Chương I Luật tần số vô tuyến điện năm 2009: Những quy định chung
Số hiệu: | 42/2009/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 23/11/2009 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2010 |
Ngày công báo: | 27/03/2010 | Số công báo: | Từ số 133 đến số 134 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh và quản lý an toàn bức xạ vô tuyến điện, tương thích điện từ (sau đây gọi chung là quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện), quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện tại Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tần số vô tuyến điện là tần số của sóng vô tuyến điện.
Sóng vô tuyến điện là sóng điện từ có tần số thấp hơn 3000 gigahéc (GHz) truyền lan tự do trong không gian, không có dẫn sóng nhân tạo.
2. Phổ tần số vô tuyến điện là toàn bộ dải tần số vô tuyến điện.
3. Băng tần số vô tuyến điện (sau đây gọi là băng tần) là một dải tần số vô tuyến điện được giới hạn bằng hai tần số xác định.
4. Kênh tần số vô tuyến điện (sau đây gọi là kênh tần số) là một dải tần số vô tuyến điện được xác định bằng độ rộng và tần số trung tâm của kênh hoặc các thông số đặc trưng khác.
5. Thông tin vô tuyến điện là sự truyền dẫn, phát hoặc thu ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng sóng vô tuyến điện.
6. Nghiệp vụ vô tuyến điện là việc truyền dẫn, phát hoặc thu sóng vô tuyến điện cho một mục đích thông tin vô tuyến điện cụ thể, bao gồm nghiệp vụ vô tuyến điện cố định, di động, phát thanh, truyền hình, hàng không, hàng hải, dẫn đường định vị, vệ tinh, phát chuẩn, nghiệp dư và nghiệp vụ vô tuyến điện khác. Nghiệp vụ vô tuyến điện được phân loại thành nghiệp vụ chính và nghiệp vụ phụ.
Nghiệp vụ chính là nghiệp vụ vô tuyến điện được quy định ưu tiên sử dụng trong Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia.
Nghiệp vụ phụ là nghiệp vụ vô tuyến điện không được quy định ưu tiên sử dụng trong Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia.
7. Đài vô tuyến điện là một hoặc tổ hợp thiết bị vô tuyến điện, bao gồm cả thiết bị phụ trợ kèm theo được triển khai để thực hiện nghiệp vụ vô tuyến điện. Đài vô tuyến điện được phân loại theo nghiệp vụ mà đài vô tuyến điện đó hoạt động thường xuyên hoặc tạm thời.
8. Bức xạ vô tuyến điện là năng lượng sinh ra ở dạng sóng vô tuyến điện từ một nguồn bất kỳ.
9. Phát xạ vô tuyến điện là bức xạ của một đài phát vô tuyến điện.
10. Thiết bị vô tuyến điện là thiết bị thu, phát hoặc thu - phát các ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng sóng vô tuyến điện.
11. Thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện là thiết bị tạo ra và sử dụng năng lượng sóng vô tuyến điện cục bộ phục vụ các ứng dụng trong công nghiệp, khoa học, y tế, gia dụng hoặc mục đích tương tự, trừ thiết bị vô tuyến điện.
12. Quỹ đạo vệ tinh là đường chuyển động của vệ tinh trong không gian.
13. Nhiễu có hại là ảnh hưởng có hại của năng lượng điện từ do việc phát xạ bức xạ hoặc cảm ứng gây mất an toàn hoặc cản trở, làm gián đoạn hoạt động của thiết bị, hệ thống thiết bị vô tuyến điện đang khai thác hợp pháp.
14. Tương thích điện từ là khả năng thiết bị, hệ thống thiết bị vô tuyến điện, điện, điện tử hoạt động bình thường trong môi trường điện từ và không gây nhiễu đến thiết bị, hệ thống thiết bị khác.
15. Phân bổ tần số vô tuyến điện là việc dành băng tần, kênh tần số xác định cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng theo những điều kiện cụ thể đối với một loại nghiệp vụ vô tuyến điện.
16. Ấn định tần số vô tuyến điện là việc xác định để cho phép tổ chức, cá nhân sử dụng tần số vô tuyến điện hoặc kênh tần số theo những điều kiện cụ thể đối với một đài vô tuyến điện.
17. Kiểm tra tần số vô tuyến điện là việc xem xét thực tế tình hình sử dụng tần số vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện, giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, Chứng chỉ vô tuyến điện viên, đo tham số kỹ thuật của đài vô tuyến điện, xác định nguyên nhân gây nhiễu có hại để đánh giá, nhận xét việc chấp hành quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện.
18. Kiểm soát tần số vô tuyến điện là việc theo dõi và giám sát bằng phương tiện kỹ thuật hoạt động phát sóng vô tuyến điện.
1. Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, cơ sơ vật chất - kỹ thuật để bảo đảm quản lý sử dụng hiệu quả tần số vô tuyến điện.
2. Tăng cường hợp tác quốc tế về tần số vô tuyến điện để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, chủ quyền quốc gia về tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh.
3. Ưu tiên sử dụng tần số vô tuyến điện ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, dịch bệnh.
4. Ưu tiên, khuyến khích việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sử dụng hiệu quả phổ tần số vô tuyến điện.
5. Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức tham gia đăng ký vị trí quỹ đạo vệ tinh.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vô tuyến điện, phát xạ vô tuyến điện, tương thích điện từ, an toàn bức xạ vô tuyến điện;
b) Phê duyệt hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch tần số vô tuyến điện; phân bổ băng tần phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; quy định điều kiện phân bổ, ấn định và sử dụng tần số vô tuyến điện;
c) Cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện; quản lý lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, phí sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của phập luật về phí và lệ phí;
d) Tổ chức việc phối hợp tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh với các quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế; đăng ký tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh với tổ chức quốc tế;
đ) Kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện, xử lý nhiễu có hại;
e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện;
g) Hợp tác quốc tế về tần số vô tuyến điện;
h) Đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ vô tuyến điện, cấp Chứng chỉ vô tuyến điện viên;
i) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tần số vô tuyến điện.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện tại địa phương.
Cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện là cơ quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện theo sự phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thanh tra chuyên ngành về tần số vô tuyến điện và tổ chức bộ máy thanh tra chuyên ngành do Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
1. Hợp tác quốc tế về tần số vô tuyến điện được thực hiện theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi.
2. Nội dung hợp tác quốc tế về tần số vô tuyến điện bao gồm:
a) Ký kết điều ước quốc tế và thoả thuận quốc tế về tần số vô tuyến điện;
b) Đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh;
c) Trao đổi thông tin, kinh nghiệm về tần số vô tuyến điện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện của Việt Nam, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới;
d) Thiết lập, phát triển quan hệ hợp tác về quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện với các quốc gia, vùng lãnh thổ; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; xây dựng và thực hiện chương trình, dự án quốc tế về tần số vô tuyến điện.
3. Bộ Ngoại giao chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục ký kết các thoả thuận quốc tế về tần số vô tuyến điện.
1. Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện nhằm chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; làm phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Sử dụng tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh vào mục đích khác.
3. Cản trở cơ quan, tổ chức, người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh.
4. Cố ý gây nhiễu có hại, cản trở trái pháp luật hoạt động của hệ thống thông tin vô tuyến điện.
5. Phá hoại cơ sở hạ tầng kỹ thuật vô tuyến điện; cản trở trái pháp luật việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật vô tuyến điện hợp pháp.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện.
Article I. Scope of regulation
This Law provides for the management and use of radio frequencies, radio equipment and satellite orbits and management of safety of radio radiation and electromagnetic compatibility (below collectively referred to as management and use of radio frequencies); rights and obligations of organizations and individuals involved in the management and use of radio frequencies.
Article 2. Subjects of application
This Law applies to organizations and individuals involved in the management and use of radio frequencies in Vietnam.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law. the following terms are construed as follows:
1. Radio frequency means a frequency of radio waves.
Radio waves means electromagnetic waves with a frequency below 3.000 gigahertz (GHz) which freely travel in space without artificial guide.
2. Radio frequency spectrum means the whole range of radio frequencies.
3. Radio frequency band (below referred to as frequency band) means a range of radio frequencies limited by two given frequencies.
4. Radio frequency channel (below referred to as frequency channel) means a range of radio frequencies identified by its bandwidth and central frequency or other particular parameters.
5. Radiocommunication means the transmission, emission or reception of signs, signals, data, writing, images, sounds or information in other forms by radio waves.
6. Radio communication service means the transmission, emission and/or reception of radio waves for a specific radio communication purpose, including fixed, mobile, broadcasting, aeronautical or maritime navigation location satellite, standard broadcasting, amateur and other radio services. Radio services are divided into primary services and secondary services.
Primary service means a service prioritized for use under the national plan on radio frequency spectrum.
Secondary service means a service not prioritized for use under the national plan on radio frequency spectrum.
7. Radio station means a radio equipment or an assembly of radio equipment, including also the accessory equipment, for providing a radio communication service. A radio station is classified by the service it operates permanently or temporarily.
8. Radio radiation means energy generated from any source in the form of radio waves.
9. Radio emission means radiation by a radio transmitting station.
10. Radio equipment means an equipment for receiving, transmitting or receiving-transmitting signs, signals, data, writing, images, sounds or information in other forms by radio waves.
11. Radio-wave appliance means an equipment other than radio equipment, which generates and uses radio wave energy in a given area to serve industrial, scientific, medical and domestic applications or for similar purposes.
12. Satellite orbit means the path of movement of a satellite in space.
13. Harmful interference means the harmful effect of electromagnetic energy caused by radio emission, radiation or induction which harms or obstructs or interrupts the lawful operation of radio equipment or equipment systems.
14. Electromagnetic compatibility means the ability of radio electric or electronic equipment or an equipment system to normally operate in an electromagnetic environment without causing interference to other equipment or equipment systems.
15. Allocation of a radio frequency means the designation of a given frequency band or channel for its use by one or more organizations and individuals under specified conditions for a radio communication service.
16. Assignment of a radio frequency means the identification and licensing of an organization or individual to use a radio frequency or radio frequency channel under specified conditions for a radio station.
17. Examination of a radio frequency means the consideration of the actual use of a radio frequency, radio equipment, a radio frequency use license or radio operator certificate; the measurement of technical parameters of a radio station: the identification of causes of harmful interference for assessment and appraisal of observance of the law on radio frequencies.
18. Control of a radio frequency means the control and supervision by technical devices of the radio wave-transmitting activities.
Article 4. State policies on radio frequencies
1. To prioritize the development of human resources, physical and technical foundations to assure the effective management and use of radio frequencies.
2. To intensify international cooperation in the domain of radio frequencies to protect the State's interests and the national sovereignty over radio frequencies and satellite orbits.
3. To prioritize the use of radio frequencies in remote, deep-lying and border areas and islands, and areas with particularly difficult socio-economic conditions, and for national defense, security and natural disaster and epidemic prevention and combat.
4. To prioritize and encourage the research, development and application of technologies for efficiently using the radio frequency spectrum.
5. To encourage and support organizations to take part in registering satellite orbit locations.
Article 5. Responsibilities for state management of radio frequencies
1. The Government shall perform the unified state management of radio frequencies.
2. The Ministry of Information and Communications is answerable to the Government for performing the unified state management of radio frequencies, having the following tasks and powers:
a/ To promulgate or propose competent state agencies to promulgate and organize the implementation of legal documents on radio frequencies: to promulgate national technical regulations on radio equipment, radio emission, electromagnetic compatibility and radio radiation safety;
b/ To approve or submit to competent state agencies for approval and organize the implementation of. the planning on the radio frequency spectrum; to allocate frequency bands for national defense and security purposes: to specify conditions for the allocation, assignment and use of radio frequencies:
c/ To grant, modify, supplement, extend or revoke radio frequency use licenses; to manage the fee for the grant of radio frequency use licenses and the charge for the use of radio frequencies under the law on charges and fees:
d/ To organize radio frequency and satellite orbit coordination with other countries, territories and international organizations; to register radio frequencies and satellite orbits with international organizations:
e/ To examine and control radio frequencies and handle harmful interference:
f/ To inspect, examine and settle complaints and denunciations and handle violations of the law on radio frequencies:
g/ To undertake international cooperation in the domain of radio frequencies;
h/ To train, retrain, provide professional guidance and grant radio operator certificates to radio operators;
i/ To conduct propaganda about and dissemination of the law on radio frequencies.
3. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, coordinate with the Ministry of Information and Communications in performing the state management of radio frequencies.
4. People's Committees at all levels shall, within the ambit of their tasks and powers, perform the state management of radio frequencies in their localities.
Article 6. The specialized management agency in charge of radio frequencies
The specialized management agency in charge of radio frequencies is an agency under the Ministry of Information and Communications and responsible for assisting the Minister of Information and Communications in performing a number of tasks of state management of radio frequencies assigned and decentralized by competent state agencies.
Article 7. Specialized inspection of radio frequencies
The Ministry of Information and Communications shall perform specialized inspection of radio frequencies and organize the apparatus of the specialized inspectorate under the law on inspection.
Article 8. International cooperation on radio frequencies
1. International cooperation on radio frequencies shall be undertaken on the principles of respect for independence and sovereignty, equality and mutual benefits.
2. Activities of international cooperation on radio frequencies include:
a/ Conclusion of treaties and international agreements on radio frequencies:
b/ International registration and coordination of radio frequencies and satellite orbits;
c/ Exchange of information and experience on radio frequencies in order to raise the effectiveness of the management and use of Vietnam's radio frequencies and conform with the world's development trend;
d/ Establishment and development of cooperation relationships in the management and use of radio frequencies with other countries and territories; training and development of human resources; formulation and implementation of international programs and projects on radio frequencies.
3. The Ministry of Foreign Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Information and Communications in. specifically guiding the order and procedures for the conclusion of international agreements on radio frequencies.
1. Using radio frequencies and equipment against the State of the Socialist Republic of Vietnam or to the detriment of national defense, security, social order and safety: or causing damage to the interests of the State and legitimate rights and interests of organizations and individuals.
2. Using radio frequencies exclusively reserved for emergency, safety, search, rescue, salvage, national defense and security for other purposes.
3. Obstructing agencies, organizations and persons on duty in performing their tasks of inspecting, examining and controlling radio frequencies and satellite orbits.
4. Intentionally causing harmful interference to and unlawfully obstructing the operation of radio communication systems.
5. Sabotaging radio technical infrastructure facilities; unlawfully obstructing the lawful building of radio technical infrastructure facilities.
6. Abusing one's position and powers to commit violations of the law on radio frequencies.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực