Chương II Luật thống kê 2015: Hệ thống thông tin thống kê Nhà nước
Số hiệu: | 89/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 23/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 28/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1241 đến số 1242 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật thống kê 2015 với nhiều quy định về hoạt động thống kê, sử dụng thông tin thống kê nhà nước; trách nhiệm trong hoạt động thống kê, sử dụng thông tin thống kê NN; tổ chức thống kê nhà nước và hoạt động thống kê, sử dụng thông tin thống kê ngoài thống kê NN vừa được ban hành ngày 23/11/2015.
Luật thống kê năm 2015 gồm 9 Chương, 72 Điều (thay vì Luật Thống kê 2003 chỉ gồm 8 Chương, 42 Điều). Luật 89/2015/QH13 được bố cục theo các Chương sau:
- Những quy định chung
- Hệ thống thông tin thống kê nhà nước
- Thu thập thông tin thống kê nhà nước
- Phân tích và dự báo thống kê, công bố và phổ biến thông tin thống kê nhà nước
- Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp thống kê, công nghệ thông tin - truyền thông và hợp tác quốc tế trong hoạt động thống kê nhà nước
- Sử dụng cơ sở dữ liệu thống kê và thông tin thống kê nhà nước
- Tổ chức thống kê nhà nước
- Hoạt động thống kê, sử dụng thông tin thống kê ngoài thống kê nhà nước
- Điều khoản thi hành
Luật thống kê 2015 có những điểm đáng chú ý sau:
- Điều 29 Luật thống kê quy định việc tổng điều tra thống kê quốc gia
Tổng điều tra thống kê quốc gia gồm: Tổng điều tra dân số và nhà ở; nông thôn, nông nghiệp; kinh tế và tổng điều tra thống kê quốc gia khác.
- Quy định phổ biến thông tin thống kê nhà nước tại Điều 49 Luật thống kê năm 2015
+ Thông tin thống kê đã được công bố theo Luật số 89/2015/QH13 phải được phổ biến kịp thời, đầy đủ, rộng rãi, công khai, minh bạch.
+ Các hình thức phổ biến thông tin gồm: Trang thông tin điện tử của cơ quan thuộc hệ thống thống kê nhà nước; trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước; Họp báo, thông cáo báo chí; Phương tiện thông tin đại chúng; Xuất bản ấn phẩm, các hình thức lưu giữ thông tin điện tử.
+ Niên giám thống kê quốc gia hàng năm được phổ biến vào tháng 6 năm tiếp theo.
+ Lịch phổ biến thông tin thống kê nhà nước là biểu thời gian ấn định việc phổ biến thông tin thống kê thuộc các hệ thống chỉ tiêu thống kê do người có thẩm quyền công bố thông tin thống kê xây dựng và công khai.
- Hợp tác quốc tế về thống kê theo Luật số 89 về thống kê năm 2015
+ Hợp tác quốc tế về thống kê nhằm bảo đảm số liệu thống kê đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế thống kê Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
+ Các hoạt động chủ yếu trong hợp tác quốc tế về thống kê gồm: Chia sẻ thông tin thống kê; Ứng dụng phương pháp thống kê; Đào tạo nhân lực; So sánh quốc tế; Thu hút nguồn lực; Ứng dụng khoa học và công nghệ.
- Sử dụng cơ sở dữ liệu thống kê do cơ quan thống kê trung ương quản lý được Điều 53 Luật thống kê năm 2015 quy định như sau:
+ Cơ quan thống kê trung ương quản lý cơ sở dữ liệu thống kê và đáp ứng nhu cầu sử dụng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
+ Cơ sở dữ liệu thống kê do cơ quan thống kê trung ương quản lý gồm: Cơ sở dữ liệu thống kê về dân số; thống kê về cơ sở kinh tế; thống kê về nông thôn, nông nghiệp; thống kê chuyên ngành khác.
- Điều 67 Luật số 89 năm 2015 về phạm vi của hoạt động thống kê ngoài thống kê nhà nước
+ Thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích, dự báo thông tin thống kê phục vụ nghiên cứu, sản xuất kinh doanh và nhu cầu hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân hoặc của tổ chức, cá nhân khác.
+ Thực hiện hoạt động dịch vụ thống kê.
Luật thống kê 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hệ thống thông tin thống kê quốc gia.
2. Hệ thống thông tin thống kê bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước (sau đây gọi chung là bộ, ngành).
3. Hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh.
4. Hệ thống thông tin thống kê cấp huyện.
1. Hệ thống thông tin thống kê quốc gia phản ánh tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu của cả nước.
2. Thông tin thống kê trong hệ thống thông tin thống kê quốc gia gồm:
a) Thông tin thống kê do hệ thống tổ chức thống kê tập trung thực hiện;
b) Thông tin thống kê do bộ, ngành thực hiện, cung cấp cho cơ quan thống kê trung ương tổng hợp.
3. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng, thống nhất quản lý hệ thống thông tin thống kê quốc gia, hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức, điều phối việc kết nối, cung cấp dữ liệu, thông tin giữa các hệ thống thông tin thống kê nhà nước.
1. Hệ thống thông tin thống kê bộ, ngành phản ánh tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu của ngành, lĩnh vực.
2. Thông tin thống kê trong hệ thống thông tin thống kê bộ, ngành gồm:
a) Thông tin thống kê do bộ, ngành thực hiện;
b) Thông tin thống kê do cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thực hiện, cung cấp cho bộ, ngành tổng hợp.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì xây dựng và quản lý hệ thống thông tin thống kê bộ, ngành.
1. Hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh phản ánh tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu của đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2. Hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh gồm:
a) Thông tin thống kê do cơ quan thống kê cấp tỉnh thực hiện;
b) Thông tin thống kê do cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ tại đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện, cung cấp cho cơ quan thống kê cấp tỉnh tổng hợp.
3. Người đứng đầu cơ quan thống kê cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh.
Người đứng đầu cơ quan quy định tại điểm b khoản 2 Điều này chịu trách nhiệm quản lý thông tin thống kê trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.
1. Hệ thống thông tin thống kê cấp huyện gồm:
a) Thông tin thống kê do cơ quan thống kê tập trung tại đơn vị hành chính cấp huyện (sau đây gọi chung là cơ quan thống kê cấp huyện) thực hiện;
b) Thông tin thống kê do cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ tại đơn vị hành chính cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện, cung cấp cho cơ quan thống kê cấp huyện tổng hợp.
2. Người đứng đầu cơ quan thống kê cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý hệ thống thông tin thống kê cấp huyện.
Người đứng đầu cơ quan quy định tại điểm b khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm quản lý thông tin thống kê trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.
1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia là tập hợp các chỉ tiêu thống kê chủ yếu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm thu thập thông tin thống kê hình thành hệ thống thông tin thống kê quốc gia.
2. Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phản ánh được tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia;
b) Phù hợp với thực tiễn Việt Nam;
c) Phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia gồm:
a) Các chỉ tiêu thống kê quốc gia do hệ thống tổ chức thống kê tập trung thực hiện;
b) Các chỉ tiêu thống kê quốc gia do bộ, ngành được phân công thực hiện.
4. Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Luật này.
5. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia là cơ sở phân công, phối hợp giữa các bộ, ngành trong việc xây dựng chương trình điều tra thống kê quốc gia, sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê, chế độ báo cáo thống kê và chương trình khác có liên quan đến hoạt động thống kê.
6. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng, trình Chính phủ ban hành nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; hướng dẫn, kiểm tra tình hình và báo cáo kết quả thực hiện hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu quản lý nhà nước và hội nhập quốc tế trong từng thời kỳ, Chính phủ rà soát, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia theo thủ tục rút gọn.
1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành là tập hợp các chỉ tiêu thống kê do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành để thu thập thông tin thống kê hình thành hệ thống thông tin thống kê bộ, ngành.
2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành gồm:
a) Các chỉ tiêu thống kê bộ, ngành do bộ, ngành đó thực hiện;
b) Các chỉ tiêu thống kê bộ, ngành do bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có liên quan được phân công thực hiện theo yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực;
c) Các chỉ tiêu thống kê bộ, ngành do cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ tại đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện cung cấp cho bộ, ngành tổng hợp.
3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành được xây dựng phù hợp với hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và thông lệ quốc tế. Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành là cơ sở phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng chương trình điều tra thống kê, sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê và chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
5. Cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm xây dựng, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ban hành các chỉ tiêu thống kê thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành phải được cơ quan thống kê trung ương thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê trước khi ban hành.
2. Hồ sơ gửi thẩm định gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định;
b) Bản dự thảo danh mục chỉ tiêu thống kê;
c) Bản dự thảo nội dung chỉ tiêu thống kê.
3. Nội dung thẩm định gồm mục đích; nhóm, tên chỉ tiêu; khái niệm; phương pháp tính; phân tổ chủ yếu; kỳ công bố; nguồn số liệu.
4. Thời hạn thẩm định là 20 ngày kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.
5. Bộ, ngành có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình bằng văn bản gửi cơ quan thống kê trung ương, trong đó nêu rõ những nội dung tiếp thu hoặc không tiếp thu ý kiến thẩm định và chỉnh lý, ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm về hệ thống chỉ tiêu thống kê do mình ban hành.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước điều chỉnh, bổ sung hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành phù hợp với sự điều chỉnh, bổ sung của chỉ tiêu thống kê có liên quan trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và đáp ứng yêu cầu quản lý của bộ, ngành.
2. Chỉ tiêu thống kê bộ, ngành được điều chỉnh, bổ sung phải được cơ quan thống kê trung ương thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê trước khi ban hành.
Việc thẩm định được thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Luật này.
1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh là tập hợp các chỉ tiêu thống kê để hình thành hệ thống thông tin thống kê quốc gia và hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp huyện là tập hợp các chỉ tiêu thống kê để hình thành hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh và hệ thống thông tin thống kê cấp huyện.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp xã là tập hợp các chỉ tiêu thống kê để hình thành hệ thống thông tin thống kê cấp huyện.
2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã là cơ sở phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong hoạt động thống kê ở từng cấp và trong việc xây dựng chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được xây dựng phù hợp với hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và đáp ứng yêu cầu quản lý của địa phương.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc điều chỉnh, bổ sung hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;
b) Hướng dẫn, kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
1. Phân loại thống kê được sử dụng thống nhất trong hoạt động thống kê nhà nước, làm căn cứ để thống nhất sử dụng trong quản lý nhà nước.
2. Phân loại thống kê gồm:
a) Phân loại thống kê quốc gia;
b) Phân loại thống kê ngành, lĩnh vực.
1. Phân loại thống kê quốc gia là phân loại thống kê áp dụng chung cho nhiều ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả nước.
2. Phân loại thống kê quốc gia gồm:
a) Hệ thống ngành kinh tế;
b) Hệ thống ngành sản phẩm;
c) Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Danh mục dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu;
đ) Danh mục đơn vị hành chính;
e) Danh mục vùng;
g) Danh mục nghề nghiệp;
h) Danh mục giáo dục, đào tạo;
i) Danh mục các dân tộc Việt Nam;
k) Danh mục các tôn giáo tại Việt Nam;
l) Các phân loại thống kê quốc gia khác.
3. Phân loại thống kê quốc gia được xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam, được sử dụng trong hoạt động thống kê nhà nước, trong xây dựng hệ thống đăng ký hành chính, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu bộ, ngành, cơ sở dữ liệu địa phương và các hoạt động quản lý nhà nước khác có liên quan.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với bộ, ngành xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục và nội dung phân loại thống kê quốc gia.
1. Phân loại thống kê ngành, lĩnh vực là phân loại thống kê áp dụng cho ngành, lĩnh vực và thống nhất với phân loại thống kê quốc gia tương ứng.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành phân loại thống kê ngành, lĩnh vực phụ trách không thuộc phân loại thống kê quốc gia.
3. Cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm xây dựng, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực ban hành phân loại thống kê ngành, lĩnh vực thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
1. Phân loại thống kê ngành, lĩnh vực phải được cơ quan thống kê trung ương thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê trước khi ban hành.
2. Hồ sơ gửi thẩm định gồm văn bản đề nghị thẩm định và bản dự thảo phân loại thống kê.
3. Nội dung thẩm định gồm mục đích, căn cứ, phạm vi và đơn vị phân loại thống kê.
4. Thời hạn thẩm định là 20 ngày kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.
5. Bộ, ngành có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình bằng văn bản gửi cơ quan thống kê trung ương, trong đó nêu rõ những nội dung tiếp thu hoặc không tiếp thu ý kiến thẩm định và chỉnh lý, ban hành phân loại thống kê ngành, lĩnh vực. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm về phân loại thống kê ngành, lĩnh vực do mình ban hành.
STATE STATISTICAL INFORMATION SYSTEM
Article 12. State statistical information system
1. National statistical information system
2. Statistical information systems of the ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy, State Audit (hereinafter referred to as ministerial, department-level statistical information system).
3. Provincial-level statistical information system
4. District-level statistical information system
Article 13. National statistical information system
1. National statistical information system reflects socio-economic situations throughout the country.
2. Statistical information in the national statistical information system includes:
a) Statistical information performed by concentrated system of statistical organizations;
b) Statistical information performed by ministries, departments supplied to central statistics agencies for compilation;
3. The Minister of Planning and Investment shall preside over and unify management of national statistical information system, provincial and commune -level statistical information system; organize and coordinate connection and supply of data, information among state statistical information systems
Article 14. Ministerial, department–level statistical information system
1. Ministerial, department-level statistical information system reflects socio-economic situations at ministerial and department level.
2. Statistical information in ministerial, department-level statistical information system includes:
a) Statistical information performed by ministries, departments;
b) Statistical information performed by professional bodies affiliated to People’s committees of provinces, high-level People’s Court, provincial-level People’s Court, high-level People’s Procuracy, provincial-level People’s Procuracy supplied to ministries, departments for compilation;
3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, Governmental agencies, president of the Supreme People’s Court, the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy, State Auditor General shall preside over the establishment and management of ministerial, department-level statistical information.
Article 15. Provincial-level statistical information system
1. Provincial-level statistical information system reflects socio-economic situations in provincial-level administrative divisions.
2. Provincial-level statistical information system includes:
a) Statistical information performed by provincial-level statistics agencies;
b) Statistical information performed by professional bodies affiliated to People’s committees of provinces, provincial-level People’s Court, provincial-level People’s Procuracy, by professional bodies affiliated to ministries, ministerial-level agencies in provincial-level administrative divisions, supplied to provincial-level statistics agencies for compilation;
3. Heads of provincial-level statistics agencies shall be responsible for management of provincial-level statistical information system.
Heads of agencies as prescribed in Point b, Clause 2, this Article shall be responsible for management of statistical information within the areas assigned.
Article 16. District-level statistical information system
1. District-level statistical information system includes:
a) Statistical information performed by statistics agencies in district-level administrative divisions (hereinafter referred to as district-level statistics agencies)
b) Statistical information performed by professional bodies affiliated to People’s committees of provinces, district-level People’s Court, district-level People’s Procuracy, by professional bodies affiliated to ministries, ministerial-level agencies in district-level administrative divisions, People’s Committees of communes, supplied to district-level statistics agencies for compilation;
2. Heads of district-level statistics agencies shall be responsible for management of district-level statistical information system.
Heads of agencies as prescribed in Point b, Clause 1, this Article shall be responsible for management of statistical information within the areas assigned.
Article 17. National statistical indicator system
1. National statistical indicator system is a collection of main statistical indicators promulgated by competent state agencies with the aim of collecting statistical information forming national statistical information system.
2. Establishment of national statistical indicator system should meet following requirements:
a) Must be able to reflect socio-economic situations of the country;
b) Must be in line with reality of Vietnam;
c) Must be in line with international standards;
3. National statistical indicator system includes:
a) National statistical indicators performed by concentrated system of statistical organizations;
b) National statistical indicators performed by ministries, departments as assigned;
4. Lists of national statistical indicators are prescribed in Annexes enclosed herewith.
5. National statistical indicator system is the foundation for assignment and cooperation among ministries and departments in the establishment of the program for national statistical investigation and use of administrative data for statistical activities, statistical reporting regulation and other programs in connection with statistics.
6. The Minister of Planning and Investment shall preside over and cooperate with ministries, departments in establishing and making submission to the Government for issuance of contents of statistical indicators belonging to national statistical indicators; instruct, inspect and make reports on performance of national statistical indicator system.
Article 18. Adjustments and supplements to lists of national statistical indicators
Based on socio-economic development targets, requirements for state administration and international integration over periods, the Government shall check and submit to the National Assembly amendments and supplements to the list of national statistical indicators according to summary procedure.
Article 19. Ministerial, department-level statistical indicator system
1. Ministerial, department-level statistical indicator system is a collection of statistical indicators promulgated by ministers, heads of ministerial-level agencies, president of the Supreme People’s Court, the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy, State Auditor General for collection of statistical information forming ministerial, department-level statistical information system.
2. Ministerial, department-level statistical indicator system:
a) Ministerial, department-level statistical indicators performed by corresponding ministries, departments;
b) Ministerial, department-level statistical indicators performed by relevant ministries, departments, Governmental agencies, high-level People’s Court, high-level People’s Procuracy as assigned;
c) Ministerial, department-level statistical indicators performed by professional bodies affiliated to People’s committees of provinces, provincial-level People’s Court, provincial-level People’s Procuracy, by professional bodies affiliated to ministries, ministerial-level agencies in provincial-level administrative divisions, supplied to ministries, departments for compilation;
3. Ministerial, department-level statistical indicator system is established in line with national statistical indicator system and international practice. Ministerial, department-level statistical indicator system is the foundation for assignment and cooperation among regulatory agencies in the establishment of the program for statistical investigation and use of administrative data for statistical activities and statistical reporting regulation at ministerial, department level.
4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, president of the Supreme People’s Court, the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy, State Auditor General shall promulgate ministerial, department-level statistical indicator system in the areas assigned.
5. Governmental agencies shall be responsible for establishing and making submission to the ministers, heads of ministerial-level agencies performing state administration for promulgation of statistical indicators in the areas assigned.
Article 20. Assessment of ministerial, department-level statistical indicator system
1. Ministerial, department-level statistical indicator system should be assessed in terms of professional knowledge and competence by central statistics agencies before promulgation.
2. Submissions for assessment comprise:
a) Written request for assessment;
b) Draft list of statistical indicators;
c) Draft contents of statistical indicators;
3. The assessment comprises purposes; groups and names of indicators; concepts; calculating methods; main groupings; periods of publication; data sources.
4. Assessment duration is 20 days since the Assessing Agency receives adequate submissions.
5. Ministries, departments shall be responsible for studying and delivering written explanations to central statistics agencies for adjustments and issuance of ministerial, department statistical indicator system. Ministers, heads of ministerial-level agencies, president of the Supreme People’s Court, the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy, State Auditor General shall be responsible for the statistical indicator system issued by themselves.
Article 21. Adjustments and supplements to ministerial, department-level statistical indicator system
1. Ministers, heads of ministerial-level agencies, president of the Supreme People’s Court, the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy, State Auditor General shall make adjustments and supplements to ministerial, department-level statistical indicator system in accordance with adjustments and supplements to relevant statistical indicators in national statistical indicator system meeting management requirements of ministries and departments.
2. Ministerial, department-level statistical indicators should be assessed in terms of professional knowledge and competence by central statistics agencies before promulgation.
Assessment is instructed in Article 20 hereof.
Article 22. Provincial, district, commune-level statistical indicator system
1. Provincial-level statistical indicator system is a collection of statistical indicators forming national statistical information system and provincial-level statistical information system.
District-level statistical indicator system is a collection of statistical indicators forming provincial-level statistical information system and district-level statistical information system.
Commune-level statistical indicator system is a collection of statistical indicators forming district-level statistical information system.
2. Provincial, district, commune-level statistical indicator system is the foundation for assignment and cooperation among regulatory agencies in statistical activities at individual levels and in the establishment of statistical reporting regulation at ministerial, department levels.
3. Provincial, district, commune-level statistical indicator system shall be established in line with national statistical indicator system and meet local management requirements.
4. The Ministry of Planning and Investment shall take following responsibilities:
a) Establish and make submission to the Prime Minister for issuance or making adjustments, supplements to provincial, district, commune-level statistical indicator system;
b) Instruct, inspect and make reports on the implementation of provincial, district, commune-level statistical indicator system;
Article 23. Statistical classifications
1. Statistical classifications shall be used with uniformity in state statistical activities, as foundations for unifying use in state administration.
2. Statistical classifications comprise:
a) National statistical classifications;
b) Statistical classifications of areas, sectors;
Article 24. National statistical classifications
1. National statistical classifications are the statistical classifications that commonly apply to multiple areas, sectors across the country.
2. National statistical classifications comprise:
a) Economic sector system;
b) Product sector system;
c) Lists of imported, exported goods;
d) Lists of imported, exported services;
dd) Lists of administrative units;
e) Lists of regions;
g) Lists of occupations;
h) Lists of education, training;
i) Lists of Vietnamese ethnic groups;
k) Lists of religions in Vietnam;
l) Other national statistical classifications;
3. National statistical classifications is established in line with international practice and reality of Vietnam, used in state statistical activities, in the establishment of administrative registration, national database, ministerial, department-level database, local database and other relevant state administration activities.
4. The Ministry of Planning and Investment shall preside over and cooperate with ministries, departments in establishing and making submission to the Prime Minister for issuance of lists and contents of national statistical classifications.
Article 25. Statistical classifications of areas, sectors
1. Statistical classifications of areas, sectors are statistical classifications applied to areas, sectors and in conformity with corresponding national statistical classifications;
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, president of the Supreme People’s Court, the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy, State Auditor General shall promulgate statistical classifications of areas, sectors as assigned outside national statistical classifications.
3. Governmental agencies shall be responsible for establishing and making submission to the ministers, heads of ministerial-level agencies performing state administration for promulgation of statistical classifications of areas, sectors as assigned.
Article 26. Assessment of statistical classifications of areas, sectors
1. Statistical classifications of areas, sectors should be assessed in terms of professional knowledge and competence by central statistics agencies before promulgation.
2. Submissions for assessment comprise a written request for assessment and a draft document about statistical classifications.
3. The assessment comprises purposes, foundations, scope and units of statistical classifications.
4. Assessment duration is 20 days since the Assessing Agency receives adequate submissions.
5. Ministries, departments shall be responsible for studying and delivering written explanations to central statistics agencies for adjustments and issuance of statistical classifications of areas, sectors. Ministers, heads of ministerial-level agencies, president of the Supreme People’s Court, the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy, State Auditor General shall be responsible for statistical classifications of areas, sectors issued by themselves.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực