Chương VIII Luật Tài nguyên nước 2023: Trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước
Số hiệu: | 28/2023/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 27/11/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 08/01/2024 | Số công báo: | Từ số 41 đến số 42 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về thuế, phí tài nguyên nước theo Luật Tài nguyên nước 2023
Luật Tài nguyên nước 2023 được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2023, trong đó quy định về thuế, phí tài nguyên nước.
Quy định về thuế, phí tài nguyên nước
Theo đó, đối tượng và giá tính thuế, phí về tài nguyên nước được quy định cụ thể như sau:
- Thuế tài nguyên được áp dụng đối với nước thiên nhiên theo quy định của pháp luật về thuế tài nguyên.
- Giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế tài nguyên và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thuế bảo vệ môi trường áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa mà việc sử dụng gây tác động xấu đến môi trường hoặc chất ô nhiễm môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế bảo vệ môi trường.
- Phí về tài nguyên nước bao gồm:
+ Phí khai thác, sử dụng nguồn nước theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. Mức phí quy định tại điểm này được xác định trên cơ sở tính chất của dịch vụ công, hoạt động thuộc lĩnh vực tài nguyên nước;
+ Phí, mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải áp dụng đối với hoạt động xả nước thải ra môi trường theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và pháp luật về bảo vệ môi trường.
(Hiện hành, Luật Tài nguyên nước 2012 quy định về thuế, phí tài nguyên nước như sau:
- Thuế tài nguyên nước và các khoản thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế.
- Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.)
Như vậy, Luật Tài nguyên nước 2023 quy định thuế, phí về tài nguyên nước chi tiết hơn so với Luật hiện hành.
03 điều kiện cung cấp dịch vụ về tài nguyên nước
Tổ chức cung cấp dịch vụ về tài nguyên nước phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Các dịch vụ về tài nguyên nước bao gồm:
+ Dịch vụ hỗ trợ ra quyết định điều hòa, phân phối tài nguyên nước;
+ Dịch vụ hỗ trợ ra quyết định vận hành hồ chứa, liên hồ chứa.
- Tổ chức phải đáp ứng điều kiện sau đây để cung cấp dịch vụ:
+ Có quyết định thành lập tổ chức của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
+ Có hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, thiết bị, phần mềm bảo đảm khả năng thực hiện dịch vụ;
+ Có đội ngũ cán bộ chuyên môn phù hợp thực hiện dịch vụ hỗ trợ ra quyết định điều hòa, phân phối tài nguyên nước, dịch vụ hỗ trợ ra quyết định vận hành hồ chứa, liên hồ chứa.
Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 và thay thế Luật Tài nguyên nước 2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên nước trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; quản lý lưu vực sông, nguồn nước và có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước;
b) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; định mức, đơn giá về quy hoạch, điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước;
c) Xây dựng và công bố bộ chỉ số quốc gia về an ninh nguồn nước và chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh nguồn nước;
d) Tổ chức lập, đề xuất điều chỉnh danh mục lưu vực sông liên quốc gia, danh mục lưu vực sông liên tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ ban hành; ban hành, điều chỉnh danh mục lưu vực sông nội tỉnh, danh mục nguồn nước mặt liên quốc gia, danh mục nguồn nước mặt liên tỉnh, danh mục nguồn nước dưới đất;
đ) Phổ biến, tuyên truyền, truyền thông về tài nguyên nước nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước; đào tạo nguồn nhân lực về tài nguyên nước;
e) Tổ chức quan trắc, giám sát, cảnh báo, dự báo về mưa, lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước, ô nhiễm, xâm nhập mặn và các hiện tượng bất thường về tài nguyên nước;
g) Quản lý, lưu trữ, công bố, xuất bản các tài liệu, thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước; tổ chức xây dựng, hướng dẫn triển khai dịch vụ công trực tuyến về tài nguyên nước theo thẩm quyền;
h) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương án giải quyết những vấn đề liên quan đến nguồn nước liên quốc gia, việc tham gia tổ chức quốc tế, ký kết thoả thuận quốc tế, điều ước quốc tế có liên quan đến tài nguyên nước; chủ trì các hoạt động hợp tác quốc tế về tài nguyên nước;
i) Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam và các tổ chức lưu vực sông khác;
k) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước theo thẩm quyền;
l) Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng, vận hành các công trình, hệ thống công trình thủy lợi, công trình cấp nước nông thôn và bảo đảm về an toàn đập, hồ chứa thủy lợi thuộc phạm vi quản lý theo các quy định về khai thác, sử dụng tài nguyên nước; cung cấp thông tin, số liệu để xây dựng kịch bản nguồn nước và thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Bộ Công Thương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng, vận hành các công trình khai thác, sử dụng nước và bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi quản lý theo các quy định về khai thác, sử dụng tài nguyên nước; cung cấp thông tin, số liệu để xây dựng kịch bản nguồn nước và thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Bộ Xây dựng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng, vận hành các công trình cấp, thoát nước đô thị, các khu dân cư nông thôn tập trung và khu chức năng thuộc phạm vi quản lý theo các quy định về khai thác, sử dụng tài nguyên nước; cung cấp thông tin, số liệu để xây dựng kịch bản nguồn nước và thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Bộ Ngoại giao, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương liên quan tham gia ký kết, thực hiện các điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế liên quan đến tài nguyên nước; tham gia thực hiện hợp tác quốc tế với các nước, các tổ chức nước ngoài trong lĩnh vực tài nguyên nước.
7. Bộ Quốc phòng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức thực hiện xây dựng, tổ chức lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, suy thoái nguồn nước, sự cố mất an toàn đập, hồ chứa, ứng phó với sự cố, thảm họa, tìm kiếm cứu nạn liên quan đến nước theo quy định của pháp luật về phòng thủ dân sự, pháp luật về tình trạng khẩn cấp và pháp luật có liên quan; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, quản lý, vận hành hệ thống quan trắc nguồn nước xuyên biên giới.
8. Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm xây dựng, tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình cấp nước sinh hoạt đặc biệt quan trọng; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước; phối hợp, tổ chức lực lượng, phương tiện ứng phó sự cố, thảm họa liên quan đến nước; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, khu vực xảy ra sự cố, thảm họa liên quan đến nước theo quy định của pháp luật.
9. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước và thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.
Điều 80. Trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước;
b) Tổ chức thực hiện Chiến lược tài nguyên nước quốc gia, quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước, quy hoạch về tài nguyên nước; lập, tổ chức thực hiện phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra trong quy hoạch tỉnh;
c) Xác định các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ nước dưới đất;
d) Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền;
đ) Cung cấp thông tin, số liệu để xây dựng kịch bản nguồn nước; ban hành, điều chỉnh danh mục nguồn nước mặt nội tỉnh;
e) Phổ biến, tuyên truyền, truyền thông về tài nguyên nước nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả;
g) Quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; tổ chức giám sát tài nguyên nước theo phân cấp; báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường tình hình quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra trên địa bàn;
h) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước trên địa bàn;
i) Tổ chức xây dựng, hướng dẫn triển khai dịch vụ công trực tuyến về tài nguyên nước theo thẩm quyền;
k) Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên phổ biến, tuyên truyền, truyền thông về tài nguyên nước;
l) Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; phối hợp với cơ quan, tổ chức quản lý trạm, công trình quan trắc, đo đạc, giám sát tài nguyên nước, công trình thăm dò, khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước để bảo vệ các công trình này;
b) Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước theo thẩm quyền; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra;
c) Phổ biến, tuyên truyền về tài nguyên nước nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước trên địa bàn;
d) Định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tình hình quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra;
đ) Tiếp nhận, quản lý, bảo vệ mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước theo phân công; tổ chức đăng ký hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, theo thẩm quyền;
e) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
g) Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; phối hợp với cơ quan, tổ chức quản lý trạm, công trình quan trắc, đo đạc, giám sát tài nguyên nước, công trình thăm dò, khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước để bảo vệ các công trình này;
b) Phổ biến, tuyên truyền về tài nguyên nước nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước trên địa bàn;
c) Tiếp nhận, quản lý, bảo vệ mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước theo phân công; giám sát các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt theo quy định;
d) Định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện việc khai thác nước dưới đất của hộ gia đình để sử dụng cho sinh hoạt;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp trên;
e) Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.
1. Việc điều phối, giám sát được thực hiện đối với các hoạt động sau đây trên lưu vực sông:
a) Phối hợp các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước, phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông;
b) Điều hoà, phân phối tài nguyên nước, duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông và ngưỡng khai thác nước dưới đất; điều hòa, phân phối tài nguyên nước trong trường hợp hạn hán, thiếu nước trên lưu vực sông;
c) Xây dựng, vận hành đập, hồ chứa và các công trình điều tiết nước trên sông; dự án chuyển nước và các công trình khai thác nước quy mô lớn, quan trọng trên lưu vực sông;
d) Xả nước thải có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng chất lượng nguồn nước; khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm trên lưu vực sông;
đ) Hoạt động sử dụng đất, khai thác khoáng sản, bảo vệ và phát triển rừng trên lưu vực sông;
e) Hoạt động cải tạo cảnh quan, phát triển các vùng đất ven sông, ven hồ;
g) Xây dựng, thực hiện quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông, dự án có hoạt động chuyển nước hoặc xây dựng hồ, đập trên sông; hệ thống hỗ trợ ra quyết định để điều hòa, phân phối điều tiết nguồn nước trên lưu vực sông liên tỉnh.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của tổ chức lưu vực sông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra trên các lưu vực sông.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước và điều phối, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông nội tỉnh.
4. Tổ chức lưu vực sông thực hiện điều phối, giám sát và có các nhiệm vụ sau đây:
a) Theo dõi, giám sát các hoạt động liên quan đến bảo vệ, điều hoà, phân phối, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra;
b) Tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng quy hoạch về tài nguyên nước và các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có nội dung khai thác, sử dụng tài nguyên nước; quy trình vận hành liên hồ chứa;
c) Theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện quy hoạch về tài nguyên nước, quy trình vận hành liên hồ chứa; kiến nghị điều chỉnh trong trường hợp cần thiết;
d) Kiến nghị các giải pháp giải quyết tranh chấp, bất đồng giữa Việt Nam với các quốc gia trong lưu vực sông liên quốc gia; theo dõi, giám sát các hoạt động liên quan đến tài nguyên nước của các quốc gia thượng nguồn;
đ) Đề xuất phương án giải quyết các vấn đề trong bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển nguồn nước, xả nước thải, ô nhiễm nguồn nước;
e) Tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng, phê duyệt chương trình, đề án, dự án có ảnh hưởng lớn đến tài nguyên nước và trong quá trình xây dựng, ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư liên quan đến tài nguyên nước;
g) Hỗ trợ các địa phương trong việc quyết định điều hoà, phân phối tài nguyên nước;
h) Tham gia giải quyết mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước trên lưu vực sông;
i) Tổ chức hoặc tham gia nghiên cứu, đề xuất phương hướng, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch ngành quốc gia, công trình trọng điểm cấp quốc gia có liên quan đến tài nguyên nước và các nhiệm vụ khác trên lưu vực sông do Chính phủ quy định.
5. Chính phủ quy định chi tiết việc điều phối, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra; quy định tổ chức và hoạt động của tổ chức lưu vực sông.
RESPONSIBILITY FOR STATE MANAGEMENT OF WATER RESOURCES
Article 79. Responsibility of the Government, Ministries and ministerial agencies for state management of water resources
1. The Government performs uniform state management of water resources nationwide.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall act as a conduit assisting the Government in state management of management, protection, regulation, distribution, restoration, development, exploitation and use of water resources; manage river basins and water sources and assume the following responsibility:
a) Promulgate under its authority or submit to competent authorities for promulgation of legislative documents on water resources and organize the implementation thereof;
b) Promulgate national technical regulations; norms and unit prices for planning, baseline survey, exploration, exploitation, use and protection of water resources;
c) Develop and announce the set of national water security indicators and preside over and cooperate with other Ministries, ministerial agencies and provincial People’s Committees in taking water security assurance measures;
d) Organize the compilation of and propose adjustments to the list of transboundary river basins and the list of inter-provincial river basins and submit them to the Prime Minister for promulgation; promulgate and adjust the list of intra-provincial river basins, the list of transboundary surface water sources, the list of inter-provincial surface water sources, and the list of groundwater sources;
d) Disseminate, propagate and communicate information about water resources to raise awareness of water resource protection, exploitation and economical and efficient use of water; carry out inspection and audit, and impose penalties for violations against the law on water resources; provide training in water resources;
e) Organize monitoring, surveillance, warning and forecasting of rain, floods, inundations, droughts, water scarcity, pollution, saltwater intrusion and abnormal phenomena in water resources;
g) Manage, store, announce and publish documents, information and data on water resources; organize the development of and provide guidelines on online public services regarding water resources under its authority;
h) Submit to the Government and Prime Minister a plan to resolve issues related to transboundary water sources, participation in international organizations, and signing of international agreements and treaties related to water resources; preside over international cooperation activities regarding water resources;
i) Act as a standing body of the Vietnam Mekong River Commission and other river basin organizations;
k) Carry out inspection and audit, and impose penalties for violations against law on water resources under its authority;
l) Fulfill other responsibilities as per regulations of this Law and other relevant regulations of law.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall, within its jurisdiction, perform state management of planning, construction and operation of works, hydraulic structures and rural water supply facilities, and ensure the safety of irrigation dams and reservoirs under its management according to regulations on exploitation and use of water resources; provide information and data to develop water source scenarios and fulfill other responsibilities as per regulations of this Law and other relevant regulations of law.
4. The Ministry of Industry and Trade shall, within its jurisdiction, perform state management of planning, construction and operation of works serving exploitation and use of water, and ensure the safety of hydroelectric dams and reservoirs under its management according to regulations on exploitation and use of water resources; provide information and data to develop water source scenarios and fulfill other responsibilities as per regulations of this Law and other relevant regulations of law.
5. The Ministry of Construction shall, within its jurisdiction, perform state management of planning, construction and operation of water supply and drainage works for urban areas, high density rural residential areas and dedicated areas under its management according to regulations on exploitation and use of water resources; provide information and data to develop water source scenarios and fulfill other responsibilities as per regulations of this Law and other relevant regulations of law.
6. The Ministry of Foreign Affairs shall, within its jurisdiction, cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment, Ministries, ministerial agencies and local authorities concerned in participating in signing and implementing treaties and international agreements related to water resources; participate in international cooperation with foreign countries and organizations in the area of water resources.
7. The Ministry of National Defense shall, within its jurisdiction, organize the creation of and mobilize forces and means to participate in responding to and remediate water resource deterioration and pollution incidents, and dam and reservoir safety incidents, responding to water-related incidents, disasters and search and rescue in accordance with regulations of law on civil defense, law on state of emergency and relevant laws; cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in organizing, managing and operating the cross-border water source monitoring system.
8. The Ministry of Public Security shall, within its jurisdiction, formulate and organize the implementation of a plan to protect domestic water supply facilities of special importance; prevent, detect, and fight violations against law on water resources; cooperate and mobilize forces and means to respond to water-related incidents and disasters; ensure political security, social order and safety in areas where water-related incidents and disasters occur according to regulations of law.
9. Ministries and ministerial agencies concerned shall, within their jurisdiction, cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in state management of water resources in assuring water security and undertaking other tasks as prescribed by this Law.
Article 80. Responsibility of People’s Committees at all levels for state management of water resources
1. Provincial People’s Committees shall, within their jurisdiction, assume the following responsibility:
a) Promulgate legislative documents on water resources under their authority and organize the implementation thereof;
b) Organize the implementation of the national water resources strategy, comprehensive planning for baseline survey of water resources, water resources planning; establish and organize the implementation of a plan to exploit, use and protect water resources, prevent, respond to and recover damage caused by water under provincial planning;
c) Determine deteriorated, depleted or polluted water sources; organize the implementation of the groundwater protection plan;
d) Organize the response to and remediation of water source pollution incidents; monitor, detect and participate in handling transboundary water source pollution incidents under their authority;
dd) Provide information and data to develop water source scenarios; promulgate and adjust the list of intra-provincial water sources;
e) Disseminate, propagate and communicate information about water resources to raise awareness of water resource protection, exploitation and economical and efficient use of water;
g) Manage water source protection corridors; organize surveillance of water resources as decentralized; report to the Ministry of Natural Resources and Environment the management, use and protection of water sources, prevention of, response to and recover from damage caused by water within their areas;
h) Carry out inspection and audit, and impose penalties for violations against law on water resources within their areas;
i) Organize the development of and provide guidelines on online public services regarding water resources under their authority;
k) Cooperate with the Vietnamese Fatherland Front Committee at the same level and its member organizations in disseminating, propagating and communicating information about water resources;
l) Fulfill other responsibility as per regulations of this Law.
2. District-level People’s Committees shall, within their jurisdiction, assume the following responsibility:
a) Implement measures to protect water resources according to regulations of law; cooperate with agencies and organizations in managing water resources monitoring, measurement and surveillance stations and works, water exploration and exploitation works and works for discharging wastewater into water sources in protecting these works;
b) Organize the response to and remediation of water source pollution incidents; monitor, detect and participate in handling transboundary water source pollution incidents under their authority; organize the implementation of measures to prevent, respond to and recover damage caused by water;
c) Disseminate and propagate information about water resources to raise awareness of water resource protection, exploitation and economical and efficient use of water; carry out inspection and audit, and impose penalties for violations against the law on water resources within their areas;
d) Submit a consolidated periodic report on management, protection, exploitation and use of water resources, prevention of, response to and recovery from damage caused by water;
dd) Receive, manage and protect water source protection corridor boundary markers as assigned; organize the registration of water resource exploitation and use under their authority;
e) Perform tasks in state management of water resources as decentralized or authorized by the provincial People’s Committee;
g) Fulfill other responsibilities as per regulations of this Law.
3. Communal People’s Committees shall, within their jurisdiction, assume the following responsibility:
a) Implement measures to protect water resources according to regulations of law; cooperate with agencies and organizations in managing water resources monitoring, measurement and surveillance stations and works, water exploration and exploitation works and works for discharging wastewater into water sources in protecting these works;
b) Disseminate and propagate information about water resources to raise awareness of water resource protection, exploitation and economical and efficient use of water; inspect and impose penalties for violations against the law on water resources within their communes;
c) Receive, manage and protect water source protection corridor boundary markers as assigned; supervise activities within water source protection corridors and domestic water safeguard zones as prescribed;
d) Submit a consolidate periodic report on groundwater exploitation by households for domestic purposes to the district-level People’s Committee;
dd) Perform tasks in state management of water resources as decentralized or authorized by the superior People’s Committee;
e) Fulfill other responsibilities as per regulations of this Law.
Article 81. Coordinating and supervising activities of protection, regulation, distribution, restoration, development, exploitation and use of water resources, prevention of, response to and recovery from damage caused by water in river basins
1. Coordination and supervision shall cover the following activities performed in river basins:
a) Implement a combination of measures for protection of water resources, response to and remediation of water source pollution incidents, restoration of degraded, depleted and polluted water sources, prevention, response to and recovery from damage caused by water in river basins;
b) Regulate and distribute water resources, maintain minimum flow in rivers and groundwater exploitation threshold; regulate and distribute water resources in the event of droughts and water scarcity in river basins;
c) Build and operate dams, reservoirs and water regulation works in rivers; water transfer projects and large-scale and important water exploitation works in river basins;
d) Discharge wastewater posing a risk of causing serious water source pollution or deterioration; respond to water source pollution incidents, restore degraded, depleted and polluted water sources in river basins;
dd) Use soil, mine minerals, protect and develop forests in river basins;
e) Improve landscapes, develop areas of land along rivers and lakes;
g) Formulate and implement comprehensive inter-provincial river basin planning, procedures for operating inter-reservoirs in river basins, projects involving the transfer of water or construction of lakes and dams in rivers; decision support system to regulate, distribute and regulate water resources in inter-provincial river basins.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide comprehensive directions for coordinating activities of river basin organizations, provincial People's Committees, relevant agencies and organizations in regulating and distributing water resources, and supervising activities of exploitation, use and protection of water resources, prevention of, response to and recovery from damage caused by water in river basins.
3. Provincial People’s Committees shall direct the regulation and distribution of water resources, coordination and supervision of activities of exploitation, use and protection of water resources, prevention of, response to and recovery from damage caused by water in intra-provincial river basins.
4. River basin organizations shall carry out coordination and supervision and undertake the tasks below:
a) Monitor and supervise activities related to the protection, regulation, distribution, development, exploitation and use of water resources, prevention of, response to and recovery from damage caused by water;
b) Contribute their opinions in the course of formulating water resource-related planning, national sector planning, provincial planning, specialized and technical planning containing contents related to the exploitation and use of water resources; inter-reservoir operation procedures;
c) Monitor and supervise the implementation of water resource-related planning and inter-reservoir operation procedures; recommend adjustments where necessary;
d) Propose solutions for resolving disputes and disagreements between Vietnam and countries in transboundary river basins; monitor and supervise upstream countries’ activities related to water resources;
dd) Propose plans to solve issues concerning protection, exploitation, use and development of water sources, wastewater discharge, water source pollution;
e) Participate in and contribute their opinions during the process of developing and approving programs, schemes and projects that have a major impact on water resources and during the process of developing and promulgating water resource-related investment incentives and assistance policies;
g) Support local authorities in deciding water resource regulation and distribution;
h) Participate in resolving conflicts during exploitation, use and protection of water resources in river basins;
i) Organize or participate in research, propose directions, mechanisms, policies, strategies, national sector planning, national key projects related to water resources and other tasks in the river basins regulated by the Government.
5. The Government shall elaborate on the coordination and supervision of activities of exploitation, use and protection of water resources, prevention of, response to and recovery from damage caused by water; promulgate regulations on organizational structure and operation of river basin organizations.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực