Chương V Luật tần số vô tuyến điện năm 2009: Kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện và xử lí nhiễu có hại
Số hiệu: | 42/2009/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 23/11/2009 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2010 |
Ngày công báo: | 27/03/2010 | Số công báo: | Từ số 133 đến số 134 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Người trực tiếp khai thác thiết bị vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện lắp đặt trên tàu biển, tàu bay của Việt Nam và của nước ngoài khi vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam, thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện trong phạm vi cả nước; quy định việc thành lập đoàn kiểm tra, nội dung kiểm tra, thủ tục kiểm tra, trách nhiệm của đối tượng chịu sự kiểm tra.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích quốc phòng, an ninh.
3. Kết quả kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện, thu, đo tham số kỹ thuật thiết bị vô tuyến điện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện là bằng chứng để xác định và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện và xử lý nhiễu có hại.
1. Kiểm tra định kỳ được thực hiện theo chương trình, kế hoạch kiểm tra đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 35 của Luật này phê duyệt.
2. Kiểm tra đột xuất được thực hiện khi giải quyết nhiễu có hại hoặc khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện.
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện phải thực hiện đúng quy định của giấy phép và thực hiện các biện pháp sau đây để hạn chế nhiễu có hại:
1. Duy trì tần số vô tuyến điện phát trong phạm vi sai lệch tần số vô tuyến điện cho phép theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
2. Giảm mục phát xạ vô tuyến điện không mong muốn xuống trị số thấp nhất;
3. Sử dụng phương thức phát có độ rộng băng tần chiếm dụng nhỏ nhất tương ứng với công nghệ sử dụng;
4. Hạn chế thu, phát sóng vô tuyến điện ở những hướng không cần thiết;
5. Sử dụng mức công suất nhỏ nhất đủ để bảo đảm chất lượng thông tin.
1. Cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện xử lý nhiễu có hại theo nguyên tắc sau đây:
a) Ưu tiên phát xạ vô tuyến điện trong độ rộng băng tần cần thiết đối với đài vô tuyến điện, hạn chế ở mức thấp nhất phát xạ vô tuyến điện không mong muốn;
b) Ưu tiên nghiệp vụ chính hơn nghiệp vụ phụ trong việc thay đổi tần số vô tuyến điện hoặc các tham số kỹ thuật phát sóng để xử lý nhiễu có hại;
c) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sử dụng đài vô tuyến điện gây nhiễu có hại áp dụng biện pháp thay đổi tần số vô tuyến điện, hạn chế công suất phát, thay đổi chiều cao, phân cực, đặc tính hướng của ăng-ten phát, phân chia lại thời gian làm việc và các biện pháp cần thiết khác đối với đài vô tuyến điện gây nhiễu để khắc phục nhiễu;
d) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện, điện tử, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện gây nhiễu có hại thực hiện các biện pháp để loại bỏ nhiễu;
đ) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện, điện tử, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện ngừng sử dụng các thiết bị này nếu gây nhiễu có hại cho thông tin vô tuyến dẫn đường, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh cho đến khi đã khắc phục được nhiễu có hại;
e) Tổ chức, cá nhân gây nhiễu do không thực hiện đúng quy định của giấy phép phải chịu chi phí cho việc chuyển đổi tần số vô tuyến điện, chuyển đổi thiết bị vô tuyến điện, xử lý nhiễu có hại; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
g) Tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị vô tuyến điện gây nhiễu có hại vi phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện phải khắc phục nhiễu có hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện giải quyết nhiễu có hại phải cung cấp đầy đủ thông tin về nhiễu có hại; nếu cung cấp thông tin, chứng cứ giả thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện khi bị nhiễu có hại phải thực hiện các thủ tục sau đây để xử lý:
a) Thông báo về nhiễu có hại cho cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện;
b) Thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện để xác định nguồn gây nhiễu, nguyên nhân gây nhiễu và thực hiện các biện pháp để xử lý nhiễu có hại.
2. Trong khi tìm nguyên nhân gây nhiễu có hại, cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện có quyền và trách nhiệm:
a) Đo trực tiếp thông số kỹ thuật của thiết bị vô tuyến điện hoặc thiết bị điện, điện tử, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện có thể là nguyên nhân gây nhiễu có hại;
b) Yêu cầu tạm dừng việc khai thác thiết bị vô tuyến điện hoặc thiết bị điện, điện tử, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện để xác định chính xác nguồn gây nhiễu có hại trong trường hợp cần thiết;
c) Hạn chế ảnh hưởng tới sự vận hành bình thường của thiết bị vô tuyến điện trong quá trình đo trực tiếp hoặc tạm dừng việc khai thác thiết bị để tìm nguyên nhân gây nhiễu có hại.
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trong khu vực nhiễu có hại có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hiện nguồn nhiễu nhanh chóng, chính xác và xử lý nhiễu có hiệu quả.
4. Tổ chức, cá nhân sở hữu thiết bị gây nhiễu có hại phải tiến hành sửa chữa, cải thiện tính năng, dừng hoạt động của thiết bị gây nhiễu có hại và các biện pháp khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện để bảo đảm chấm dứt việc gây nhiễu có hại.
1. Hành lang an toàn kỹ thuật của đài vô tuyến điện là khoảng không gian cần thiết theo hướng thu, phát để bảo đảm tính năng hoạt động bình thường của đài vô tuyến điện.
2. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định về hành lang an toàn kỹ thuật của đài vô tuyến điện; ban hành Danh sách đài vô tuyến điện có hành lang an toàn kỹ thuật được bảo đảm kèm theo địa chỉ, địa điểm lắp đặt.
RADIO FREQUENCY EXAMINATION AND CONTROL AND HANDLING OF HARMFUL INTERFERENCE
Article 34. Entities subject to radio frequency examination and control
1. Users of radio frequencies and equipment in the territory of the Socialist Republic of Vietnam shall submit to radio frequency examination and control by a competent state agency.
2. Operators of radio equipment and radio equipment installed on board Vietnamese or foreign seagoing ships and airplanes entering the territory of the Socialist Republic of Vietnam shall comply with Vietnam's laws, international agreements and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party and submit to radio frequency examination and control by a competent state agency.
Article 35. Responsibilities for radio frequency examination and control
1. The Ministry of Information and Communications shall organize radio frequency examination and control nationwide; and provide for the setting up of examination delegations, examination contents and procedures, and responsibilities of entities subject to examination.
2. The Ministry of National Defense and the
Ministry of Public Security shall organize examination and control of radio frequencies exclusively used for national defense and security purposes.
3. Results of radio frequency examination and control, seizure and measurement of technical parameters of radio equipment by a state agency competent to examine and control radio frequencies shall serve as evidence for the identification and handling of violations of the law on radio frequencies and the handling of harmful interference.
Article 36. Modes of examination
1. Regular examination shall be conducted under examination programs and plans approved by competent state agencies defined in Clauses 1 and 2, Article 35 of this Law.
2. Irregular examination shall be conducted upon handling of harmful interference or detection of signs of violations of the law on radio frequencies.
Article 37. Measures to restrict harmful interference
Organizations and individuals licensed to use radio frequencies shall strictly comply with the provisions of their licenses and take the following measures to restrict harmful interference:
1. To keep transmission radio frequencies within the frequency deviation limit prescribed by the Ministry of Information and Communications:
2. To reduce the level of unwanted radio emission to the minimum value;
3. To use a transmission mode with the minimum occupied bandwidth corresponding to applied technologies:
4. To restrict radio wave reception and transmission in unnecessary' directions;
5. To use the minimum capacity enough to assure communication quality.
Article 38. Principles on the handling of harmful interference
1. The specialized management agency in charge of radio frequencies shall handle harmful interference on the following principles:
a/ Prioritizing radio emission within a frequency bandwidth necessary for radio stations and minimizing unwanted radio emission;
b/ Prioritizing primary services over secondary services in the change of radio frequencies or transmission technical parameters for the handling of harmful interference;
c/ Requesting organizations and individuals that use radio stations causing harmful interference to take measures to change radio frequencies; limit the transmission capacity; change the height, polarization and directional characteristics of transmission antennas; and redistribute the working time of harmful interference-causing radio stations and other necessary measures to prevent interference;
d/ Requesting users of electric or electronic equipment or radio wave appliances causing harmful interference to take measures to eliminate interference:
e/ Requesting users of electric or electronic equipment or radio wave appliances to cease using these equipment or appliances if they cause harmful interference to navigation, safety, search, rescue, salvage, national defense and security radiocommunication until harmful interference is remedied;
f/ Organizations and individuals that cause interference due to their non-compliance with the provisions of their licenses shall bear expenses for the change of radio frequencies or equipment, and handling of harmful interference: if causing damage, they shall pay compensations under law;
g/ Users of radio equipment causing harmful interference in violation of the law on radio frequencies shall remedy such harmful interference and be handled under law.
2. Organizations and individuals that request the specialized management agency in charge of radio frequencies to handle harmful interference shall supply adequate information on harmful interference; if supplying untruthful information or evidence, they shall be handled under law.
Article 39. Procedures for handling harmful interference
1. When being affected by harmful interference, licensed users of radio frequencies shall carry out the following procedures for handling:
a/ Notifying the harmful interference to the specialized management agency in charge of radio frequencies;
b/ Following the instructions of the specialized management agency in charge of radio frequencies to identify interference sources and causes, and taking measures to handle harmful interference.
2. When tracing causes of harmful interference, the specialized management agency in charge of radio frequencies has the following rights and responsibilities:
a/ To measure directly technical parameters of radio equipment or electric or electronic equipment or radio wave appliances which might have caused harmful interference;
b/ To request temporary cessation of the operation of radio equipment or electric or electronic equipment or radio wave appliances to identify harmful interference sources in case of necessity:
c/ To mitigate impacts on the normal operation of radio equipment during the time of direct measurement or temporary cessation of the operation for tracing causes of harmful interference.
3. Users of radio frequencies and equipment in harmful interference-affected areas shall coordinate with the specialized management agency in charge of radio frequencies and create favorable conditions for quickly and accurately tracing interference sources and effectively handling interference.
4. Owners of harmful interference-causing equipment shall repair or improve the functions or shut down the operation of such equipment and take other measures at the request of the specialized management agency in charge of radio frequencies to eliminate harmful interference.
Article 40. Technical safety corridors of radio stations
1. The technical safety corridor of a radio station is the space in the direction of reception or transmission necessary for assuring the normal operation of the radio station.
2. The Minister of Information and Communications shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Minister of Construction, the Minister of National Defense and the Minister of Public Security in. promulgating regulations on technical safety corridors of radio stations and a list of radio stations with assured technical safety corridors together with their addresses and installation locations.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực