved party requests the breaching party to pay a certain penalty sum for breach of contract if it is so agreed in the contract or prescribed by law.
Article 227.- Grounds for claim of penalty
Penalty for breach arises on the following grounds:
1. Non-performance of the contract;
2. Improper performance of the contract.
The rate of penalty for one breach of contract or the total amount of penalty for more than one breach shall be agreed upon in the contract by the parties but shall not exceed eight per cent of the value of the obligation which is the subject of the breach.
Article 229.- Compensation for damage
1. Compensation for damage is a remedy whereby the aggrieved party requests the breaching party to pay damages as compensation for breach of contract.
2. The amount of damages covers the actual direct loss and the profit which the aggrieved party would have enjoyed if the breach had not been committed by the breaching party.
The amount of damages may not be higher than the amount of loss and the profit which would have been obtained.
Article 230.- Grounds for liability to compensate for damage
Liability to compensate for damage shall arise upon existence of all of the following elements:
1. Breach of contract;
2. Material loss;
3. Direct relationship between breach of contract and material loss;
4. Fault of the breaching party.
Article 231.- Obligation to prove loss
The party claiming the compensation for damage shall have to prove the loss and the amount of loss.
The breaching party is deemed to be at fault if it fails to disprove its fault.
Article 232.- Obligation to mitigate losses
The party claiming compensation for damage must take reasonable measures to mitigate losses, including the profits it would have enjoyed except for the breach of contract; if the party claiming compensation for damage fails to take such measures, the breaching party shall be entitled to request a reduction in damages equal to the amount of loss that could have been mitigated.
Article 233.- Right to claim interest on delayed payment
Where a breaching party delays making payment for goods or services or other fees, the other party shall be entitled to claim interest on such delayed payment for the period of delay at the interest rate applicable to overdue debts stipulated by the State Bank of Vietnam at the time of payment, unless otherwise agreed upon by the parties or prescribed by law.
Article 234.- Relationship between remedy of penalty for breach and remedy of compensation for damage
Unless otherwise agreed by the parties, the aggrieved party shall be entitled to choose either penalty for breach or compensation for damage as the remedy for a breach.
Article 235.- Cancellation of contract
The aggrieved party may declare cancellation of contract if the breach committed by the other party is a condition for cancellation of contract as agreed upon by the parties.
Article 236.- Notice of contract cancellation
The party canceling the contract shall have to immediately notify the other party of the cancellation of the contract; if it fails to do so and thereby causes damage to the other party, it must pay compensation.
Article 237.- Consequences of cancellation of contract
1. Following the cancellation of the contract, the parties shall not have to continue the performance of the obligations agreed upon in the contract.
2. Each party shall have the right to claim restitution of any benefits resulted from its performance of any obligations under the contract; if both parties have indemnity obligations, such obligations must be performed concurrently.
3. The aggrieved party shall be entitled to request the other party to pay compensation.
Section 2. RESOLUTION OF COMMERCIAL DISPUTES
Article 238.- Commercial disputes
A commercial dispute is a dispute arising from the non-performance or improper performance of a contract in commercial activities.
Article 239.- Forms of resolution of disputes
1. Commercial disputes must be first resolved through negotiations between the parties.
2. Parties to a dispute may agree to choose a body, organization or individual as the conciliation mediator.
3. Where negotiation or conciliation fails, commercial disputes may be resolved by an arbitration body or a court. The procedures for resolution of commercial disputes by arbitration or a court shall be in accordance with the rules of the arbitration body or court chosen by the parties.
Article 240.- Competence to resolve commercial disputes with foreign traders
Commercial disputes with foreign trader shall be resolved by Vietnamese courts, unless otherwise agreed by the parties or prescribed by international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.
Article 241.- Time limit for lodging complaints
1. The time limit for lodging complaints shall be the period during which the aggrieved party is entitled to lodge a complaint against the breaching party. After expiry of such time limit, the aggrieved party shall lose its right to take legal action at the competent arbitration body or court.
2. The time limit for lodging complaints shall be agreed upon in the contract by the parties; where there is no such agreement, the time limit for lodging complaints shall be stipulated as follows:
a/ Three months from the date of delivery of goods for complaints about quantity of goods;
b/ Six months from date of delivery of goods for complaints about specifications or quality of goods; where goods are under warranty, the time limit for complaints shall be three months from the expiry of the warranty period;
c/ Three months from the date on which the breaching party shall have to fulfill its contractual obligations for complaints about other commercial acts, except for the case prescribed in Clause 4, Article 170 of this Law.
Article 242.- Statute of limitation for litigation
The statute of limitation for litigation applicable to all commercial acts shall be two years commencing from the moment the right to lodge complaints arises
Article 243.- Enforcement of court judgments and decisions and arbitral awards and decisions
1. Court judgments and decisions shall be enforced in accordance with the legislation on enforcement of civil judgments.
2. Arbitral awards and decisions shall be enforced in accordance with law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực