Luật Thống kê số 04/2003/QH11
Số hiệu: | 04/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 17/06/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2004 |
Ngày công báo: | 18/07/2003 | Số công báo: | Số 95 |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Luật này quy định về hoạt động thống kê, sử dụng thông tin thống kê và hệ thống tổ chức thống kê nhà nước.
2. Việc điều tra thống kê của các tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nước do Chính phủ quy định
Đối tượng áp dụng của Luật này bao gồm:
1. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức khác của Việt Nam ở trong nước, ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) cung cấp thông tin thống kê;
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê;
3. Tổ chức thống kê, người làm công tác thống kê
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động thống kê là điều tra, báo cáo, tổng hợp, phân tích và công bố các thông tin phản ánh bản chất và tính quy luật của các hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể do tổ chức thống kê nhà nước tiến hành.
2. Thông tin thống kê là sản phẩm của hoạt động thống kê, bao gồm số liệu thống kê và bản phân tích các số liệu đó.
3. Chỉ tiêu thống kê là tiêu chí mà biểu hiện bằng số của nó phản ánh quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể.
4. Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp những chỉ tiêu thống kê do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
5. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia là tập hợp những chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu của đất nước.
6. Điều tra thống kê là hình thức thu thập thông tin thống kê theo phương án điều tra.
7. Báo cáo thống kê là hình thức thu thập thông tin thống kê theo chế độ báo cáo thống kê do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Báo cáo thống kê bao gồm báo cáo thống kê cơ sở và báo cáo thống kê tổng hợp.
Hoạt động thống kê phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
1. Bảo đảm tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời trong hoạt động thống kê;
2. Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê;
3. Thống nhất về chỉ tiêu, biểu mẫu, phương pháp tính, bảng phân loại, đơn vị đo lường, niên độ thống kê và bảo đảm tính so sánh quốc tế;
4. Không trùng lặp, chồng chéo giữa các cuộc điều tra thống kê, các chế độ báo cáo thống kê;
5. Công khai về phương pháp thống kê, công bố thông tin thống kê;
6. Bảo đảm quyền bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng thông tin thống kê nhà nước đã được công bố công khai;
7. Những thông tin thống kê về từng tổ chức, cá nhân chỉ được sử dụng cho mục đích tổng hợp thống kê.
Nhà nước ưu tiên đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông và phương pháp thống kê tiên tiến vào hoạt động thống kê.
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Không thực hiện hoặc cản trở việc thực hiện chế độ báo cáo, điều tra thống kê;
2. Khai man thông tin; báo cáo, công bố thông tin thống kê sai sự thật; ép buộc người khác khai man thông tin, báo cáo, công bố thông tin thống kê sai sự thật;
3. Tiết lộ thông tin thống kê thuộc danh mục bí mật nhà nước; tiết lộ thông tin thống kê gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân khi chưa được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó;
4. Quyết định điều tra, ban hành chế độ báo cáo thống kê trái quy định của pháp luật;
5. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về thống kê.
Hệ thống thông tin thống kê bao gồm:
1. Thông tin thống kê do hệ thống tổ chức thống kê tập trung trực tiếp thực hiện và tổng hợp từ thông tin thống kê do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý chung của Nhà nước;
2. Thông tin thống kê do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu tổng hợp của hệ thống tổ chức thống kê tập trung và yêu cầu quản lý, sử dụng của các cơ quan đó.
1. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia là cơ sở để phân công, phối hợp trong hoạt động thống kê, xây dựng chương trình điều tra thống kê quốc gia, xây dựng chế độ báo cáo thống kê tổng hợp và chế độ báo cáo thống kê cơ sở.
2. Căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành các chỉ tiêu thống kê phục vụ yêu cầu quản lý, sử dụng thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
1. Các bảng phân loại thống kê được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dùng làm chuẩn mực và sử dụng thống nhất trong hoạt động thống kê, bao gồm các bảng hệ thống ngành kinh tế quốc dân, phân loại loại hình kinh tế, danh mục đơn vị hành chính, danh mục dân tộc, danh mục đơn vị kinh tế, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, danh mục sản phẩm, hàng hoá, danh mục nghề nghiệp, danh mục giáo dục đào tạo và các bảng phân loại thống kê khác.
2. Chính phủ quy định thẩm quyền ban hành các bảng phân loại thống kê, trừ các bảng phân loại thống kê quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành các bảng phân loại thống kê thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
Các hình thức chủ yếu để thu thập thông tin thống kê bao gồm điều tra thống kê và báo cáo thống kê.
1. Căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và chế độ báo cáo thống kê tổng hợp của Nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị các cuộc điều tra thống kê dự kiến tiến hành; cơ quan thống kê trung ương tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chương trình điều tra thống kê quốc gia dài hạn và hàng năm.
Chương trình điều tra thống kê quốc gia bao gồm danh mục các cuộc điều tra, thời hạn điều tra, phân công thực hiện và các điều kiện bảo đảm thực hiện việc điều tra.
2. Chính phủ quy định việc tiến hành các cuộc điều tra ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định các cuộc tổng điều tra thống kê.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định các cuộc điều tra thống kê ngoài các cuộc tổng điều tra quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định các cuộc điều tra thống kê theo yêu cầu quản lý của địa phương ngoài các cuộc điều tra quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Mỗi cuộc điều tra thống kê phải có phương án điều tra thống kê.
2. Phương án điều tra thống kê bao gồm các quy định và hướng dẫn về mục đích, yêu cầu, phạm vi, đối tượng, đơn vị, nội dung, phương pháp điều tra, thời điểm, thời gian điều tra, cơ quan tiến hành điều tra và lực lượng thực hiện điều tra, tổng hợp, phân tích, công bố kết quả điều tra, kinh phí và các điều kiện vật chất khác bảo đảm thực hiện, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Người quyết định điều tra thống kê quyết định phương án điều tra thống kê. Phương án điều tra thống kê của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước khi được quyết định phải có sự thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan thống kê trung ương.
1. Kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy mô, tính chất của từng cuộc điều tra.
2. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí điều tra thống kê được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
1. Cơ quan tiến hành điều tra thống kê có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện phương án điều tra thống kê;
b) Tổ chức tổng hợp, phân tích, công bố kết quả điều tra thống kê.
2. Người thực hiện điều tra thống kê có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra thống kê;
b) Thực hiện điều tra theo đúng phương án điều tra thống kê.
3. Cơ quan tiến hành điều tra và người thực hiện điều tra thống kê phải chịu trách nhiệm về tính khách quan và chính xác của thông tin điều tra, giữ bí mật thông tin theo quy định của Luật này
Tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Được thông báo về quyết định điều tra thống kê;
2. Cung cấp thông tin trung thực, đầy đủ và đúng thời hạn theo yêu cầu của người thực hiện điều tra thống kê;
3. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về điều tra thống kê.
Chế độ báo cáo thống kê cơ sở bao gồm các quy định về đối tượng thực hiện, phạm vi, nội dung báo cáo, kỳ hạn, thời hạn thực hiện, nơi nhận báo cáo do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thu thập thông tin thống kê từ các chứng từ, sổ ghi chép số liệu ban đầu.
1. Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ báo cáo thống kê cơ sở để thu thập thông tin thống kê đối với những chỉ tiêu thống kê quốc gia do cơ quan thống kê trung ương được phân công thực hiện.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành chế độ báo cáo thống kê cơ sở để thu thập thông tin thống kê đối với những chỉ tiêu thống kê quốc gia được phân công thực hiện và các chỉ tiêu thống kê thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách sau khi có sự thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan thống kê trung ương.
Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Ghi chép, tổng hợp số liệu, lập và nộp báo cáo theo quy định của chế độ báo cáo thống kê cơ sở;
2. Lập báo cáo thống kê cơ sở trung thực, chính xác, đầy đủ trên cơ sở các chứng từ và sổ ghi chép số liệu ban đầu; tính toán, tổng hợp các chỉ tiêu đúng nội dung và phương pháp theo quy định của chế độ báo cáo thống kê cơ sở;
3. Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm quy định của pháp luật về chế độ báo cáo thống kê cơ sở.
Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp bao gồm các quy định về đối tượng thực hiện, phạm vi, nội dung báo cáo, kỳ hạn, thời hạn thực hiện, nơi nhận báo cáo do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để tổng hợp thông tin thống kê từ các báo cáo thống kê cơ sở, báo cáo tài chính, kết quả các cuộc điều tra thống kê và các nguồn thông tin khác.
1. Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách sau khi có sự thẩm định về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan thống kê trung ương.
3. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với hệ thống Toà án, Viện kiểm sát sau khi có sự thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan thống kê trung ương.
Cơ quan thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Tổ chức thu thập, tổng hợp số liệu, lập và nộp báo cáo theo quy định của chế độ báo cáo thống kê tổng hợp;
2. Lập báo cáo thống kê tổng hợp trung thực, chính xác, đầy đủ trên cơ sở số liệu của các cuộc điều tra thống kê, báo cáo tài chính, báo cáo thống kê cơ sở và các nguồn thông tin khác; tính toán, tổng hợp các chỉ tiêu đúng nội dung và phương pháp theo quy định của chế độ báo cáo thống kê tổng hợp;
3. Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm quy định của pháp luật về chế độ báo cáo thống kê tổng hợp.
1. Tổ chức thống kê tập trung có quyền khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu thống kê ban đầu của cơ quan thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp. Cơ quan thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp có trách nhiệm cung cấp thông tin thuộc cơ sở dữ liệu thống kê ban đầu do mình quản lý theo yêu cầu của tổ chức thống kê tập trung.
2. Cơ quan thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp được tổ chức thống kê tập trung cung cấp trở lại thông tin thống kê tổng hợp và được quyền khai thác cơ sở dữ liệu thống kê tổng hợp có liên quan của tổ chức thống kê tập trung.
1. Thông tin thống kê do tổ chức thống kê nhà nước tiến hành phải được công bố công khai, đúng thời hạn, trừ những thông tin thống kê phải được giữ bí mật quy định tại Điều 27 của Luật này.
Chính phủ quy định cụ thể về thời hạn, phương tiện và phạm vi công bố thông tin thống kê.
2. Thông tin thống kê do người có thẩm quyền quy định tại Điều 25 của Luật này công bố là thông tin thống kê có giá trị pháp lý.
1. Thủ trưởng cơ quan thống kê trung ương công bố thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao công bố thông tin thống kê thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách ngoài các thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố thông tin thống kê từ kết quả các cuộc điều tra thống kê quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật này.
Việc trích dẫn, sử dụng thông tin thống kê phải trung thực và ghi rõ nguồn gốc của thông tin.
Thông tin thống kê phải được giữ bí mật bao gồm:
1. Thông tin thống kê gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp được tổ chức, cá nhân đó đồng ý cho công bố;
2. Những thông tin thống kê thuộc danh mục bí mật nhà nước.
Hệ thống tổ chức thống kê nhà nước bao gồm hệ thống tổ chức thống kê tập trung, tổ chức thống kê bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
1. Hệ thống tổ chức thống kê tập trung được tổ chức theo ngành dọc gồm cơ quan thống kê trung ương và các cơ quan thống kê địa phương.
2. Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của hệ thống tổ chức thống kê tập trung.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thống kê theo quy định của Luật này.
2. Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
3. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo thẩm quyền quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê của hệ thống Toà án, Viện kiểm sát.
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thống kê phục vụ yêu cầu quản lý của xã, phường, thị trấn; thực hiện các cuộc điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê của Nhà nước.
Doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thống kê phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị; gửi báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê thuộc hệ thống tổ chức thống kê tập trung; thực hiện các cuộc điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê của Nhà nước.
1. Người làm công tác thống kê bao gồm người làm công tác thống kê trong hệ thống tổ chức thống kê nhà nước, người làm thống kê ở xã, phường, thị trấn, người làm thống kê ở doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và người được trưng tập thực hiện điều tra thống kê.
2. Người làm công tác thống kê phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, khách quan, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thống kê.
3. Người làm công tác thống kê độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê.
4. Người làm công tác thống kê có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về thống kê, thực hiện và chịu trách nhiệm về các công việc được phân công.
Nội dung quản lý nhà nước về thống kê bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển công tác thống kê, hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, chương trình điều tra thống kê quốc gia;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thống kê;
3. Phổ biến, giáo dục pháp luật về thống kê;
4. Quản lý việc công bố thông tin thống kê;
5. Xây dựng tổ chức thống kê, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê;
6. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động thống kê;
7. Hợp tác quốc tế về thống kê;
8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thống kê, xử lý vi phạm pháp luật về thống kê;
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thống kê theo quy định của pháp luật.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thống kê.
2. Cơ quan thống kê trung ương giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thuộc nội dung quản lý nhà nước về thống kê theo quy định của Chính phủ.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về thống kê trong ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về thống kê tại địa phương.
1. Thanh tra thống kê là thanh tra chuyên ngành về thống kê. Thanh tra thống kê có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật về thống kê; phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thống kê; kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về thống kê.
2. Tổ chức và hoạt động của thanh tra thống kê do Chính phủ quy định.
Khi tiến hành thanh tra, đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên có quyền và trách nhiệm sau đây:
1. Xuất trình quyết định thanh tra và thẻ thanh tra viên;
2. Yêu cầu đối tượng thanh tra, các bên có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;
3. Lập biên bản thanh tra, kiến nghị biện pháp giải quyết đối với những sai phạm;
4. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
5. Thực hiện đúng trình tự, thủ tục thanh tra, không gây phiền hà, sách nhiễu, làm cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra;
6. Báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về kết quả thanh tra và kiến nghị biện pháp giải quyết;
7. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận thanh tra và biện pháp xử lý do mình quyết định;
8. Giữ bí mật tài liệu thanh tra theo quy định của pháp luật.
Đối tượng thanh tra có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Yêu cầu đoàn thanh tra, thanh tra viên xuất trình quyết định thanh tra, thẻ thanh tra viên và thực hiện đúng quy định của pháp luật về thanh tra;
2. Tạo điều kiện để đoàn thanh tra và thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ;
3. Cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời các vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra theo yêu cầu của đoàn thanh tra, thanh tra viên;
4. Chấp hành các quyết định xử lý của đoàn thanh tra, thanh tra viên theo quy định của pháp luật;
5. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định thanh tra, hành vi của thanh tra viên và kết luận, quyết định của thanh tra thống kê mà mình có căn cứ cho là không đúng pháp luật;
6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại do các biện pháp xử lý không đúng pháp luật của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên gây ra.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thống kê thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thống kê thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2004.
2. Pháp lệnh kế toán và thống kê ngày 10 tháng 5 năm 1988 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No: 04/2003/QH11 |
Hanoi, June 17, 2003 |
STATISTICS LAW
(No. 04/2003/QH11 of June 17, 2003)
In order to raise the efficiency of the statistical work, ensuring the truthfulness, objectivity, accuracy, completeness and timeliness of statistical information in service of State agencies in evaluating and envisaging the situation, determining strategies and policies, formulating socio-economic development plans and meeting the demands of other organizations and individuals for statistical information; and to enhance the effect of State management over the statistical work;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assembly, its 10th session;
This Law provides for statistics.
Article 1.- Scope of regulation
1. This Law governs statistical activities, the use of statistical information and the system of State statistical organizations.
2. Statistical surveys conducted by organizations and individuals outside the system of State statistical organizations shall be stipulated by the Government.
Article 2.- Subjects of application
The subjects of application of this Law include:
1. State agencies, non-business units, units of the people's armed forces, political organizations, socio-political organizations, socio-political professional organizations, social organizations, socio-professional organizations, enterprises and units attached to enterprises of all economic sectors, cooperatives, cooperation groups, individual business households, households, individuals, other Vietnamese organizations at home and abroad, and foreign organizations and individuals operating in the Vietnamese territory (hereinafter referred collectively to as organizations and individuals), that supply statistical information;
2. Organizations and individuals using statistical information;
3. Statistical organizations, statisticians.
Article 3.- Interpretation of terms
In this Law, the following phrases are construed as follows:
1. Statistical activities mean surveying, reporting, synthesizing, analyzing and publicizing information reflecting the nature and laws of socio-economic phenomena under particular spatial and temporal conditions, which are conducted by State statistical organizations.
2. Statistical information means products of statistical activities, including statistical data and written analyses thereof.
3. Statistical indices mean indices which reflect, through their numerical expression, the scale and speed of development, the structures and proportional relationships of socio-economic phenomena under particular spatial and temporal conditions.
4. System of statistical indices means a combination of statistical indices promulgated by competent State bodies.
5. System of national statistical indices means a combination of statistical indices reflecting the major socio-economic situation of the country.
6. Statistical survey means the form of collection of statistical information according to a survey plan.
7. Statistical reporting means the form of collection of statistical information according to the statistical reporting regimes promulgated by competent State bodies.
Statistical reports include basic statistical reports and synthetic statistical reports.
Article 4.- Basic principles of statistical activities
Statistical activities must abide by the following basic principles:
1. Ensuring truthfulness, objectivity, accuracy, completeness and timeliness in statistical activities;
2. Ensuring independence in professional statistical operations;
3. Uniformity in terms of indices, forms, computing methods, classification tables, units of measurement, statistical year and assurance of international comparability;
4. No repetition and overlap among statistical surveys as well as statistical reporting regimes;
5. Publicity of statistical methods, publicization of statistical information;
6. Assurance of equality in the access to, and use of, State statistical information already publicized;
7. Statistical information on each organization or individual shall be used only for the purposes of synthesizing statistics.
Article 5.- Application of science and technology to statistical activities
The State shall prioritize the investment in and the application of advanced information and communication technologies and statistical methods to statistical activities.
Article 6.- Acts strictly forbidden in statistical activities
The following acts are strictly forbidden:
1. Failing to implement, or obstructing the implementation of, the statistical reporting regimes or statistical surveys;
2. Declaring false information, reporting on or publicizing untrue statistical information ; forcing other persons to supply false information, report on or release untrue statistical information;
3. Disclosing statistical information on the list of State secrets; disclosing statistical information associated with specific names and/or addresses of organizations or individuals without the consent of such organizations or individuals;
4. Deciding to conduct surveys or to promulgate statistical reporting regimes in contravention of laws;
5. Other acts of violating the statistics legislation.
SYSTEM OF STATISTICAL INFORMATION
Article 7.- System of statistical information
The system of statistical information consists of:
1. Statistical information which the system of centralized statistical organizations directly collect or synthesize from statistical information collected by the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy in order to meet the general management requirements of the State;
2. Statistical information which the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy collect in order to meet the synthetic requirements of the system of centralized statistical organizations and the management and use requirements of these agencies.
Article 8.- Competence to promulgate the system of statistical indices
1. Basing himself/herself on the requirements of socio-economic development tasks, the Prime Minister shall promulgate the system of national statistical indices. The system of national statistical indices shall serve as a basis for the assignment and coordination of statistical activities, the elaboration of a program of national statistical surveys and the formulation of the synthetic and basic statistical reporting regimes.
2. Basing themselves on the system of national statistical indices, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the chief judge of the Supreme People's Court and the chairman of the Supreme People's Procuracy shall promulgate statistical indices in service of the management and use requirements of the branches or domains under their respective management.
Article 9.- Statistical classification tables
1. The statistical classification tables shall be promulgated by competent State bodies for use as standards to be uniformly applied to statistical activities, including the tables of the system of the national economy's branches, the classification of economic forms, the list of administrative units, the list of nationalities, the lists of economic units, administrative agencies and non-business units, the lists of products and goods, the lists of occupations, the list of education and training, and other statistical classification tables.
2. The Government shall stipulate the competence to promulgate the statistical classification tables, except for those specified in Clause 3 of this Article.
3. The chief judge of the Supreme People's Court and the chairman of the Supreme People's Procuracy shall promulgate the statistical classification tables in the branches or domains under their respective management.
Article 10.- Forms of collecting statistical information
The major forms of collecting statistical information are statistic surveys and statistical reports.
STATISTICAL SURVEYS AND STATISTICAL REPORTS
Section 1. STATISTICAL SURVEYS
Article 11.- The programs on national statistical surveys
1. Basing themselves on the system of national statistical indices and the regime of synthetic statistical reporting regime of the State, the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy shall propose the statistical surveys planned to be conducted; the central statistical agency shall sum them up and submit to the Prime Minister for decision long-term and annual programs on national statistical surveys.
A program on national statistical surveys covers a list of surveys, surveying duration, assignment of surveying tasks, and conditions to ensure the surveying.
2. The Government shall prescribe the carrying out of surveys outside the national statistical survey programs.
Article 12.- Competence to decide on statistical surveys
1. The Prime Minister shall decide on general statistical surveys.
2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the chief judge of the Supreme People's Court and the chairman of the Supreme People's Procuracy shall, within the scope of their respective tasks and powers, decide on statistical surveys other than general surveys prescribed in Clause 1 of this Article.
3. The presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall, with the scope of their respective tasks and powers, decide on statistical surveys other than the surveys prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article according to their local management requirements.
Article 13.- Statistical survey plans
1. Each statistical survey must have a plan therefor.
2. A statistical survey plan contains regulations and guidelines regarding the purposes, requirements, scope, objects, units, contents and methods of survey, time and duration of the survey, the surveying agency(ies) and forces, the synthesis, analysis and publicization of survey findings, funding and other material conditions for conducting the survey, responsibilities of concerned organizations and individuals.
3. The persons who decide on the statistical surveys shall also decide on the plans therefor. The statistical survey plans of the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy or the People's Committees of the provinces or centrally-run cities, before being decided on, shall be professionally evaluated by the central statistical agency.
Article 14.- Funding for statistical surveys
1. The funding for conducting statistical surveys shall be covered with the State budget, depending on the size and nature of each survey.
2. The estimation, management, use and settlement of the funding for statistical surveys shall comply with the provisions of the State Budget Law.
Article 15.- Rights and obligations of survey-conducting agencies and statistical surveyors
1. Statistical survey- conducting agencies shall have the following rights and obligations:
a/ To direct, organize and inspect the implementation of statistical survey plans;
b/ To organize the synthesis, analysis and publicization of statistical survey results.
2. Statistical surveyors shall have the following rights and obligations:
a/ To be trained in statistical survey skills;
b/ To carry out surveys according to the statistical survey plans.
3. The statistical survey-conducting agencies and statistical surveyors shall be held accountable for the objectivity and accuracy of survey information and keep secret such information according to the provisions of this Law.
Article 16.- Rights and obligations of organizations and individuals being respondents in statistical surveys
Organizations and individuals being respondents in statistical surveys shall have the following rights and obligations:
1. To be informed of the statistical survey decisions;
2. To supply true and complete information on schedule as requested by the statistical surveyors;
3. To complain about or denounce acts of violating the legislation on statistical surveys.
Section 2. THE REGIME OF BASIC STATISTICAL REPORTING
Article 17.- The regime of basic statistical reporting
The regime of basic statistical reporting, which covers regulations on objects to be reported, reporting scope and contents, reporting period and deadline, and the report-receiving places, shall be promulgated by competent State bodies in order to gather statistical information from documents and books of initial data.
Article 18.- Competence to promulgate the regime of basic statistical reporting
1. The Prime Minister shall promulgate the regime of basic statistical reporting for the collection of statistical information on national statistical indices, which are assigned to the central statistical agency.
2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the chief judge of the Supreme People's Court and the chairman of the Supreme People's Procuracy shall promulgate the regimes of basic statistical reporting for the collection of statistical information on national statistical indices, which are assigned to them, and on statistical indices within the branches or domains under their respective management after such regimes are professionally evaluated by the central statistical agency.
Article 19.- Rights and obligations of organizations implementing the regime of basic statistical reporting
Organizations implementing the regime of basic statistical reporting shall have the following rights and obligations:
1. To record, synthesize data, draw up and submit reports according to the regulations of the regime of basic statistical reporting;
2. To draw up truthful, accurate and complete basic statistical reports on the basis of documents and books of initial data; to calculate and synthesize indices strictly according to the contents and methods prescribed by the regime of basic statistical reporting.
3. To complain about administrative decisions, administrative acts when they have grounds to believe that such decisions or acts violate the law provisions on the regime of basic statistical reporting.
Section 3. THE REGIME OF SYNTHETIC STATISTICAL REPORTING
Article 20.- The regime of synthetic statistical reporting
The regime of synthetic statistical reporting, which covers regulations on reporting objects, reporting scope and contents, the reporting period and deadline, the report-receiving places, shall be promulgated by competent State bodies to sum up statistical data from basic statistical reports, financial statements, survey findings and other information sources.
Article 21.- Competence to promulgate the regimes of synthetic statistical reporting
1. The Prime Minister shall promulgate the regime of synthetic statistical reporting for application to the ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government.
2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies shall promulgate the regime of synthetic statistical reporting for application to the professional agencies of the People's Committees of the provinces, centrally run cities, rural districts, urban districts, provincial capitals and cities, which belong to the domains or branches under their respective management after such regimes are professionally evaluated by the central statistical agency.
3. The chief judge of the Supreme People's Court and the chairman of the Supreme People's Procuracy shall promulgate the regimes of synthetic statistical reporting for application to the system of courts or procuracies after such regimes are professionally evaluated by the central statistical agency.
Article 22.- Rights and obligations of the agencies implementing the regime of synthetic statistical reporting
The agencies implementing the regime of synthetic statistical reporting shall have the following rights and obligations:
1. To organize the collection and synthesis of data, to draw up and submit reports according to the regulations of the regime of synthetic statistical reporting;
2. To draw up truthful, accurate and complete synthetic statistical reports on the basis of data of statistical surveys, financial statements, basic statistical reports and other information sources; to compute and synthesize indices strictly according to the contents and methods prescribed by the regime of synthetic statistical reporting.
3. To complain about administrative decisions, administrative acts when they have grounds to believe that such decisions or acts violate the law provisions on the regime of synthetic statistical reporting.
Article 23.- Rights to exploit and use statistical databases
1. Centralized statistical organizations shall have the rights to exploit and use initial statistical databases of the agencies implementing the regime of synthetic statistical reporting. The agencies implementing the regime of synthetic statistical reporting shall have to supply information belonging to the initial statistical databases under their respective management at the requests of the centralized statistical organizations.
2. The agencies implementing the regime of synthetic statistical reporting shall be provided in return by the centralized statistical agencies with synthetic statistical information and shall be entitled to exploit relevant general statistical databases of the centralized statistical agencies.
PUBLICIZATION AND USE OF STATISTICAL INFORMATION
Article 24.- Publicization of statistical information
1. Statistical information collected by the State statistical organizations must be publicized according to schedule, except for statistical information which must be kept secret as prescribed in Article 27 of this Law.
The Government shall specify the time limit, means and scope of publicization of statistical information.
2. Statistical information publicized by competent persons specified in Article 25 of this Law shall have legal validity.
Article 25.- Competence to publicize statistical information
1. The head of the central statistical agency shall publicize statistical information within the system of national statistical indices.
2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the chief judge of the Supreme People's Court and the chairman of the Supreme People's Procuracy shall publicize statistical information belonging to the branches or domains under their respective management, which is other than statistical information belonging to the system of national statistical indices.
3. The presidents of the People's Committees of the provinces or centrally run cities shall publicize statistical information obtained from the surveys specified in Clause 3, Article 12 of this Law.
Article 26.- Use of statistical information
The citation and use of statistical information must be honest and clearly indicate the sources of such information.
Article 27.- Confidentiality of statistical information
Statistical information which must be kept secret includes:
1. Statistical information associated with the particular names and/or addresses of organizations or individuals, unless the publicization of such information is consented by the concerned organizations or individuals.
2. Statistical information on the list of State secrets.
Article 28.- The system of State statistical organizations
The system of State statistical organizations consists of the system of centralized statistical organizations, statistical organizations of the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy.
Article 29.- The system of centralized statistical organizations
1. The system of centralized statistical organizations is organized according to a professionally hierarchical structure, including the central statistical agency and local statistical agencies.
2. The Government shall specify the tasks, powers and organizational structure of the system of centralized statistical organizations.
Article 30.- Statistical work of the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the Supreme Peoples Court and the Supreme People's Procuracy.
1. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the chief judge of the Supreme People's Court and the chairman of the Supreme People's Procuracy shall have to organize the statistical work according to the provisions of this Law.
2. The Government shall define the tasks, powers and structure of the statistical organizations of the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government.
3. The chief judge of the Supreme People's Court and chairman of the Supreme People's Procuracy shall, according to their jurisdiction, specify the tasks, powers and structure of the statistical organizations of the systems of courts and procuracies.
Article 31.- Statistical work of communes, wards and townships
The People's Committees of communes, wards or townships shall have to organize the statistical work in service of the management requirements of their communes, wards or townships; conduct statistical surveys and implement the State's statistical reporting regimes.
Article 32.- Statistical work of enterprises, administrative agencies, non-business units
Enterprises, administrative agencies and non-business units shall have to organize the statistical work in service of their respective management requirements; send financial statements to the statistical agencies of the system of centralized statistical organizations, conduct statistical surveys and implement the State's statistical reporting regimes.
1. Statisticians include statisticians working in the system of State statistical organizations, statisticians working in communes, wards and townships, and statisticians working in enterprises, administrative agencies, non-business units and persons mobilized to carry out statistical surveys.
2. Statisticians must satisfy the following criteria:
a/ Possessing professional ethics, being honest, impartial and having the sense of law observance;
b/ Having professional statistical qualifications and skills.
3. Statisticians shall act independently in their statistical profession.
4. Statisticians shall have to observe the law provisions on statistics, accomplish, and take responsibility for, their assigned tasks.
STATE MANAGEMENT OVER STATISTICS
Section 1. STATE MANAGEMENT CONTENTS AND AGENCIES PERFORMING THE STATE MANAGEMENT OVER STATISTICS
Article 34.- Contents of State management over statistics
The contents of State management over statistics include:
1. Formulating, and directing the implementation of, strategies, plannings and plans on development of the statistical work, the system of national statistical indices and the programs on national statistical surveys;
2. Promulgating, and organizing the implementation of, legal documents on statistics;
3. Popularizing and educating in the statistics legislation;
4. Managing the publicization of statistical information;
5. Building up statistical organizations, providing training and fostering in the statistical profession;
6. Organizing scientific researches and the application of advanced technologies to statistical activities;
7. Undertaking international cooperation on statistics;
8. Inspecting and supervising the observance of the statistics legislation, handling violations of the statistics legislation;
9. Settling statistics-related complaints and denunciations according to the provisions of law.
Article 35.- Agencies performing the State management over statistics
1. The Government shall perform the unified State management over statistics.
2. The central statistical agency shall assist the Government in performing its tasks and exercising its powers falling within the contents of State management over statistics according to the Government's regulations.
3. The ministries and the ministerial-level agencies shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to perform the State management over statistics in the branches or domains assigned to them for management.
4. The People's Committees of the provinces or centrally run cities shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to perform the State management over statistics in their respective localities.
Section 2. STATISTICS INSPECTORATE
Article 36.- Statistics inspectorate
1. The statistics inspectorate is an inspectorate specialized in statistics. The statistics inspectorate is tasked to inspect the observance of the statistics legislation; to detect, prevent and handle according to its competence or propose competent authorities to handle violations of the statistics legislation; to propose measures to secure the enforcement of the statistics legislation.
2. The organization and operation of the statistics inspectorate are stipulated by the Government.
Article 37.- Rights and responsibilities of the statistics inspectorate
When conducting inspection, the inspection teams or individual inspectors shall have the following rights and responsibilities:
1. To produce inspection decisions and inspector's cards;
2. To request the inspected subjects and concerned parties to supply materials, evidences and reply on matters related to inspection contents;
3. To make inspection records and propose measures to deal with wrong-doings;
4. To apply measures to preclude and handle violations according to the provisions of law;
5. To properly follow the inspection order and procedures without troubling, harassing and obstructing production and business activities and normal operation of the inspected subjects;
6. To report to competent authorities on the inspection results and propose solutions;
7. To comply with laws, take responsibility before law for the inspection results and handling measures decided by themselves;
8. To keep secret inspection documents according to the provisions of law.
Article 38.- Rights and obligations of inspected subjects
The inspected subjects shall have the following rights and obligations:
1. To request the inspection teams and/or inspectors to produce inspection decisions and inspector's cards and comply with the inspection legislation;
2. To create conditions for the inspection teams and inspectors to accomplish their tasks;
3. To supply materials, evidences and reply on matters related to inspection contents at the requests of the inspection teams and/or inspectors;
4. To abide by handling decisions of the inspection teams and/or inspectors according to the provisions of law;
5. To lodge complaints about, denounce or initiate lawsuits with competent State bodies against inspection decisions, acts of inspectors and conclusions and/or decisions of the statistics inspectorate, which they have grounds to believe that they are at variance with law;
6. To request compensation for damage caused by unlawful handling measures applied by the inspection teams or inspectors.
COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Organizations and individuals that record achievements in the statistical work shall be commended and/or rewarded according to the provisions of law.
Article 40.- Handling of violations
Organizations and individuals that commit acts of violating the statistics legislation shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability; and, if causing damage, pay compensation therefor according to the provisions of law.
Article 41.- Implementation effect
1. This Law shall take effect as from January 1, 2004.
2. The May 10, 1988 Accounting and Statistics Ordinance shall cease to be effective as from the effective date of this Law.
Article 42.- Implementation detailing and guidance
The Government, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy shall detail and guide the implementation of this Law.
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |