Chương 1 Luật Thương mại 1997: Những quy định chung
Số hiệu: | 58/L-CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 10/05/1997 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1998 |
Ngày công báo: | 15/07/1997 | Số công báo: | Số 13 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Mục 1: PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại
Luật thương mại điều chỉnh các hành vi thương mại, xác định địa vị pháp lý của thương nhân và quy định những nguyên tắc, chuẩn mực trong hoạt động thương mại tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng của Luật thương mại
1- Đối tượng áp dụng của Luật thương mại là thương nhân hoạt động thương mại tại Việt Nam.
2- Đối với những người buôn bán rong, quà vặt có vốn kinh doanh, doanh thu, thu nhập thấp, Chính phủ ban hành Quy chế riêng theo những nguyên tắc cơ bản của Luật này.
Điều 3. Áp dụng Luật thương mại và các luật liên quan
Các hoạt động thương mại phải tuân theo các quy định của Luật này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 4. Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế trong hoạt động thương mại với nước ngoài
1- Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Luật này thì các bên trong hợp đồng áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2- Các bên trong hợp đồng được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài nếu pháp luật nước ngoài không trái với pháp luật Việt Nam hoặc trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài.
3- Các bên trong hợp đồng được thoả thuận áp dụng tập quán thương mại quốc tế nếu tập quán thương mại quốc tế đó không trái với pháp luật Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1- Hành vi thương mại là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với các bên có liên quan;
2- Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân, bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội;
3- Hàng hoá gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua, bán;
4- Dịch vụ thương mại gồm những dịch vụ gắn với việc mua bán hàng hoá;
5- Xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại;
6- Thương nhân gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên;
7- Sản nghiệp thương mại là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của thương nhân, phục vụ cho hoạt động thương mại như trụ sở, cửa hàng, kho tàng, trang thiết bị, hàng hoá, tên thương mại, biển hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, mạng lưới tiêu thụ hàng hoá và cung ứng dịch vụ.
Mục 2: NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI
Điều 6. Quyền hoạt động thương mại
Cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được hoạt động thương mại trong các lĩnh vực, tại các địa bàn mà pháp luật không cấm.
Để đảm bảo lợi ích quốc gia, Nhà nước độc quyền kinh doanh thương mại trong một số lĩnh vực, tại một số địa bàn, đối với một số mặt hàng, dịch vụ theo danh mục do Chính phủ công bố.
Nhà nước bảo hộ quyền hoạt động thương mại hợp pháp và tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân trong hoạt động thương mại.
Điều 7. Quyền bình đẳng trước pháp luật và hợp tác trong hoạt động thương mại
Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật của các thương nhân thuộc các thành phần kinh tế trong hoạt động thương mại.
Thương nhân được hợp tác trong hoạt động thương mại theo các hình thức do pháp luật quy định.
Điều 8. Cạnh tranh trong thương mại
1- Thương nhân được cạnh tranh hợp pháp trong hoạt động thương mại.
2- Nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh gây tổn hại đến lợi ích quốc gia và các hành vi sau đây:
a) Đầu cơ để lũng đoạn thị trường;
b) Bán phá giá để cạnh tranh;
c) Dèm pha thương nhân khác;
d) Ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của thương nhân khác;
đ) Xâm phạm quyền về nhãn hiệu hàng hoá, các quyền khác về sở hữu công nghiệp của thương nhân khác;
e) Các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác.
Điều 9. Bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất, người tiêu dùng
1- Thương nhân có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực về hàng hoá và dịch vụ mà mình cung ứng.
2- Thương nhân phải bảo đảm tính hợp pháp của hàng hoá bán ra.
3- Cấm thương nhân:
a) Nâng giá, ép giá gây thiệt hại cho người sản xuất, người tiêu dùng;
b) Lừa dối khách hàng, gây nhầm lẫn cho khách hàng;
c) Bán hàng giả;
d) Bán hàng kém chất lượng, sai quy cách lẫn với hàng đã đăng ký;
đ) Quảng cáo dối trá;
e) Khuyến mại bất hợp pháp.
4- Người tiêu dùng được thành lập tổ chức để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình theo quy định của pháp luật.
5- Trong trường hợp lợi ích của mình bị xâm phạm, người tiêu dùng có quyền khiếu nại thương nhân đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện thương nhân tại Toà án theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Chính sách đối với doanh nghiệp Nhà nước
Nhà nước đầu tư về tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật, nhân lực để phát triển các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh những mặt hàng thiết yếu nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động thương mại, là một trong những công cụ của Nhà nước để điều tiết cung cầu, ổn định giá cả nhằm góp phần thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.
Nhà nước có chính sách phát triển các doanh nghiệp công ích, các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực không thu lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp mà các thành phần kinh tế khác không kinh doanh.
Điều 11. Chính sách đối với hợp tác xã và các hình thức kinh tế hợp tác khác trong thương mại
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp khác của hợp tác xã và các hình thức kinh tế hợp tác khác trong thương mại; có chính sách ưu đãi, hỗ trợ và tạo điều kiện cho hợp tác xã và các hình thức kinh tế hợp tác khác đổi mới và phát triển; bảo đảm để kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
Điều 12. Chính sách đối với thương nhân thuộc các thành phần kinh tế cá thể, tư bản tư nhân
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp khác của thương nhân thuộc các thành phần kinh tế cá thể, tư bản tư nhân trong thương mại; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân thuộc các thành phần này hợp tác, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp Nhà nước dưới hình thức đại lý hoặc hình thành các doanh nghiệp tư bản Nhà nước, các hình thức sở hữu hỗn hợp khác nhằm phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, tạo nội lực cho các doanh nghiệp thương mại Việt Nam phát triển, mở rộng thương mại hàng hoá và dịch vụ thương mại.
Điều 13. Chính sách thương mại đối với nông thôn
Nhà nước có chính sách phát triển thương mại đối với thị trường nông thôn, tạo điều kiện mở rộng và phát triển chợ nông thôn. Doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò chủ lực cùng với hợp tác xã và các thành phần kinh tế khác thực hiện việc bán vật tư nông nghiệp, hàng công nghiệp, mua nông sản nhằm góp phần nâng cao sức mua của nông dân và tạo tiền đề thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất hàng hoá, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.
Điều 14. Chính sách thương mại đối với miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa
Nhà nước có chính sách phát triển thương mại ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa; có chính sách tiêu thụ sản phẩm của địa phương; có chính sách và biện pháp ưu đãi về thuế, tín dụng đối với các thương nhân kinh doanh một số mặt hàng thiết yếu; trợ giá, trợ cước cho những doanh nghiệp được giao nhiệm vụ cung ứng các mặt hàng phục vụ việc thực hiện chính sách xã hội và có chính sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng để mở rộng giao lưu kinh tế ở các vùng này.
Điều 15. Chính sách lưu thông hàng hoá và dịch vụ thương mại
Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện mở rộng lưu thông hàng hoá, phát triển dịch vụ thương mại mà pháp luật không hạn chế hoặc không cấm.
Trong trường hợp cần thiết Nhà nước có thể sử dụng các biện pháp kinh tế, hành chính để tác động vào thị trường nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hoặc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội.
Cấm lưu thông hàng hoá, cung ứng dịch vụ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam, môi trường sinh thái, sản xuất và sức khoẻ của nhân dân.
Cấm mọi hành vi cản trở lưu thông hàng hoá, cung ứng dịch vụ hợp pháp trên thị trường.
Chính phủ công bố danh mục hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện, danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện.
Điều 16. Chính sách ngoại thương
Nhà nước thống nhất quản lý ngoại thương, có chính sách mở rộng giao lưu hàng hoá với nước ngoài trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá; khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất hàng xuất khẩu và tham gia xuất khẩu theo quy định của pháp luật; có chính sách ưu đãi để đẩy mạnh xuất khẩu, tạo các mặt hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh, tăng xuất khẩu dịch vụ thương mại; hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được và có khả năng đáp ứng nhu cầu, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước; ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại để phát triển sản xuất, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Chính phủ quy định các chính sách cụ thể về ngoại thương trong từng thời kỳ và chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia phát triển ngoại thương.
Điều 17. Điều kiện để trở thành thương nhân
Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ điều kiện để kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật nếu có yêu cầu hoạt động thương mại thì được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trở thành thương nhân.
Điều 18. Những trường hợp không được công nhận là thương nhân
Những người sau đây không được công nhận là thương nhân:
1- Người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
2- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang phải chấp hành hình phạt tù;
3- Người đang trong thời gian bị Toà án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, đầu cơ, buôn bán hàng cấm, làm hàng giả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật.
Việc đăng ký kinh doanh được thực hiện tại cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Nội dung đăng ký kinh doanh
Nội dung đăng ký kinh doanh gồm:
1- Tên thương nhân, tên người đại diện có thẩm quyền;
2- Tên thương mại, biển hiệu;
3- Địa chỉ giao dịch chính thức;
4- Ngành nghề kinh doanh;
5- Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư ban đầu;
6- Thời hạn hoạt động;
7- Chi nhánh, cửa hàng, Văn phòng đại diện nếu có.
Trong quá trình hoạt động, nếu có thay đổi về nội dung đã đăng ký, thương nhân phải đăng ký những thay đổi này.
Điều 21. Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
1- Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm giải quyết việc đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
2- Trong trường hợp không cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho đương sự trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
3- Trong trường hợp không được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đương sự có quyền khiếu nại đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Công bố nội dung đăng ký kinh doanh
Thương nhân phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên báo Trung ương, địa phương theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh
Cá nhân, cơ quan, tổ chức được yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh, cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc bản trích lục nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải trả lệ phí.
Điều 24. Tên thương mại, biển hiệu
1- Thương nhân phải có tên thương mại, biển hiệu.
Tên thương mại có thể kèm theo biểu tượng.
2- Tên thương mại và biển hiệu không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục Việt Nam.
3- Tên thương mại, biển hiệu phải được viết bằng tiếng Việt Nam; tên thương mại, biển hiệu có thể được viết thêm bằng tiếng nước ngoài với kích thước nhỏ hơn.
4- Tên thương mại phải được ghi trong các hoá đơn, chứng từ, giấy tờ giao dịch của thương nhân.
Điều 25. Sổ kế toán và việc lưu giữ hoá đơn, chứng từ, giấy tờ có liên quan
1- Thương nhân phải mở sổ kế toán, phải ghi chép, lưu giữ sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ, giấy tờ có liên quan đến hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật.
2- Việc huỷ sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ, giấy tờ có liên quan đến hoạt động thương mại được thực hiện theo thủ tục do pháp luật quy định.
Điều 26. Đăng ký thuế, kê khai thuế và nộp thuế
Thương nhân phải đăng ký thuế, kê khai thuế và nộp thuế.
Điều 27. Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân
1- Thương nhân được đặt Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở trong nước, ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2- Nội dung và phạm vi hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện phải phù hợp với nội dung hoạt động của thương nhân.
Điều 28. Mở và sử dụng tài khoản
Thương nhân mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Thương nhân phải niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ tại địa điểm mua bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ. Việc niêm yết giá phải rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Điều 30. Lập hoá đơn, chứng từ
Khi bán hàng, cung ứng dịch vụ, thương nhân phải lập hoá đơn, chứng từ hợp pháp và giao cho khách hàng một bản.
Điều 31. Điều hành hoạt động thương mại
1- Thương nhân có thể trực tiếp quản lý, điều hành hoặc thuê người quản lý, điều hành hoạt động thương mại.
Việc thuê người quản lý, điều hành hoạt động thương mại phải được lập thành văn bản hợp đồng.
2- Thương nhân phải chịu trách nhiệm về những hoạt động thương mại của người mình thuê theo nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng.
3- Người được thuê quản lý, điều hành phải chịu trách nhiệm với thương nhân theo hợp đồng đã ký với thương nhân.
Điều 32. Thuê, cho thuê, chuyển nhượng sản nghiệp thương mại
Thương nhân được thuê, cho thuê, chuyển nhượng sản nghiệp thương mại theo quy định của pháp luật.
Điều 33. Hoạt động thương mại với nước ngoài
Thương nhân chỉ được hoạt động thương mại với nước ngoài nếu có đủ các điều kiện do Chính phủ quy định sau khi đã đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Điều 34. Tạm ngừng hoạt động thương mại
Trong trường hợp tạm ngừng hoạt động thương mại, thương nhân phải niêm yết thời hạn tạm ngừng tại địa chỉ giao dịch chính thức của thương nhân; nếu tạm ngừng hoạt động thương mại trên ba mươi ngày thì ngoài việc niêm yết, thương nhân phải thông báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.
Điều 35. Chấm dứt hoạt động thương mại
1- Hoạt động thương mại của thương nhân chấm dứt trong những trường hợp sau đây:
a) Thương nhân tự chấm dứt hoạt động thương mại;
b) Hết thời hạn hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Thương nhân bị tuyên bố phá sản hoặc giải thể;
d) Theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
đ) Thương nhân là cá nhân chết mà không có người thừa kế hoặc người thừa kế không tiếp tục hoạt động thương mại.
2- Quyền và nghĩa vụ của thương nhân trong trường hợp chấm dứt hoạt động thương mại được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 36. Xoá đăng ký kinh doanh
1- Thương nhân phải làm thủ tục xoá đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày chấm dứt hoạt động.
2- Trong trường hợp phá sản, thương nhân phải làm thủ tục xoá đăng ký kinh doanh chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày quyết định của Toà án tuyên bố phá sản có hiệu lực pháp luật.
3- Trong trường hợp giải thể, thương nhân phải làm thủ tục xóa đăng ký kinh doanh chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định giải thể.
4- Trong trường hợp thương nhân là cá nhân chết mà không có người thừa kế thì trong thời hạn một tháng kể từ ngày thương nhân chết, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá đăng ký kinh doanh.
5- Trong trường hợp thương nhân chấm dứt hoạt động thương mại theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì thương nhân phải làm thủ tục xoá đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định.
Mục 4: THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
Thương nhân nước ngoài có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam được phép đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam.
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo pháp luật Việt Nam để xúc tiến thương mại.
Thương nhân nước ngoài chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quyết định của Chính phủ Việt Nam.
Thương nhân nước ngoài chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về hoạt động cuả Chi nhánh tại Việt Nam.
Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam phải phù hợp với pháp luật Việt Nam và nội dung hoạt động của thương nhân nước ngoài.
Điều 41. Quyền của Văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có những quyền sau đây:
1- Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép;
2- Thuê trụ sở, nhà ở; thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện;
3- Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam;
4- Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện;
5- Nhập khẩu các vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện và phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam;
6- Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 42. Nghĩa vụ của Văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có những nghĩa vụ sau đây:
1- Tuân thủ pháp luật Việt Nam;
2- Không được mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại;
3- Không được ký kết hợp đồng thương mại, trừ trường hợp có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài;
4- Nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam;
5- Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có những quyền sau đây:
1- Thực hiện các hoạt động thương mại được quy định trong giấy phép;
2- Thuê trụ sở, nhà ở; thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh;
3-Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam;
4- Giao dịch, ký kết hợp đồng thương mại tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép;
5- Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam;
6- Nhập khẩu các vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh và phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam;
7- Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
8- Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 44. Nghĩa vụ của Chi nhánh
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có những nghĩa vụ sau đây:
1- Tuân thủ pháp luật Việt Nam;
2- Đăng ký, kê khai và nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam;
3- Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trong trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ tài chính Việt Nam chấp thuận;
4- Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Luật thương mại điều chỉnh các hành vi thương mại, xác định địa vị pháp lý của thương nhân và quy định những nguyên tắc, chuẩn mực trong hoạt động thương mại tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1- Đối tượng áp dụng của Luật thương mại là thương nhân hoạt động thương mại tại Việt Nam.
2- Đối với những người buôn bán rong, quà vặt có vốn kinh doanh, doanh thu, thu nhập thấp, Chính phủ ban hành Quy chế riêng theo những nguyên tắc cơ bản của Luật này.
Các hoạt động thương mại phải tuân theo các quy định của Luật này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
1- Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Luật này thì các bên trong hợp đồng áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2- Các bên trong hợp đồng được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài nếu pháp luật nước ngoài không trái với pháp luật Việt Nam hoặc trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài.
3- Các bên trong hợp đồng được thoả thuận áp dụng tập quán thương mại quốc tế nếu tập quán thương mại quốc tế đó không trái với pháp luật Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1- Hành vi thương mại là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với các bên có liên quan;
2- Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân, bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội;
3- Hàng hoá gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua, bán;
4- Dịch vụ thương mại gồm những dịch vụ gắn với việc mua bán hàng hoá;
5- Xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại;
6- Thương nhân gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên;
7- Sản nghiệp thương mại là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của thương nhân, phục vụ cho hoạt động thương mại như trụ sở, cửa hàng, kho tàng, trang thiết bị, hàng hoá, tên thương mại, biển hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, mạng lưới tiêu thụ hàng hoá và cung ứng dịch vụ.
Cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được hoạt động thương mại trong các lĩnh vực, tại các địa bàn mà pháp luật không cấm.
Để đảm bảo lợi ích quốc gia, Nhà nước độc quyền kinh doanh thương mại trong một số lĩnh vực, tại một số địa bàn, đối với một số mặt hàng, dịch vụ theo danh mục do Chính phủ công bố.
Nhà nước bảo hộ quyền hoạt động thương mại hợp pháp và tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân trong hoạt động thương mại.
Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật của các thương nhân thuộc các thành phần kinh tế trong hoạt động thương mại.
Thương nhân được hợp tác trong hoạt động thương mại theo các hình thức do pháp luật quy định.
1- Thương nhân được cạnh tranh hợp pháp trong hoạt động thương mại.
2- Nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh gây tổn hại đến lợi ích quốc gia và các hành vi sau đây:
a) Đầu cơ để lũng đoạn thị trường;
b) Bán phá giá để cạnh tranh;
c) Dèm pha thương nhân khác;
d) Ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của thương nhân khác;
đ) Xâm phạm quyền về nhãn hiệu hàng hoá, các quyền khác về sở hữu công nghiệp của thương nhân khác;
e) Các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác.
1- Thương nhân có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực về hàng hoá và dịch vụ mà mình cung ứng.
2- Thương nhân phải bảo đảm tính hợp pháp của hàng hoá bán ra.
3- Cấm thương nhân:
a) Nâng giá, ép giá gây thiệt hại cho người sản xuất, người tiêu dùng;
b) Lừa dối khách hàng, gây nhầm lẫn cho khách hàng;
c) Bán hàng giả;
d) Bán hàng kém chất lượng, sai quy cách lẫn với hàng đã đăng ký;
đ) Quảng cáo dối trá;
e) Khuyến mại bất hợp pháp.
4- Người tiêu dùng được thành lập tổ chức để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình theo quy định của pháp luật.
5- Trong trường hợp lợi ích của mình bị xâm phạm, người tiêu dùng có quyền khiếu nại thương nhân đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện thương nhân tại Toà án theo quy định của pháp luật.
Nhà nước đầu tư về tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật, nhân lực để phát triển các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh những mặt hàng thiết yếu nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động thương mại, là một trong những công cụ của Nhà nước để điều tiết cung cầu, ổn định giá cả nhằm góp phần thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.
Nhà nước có chính sách phát triển các doanh nghiệp công ích, các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực không thu lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp mà các thành phần kinh tế khác không kinh doanh.
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp khác của hợp tác xã và các hình thức kinh tế hợp tác khác trong thương mại; có chính sách ưu đãi, hỗ trợ và tạo điều kiện cho hợp tác xã và các hình thức kinh tế hợp tác khác đổi mới và phát triển; bảo đảm để kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp khác của thương nhân thuộc các thành phần kinh tế cá thể, tư bản tư nhân trong thương mại; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân thuộc các thành phần này hợp tác, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp Nhà nước dưới hình thức đại lý hoặc hình thành các doanh nghiệp tư bản Nhà nước, các hình thức sở hữu hỗn hợp khác nhằm phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, tạo nội lực cho các doanh nghiệp thương mại Việt Nam phát triển, mở rộng thương mại hàng hoá và dịch vụ thương mại.
Nhà nước có chính sách phát triển thương mại đối với thị trường nông thôn, tạo điều kiện mở rộng và phát triển chợ nông thôn. Doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò chủ lực cùng với hợp tác xã và các thành phần kinh tế khác thực hiện việc bán vật tư nông nghiệp, hàng công nghiệp, mua nông sản nhằm góp phần nâng cao sức mua của nông dân và tạo tiền đề thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất hàng hoá, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.
Nhà nước có chính sách phát triển thương mại ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa; có chính sách tiêu thụ sản phẩm của địa phương; có chính sách và biện pháp ưu đãi về thuế, tín dụng đối với các thương nhân kinh doanh một số mặt hàng thiết yếu; trợ giá, trợ cước cho những doanh nghiệp được giao nhiệm vụ cung ứng các mặt hàng phục vụ việc thực hiện chính sách xã hội và có chính sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng để mở rộng giao lưu kinh tế ở các vùng này.
Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện mở rộng lưu thông hàng hoá, phát triển dịch vụ thương mại mà pháp luật không hạn chế hoặc không cấm.
Trong trường hợp cần thiết Nhà nước có thể sử dụng các biện pháp kinh tế, hành chính để tác động vào thị trường nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hoặc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội.
Cấm lưu thông hàng hoá, cung ứng dịch vụ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam, môi trường sinh thái, sản xuất và sức khoẻ của nhân dân.
Cấm mọi hành vi cản trở lưu thông hàng hoá, cung ứng dịch vụ hợp pháp trên thị trường.
Chính phủ công bố danh mục hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện, danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện.
Nhà nước thống nhất quản lý ngoại thương, có chính sách mở rộng giao lưu hàng hoá với nước ngoài trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá; khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất hàng xuất khẩu và tham gia xuất khẩu theo quy định của pháp luật; có chính sách ưu đãi để đẩy mạnh xuất khẩu, tạo các mặt hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh, tăng xuất khẩu dịch vụ thương mại; hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được và có khả năng đáp ứng nhu cầu, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước; ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại để phát triển sản xuất, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Chính phủ quy định các chính sách cụ thể về ngoại thương trong từng thời kỳ và chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia phát triển ngoại thương.
Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ điều kiện để kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật nếu có yêu cầu hoạt động thương mại thì được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trở thành thương nhân.
Những người sau đây không được công nhận là thương nhân:
1- Người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
2- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang phải chấp hành hình phạt tù;
3- Người đang trong thời gian bị Toà án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, đầu cơ, buôn bán hàng cấm, làm hàng giả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật.
Việc đăng ký kinh doanh được thực hiện tại cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Nội dung đăng ký kinh doanh gồm:
1- Tên thương nhân, tên người đại diện có thẩm quyền;
2- Tên thương mại, biển hiệu;
3- Địa chỉ giao dịch chính thức;
4- Ngành nghề kinh doanh;
5- Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư ban đầu;
6- Thời hạn hoạt động;
7- Chi nhánh, cửa hàng, Văn phòng đại diện nếu có.
Trong quá trình hoạt động, nếu có thay đổi về nội dung đã đăng ký, thương nhân phải đăng ký những thay đổi này.
1- Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm giải quyết việc đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
2- Trong trường hợp không cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho đương sự trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
3- Trong trường hợp không được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đương sự có quyền khiếu nại đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.
Thương nhân phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên báo Trung ương, địa phương theo quy định của pháp luật.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức được yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh, cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc bản trích lục nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải trả lệ phí.
1- Thương nhân phải có tên thương mại, biển hiệu.
Tên thương mại có thể kèm theo biểu tượng.
2- Tên thương mại và biển hiệu không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục Việt Nam.
3- Tên thương mại, biển hiệu phải được viết bằng tiếng Việt Nam; tên thương mại, biển hiệu có thể được viết thêm bằng tiếng nước ngoài với kích thước nhỏ hơn.
4- Tên thương mại phải được ghi trong các hoá đơn, chứng từ, giấy tờ giao dịch của thương nhân.
1- Thương nhân phải mở sổ kế toán, phải ghi chép, lưu giữ sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ, giấy tờ có liên quan đến hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật.
2- Việc huỷ sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ, giấy tờ có liên quan đến hoạt động thương mại được thực hiện theo thủ tục do pháp luật quy định.
Thương nhân phải đăng ký thuế, kê khai thuế và nộp thuế.
1- Thương nhân được đặt Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở trong nước, ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2- Nội dung và phạm vi hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện phải phù hợp với nội dung hoạt động của thương nhân.
Thương nhân mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Thương nhân phải niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ tại địa điểm mua bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ. Việc niêm yết giá phải rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Khi bán hàng, cung ứng dịch vụ, thương nhân phải lập hoá đơn, chứng từ hợp pháp và giao cho khách hàng một bản.
1- Thương nhân có thể trực tiếp quản lý, điều hành hoặc thuê người quản lý, điều hành hoạt động thương mại.
Việc thuê người quản lý, điều hành hoạt động thương mại phải được lập thành văn bản hợp đồng.
2- Thương nhân phải chịu trách nhiệm về những hoạt động thương mại của người mình thuê theo nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng.
3- Người được thuê quản lý, điều hành phải chịu trách nhiệm với thương nhân theo hợp đồng đã ký với thương nhân.
Thương nhân được thuê, cho thuê, chuyển nhượng sản nghiệp thương mại theo quy định của pháp luật.
Thương nhân chỉ được hoạt động thương mại với nước ngoài nếu có đủ các điều kiện do Chính phủ quy định sau khi đã đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trong trường hợp tạm ngừng hoạt động thương mại, thương nhân phải niêm yết thời hạn tạm ngừng tại địa chỉ giao dịch chính thức của thương nhân; nếu tạm ngừng hoạt động thương mại trên ba mươi ngày thì ngoài việc niêm yết, thương nhân phải thông báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.
1- Hoạt động thương mại của thương nhân chấm dứt trong những trường hợp sau đây:
a) Thương nhân tự chấm dứt hoạt động thương mại;
b) Hết thời hạn hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Thương nhân bị tuyên bố phá sản hoặc giải thể;
d) Theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
đ) Thương nhân là cá nhân chết mà không có người thừa kế hoặc người thừa kế không tiếp tục hoạt động thương mại.
2- Quyền và nghĩa vụ của thương nhân trong trường hợp chấm dứt hoạt động thương mại được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1- Thương nhân phải làm thủ tục xoá đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày chấm dứt hoạt động.
2- Trong trường hợp phá sản, thương nhân phải làm thủ tục xoá đăng ký kinh doanh chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày quyết định của Toà án tuyên bố phá sản có hiệu lực pháp luật.
3- Trong trường hợp giải thể, thương nhân phải làm thủ tục xóa đăng ký kinh doanh chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định giải thể.
4- Trong trường hợp thương nhân là cá nhân chết mà không có người thừa kế thì trong thời hạn một tháng kể từ ngày thương nhân chết, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá đăng ký kinh doanh.
5- Trong trường hợp thương nhân chấm dứt hoạt động thương mại theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì thương nhân phải làm thủ tục xoá đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định.
Thương nhân nước ngoài có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam được phép đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam.
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo pháp luật Việt Nam để xúc tiến thương mại.
Thương nhân nước ngoài chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quyết định của Chính phủ Việt Nam.
Thương nhân nước ngoài chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về hoạt động cuả Chi nhánh tại Việt Nam.
Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam phải phù hợp với pháp luật Việt Nam và nội dung hoạt động của thương nhân nước ngoài.
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có những quyền sau đây:
1- Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép;
2- Thuê trụ sở, nhà ở; thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện;
3- Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam;
4- Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện;
5- Nhập khẩu các vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện và phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam;
6- Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có những nghĩa vụ sau đây:
1- Tuân thủ pháp luật Việt Nam;
2- Không được mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại;
3- Không được ký kết hợp đồng thương mại, trừ trường hợp có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài;
4- Nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam;
5- Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có những quyền sau đây:
1- Thực hiện các hoạt động thương mại được quy định trong giấy phép;
2- Thuê trụ sở, nhà ở; thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh;
3-Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam;
4- Giao dịch, ký kết hợp đồng thương mại tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép;
5- Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam;
6- Nhập khẩu các vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh và phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam;
7- Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
8- Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có những nghĩa vụ sau đây:
1- Tuân thủ pháp luật Việt Nam;
2- Đăng ký, kê khai và nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam;
3- Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trong trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ tài chính Việt Nam chấp thuận;
4- Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Section 1. GOVERNING SCOPE OF AND SUBJECTS TO BE GOVERNED BY THE COMMERCIAL LAW
Article 1.- Governing scope of the Commercial Law
The Commercial Law shall govern commercial acts, determine the legal status of traders and provide for principles and standards for the commercial activities in the Socialist Republic of Vietnam.
Article 2.- Subjects to be governed by the Commercial Law
1. Subjects to be governed by the Commercial Law are traders conducting commercial activities in Vietnam.
2. As for hawkers and venders with little business capital, low turnover and incomes, the Government shall issue separate regulations in accordance with the basic principles of this Law.
Article 3.- Application of the Commercial Law and relevant laws
Commercial activities shall have to comply with the provisions of the Commercial Law and the relevant legislation.
Article 4.- Application of international treaties, foreign laws and international commercial practices in commercial activities with foreign countries
1. Where an international treaty which Vietnam has signed or acceded to provides for otherwise than this Law, the contracting parties shall apply the provisions of such international treaty.
2. Contracting parties shall be entitled to agree on the application of foreign laws if such laws are not contrary to Vietnamese laws or where international treaties which Vietnam has signed or acceded to stipulate the application of foreign laws.
3. Contracting parties shall be entitled to agree on the application of international commercial practices if such practices are not contrary to Vietnamese laws.
Article 5.- Interpretation of terms
In this Law the following terms shall be construed as follows:
1. A commercial act is an act of traders in commercial activities that gives rise to rights and obligations among traders, or between traders and concerned parties.
2. Commercial activity is the performance of one or more commercial acts by traders, including goods purchase and sale, provision of commercial services and commercial promotion activities for the purpose of profits or the execution of socio-economic policies;
3. Goods shall include machinery, equipment, raw materials, fuels, materials, consumer goods and other movables circulated on the market, and residential houses for business purpose in the forms of lease, purchase and sale;
4. Commercial services shall include services associated with the purchase and sale of goods;
5. Commercial promotion is an activity aimed at seeking and promoting opportunities for the purchase and sale of goods and the provision of commercial services;
6. Traders shall be individuals, legal persons, co-operatives, and family households having business registration for commercial activities which are carried out independently and regularly.
7. Commercial assets are all assets under the lawful ownership or use right of a trader to serve commercial activities such as offices, shops, warehouses, equipment, goods, trade names, signboards, trade marks, goods distribution and services provision networks.
Section 2. BASIC PRINCIPLES IN COMMERCIAL ACTIVITIES AND COMMERCIAL POLICIES
Article 6.- The right to conduct commercial activities
Individuals, legal persons, cooperatives, family households meeting conditions prescribed by laws shall be entitled to conduct commercial activities in the fields and geographical areas which are not prohibited by law.
In order to ensure the national interests, the State shall have exclusive right to conduct commercial activities in a number of fields and geographical areas with respect to certain types of goods and services as specified in the lists to be promulgated by the Government.
The State shall protect the right to conduct lawful commercial activities and shall create favorable conditions for traders in their commercial activities.
Article 7.- The right to equality before law and co-operation in commercial activities
The State shall ensure the right to equality before law of traders of all economic sectors in commercial activities.
Traders shall be entitled to co-operate with one another in commercial activities in the forms prescribed by law.
Article 8.- Competition in commerce
1. Traders shall be entitled to engage in lawful competition in commercial activities.
2. Any act of competition which is harmful to the national interests and the following acts shall be strictly prohibited:
a/ Speculation for the purpose of market manipulation;
b/ Dumping of goods for competition;
c/ Defamation of other traders;
d/ Obstructing, enticing, buying off or intimidating employees and/or customers of other traders;
e/ Infringing upon the trademark rights and other industrial property rights of other traders;
f/ Other acts of unlawful competition.
Article 9.- Protection of legitimate interests of producers and/or consumers
1. Traders are obliged to provide full and accurate information on the goods and services they shall provide.
2. Traders must ensure the legality of the goods they sell.
3. Traders are prohibited from:
a/ Increasing or reducing prices to the detriment of producers and/or consumers;
b/ Deceiving or misleading;
c/ Selling fake goods;
d/ Selling low-quality and off-standard goods together with registered goods;
e/ Making deceptive advertisements;
f/ Conducting unlawful commercial promotion.
4. Consumers are entitled to establish organizations to protect their legitimate interests under the provisions of law.
5. Where their interests are infringed upon, customers shall be entitled to lodge complaints against traders to a competent State body or take legal action against traders at a court in accordance with the provisions of law.
Article 10.- Policies toward State enterprises
The State shall invest finance, material and technical foundations and human resources in the development of the State enterprises which trade in essential commodities in order to ensure that the State enterprises play the leading role in commercial activities, and act as one of tools for the State to regulate supply and demand and stabilize prices in order to contribute to achieving socio-economic targets of the country.
The State shall adopt policies for the development of public service enterprises and enterprises operating in non-profit or low-profit fields where other economic sectors do not operate.
Article 11.- Policies toward co-operatives and other forms of co-operative economy in commerce
The State shall protect the ownership and other legitimate rights and interests of co-operatives and other forms of co-operative economy in commerce; shall adopt policies providing preferential treatment, support and favorable conditions for co-operatives and other forms of co-operative economy to renovate themselves and develop; and ensure that the State-run economy and co-operative economy shall serve as the cornerstone of the national economy.
Article 12.- Policies toward traders of private and capitalist economic sectors
The State shall protect the ownership and other lawful rights and interests of traders of the private and capitalist economic sectors in commerce; encourage and create favorable conditions for traders of such economic sectors to co-operate and form joint ventures or associations with State enterprises by establishing agents, State capitalist enterprises and other forms of joint ownership in order to bring into full play the potentials of all economic sectors, and generate internal resources for Vietnamese commercial enterprises to develop and expand the goods trading and commercial services.
Article 13.- Commercial policies toward rural areas
The State shall adopt policies for commercial development in the rural markets, and create conditions for the expansion and development of rural bazaars. State enterprises shall play a key role in performing together with co-operatives and other economic sectors the sale of agricultural supplies, industrial goods and the purchase of agricultural products in order to contribute to increasing the purchasing power of peasants and create a prerequisite for promoting the transformation of economic structure, developing the production of goods and carrying out the rural industrialization and modernization.
Article 14.- Commercial policies toward mountainous, island, deep-lying and remote areas
The State shall adopt policies for commercial development in mountainous, island, deep-lying and remote areas; policies for the sale of local products; and policies for tax and credit preferential treatment to traders trading in some essential goods; subsidization of prices and freightage for enterprises tasked to supply goods articles for the implementation of social policies; and policies for investment in building material foundations and infrastructure facilities in order to expand the economic exchange in those regions.
Article 15.- Policies for goods circulation and commercial services
The State shall encourage and facilitate the expansion of goods circulation, and the development of commercial services which are not restricted or prohibited by law.
Where necessary, the State may apply economic or administrative measures to intervene into the market in order to ensure the balance between supply and demand or to implement socio-economic policies.
It is prohibited to circulate goods and provide services, which are detrimental to the national defense and security, social order and security, and fine historic, cultural and moral traditions and customs of Vietnam, to the ecological environment, production and the health of people.
All acts of obstructing the lawful circulation of goods and provision of services on the market are prohibited.
The Government shall announce the lists of goods items banned from circulation and commercial services banned from provision and lists of goods and services subject to restricted or conditional business.
Article 16.- Foreign trade policies
The State shall exercise the unified management of foreign trade, adopt policies to expand goods exchange with foreign countries on the basis of respect for each others independence, sovereignty, equality, and mutual benefits along the direction of multilateralisation and diversification; encourage various economic sectors to manufacture goods for export and participate in export in accordance with the provisions of laws; policies of preferential treatment to step up the export, produce export goods of high competitiveness, increase the export of commercial services; and restrict the import of goods items which can be domestically produced and meet the local demand and reasonably protect the domestic production; give priority to the import of materials, equipment, high technology and modern techniques for the development of production thereby serving the national industrialization and modernization.
The Government shall define specific foreign trade policies for each period and policies toward overseas Vietnamese involving in the development of foreign trade.
Article 17.- Conditions to become a trader
An individual being full 18 years of age or more and having full capacity for civil acts, a legal person, co-operative group, and family household satisfying conditions prescribed by law for conducting commercial business, if wishing to conduct commercial activities, shall be granted business registration certificates by the competent State agencies and become a trader.
Article 18.- Cases of non-recognition as traders
The following persons shall not be recognized as traders:
1. Persons who lack full civil act capacity, have lost capacity for civil acts, or have restricted capacity for civil acts;
2. Persons who are being examined for penal liability or are serving imprisonment sentences;
3. Persons who are being deprived of the profession-practicing right by the court for reason of having committed offences of smuggle, speculation, trading in banned goods, manufacturing and trading in fake goods, conducting illegal business activities, tax evasion, deception of customers or other offences as prescribed by law.
Article 19.- Business registration
Business registration shall be carried out at a competent State management agency as prescribed by law.
Article 20.- Contents of business registration
Contents of business registration include:
1. Names of a trader and name of authorized representative;
2. Trade name and signboard;
3. Official transaction address;
4. Business lines;
5. Statutory capital or initial investment capital;
6. Duration of operation;
7. Branches, shops, representative offices if any.
In the course of operation, the trader shall have to register changes to the registered contents, if any.
Article 21.- Granting business registration certificates
1. The agency in charge of business registration shall have to complete the business registration within 15 days from the date of receipt of full and valid dossier.
2. Where an application for a business registration certificate is refused, the agency in charge of business registration shall have to reply in writing and state clearly the reasons therefore to the applicant within the time limit prescribed in Clause 1 of this Article.
3. Where an application for a business registration certificate is refused, the applicant shall have the right to lodge complaints to a competent State body or take a legal action at a court in accordance with the provisions of law.
Article 22.- Announcement of business registration contents
Traders shall have to make announcement of business registration contents on central and local newspapers as prescribed by the laws.
Article 23 .- Providing information on contents of business registration
Individuals, agencies and organizations shall be entitled to request the body in charge of business registration to provide information on business registration contents and to issue copies of business registration certificates or extracts thereof and shall have to pay fees.
Article 24.- Trade names and signboards
1. Traders must have their trade names and signboards.
Trade names can be accompanied by logos.
2. Trade names and signboards must not contravene the fine historical, cultural or moral traditions and customs of Vietnam.
3. Trade names and signboards must be written in Vietnamese language and may be additionally written in smaller-size foreign language(s).
4. Trade names and signboards must be stated in the invoices, vouchers and transaction papers of traders.
Article 25.- Books of accounts and the keeping of receipts, invoices, vouchers and relevant papers
1. Traders shall have to open books of accounts, keep records and keep books of account, invoices, receipts, vouchers and papers related to their commercial activities as prescribed by law.
2. Books of account, receipts, invoices, vouchers and papers related to commercial activities shall be destroyed in accordance with the procedures prescribed by law.
Article 26.- Tax registration, declaration and payment
Traders shall have to register, declare and pay tax.
Article 27.- Trader representative offices and branches
1. A trader shall be entitled to open branch(es) or representative office(s) inside and outside the country in accordance with the provisions of law.
2. The content and scope of operation of a branch or a representative office must be consistent with the contents of operation of the trader.
Article 28.- Opening and using bank accounts
A trader shall open and use bank accounts in accordance with the provisions of law.
A trader shall have to post selling and purchasing prices of goods and services at a place where goods or services are sold or purchased or where services are provided. The posting of prices must be clear and must not mislead customers.
Article 30.- Preparing invoices and vouchers
When selling goods or providing services, a trader shall have to prepare valid invoices and/or vouchers and provide a copy thereof to customers.
Article 31.- Managing commercial activities
1. Traders scan directly manage and run their commercial activities or hire other persons to do so.
The hiring of persons to manage or run commercial activities must be established in written contracts.
2. Traders shall have to be responsible for the commercial activities carried out by the persons they hire within the contents already agreed upon in the contracts.
3. The persons hired to manage or run the commercial activities shall be responsible to the traders under the contracts already signed with the traders.
Article 32.- Renting, leasing, and/or assigning commercial assets
A trader shall have the right to rent, lease, and/or assign commercial assets in accordance with the provisions of law.
Article 33.- Conducting commercial activities with foreign countries
Trader shall only be entitled to conduct commercial activities with foreign countries if they fully meets the conditions prescribed by the Government after making the registration with the competent State agency.
Article 34.- Temporary cessation of commercial activities
Where commercial activities temporarily cease, traders shall have to post the notices indicating the duration of temporary cessation at their official transaction addresses; if such temporary cessation lasts more than thirty days the traders shall, in addition to the posting of notices, have to notify the State agency competent to grant business registration certificates and tax office thereof.
Article 35.- Termination of commercial activities
1. Commercial activities of a trader shall be terminated in the following cases:
a/ The trader terminates his/her/its commercial activities by himself;
b/ The operational duration stated in the certificate of business registration expires;
c/ The trader is declared bankrupt or is dissolved;
d/ The competent state body issues a decision thereon;
e/ The trader being an individual dies without heirs or the heirs fail to continue the commercial activities.
2. The rights and obligations of a trader upon the termination of commercial activities shall comply with the laws.
Article 36.- Revocation of business registration
1. Traders shall have to follow procedures to revoke their business registration at the business registration agency no later than fifteen days after the termination of their activities.
2. In case of bankruptcy, traders shall have to follow procedures to revoke their business registration no later than fifteen days as from the date the courts decision declaring bankruptcy becomes effective.
3. In case of dissolution, traders shall have to follow procedures to revoke their business registration no later than fifteen days from the date of the decision on dissolution
4. Where a trader being an individual dies without heirs, the business registration agency shall, within one month from the date of the traders death, revoke the business registration.
5. Where a trader terminates commercial activities by a decision of a competent State body, the trader shall have to complete the procedures to revoke his/her/its business registration within fifteen days from the date of receipt of such decision.
Section 4. FOREIGN TRADERS CONDUCTING COMMERCIAL ACTIVITIES IN VIETNAM
Article 37.- Forms of operation
Foreign traders satisfying the conditions prescribed by Vietnamese laws may establish representative offices and branches in Vietnam.
Article 38.- Representative offices
Representative offices of foreign traders in Vietnam shall, being subsidiary establishments of foreign traders, be established in accordance with the law of Vietnam for the promotion of commercial activities.
Foreign traders shall be responsible before the law of Vietnam for the operations of their representative offices in Vietnam.
Branches of foreign traders in Vietnam shall, being subsidiary establishments of foreign traders, be established and conduct commercial activities in Vietnam in accordance with decisions of the Government of Vietnam.
Foreign traders shall be responsible before the law of Vietnam for the operations of their branches in Vietnam.
The operations of representative offices and branches of foreign traders in Vietnam shall comply with the law of Vietnam and be consistent with the operations of the foreign traders.
Article 41.- Rights of representative offices
Representative offices of foreign traders in Vietnam shall have the following rights:
1. To operate in accordance with purposes, scope and duration prescribed in their licenses;
2. To rent offices and residential houses; lease or purchase equipment and facilities necessary for their operations;
3. To recruit Vietnamese and foreigners to work for representative office in accordance with the provisions of Vietnamese law;
4. To open accounts in foreign currency(ies) and accounts in Vietnamese Dong converted from foreign currency(ies) at banks which are licensed to operate in Vietnam; such accounts shall be used solely for the operations of representative offices;
5. To import facilities necessary for the operations of the representative offices and to pay duties as prescribed by the law of Vietnam;
6. To have their own seals bearing the names of the representative offices in accordance with the provisions of Vietnamese law.
Article 42.- Obligations of representative offices
Representative offices of foreign business entities in Vietnam shall have the following obligations:
1. To comply with the law of Vietnam;
2. To refrain from selling or purchasing goods or providing commercial services;
3. To refrain from entering into commercial contracts, except where they are legally authorized in writing by the foreign traders;
4. To pay tax, fees and charges in accordance with the provisions of Vietnamese law;
5. To report on their operations in accordance with the provisions of Vietnamese law.
Article 43.- Rights of branches
Branches of foreign traders in Vietnam shall have following rights:
1. To conduct commercial activities as prescribed in their licenses;
2. To rent offices and residential houses; lease or purchase equipment and facilities necessary the operations of branches;
3. To recruit Vietnamese and foreigners to work for the branches in accordance with the provisions of Vietnamese law;
4. To carry out transactions and enter into commercial contracts in Vietnam in accordance with the scope of operations prescribed in their licenses;
5. To open Vietnamese Dong and foreign currency accounts at banks which are licensed to operate in Vietnam;
6. To import facilities necessary for the operations of the branches and to pay duties in accordance with the provisions of Vietnamese law;
7. To remit profits abroad in accordance with the provisions of Vietnamese law;
8. To have their own seals bearing the names of the branches as prescribed by the law of Vietnam.
Article 44.- Obligations of branches
Branches of foreign traders in Vietnam shall have the following obligations:
1. To comply with the law of Vietnam;
2.To register, declare and pay tax, fees and charges in accordance with the provisions of Vietnamese law;
3. To adopt the accounting systems prescribed by the law of Vietnam; where it is necessary to apply a different commonly used accounting system, the approval of the Ministry of Finance of Vietnam must be obtained;
4. To report on the operations of the branches in accordance with the provisions of Vietnamese law.