Chương III Luật Thống kê 2003: Điều tra thống kê và báo cáo thống kê
Số hiệu: | 04/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 17/06/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2004 |
Ngày công báo: | 18/07/2003 | Số công báo: | Số 95 |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Thống kê - Ngày 17/06/2003, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật Thống kê. Luật này gồm VIII chương, 42 điều. Luật Thống kê quy định về hoạt động thống kê, sử dụng thông tin thống kê và hệ thống tổ chức thống kê nhà nước. Theo quy định, thông tin thống kê do các tổ chức thống kê nhà nước tiến hành phải được công bố công khai, đúng thời hạn, trừ những thông tin thống kê phải giữ bí mật được quy định tại Luật này. Thông tin thống kê do người có thẩm quyền công bố là thông tin thống kê có giá trị pháp lý. Tổ chức thống kê tập trung có quyền khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu thống kê ban đầu của các cơ quan thuộc đối tượng thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp. Các cơ quan thuộc đối tượng này có trách nhiệm cung cấp các thông tin thuộc cơ sở dữ liệu thống kê ban đầu do mình quản lý theo yêu cầu của tổ chức thống kê tập trung. Các cơ quan này cũng sẽ được tổ chức thống kê tập trung cung cấp trở lại thông tin thống kê tổng hợp và được quyền khai thác cơ sở dữ liệu thống kê tổng hợp có liên quan của tổ chức thống kê tập trung. Việc trích dẫn, sử dụng thông tin thống kê phải trung thực và ghi rõ nguồn gốc của thông tin. Các thông tin thống kê quy định phải được giữ bí mật bao gồm: Thông tin thống kê gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân (trừ trường hợp được tổ chức, cá nhân đó đồng ý cho công bố), Những thông tin thống kê thuộc danh mục bí mật nhà nước... Luật này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2004, thay thế Pháp lệnh Kế toán thống kê ban hành ngày 10/5/1988.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và chế độ báo cáo thống kê tổng hợp của Nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị các cuộc điều tra thống kê dự kiến tiến hành; cơ quan thống kê trung ương tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chương trình điều tra thống kê quốc gia dài hạn và hàng năm.
Chương trình điều tra thống kê quốc gia bao gồm danh mục các cuộc điều tra, thời hạn điều tra, phân công thực hiện và các điều kiện bảo đảm thực hiện việc điều tra.
2. Chính phủ quy định việc tiến hành các cuộc điều tra ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định các cuộc tổng điều tra thống kê.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định các cuộc điều tra thống kê ngoài các cuộc tổng điều tra quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định các cuộc điều tra thống kê theo yêu cầu quản lý của địa phương ngoài các cuộc điều tra quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Mỗi cuộc điều tra thống kê phải có phương án điều tra thống kê.
2. Phương án điều tra thống kê bao gồm các quy định và hướng dẫn về mục đích, yêu cầu, phạm vi, đối tượng, đơn vị, nội dung, phương pháp điều tra, thời điểm, thời gian điều tra, cơ quan tiến hành điều tra và lực lượng thực hiện điều tra, tổng hợp, phân tích, công bố kết quả điều tra, kinh phí và các điều kiện vật chất khác bảo đảm thực hiện, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Người quyết định điều tra thống kê quyết định phương án điều tra thống kê. Phương án điều tra thống kê của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước khi được quyết định phải có sự thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan thống kê trung ương.
1. Kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy mô, tính chất của từng cuộc điều tra.
2. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí điều tra thống kê được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
1. Cơ quan tiến hành điều tra thống kê có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện phương án điều tra thống kê;
b) Tổ chức tổng hợp, phân tích, công bố kết quả điều tra thống kê.
2. Người thực hiện điều tra thống kê có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra thống kê;
b) Thực hiện điều tra theo đúng phương án điều tra thống kê.
3. Cơ quan tiến hành điều tra và người thực hiện điều tra thống kê phải chịu trách nhiệm về tính khách quan và chính xác của thông tin điều tra, giữ bí mật thông tin theo quy định của Luật này
Tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Được thông báo về quyết định điều tra thống kê;
2. Cung cấp thông tin trung thực, đầy đủ và đúng thời hạn theo yêu cầu của người thực hiện điều tra thống kê;
3. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về điều tra thống kê.
Chế độ báo cáo thống kê cơ sở bao gồm các quy định về đối tượng thực hiện, phạm vi, nội dung báo cáo, kỳ hạn, thời hạn thực hiện, nơi nhận báo cáo do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thu thập thông tin thống kê từ các chứng từ, sổ ghi chép số liệu ban đầu.
1. Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ báo cáo thống kê cơ sở để thu thập thông tin thống kê đối với những chỉ tiêu thống kê quốc gia do cơ quan thống kê trung ương được phân công thực hiện.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành chế độ báo cáo thống kê cơ sở để thu thập thông tin thống kê đối với những chỉ tiêu thống kê quốc gia được phân công thực hiện và các chỉ tiêu thống kê thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách sau khi có sự thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan thống kê trung ương.
Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Ghi chép, tổng hợp số liệu, lập và nộp báo cáo theo quy định của chế độ báo cáo thống kê cơ sở;
2. Lập báo cáo thống kê cơ sở trung thực, chính xác, đầy đủ trên cơ sở các chứng từ và sổ ghi chép số liệu ban đầu; tính toán, tổng hợp các chỉ tiêu đúng nội dung và phương pháp theo quy định của chế độ báo cáo thống kê cơ sở;
3. Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm quy định của pháp luật về chế độ báo cáo thống kê cơ sở.
Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp bao gồm các quy định về đối tượng thực hiện, phạm vi, nội dung báo cáo, kỳ hạn, thời hạn thực hiện, nơi nhận báo cáo do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để tổng hợp thông tin thống kê từ các báo cáo thống kê cơ sở, báo cáo tài chính, kết quả các cuộc điều tra thống kê và các nguồn thông tin khác.
1. Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách sau khi có sự thẩm định về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan thống kê trung ương.
3. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với hệ thống Toà án, Viện kiểm sát sau khi có sự thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan thống kê trung ương.
Cơ quan thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Tổ chức thu thập, tổng hợp số liệu, lập và nộp báo cáo theo quy định của chế độ báo cáo thống kê tổng hợp;
2. Lập báo cáo thống kê tổng hợp trung thực, chính xác, đầy đủ trên cơ sở số liệu của các cuộc điều tra thống kê, báo cáo tài chính, báo cáo thống kê cơ sở và các nguồn thông tin khác; tính toán, tổng hợp các chỉ tiêu đúng nội dung và phương pháp theo quy định của chế độ báo cáo thống kê tổng hợp;
3. Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm quy định của pháp luật về chế độ báo cáo thống kê tổng hợp.
1. Tổ chức thống kê tập trung có quyền khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu thống kê ban đầu của cơ quan thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp. Cơ quan thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp có trách nhiệm cung cấp thông tin thuộc cơ sở dữ liệu thống kê ban đầu do mình quản lý theo yêu cầu của tổ chức thống kê tập trung.
2. Cơ quan thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp được tổ chức thống kê tập trung cung cấp trở lại thông tin thống kê tổng hợp và được quyền khai thác cơ sở dữ liệu thống kê tổng hợp có liên quan của tổ chức thống kê tập trung.
STATISTICAL SURVEYS AND STATISTICAL REPORTS
Section 1. STATISTICAL SURVEYS
Article 11.- The programs on national statistical surveys
1. Basing themselves on the system of national statistical indices and the regime of synthetic statistical reporting regime of the State, the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy shall propose the statistical surveys planned to be conducted; the central statistical agency shall sum them up and submit to the Prime Minister for decision long-term and annual programs on national statistical surveys.
A program on national statistical surveys covers a list of surveys, surveying duration, assignment of surveying tasks, and conditions to ensure the surveying.
2. The Government shall prescribe the carrying out of surveys outside the national statistical survey programs.
Article 12.- Competence to decide on statistical surveys
1. The Prime Minister shall decide on general statistical surveys.
2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the chief judge of the Supreme People's Court and the chairman of the Supreme People's Procuracy shall, within the scope of their respective tasks and powers, decide on statistical surveys other than general surveys prescribed in Clause 1 of this Article.
3. The presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall, with the scope of their respective tasks and powers, decide on statistical surveys other than the surveys prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article according to their local management requirements.
Article 13.- Statistical survey plans
1. Each statistical survey must have a plan therefor.
2. A statistical survey plan contains regulations and guidelines regarding the purposes, requirements, scope, objects, units, contents and methods of survey, time and duration of the survey, the surveying agency(ies) and forces, the synthesis, analysis and publicization of survey findings, funding and other material conditions for conducting the survey, responsibilities of concerned organizations and individuals.
3. The persons who decide on the statistical surveys shall also decide on the plans therefor. The statistical survey plans of the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy or the People's Committees of the provinces or centrally-run cities, before being decided on, shall be professionally evaluated by the central statistical agency.
Article 14.- Funding for statistical surveys
1. The funding for conducting statistical surveys shall be covered with the State budget, depending on the size and nature of each survey.
2. The estimation, management, use and settlement of the funding for statistical surveys shall comply with the provisions of the State Budget Law.
Article 15.- Rights and obligations of survey-conducting agencies and statistical surveyors
1. Statistical survey- conducting agencies shall have the following rights and obligations:
a/ To direct, organize and inspect the implementation of statistical survey plans;
b/ To organize the synthesis, analysis and publicization of statistical survey results.
2. Statistical surveyors shall have the following rights and obligations:
a/ To be trained in statistical survey skills;
b/ To carry out surveys according to the statistical survey plans.
3. The statistical survey-conducting agencies and statistical surveyors shall be held accountable for the objectivity and accuracy of survey information and keep secret such information according to the provisions of this Law.
Article 16.- Rights and obligations of organizations and individuals being respondents in statistical surveys
Organizations and individuals being respondents in statistical surveys shall have the following rights and obligations:
1. To be informed of the statistical survey decisions;
2. To supply true and complete information on schedule as requested by the statistical surveyors;
3. To complain about or denounce acts of violating the legislation on statistical surveys.
Section 2. THE REGIME OF BASIC STATISTICAL REPORTING
Article 17.- The regime of basic statistical reporting
The regime of basic statistical reporting, which covers regulations on objects to be reported, reporting scope and contents, reporting period and deadline, and the report-receiving places, shall be promulgated by competent State bodies in order to gather statistical information from documents and books of initial data.
Article 18.- Competence to promulgate the regime of basic statistical reporting
1. The Prime Minister shall promulgate the regime of basic statistical reporting for the collection of statistical information on national statistical indices, which are assigned to the central statistical agency.
2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the chief judge of the Supreme People's Court and the chairman of the Supreme People's Procuracy shall promulgate the regimes of basic statistical reporting for the collection of statistical information on national statistical indices, which are assigned to them, and on statistical indices within the branches or domains under their respective management after such regimes are professionally evaluated by the central statistical agency.
Article 19.- Rights and obligations of organizations implementing the regime of basic statistical reporting
Organizations implementing the regime of basic statistical reporting shall have the following rights and obligations:
1. To record, synthesize data, draw up and submit reports according to the regulations of the regime of basic statistical reporting;
2. To draw up truthful, accurate and complete basic statistical reports on the basis of documents and books of initial data; to calculate and synthesize indices strictly according to the contents and methods prescribed by the regime of basic statistical reporting.
3. To complain about administrative decisions, administrative acts when they have grounds to believe that such decisions or acts violate the law provisions on the regime of basic statistical reporting.
Section 3. THE REGIME OF SYNTHETIC STATISTICAL REPORTING
Article 20.- The regime of synthetic statistical reporting
The regime of synthetic statistical reporting, which covers regulations on reporting objects, reporting scope and contents, the reporting period and deadline, the report-receiving places, shall be promulgated by competent State bodies to sum up statistical data from basic statistical reports, financial statements, survey findings and other information sources.
Article 21.- Competence to promulgate the regimes of synthetic statistical reporting
1. The Prime Minister shall promulgate the regime of synthetic statistical reporting for application to the ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government.
2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies shall promulgate the regime of synthetic statistical reporting for application to the professional agencies of the People's Committees of the provinces, centrally run cities, rural districts, urban districts, provincial capitals and cities, which belong to the domains or branches under their respective management after such regimes are professionally evaluated by the central statistical agency.
3. The chief judge of the Supreme People's Court and the chairman of the Supreme People's Procuracy shall promulgate the regimes of synthetic statistical reporting for application to the system of courts or procuracies after such regimes are professionally evaluated by the central statistical agency.
Article 22.- Rights and obligations of the agencies implementing the regime of synthetic statistical reporting
The agencies implementing the regime of synthetic statistical reporting shall have the following rights and obligations:
1. To organize the collection and synthesis of data, to draw up and submit reports according to the regulations of the regime of synthetic statistical reporting;
2. To draw up truthful, accurate and complete synthetic statistical reports on the basis of data of statistical surveys, financial statements, basic statistical reports and other information sources; to compute and synthesize indices strictly according to the contents and methods prescribed by the regime of synthetic statistical reporting.
3. To complain about administrative decisions, administrative acts when they have grounds to believe that such decisions or acts violate the law provisions on the regime of synthetic statistical reporting.
Article 23.- Rights to exploit and use statistical databases
1. Centralized statistical organizations shall have the rights to exploit and use initial statistical databases of the agencies implementing the regime of synthetic statistical reporting. The agencies implementing the regime of synthetic statistical reporting shall have to supply information belonging to the initial statistical databases under their respective management at the requests of the centralized statistical organizations.
2. The agencies implementing the regime of synthetic statistical reporting shall be provided in return by the centralized statistical agencies with synthetic statistical information and shall be entitled to exploit relevant general statistical databases of the centralized statistical agencies.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực