Chương VI Luật Thống kê 2003: Quản lý nhà nước về thống kê
Số hiệu: | 04/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 17/06/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2004 |
Ngày công báo: | 18/07/2003 | Số công báo: | Số 95 |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Thống kê - Ngày 17/06/2003, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật Thống kê. Luật này gồm VIII chương, 42 điều. Luật Thống kê quy định về hoạt động thống kê, sử dụng thông tin thống kê và hệ thống tổ chức thống kê nhà nước. Theo quy định, thông tin thống kê do các tổ chức thống kê nhà nước tiến hành phải được công bố công khai, đúng thời hạn, trừ những thông tin thống kê phải giữ bí mật được quy định tại Luật này. Thông tin thống kê do người có thẩm quyền công bố là thông tin thống kê có giá trị pháp lý. Tổ chức thống kê tập trung có quyền khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu thống kê ban đầu của các cơ quan thuộc đối tượng thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp. Các cơ quan thuộc đối tượng này có trách nhiệm cung cấp các thông tin thuộc cơ sở dữ liệu thống kê ban đầu do mình quản lý theo yêu cầu của tổ chức thống kê tập trung. Các cơ quan này cũng sẽ được tổ chức thống kê tập trung cung cấp trở lại thông tin thống kê tổng hợp và được quyền khai thác cơ sở dữ liệu thống kê tổng hợp có liên quan của tổ chức thống kê tập trung. Việc trích dẫn, sử dụng thông tin thống kê phải trung thực và ghi rõ nguồn gốc của thông tin. Các thông tin thống kê quy định phải được giữ bí mật bao gồm: Thông tin thống kê gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân (trừ trường hợp được tổ chức, cá nhân đó đồng ý cho công bố), Những thông tin thống kê thuộc danh mục bí mật nhà nước... Luật này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2004, thay thế Pháp lệnh Kế toán thống kê ban hành ngày 10/5/1988.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nội dung quản lý nhà nước về thống kê bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển công tác thống kê, hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, chương trình điều tra thống kê quốc gia;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thống kê;
3. Phổ biến, giáo dục pháp luật về thống kê;
4. Quản lý việc công bố thông tin thống kê;
5. Xây dựng tổ chức thống kê, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê;
6. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động thống kê;
7. Hợp tác quốc tế về thống kê;
8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thống kê, xử lý vi phạm pháp luật về thống kê;
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thống kê theo quy định của pháp luật.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thống kê.
2. Cơ quan thống kê trung ương giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thuộc nội dung quản lý nhà nước về thống kê theo quy định của Chính phủ.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về thống kê trong ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về thống kê tại địa phương.
1. Thanh tra thống kê là thanh tra chuyên ngành về thống kê. Thanh tra thống kê có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật về thống kê; phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thống kê; kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về thống kê.
2. Tổ chức và hoạt động của thanh tra thống kê do Chính phủ quy định.
Khi tiến hành thanh tra, đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên có quyền và trách nhiệm sau đây:
1. Xuất trình quyết định thanh tra và thẻ thanh tra viên;
2. Yêu cầu đối tượng thanh tra, các bên có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;
3. Lập biên bản thanh tra, kiến nghị biện pháp giải quyết đối với những sai phạm;
4. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
5. Thực hiện đúng trình tự, thủ tục thanh tra, không gây phiền hà, sách nhiễu, làm cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra;
6. Báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về kết quả thanh tra và kiến nghị biện pháp giải quyết;
7. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận thanh tra và biện pháp xử lý do mình quyết định;
8. Giữ bí mật tài liệu thanh tra theo quy định của pháp luật.
Đối tượng thanh tra có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Yêu cầu đoàn thanh tra, thanh tra viên xuất trình quyết định thanh tra, thẻ thanh tra viên và thực hiện đúng quy định của pháp luật về thanh tra;
2. Tạo điều kiện để đoàn thanh tra và thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ;
3. Cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời các vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra theo yêu cầu của đoàn thanh tra, thanh tra viên;
4. Chấp hành các quyết định xử lý của đoàn thanh tra, thanh tra viên theo quy định của pháp luật;
5. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định thanh tra, hành vi của thanh tra viên và kết luận, quyết định của thanh tra thống kê mà mình có căn cứ cho là không đúng pháp luật;
6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại do các biện pháp xử lý không đúng pháp luật của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên gây ra.
STATE MANAGEMENT OVER STATISTICS
Section 1. STATE MANAGEMENT CONTENTS AND AGENCIES PERFORMING THE STATE MANAGEMENT OVER STATISTICS
Article 34.- Contents of State management over statistics
The contents of State management over statistics include:
1. Formulating, and directing the implementation of, strategies, plannings and plans on development of the statistical work, the system of national statistical indices and the programs on national statistical surveys;
2. Promulgating, and organizing the implementation of, legal documents on statistics;
3. Popularizing and educating in the statistics legislation;
4. Managing the publicization of statistical information;
5. Building up statistical organizations, providing training and fostering in the statistical profession;
6. Organizing scientific researches and the application of advanced technologies to statistical activities;
7. Undertaking international cooperation on statistics;
8. Inspecting and supervising the observance of the statistics legislation, handling violations of the statistics legislation;
9. Settling statistics-related complaints and denunciations according to the provisions of law.
Article 35.- Agencies performing the State management over statistics
1. The Government shall perform the unified State management over statistics.
2. The central statistical agency shall assist the Government in performing its tasks and exercising its powers falling within the contents of State management over statistics according to the Government's regulations.
3. The ministries and the ministerial-level agencies shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to perform the State management over statistics in the branches or domains assigned to them for management.
4. The People's Committees of the provinces or centrally run cities shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to perform the State management over statistics in their respective localities.
Section 2. STATISTICS INSPECTORATE
Article 36.- Statistics inspectorate
1. The statistics inspectorate is an inspectorate specialized in statistics. The statistics inspectorate is tasked to inspect the observance of the statistics legislation; to detect, prevent and handle according to its competence or propose competent authorities to handle violations of the statistics legislation; to propose measures to secure the enforcement of the statistics legislation.
2. The organization and operation of the statistics inspectorate are stipulated by the Government.
Article 37.- Rights and responsibilities of the statistics inspectorate
When conducting inspection, the inspection teams or individual inspectors shall have the following rights and responsibilities:
1. To produce inspection decisions and inspector's cards;
2. To request the inspected subjects and concerned parties to supply materials, evidences and reply on matters related to inspection contents;
3. To make inspection records and propose measures to deal with wrong-doings;
4. To apply measures to preclude and handle violations according to the provisions of law;
5. To properly follow the inspection order and procedures without troubling, harassing and obstructing production and business activities and normal operation of the inspected subjects;
6. To report to competent authorities on the inspection results and propose solutions;
7. To comply with laws, take responsibility before law for the inspection results and handling measures decided by themselves;
8. To keep secret inspection documents according to the provisions of law.
Article 38.- Rights and obligations of inspected subjects
The inspected subjects shall have the following rights and obligations:
1. To request the inspection teams and/or inspectors to produce inspection decisions and inspector's cards and comply with the inspection legislation;
2. To create conditions for the inspection teams and inspectors to accomplish their tasks;
3. To supply materials, evidences and reply on matters related to inspection contents at the requests of the inspection teams and/or inspectors;
4. To abide by handling decisions of the inspection teams and/or inspectors according to the provisions of law;
5. To lodge complaints about, denounce or initiate lawsuits with competent State bodies against inspection decisions, acts of inspectors and conclusions and/or decisions of the statistics inspectorate, which they have grounds to believe that they are at variance with law;
6. To request compensation for damage caused by unlawful handling measures applied by the inspection teams or inspectors.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực