Chương V Luật Tài nguyên nước 2023: Phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra
Số hiệu: | 28/2023/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 27/11/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 08/01/2024 | Số công báo: | Từ số 41 đến số 42 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về thuế, phí tài nguyên nước theo Luật Tài nguyên nước 2023
Luật Tài nguyên nước 2023 được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2023, trong đó quy định về thuế, phí tài nguyên nước.
Quy định về thuế, phí tài nguyên nước
Theo đó, đối tượng và giá tính thuế, phí về tài nguyên nước được quy định cụ thể như sau:
- Thuế tài nguyên được áp dụng đối với nước thiên nhiên theo quy định của pháp luật về thuế tài nguyên.
- Giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế tài nguyên và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thuế bảo vệ môi trường áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa mà việc sử dụng gây tác động xấu đến môi trường hoặc chất ô nhiễm môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế bảo vệ môi trường.
- Phí về tài nguyên nước bao gồm:
+ Phí khai thác, sử dụng nguồn nước theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. Mức phí quy định tại điểm này được xác định trên cơ sở tính chất của dịch vụ công, hoạt động thuộc lĩnh vực tài nguyên nước;
+ Phí, mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải áp dụng đối với hoạt động xả nước thải ra môi trường theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và pháp luật về bảo vệ môi trường.
(Hiện hành, Luật Tài nguyên nước 2012 quy định về thuế, phí tài nguyên nước như sau:
- Thuế tài nguyên nước và các khoản thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế.
- Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.)
Như vậy, Luật Tài nguyên nước 2023 quy định thuế, phí về tài nguyên nước chi tiết hơn so với Luật hiện hành.
03 điều kiện cung cấp dịch vụ về tài nguyên nước
Tổ chức cung cấp dịch vụ về tài nguyên nước phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Các dịch vụ về tài nguyên nước bao gồm:
+ Dịch vụ hỗ trợ ra quyết định điều hòa, phân phối tài nguyên nước;
+ Dịch vụ hỗ trợ ra quyết định vận hành hồ chứa, liên hồ chứa.
- Tổ chức phải đáp ứng điều kiện sau đây để cung cấp dịch vụ:
+ Có quyết định thành lập tổ chức của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
+ Có hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, thiết bị, phần mềm bảo đảm khả năng thực hiện dịch vụ;
+ Có đội ngũ cán bộ chuyên môn phù hợp thực hiện dịch vụ hỗ trợ ra quyết định điều hòa, phân phối tài nguyên nước, dịch vụ hỗ trợ ra quyết định vận hành hồ chứa, liên hồ chứa.
Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 và thay thế Luật Tài nguyên nước 2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra.
Việc phòng, chống và khắc phục tác hại của lũ, lụt, nước biển dâng, mưa đá, mưa axít và các tác hại khác của nước do thiên tai gây ra được thực hiện theo quy định của pháp luật về đê điều, pháp luật về phòng, chống thiên tai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước, tìm kiếm nguồn nước để chủ động ứng phó với tình trạng hạn hán, thiếu nước; xây mới, cải tạo, phục hồi các hồ, ao và các công trình khác có chức năng cấp nước, điều hòa, phòng, chống ngập úng nhân tạo; ưu tiên tận dụng các moong khai thác khoáng sản, đất, vật liệu xây dựng sau khi dừng khai thác và bảo đảm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về khoáng sản và quy định khác của pháp luật có liên quan tạo thành hồ chứa để điều hoà, tích trữ nước, cấp nước, tạo cảnh quan.
2. Nhà nước ưu tiên thực hiện các giải pháp thu trữ, thoát nước mưa đồng bộ, tổng thể để giảm thiểu ngập úng đô thị.
3. Quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu du lịch, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cụm công nghiệp, quy hoạch giao thông phải hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, san lấp hồ, ao, đầm, phá và có giải pháp tích trữ, tiêu thoát nước mưa bảo đảm không gây ngập úng nhân tạo.
4. Hạn chế tối đa việc cống hoá sông, suối, kênh, mương, rạch để bảo đảm khả năng tiêu thoát nước và giảm thiểu ngập úng nhân tạo, bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh.
5. Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình điều tiết, tích trữ nước tại khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, lụt để bảo đảm an toàn chống lũ, chống hạn, kiểm soát mặn.
6. Hồ, ao, đầm, phá có chức năng điều hoà, cấp nước, phòng, chống ngập úng, tạo cảnh quan, môi trường và bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hoá, đa dạng sinh học phải được lập danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp và công bố để quản lý, bảo vệ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường lập, công bố, điều chỉnh danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp đối với hồ, ao, đầm, phá thuộc nguồn nước mặt liên tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập, công bố, điều chỉnh danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp đối với hồ, ao, đầm, phá thuộc nguồn nước mặt nội tỉnh.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, tài nguyên nước theo thẩm quyền; xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ hạn hán, thiếu nước theo thời gian thực trên nền tảng công nghệ số và chỉ đạo, giám sát việc thực hiện phương án điều hoà, phân phối tài nguyên nước quy định tại Điều 35 và Điều 36 của Luật này.
8. Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, quy chuẩn quốc gia về công trình hạ tầng kỹ thuật nhằm tăng khả năng thấm, tích trữ, tiêu thoát nước mưa, bảo đảm bổ cập nước dưới đất và không gây ngập úng.
9. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm bảo đảm khả năng tiêu thoát nước, không gây cản trở dòng chảy, ngập lụt trên các lưu vực sông trong quá trình thiết kế, xây dựng hạ tầng giao thông.
1. Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng công trình ngăn mặn, giữ ngọt để chủ động ứng phó với tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; ưu tiên dự án trồng rừng phòng hộ chắn sóng tại vùng thường xuyên xảy ra xâm nhập mặn.
2. Việc thăm dò, khai thác nước dưới đất ở vùng đồng bằng, ven biển phải bảo đảm phòng, chống xâm nhập mặn cho các tầng chứa nước dưới đất.
3. Việc khai thác nước biển để sử dụng cho phát triển kinh tế - xã hội không được gây nhiễm mặn nguồn nước.
4. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản phải có biện pháp phòng, chống nhiễm mặn nguồn nước.
5. Việc quản lý, vận hành công trình ngăn mặn, giữ ngọt và hồ chứa, công trình điều tiết nước phải tuân theo quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm phòng, chống xâm nhập mặn.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, căn cứ kịch bản nguồn nước, phương án điều hoà, phân phối tài nguyên nước quy định tại khoản 4, khoản 7 Điều 35 và khoản 1 Điều 36 của Luật này, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống xâm nhập mặn.
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan, bảo đảm không gây sụt, lún đất.
Trường hợp xảy ra sụt, lún đất thì phải dừng ngay hoạt động thăm dò, khai thác nước dưới đất, thực hiện các biện pháp khắc phục và báo cho Ủy ban nhân dân nơi xảy ra sụt, lún đất; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
2. Ở những khu vực bị sụt, lún đất hoặc có nguy cơ bị sụt, lún đất do hoạt động thăm dò, khai thác nước dưới đất gây ra thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.
3. Việc phòng, chống sụt, lún đất thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và thực hiện việc bảo vệ nước dưới đất theo quy định tại Điều 31 của Luật này.
1. Hoạt động cải tạo lòng, bờ, bãi sông, hồ, xây dựng công trình thủy, khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông, hồ, hành lang bảo vệ nguồn nước không được gây sạt lở, làm ảnh hưởng xấu đến sự ổn định lòng, bờ, bãi sông, hồ và hành lang bảo vệ nguồn nước.
2. Các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này có nguy cơ gây mất ổn định lòng, bờ, bãi sông, hồ phải thực hiện đánh giá tác động và có phương án thực hiện để bảo vệ, phòng, chống sạt lở lòng, bờ, bãi sông, hồ.
Việc đánh giá tác động và thẩm định phương án thực hiện để bảo vệ, phòng, chống sạt lở lòng, bờ, bãi sông, hồ được thực hiện trong quá trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Nội dung đánh giá tác động và phương án thực hiện để bảo vệ, phòng, chống sạt lở lòng, bờ, bãi sông, hồ là một nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3. Trong quá trình thực hiện việc cấp phép khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông, hồ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải tổ chức thẩm định nội dung về vị trí, phạm vi, chiều sâu khai thác và chế độ khai thác trước khi cấp phép bảo đảm không gây xói lở để bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, hồ.
4. Sông, đoạn sông có bờ, bãi bị sạt lở hoặc có nguy cơ bị sạt lở phải được khoanh định khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác. Việc khoanh định khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác thực hiện theo quy định của pháp luật về khoáng sản.
5. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương chỉ đạo việc vận hành các công trình thủy lợi, thủy điện; Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải rà soát, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình và chỉ đạo, giám sát các hoạt động xây dựng công trình trên sông, trong hành lang bảo vệ nguồn nước bảo đảm yêu cầu về phòng, chống sạt lở lòng, bờ, bãi sông, hồ.
PREVENTION OF, RESPONSE TO AND RECOVERY FROM DAMAGE CAUSED BY WATER
Article 61. Responsibility and obligation to prevent, respond to and recover and damage caused by water
1. Regulatory bodies, organizations and individuals have the responsibility and obligation to participate in preventing, responding to and recovering damage caused by water under regulations of this Law and other relevant regulations of law.
2. Ministries, ministerial agencies and People’s Committees at all levels shall, within their jurisdiction, decide and organize the implementation of measures to prevent, respond to and recover and damage caused by water.
Article 62. Prevention of, response to and recovery from water-related damage caused by natural disasters
The prevention of, response to and recovery from damage caused by floods, inundations, sea level rise, hails, acid rain and other water-related damage caused by natural disasters shall comply with regulations of law on flood control system, law on natural disaster management and other relevant regulations of law.
Article 63. Prevention and control of droughts, storage scarcity, floods, inundations, artificial flooding
1. The State invests in and encourages organizations and individuals to invest in building water storage facilities and finding water sources to proactively respond to droughts and water scarcity; build, improve and restore lakes, ponds and other structures having the functions of water supply, regulation, prevention and control of artificial flooding; prioritize the utilization of pits for minerals, soil and building materials after the mining is done and satisfy regulations of law on environmental protection, law on minerals and other relevant regulations of law to turn them into reservoirs in service of water regulation, storage and supply, and landscape creation.
2. The State prioritizes the adoption of comprehensive rainwater storage and drainage solutions to minimize urban flooding.
3. Urban planning, planning for construction of urban areas, high density residential areas, tourism areas, industrial parks, economic zones, export-processing zones, industrial clusters and traffic planning must be formulated in a manner that restricts the repurposing of special-use forests, watershed protection forests, lake, pond and lagoon reclamation, and introduces solutions for storing and draining rainwater to avoid artificial flooding.
4. The covering of rivers, streams, canals and ditches shall be minimized to maintain the water drainage capacity, reduce artificial flooding and protect aquatic ecosystems.
5. The State prioritizes the investment in construction of water regulation and storage facilities in areas frequently hit by droughts, water scarcity, saltwater intrusion, floods and inundations to ensure safety upon control of flood, drought and salinity.
6. It is required to include lakes, ponds and lagoons having the functions of water regulation and supply, flooding prevention and control, landscape and environment creation, protection and preservation of religious activities, practices of folk beliefs, cultural values and biodiversity in the list of lakes, ponds and lagoons prohibited from reclamation and announce it for management and protection.
The Ministry of Natural Resources and Environment shall compile, announce and adjust the list of lakes, ponds and lagoons prohibited from reclamation with respect to lakes, ponds and lagoons belonging to inter-provincial surface water sources. Provincial People’s Committees shall compile, announce and adjust lists of lakes, ponds and lagoons prohibited from reclamation with respect to lakes, ponds and lagoons belonging to intra-provincial surface water sources.
7. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide hydrometeorological and water resources forecasts and warnings under its authority; make real-time zoning maps of drought and water scarcity risk prone areas on digital platform, direct and supervise the implementation of the plan to regulate and distribute water resources specified in Article 35 and Article 36 of this Law.
8. The Minister of Construction shall promulgate national technical regulation on construction planning and national regulation on technical infrastructure to increase the capacity for absorbing, storing and draining rainwater, ensuring groundwater recharge and flooding prevention.
9. The Ministry of Transport and the Ministry of Construction shall, within their jurisdiction, maintain the water drainage capacity to avoid hindering the flow or causing flooding in river basins during the process of designing and building traffic infrastructure.
10. The Government shall elaborate clause 6 of this Article.
Article 64. Saltwater intrusion prevention and control
1. The State invests in and encourages organizations and individuals to invest in the construction of saltwater prevention and freshwater retention works to proactively respond to droughts, water scarcity and saltwater intrusion; give priority to projects to plant protection forests for wave prevention in areas frequently hit by saltwater intrusion.
2. The exploration and exploitation of groundwater in the delta and coastal areas must ensure the prevention and control of saltwater intrusion into aquifers.
3. The exploitation of seawater for socio-economic development must not cause salinization of water sources.
4. Organizations and individuals exploiting and using water resources for agricultural production and aquaculture must take measures to prevent and control water source salinization.
5. The management and operation of saltwater prevention and freshwater retention works, reservoirs and water regulation works must comply with procedures, standards and technical regulations, and ensure the prevention and control of saltwater intrusion.
6. The Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction and provincial People’s Committees shall, within their jurisdiction, organize the implementation of saltwater intrusion prevention and control measures by relying on the water source scenario and plan to regulate and distribute water resources as specified in clauses 4 and 7 Article 25 and clause 1 Article 36 of this Law.
Article 65. Land subsidence prevention and control
1. Organizations and individuals carrying out activities specified in clause 1 Article 31 of this Law must comply with relevant standards and technical regulations and avoid causing land subsidence.
In the event that land subsidence occurs, immediately suspend the exploration and exploitation of groundwater, take remedial measures and notify the People's Committee of the area where such land subsidence occurs; if any damage is caused, provide compensation and bear responsibility as prescribed by law.
2. In areas where land subsidence occurs or prone to land subsidence due to the exploration or exploitation of groundwater, the provincial People’s Committee shall zone off areas prohibited and restricted from groundwater exploitation.
3. The land subsidence prevention and control shall comply with the regulations set out in clauses 1 and 2 of this Article and regulations on groundwater protection specified in Article 31 of this Law.
Article 66. River and lake channel, bank and terrace erosion prevention and control
1. The improvement of river and lake channel, bank and terrace, construction of hydraulic structures, mining of sand, gravel and other minerals in rivers, lakes and water source protection corridors must not cause erosion and adverse impacts of the stability of river and lake channel, bank and terrace and water source protection corridors.
2. For the activities in clause 1 of this Article that pose the risk of destabilizing river and lake channel, bank and terrace, it is required to assess their impacts and formulate a plan to protect, prevent and control river and lake channel, bank and terrace erosion.
The impact assessment and appraisal of the plan to protect, prevent and control landslides on river and lake channel, bank and terrace erosion shall be carried out during the appraisal of the environmental impact assessment report. The impact assessment and the plan to protect, prevent and control landslides on river and lake channel, bank and terrace erosion serve as main details of the environmental impact assessment report.
3. In the course of licensing the mining of sand, gravel and other minerals in a rivers or lake, the licensing authority must organize appraisal of the details about location, scope and depth of mining and mining regime prior to licensing to ensure that river or lake channel, bank or terrace erosion does not occur.
4. For any river or river section whose bank or terrace suffers from or is prone to erosion, it is required to zone off areas prohibited and temporarily prohibited from mining of sand, gravel and other minerals. Areas prohibited and temporarily prohibited from mining of sand, gravel and other minerals shall be zoned off in accordance with regulations of law on minerals.
5. The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Industry and Trade shall, within their jurisdiction, direct the operation of hydraulic and hydroelectric structures; the Ministry of Construction and the Ministry of Transport shall review and promulgate standards and national technical regulations on structure construction and direct and supervise construction activities in rivers and water source protection corridors in such a way to meet the requirements for river and lake channel, bank and terrace erosion prevention and control.
6. The Government shall elaborate clauses 1 and 2 of this Article.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực