Chương I Luật Thống kê 2003: Những quy định chung
Số hiệu: | 04/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 17/06/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2004 |
Ngày công báo: | 18/07/2003 | Số công báo: | Số 95 |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Luật này quy định về hoạt động thống kê, sử dụng thông tin thống kê và hệ thống tổ chức thống kê nhà nước.
2. Việc điều tra thống kê của các tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nước do Chính phủ quy định
Đối tượng áp dụng của Luật này bao gồm:
1. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức khác của Việt Nam ở trong nước, ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) cung cấp thông tin thống kê;
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê;
3. Tổ chức thống kê, người làm công tác thống kê
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động thống kê là điều tra, báo cáo, tổng hợp, phân tích và công bố các thông tin phản ánh bản chất và tính quy luật của các hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể do tổ chức thống kê nhà nước tiến hành.
2. Thông tin thống kê là sản phẩm của hoạt động thống kê, bao gồm số liệu thống kê và bản phân tích các số liệu đó.
3. Chỉ tiêu thống kê là tiêu chí mà biểu hiện bằng số của nó phản ánh quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể.
4. Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp những chỉ tiêu thống kê do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
5. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia là tập hợp những chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu của đất nước.
6. Điều tra thống kê là hình thức thu thập thông tin thống kê theo phương án điều tra.
7. Báo cáo thống kê là hình thức thu thập thông tin thống kê theo chế độ báo cáo thống kê do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Báo cáo thống kê bao gồm báo cáo thống kê cơ sở và báo cáo thống kê tổng hợp.
Hoạt động thống kê phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
1. Bảo đảm tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời trong hoạt động thống kê;
2. Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê;
3. Thống nhất về chỉ tiêu, biểu mẫu, phương pháp tính, bảng phân loại, đơn vị đo lường, niên độ thống kê và bảo đảm tính so sánh quốc tế;
4. Không trùng lặp, chồng chéo giữa các cuộc điều tra thống kê, các chế độ báo cáo thống kê;
5. Công khai về phương pháp thống kê, công bố thông tin thống kê;
6. Bảo đảm quyền bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng thông tin thống kê nhà nước đã được công bố công khai;
7. Những thông tin thống kê về từng tổ chức, cá nhân chỉ được sử dụng cho mục đích tổng hợp thống kê.
Nhà nước ưu tiên đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông và phương pháp thống kê tiên tiến vào hoạt động thống kê.
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Không thực hiện hoặc cản trở việc thực hiện chế độ báo cáo, điều tra thống kê;
2. Khai man thông tin; báo cáo, công bố thông tin thống kê sai sự thật; ép buộc người khác khai man thông tin, báo cáo, công bố thông tin thống kê sai sự thật;
3. Tiết lộ thông tin thống kê thuộc danh mục bí mật nhà nước; tiết lộ thông tin thống kê gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân khi chưa được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó;
4. Quyết định điều tra, ban hành chế độ báo cáo thống kê trái quy định của pháp luật;
5. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về thống kê.
Article 1.- Scope of regulation
1. This Law governs statistical activities, the use of statistical information and the system of State statistical organizations.
2. Statistical surveys conducted by organizations and individuals outside the system of State statistical organizations shall be stipulated by the Government.
Article 2.- Subjects of application
The subjects of application of this Law include:
1. State agencies, non-business units, units of the people's armed forces, political organizations, socio-political organizations, socio-political professional organizations, social organizations, socio-professional organizations, enterprises and units attached to enterprises of all economic sectors, cooperatives, cooperation groups, individual business households, households, individuals, other Vietnamese organizations at home and abroad, and foreign organizations and individuals operating in the Vietnamese territory (hereinafter referred collectively to as organizations and individuals), that supply statistical information;
2. Organizations and individuals using statistical information;
3. Statistical organizations, statisticians.
Article 3.- Interpretation of terms
In this Law, the following phrases are construed as follows:
1. Statistical activities mean surveying, reporting, synthesizing, analyzing and publicizing information reflecting the nature and laws of socio-economic phenomena under particular spatial and temporal conditions, which are conducted by State statistical organizations.
2. Statistical information means products of statistical activities, including statistical data and written analyses thereof.
3. Statistical indices mean indices which reflect, through their numerical expression, the scale and speed of development, the structures and proportional relationships of socio-economic phenomena under particular spatial and temporal conditions.
4. System of statistical indices means a combination of statistical indices promulgated by competent State bodies.
5. System of national statistical indices means a combination of statistical indices reflecting the major socio-economic situation of the country.
6. Statistical survey means the form of collection of statistical information according to a survey plan.
7. Statistical reporting means the form of collection of statistical information according to the statistical reporting regimes promulgated by competent State bodies.
Statistical reports include basic statistical reports and synthetic statistical reports.
Article 4.- Basic principles of statistical activities
Statistical activities must abide by the following basic principles:
1. Ensuring truthfulness, objectivity, accuracy, completeness and timeliness in statistical activities;
2. Ensuring independence in professional statistical operations;
3. Uniformity in terms of indices, forms, computing methods, classification tables, units of measurement, statistical year and assurance of international comparability;
4. No repetition and overlap among statistical surveys as well as statistical reporting regimes;
5. Publicity of statistical methods, publicization of statistical information;
6. Assurance of equality in the access to, and use of, State statistical information already publicized;
7. Statistical information on each organization or individual shall be used only for the purposes of synthesizing statistics.
Article 5.- Application of science and technology to statistical activities
The State shall prioritize the investment in and the application of advanced information and communication technologies and statistical methods to statistical activities.
Article 6.- Acts strictly forbidden in statistical activities
The following acts are strictly forbidden:
1. Failing to implement, or obstructing the implementation of, the statistical reporting regimes or statistical surveys;
2. Declaring false information, reporting on or publicizing untrue statistical information ; forcing other persons to supply false information, report on or release untrue statistical information;
3. Disclosing statistical information on the list of State secrets; disclosing statistical information associated with specific names and/or addresses of organizations or individuals without the consent of such organizations or individuals;
4. Deciding to conduct surveys or to promulgate statistical reporting regimes in contravention of laws;
5. Other acts of violating the statistics legislation.