Chương III Luật Tài nguyên nước 2023: Bảo vệ tài nguyên nước và phục hồi nguồn nước
Số hiệu: | 28/2023/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 27/11/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 08/01/2024 | Số công báo: | Từ số 41 đến số 42 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về thuế, phí tài nguyên nước theo Luật Tài nguyên nước 2023
Luật Tài nguyên nước 2023 được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2023, trong đó quy định về thuế, phí tài nguyên nước.
Quy định về thuế, phí tài nguyên nước
Theo đó, đối tượng và giá tính thuế, phí về tài nguyên nước được quy định cụ thể như sau:
- Thuế tài nguyên được áp dụng đối với nước thiên nhiên theo quy định của pháp luật về thuế tài nguyên.
- Giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế tài nguyên và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thuế bảo vệ môi trường áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa mà việc sử dụng gây tác động xấu đến môi trường hoặc chất ô nhiễm môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế bảo vệ môi trường.
- Phí về tài nguyên nước bao gồm:
+ Phí khai thác, sử dụng nguồn nước theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. Mức phí quy định tại điểm này được xác định trên cơ sở tính chất của dịch vụ công, hoạt động thuộc lĩnh vực tài nguyên nước;
+ Phí, mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải áp dụng đối với hoạt động xả nước thải ra môi trường theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và pháp luật về bảo vệ môi trường.
(Hiện hành, Luật Tài nguyên nước 2012 quy định về thuế, phí tài nguyên nước như sau:
- Thuế tài nguyên nước và các khoản thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế.
- Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.)
Như vậy, Luật Tài nguyên nước 2023 quy định thuế, phí về tài nguyên nước chi tiết hơn so với Luật hiện hành.
03 điều kiện cung cấp dịch vụ về tài nguyên nước
Tổ chức cung cấp dịch vụ về tài nguyên nước phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Các dịch vụ về tài nguyên nước bao gồm:
+ Dịch vụ hỗ trợ ra quyết định điều hòa, phân phối tài nguyên nước;
+ Dịch vụ hỗ trợ ra quyết định vận hành hồ chứa, liên hồ chứa.
- Tổ chức phải đáp ứng điều kiện sau đây để cung cấp dịch vụ:
+ Có quyết định thành lập tổ chức của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
+ Có hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, thiết bị, phần mềm bảo đảm khả năng thực hiện dịch vụ;
+ Có đội ngũ cán bộ chuyên môn phù hợp thực hiện dịch vụ hỗ trợ ra quyết định điều hòa, phân phối tài nguyên nước, dịch vụ hỗ trợ ra quyết định vận hành hồ chứa, liên hồ chứa.
Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 và thay thế Luật Tài nguyên nước 2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Bảo vệ nguồn nước mặt bao gồm các hoạt động chủ yếu sau đây:
1. Quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;
2. Duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, suối; bảo đảm lưu thông dòng chảy;
3. Phòng, chống và phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; cải thiện khả năng chịu tải của nguồn nước mặt;
4. Bảo vệ các nguồn nước mặt có chức năng điều hòa, cấp nước, phòng, chống ngập úng; các nguồn nước có chức năng bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học và phát triển du lịch;
5. Bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy;
6. Bảo vệ môi trường nước mặt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Nguồn nước có một hoặc một số chức năng cơ bản sau đây:
a) Cấp nước cho sinh hoạt;
b) Cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản;
c) Cấp nước cho sản xuất công nghiệp; kinh doanh, dịch vụ;
d) Cấp nước cho thủy điện;
đ) Bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng và giá trị văn hóa;
e) Giao thông đường thủy nội địa, hàng hải;
g) Tạo cảnh quan, môi trường; phát triển du lịch; bảo vệ sự phát triển hệ sinh thái thủy sinh; bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học; trữ, tiêu thoát lũ.
2. Chức năng nguồn nước là một trong các căn cứ để lựa chọn các giải pháp bảo vệ nguồn nước, cải tạo, phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; quyết định việc chấp thuận, phê duyệt, cấp phép cho các dự án có xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Chức năng nguồn nước được xác định căn cứ vào hiện trạng, nhu cầu khai thác, sử dụng nước của các ngành, địa phương, yêu cầu về bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học, hệ sinh thái thủy sinh, tạo cảnh quan, môi trường, trữ, tiêu thoát lũ và khả năng đáp ứng của nguồn nước.
4. Nguồn nước mặt phải được phân vùng chức năng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn nước.
5. Việc phân vùng chức năng nguồn nước mặt được xác định trong quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh đối với nguồn nước mặt liên tỉnh và trong quy hoạch tỉnh đối với nguồn nước mặt nội tỉnh.
Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức rà soát chức năng nguồn nước trong quá trình rà soát quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức rà soát chức năng nguồn nước trong quy hoạch tỉnh. Trường hợp chưa có quy hoạch hoặc quy hoạch chưa thể hiện chức năng nguồn nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định, công bố chức năng đối với nguồn nước mặt liên tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định, công bố chức năng đối với nguồn nước mặt nội tỉnh.
6. Chức năng nguồn nước được xem xét, điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự thay đổi về yêu cầu bảo vệ nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;
b) Có sự thay đổi lớn về khả năng đáp ứng của nguồn nước mà chưa có biện pháp khắc phục.
7. Nước thải xả vào nguồn nước mặt phải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải phù hợp với chức năng nguồn nước và việc xả nước thải phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Hành lang bảo vệ nguồn nước được lập để bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước; phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước; bảo vệ sự phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước; bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học, phát triển du lịch liên quan đến nguồn nước.
2. Nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ bao gồm:
a) Đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên sông, suối;
b) Hồ trên sông, suối không thuộc quy định tại điểm a khoản này;
c) Hồ, ao, đầm, phá được xác định trong danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp;
d) Sông, suối, kênh, mương, rạch là nguồn cấp nước, trục tiêu nước hoặc có tầm quan trọng đối với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường;
đ) Các nguồn nước có chức năng bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học và phát triển du lịch không thuộc quy định tại điểm c khoản này.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, công bố, điều chỉnh danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước; phê duyệt, điều chỉnh phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước, kế hoạch, phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước.
4. Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải được thể hiện trên bản đồ địa chính.
5. Hành lang bảo vệ nguồn nước phải được công bố, quản lý theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai; đối với các trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này thì còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về thủy lợi, đê điều, giao thông đường thủy nội địa.
6. Việc xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước, cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước quy định như sau:
a) Tổ chức quản lý, vận hành đập, hồ chứa quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; tổ chức được giao quản lý hồ trên sông, suối quy định tại điểm b và hồ, ao, đầm, phá quy định tại điểm c, điểm đ khoản 2 Điều này đề xuất phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; thực hiện việc cắm mốc giới và tổ chức bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước và cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các trường hợp không có tổ chức được giao quản lý, vận hành;
c) Trường hợp đập, hồ chứa thủy lợi, kênh, mương thuộc công trình thủy lợi thì phạm vi, mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước được xác định theo mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Trường hợp sông, suối, kênh, rạch có mốc giới hành lang bảo vệ được xác định trùng với mốc chỉ giới hành lang bảo vệ luồng, mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê thì sử dụng mốc chỉ giới hành lang bảo vệ luồng theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê theo quy định của pháp luật về đê điều;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước cho Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã để quản lý, bảo vệ.
7. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Không được gây sạt lở bờ sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá hoặc gây ảnh hưởng đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá;
b) Không làm ảnh hưởng đến hành lang bảo vệ nguồn nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
8. Không xây dựng mới hoặc mở rộng quy mô bệnh viện, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất nguy hiểm, cơ sở sản xuất, chế biến có chất thải nguy hại trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước. Đối với cơ sở đang hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước phải có giải pháp khắc phục theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
9. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định việc xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước; quy định nguồn nước phải cắm mốc giới hành lang bảo vệ và việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước.
1. Các trường hợp phải xác định dòng chảy tối thiểu bao gồm:
a) Sông, suối có các công trình chuyển nước, đập, hồ chứa, công trình khai thác nước lớn có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, hệ sinh thái thủy sinh.
Căn cứ nguồn lực, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, tầm quan trọng của nguồn nước, yêu cầu phòng, chống thiên tai, yêu cầu bảo vệ nguồn nước, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này quyết định thứ tự ưu tiên, vị trí cần duy trì dòng chảy tối thiểu của từng sông, suối cần xác định dòng chảy tối thiểu.
b) Đập, hồ chứa xây dựng trên các sông, suối, trừ trường hợp các đập, hồ chứa đã đi vào vận hành mà không thể điều chỉnh, bổ sung hạng mục công trình xả dòng chảy tối thiểu.
2. Dòng chảy tối thiểu là một trong những căn cứ để xem xét trong quá trình thẩm định, phê duyệt các nhiệm vụ sau đây:
a) Quy hoạch về tài nguyên nước; quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có nội dung khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra trong quy hoạch tỉnh;
b) Quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa trên các lưu vực sông;
c) Phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông; phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm;
d) Dự án xây dựng đập, hồ chứa trên các sông, suối; dự án có hoạt động chuyển nước;
đ) Đăng ký, cấp phép khai thác tài nguyên nước;
e) Các dự án có liên quan trực tiếp đến việc duy trì, bảo đảm dòng chảy tối thiểu trên sông, suối.
3. Việc xác định dòng chảy tối thiểu phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Phải được thực hiện đối với từng vị trí cụ thể trên sông, suối và phải bảo đảm tính đại diện, hệ thống trên lưu vực sông;
b) Bảo đảm công bằng, hợp lý, hài hòa lợi ích, bình đẳng giữa các đối tượng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, giữa các địa phương ở thượng lưu và hạ lưu;
c) Phù hợp với đặc điểm nguồn nước, chức năng của nguồn nước, chế độ dòng chảy của sông, suối, đặc điểm địa hình, nhu cầu sử dụng nước, vai trò của sông, suối trong hệ thống sông; phù hợp với quy mô, phương thức khai thác, khả năng vận hành điều tiết hồ chứa;
d) Phù hợp với thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế có liên quan đến tài nguyên nước với quốc gia có chung nguồn nước mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Căn cứ xác định dòng chảy tối thiểu bao gồm:
a) Đặc điểm thủy văn, chế độ dòng chảy và các chức năng của nguồn nước; hiện trạng và nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
b) Các yêu cầu bảo vệ, phòng chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước; bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái thủy sinh, đa dạng sinh học ; phòng, chống thiên tai; bảo đảm quốc phòng, an ninh và các yêu cầu khác liên quan đến bảo vệ nguồn nước;
c) Quy mô, phạm vi tác động, phương thức khai thác và khả năng điều tiết nước đối với đập, hồ chứa;
d) Thoả thuận quốc tế, điều ước quốc tế có liên quan đến tài nguyên nước với quốc gia có chung nguồn nước mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Dòng chảy tối thiểu được xác định trong quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh đối với sông, suối liên tỉnh, liên quốc gia, trong quy hoạch tỉnh đối với sông, suối nội tỉnh quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Trường hợp chưa có quy hoạch hoặc quy hoạch chưa có nội dung xác định dòng chảy tối thiểu, Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định, công bố dòng chảy tối thiểu đối với sông, suối liên tỉnh, liên quốc gia; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định, công bố dòng chảy tối thiểu đối với sông, suối nội tỉnh.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì xác định, điều chỉnh vị trí, giá trị dòng chảy tối thiểu trên sông, suối liên tỉnh, liên quốc gia và lấy ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trước khi quyết định; công bố dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối liên tỉnh, liên quốc gia;
b) Phê duyệt, công bố dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu đập, hồ chứa quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thuộc thẩm quyền cấp phép khai thác tài nguyên nước.
7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì xác định, điều chỉnh vị trí, giá trị dòng chảy tối thiểu trên sông, suối nội tỉnh và lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan có liên quan trước khi quyết định; công bố dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối nội tỉnh;
b) Phê duyệt, công bố dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu đập, hồ chứa quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thuộc thẩm quyền đăng ký, cấp phép khai thác tài nguyên nước.
8. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành đập, hồ chứa theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải thực hiện việc xác định và đề xuất dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu đập, hồ chứa và được thể hiện trong tờ khai đăng ký hoặc hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác nước mặt, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
9. Việc xác định, điều chỉnh dòng chảy tối thiểu đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Việc rà soát, điều chỉnh dòng chảy tối thiểu được thực hiện định kỳ 05 năm hoặc khi có sự điều chỉnh nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong các quy hoạch; có dự án, công trình khai thác nước mới được hình thành làm thay đổi lớn đến chế độ dòng chảy trên sông, suối; có sự biến động về điều kiện tự nhiên tác động lớn đến nguồn nước.
Việc thực hiện các hoạt động sau đây phải bảo đảm lưu thông của dòng chảy theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan:
1. Thăm dò, khai thác khoáng sản trên sông, suối, kênh, mương, rạch;
2. Xây dựng cầu, bến tàu hoặc công trình khác ngăn, vượt sông, suối, kênh, mương, rạch;
3. Đặt đường ống hoặc dây cáp bắc qua sông, suối, kênh, mương, rạch, đặt lồng bè trên sông hoặc các hoạt động khác.
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt. Người phát hiện hành vi gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt có trách nhiệm kịp thời báo cho Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm soát các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt;
b) Xác định và tổ chức việc công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên cơ sở đề xuất của tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c) Tổ chức quan trắc, công bố thông tin chất lượng nguồn nước sinh hoạt, cảnh báo hiện tượng bất thường về chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn;
d) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện các biện pháp theo dõi, giám sát, bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại địa phương.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại địa phương.
4. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng danh mục công trình cấp nước sinh hoạt đặc biệt quan trọng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
5. Bộ Công an xây dựng, tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình cấp nước sinh hoạt đặc biệt quan trọng quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt đối với công trình có phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt nằm trên địa bàn hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và các loại hóa chất khác trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật, không được gây ô nhiễm nguồn nước.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khai thác khoáng sản và các hoạt động khác không được xả nước thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường vào nguồn nước mặt, nước biển; trường hợp sử dụng hóa chất nguy hiểm thì phải có biện pháp bảo đảm an toàn, không được để rò rỉ , gây ô nhiễm nguồn nước.
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích giao thông đường thủy nội địa, giải trí, du lịch, y tế, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học và các mục đích khác không được gây ô nhiễm nguồn nước.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước đối với việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong hoạt động sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến chức năng nguồn nước.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc chuyển đổi mục đích sử dụng đối với các moong khai thác khoáng sản, đất, vật liệu xây dựng sau khi dừng khai thác tạo thành hồ để điều hòa, tích trữ nước, cấp nước, tạo cảnh quan khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định của Luật này, pháp luật về đầu tư, đất đai, bảo vệ môi trường, khoáng sản và cập nhật, bổ sung vào danh mục nguồn nước mặt nội tỉnh và danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp.
1. Các nguồn nước có chức năng bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học và phát triển du lịch, bao gồm:
a) Nguồn nước gắn liền với vùng đất ngập nước quan trọng, khu bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn nước có giá trị đa dạng sinh học cao theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học;
b) Nguồn nước gắn liền với hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng hoặc khoanh vùng bảo vệ theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, di sản văn hóa và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Nguồn nước gắn liền với di sản thiên nhiên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và các hoạt động trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước quy định tại khoản 1 Điều này phải được kiểm soát, giám sát chặt chẽ, bảo đảm không ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học và phát triển du lịch của nguồn nước.
3. Nhà nước ưu tiên bảo vệ và phục hồi các nguồn nước quy định tại khoản 1 Điều này khi bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm.
1. Bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy là hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nhằm tăng cường khả năng giữ nước của đất, phòng, chống xói mòn đất, sạt lở, xâm nhập mặn, lũ ống, lũ quét, bảo vệ và phát triển nguồn nước.
2. Nhà nước có chính sách bảo vệ, phát triển rừng, khuyến khích chuyển loại rừng từ rừng sản xuất sang rừng phòng hộ theo quy hoạch; điều phối, phân bổ nguồn thu từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn sinh thủy trên lưu vực sông; phân bổ nguồn thu từ khai thác tài nguyên nước ở các địa phương hạ nguồn để chi trả cho các địa phương thượng nguồn, bảo đảm công bằng, hợp lý.
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hồ chứa, dự án khai thác, chế biến khoáng sản và các hoạt động khác có sử dụng tài nguyên nước làm ảnh hưởng đến diện tích rừng phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
4. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
1. Ngưỡng khai thác nước dưới đất là một trong những căn cứ để xem xét trong quá trình thẩm định và quyết định, phê duyệt các nhiệm vụ sau đây:
a) Quy hoạch về tài nguyên nước; quy hoạch tỉnh và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có nội dung khai thác, sử dụng tài nguyên nước; ban hành vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;
b) Phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông; phục hồi nguồn nước dưới đất bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm;
c) Cấp phép thăm dò, khai thác nước dưới đất;
d) Dự án, giải pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
2. Ngưỡng khai thác nước dưới đất được xác định căn cứ vào đặc điểm nguồn nước; hiện trạng và nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước; yêu cầu bảo vệ nguồn nước dưới đất và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
3. Việc xác định ngưỡng khai thác nước dưới đất phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Thực hiện đối với từng khu vực, tầng chứa nước;
b) Cân bằng giữa lượng nước khai thác với lượng nước bổ cập hằng năm cho tầng chứa nước và mối quan hệ với các tầng chứa nước liên quan;
c) Bảo vệ nguồn nước dưới đất, hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và địa phương có liên quan.
1. Tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc trám lấp giếng bị hỏng, không còn sử dụng hoặc không có kế hoạch tiếp tục sử dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Khoan, đào giếng để điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác nước dưới đất;
b) Khoan khảo sát địa chất công trình, xử lý nền móng công trình xây dựng, xây dựng công trình ngầm;
c) Khoan thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí và các dự án khác.
2. Tổ chức, cá nhân phải bảo đảm yêu cầu về bảo vệ nước dưới đất và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các trường hợp sau đây:
a) Thiết kế, thi công các công trình khoan, đào, thí nghiệm trong các dự án điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác nước dưới đất;
b) Khảo sát địa chất công trình, xử lý nền móng công trình xây dựng, xây dựng công trình ngầm; thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí;
c) Bơm hút nước tháo khô mỏ, tháo khô hố móng xây dựng gây hạ thấp mực nước dưới đất và các hoạt động khoan, đào, thí nghiệm khác.
3. Việc khoan điều tra, khảo sát, thăm dò và khoan khai thác nước dưới đất phải do tổ chức, cá nhân có giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất thực hiện.
4. Căn cứ kế hoạch bảo vệ nước dưới đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc khoanh định, công bố, điều chỉnh danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; quyết định đưa ra khỏi danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất khi nguồn nước dưới đất đã phục hồi.
5. Việc xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất phải bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan và được xem xét, khoanh định tại các khu vực sau đây:
a) Khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và có nguy cơ vượt ngưỡng khai thác nước dưới đất;
b) Khu vực đã xảy ra sụt, lún đất hoặc có nguy cơ sụt, lún đất;
c) Khu vực có nguồn nước dưới đất có nguy cơ bị xâm nhập mặn.
6. Trường hợp tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác nước dưới đất trong vùng hạn chế khai thác nước dưới đất thì được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép và được cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép nếu đủ điều kiện nhưng không vượt quá lưu lượng nước khai thác đã được cấp phép.
7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ nước dưới đất. Kế hoạch bảo vệ nước dưới đất phải ban hành trong thời hạn không quá 03 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành và được xem xét, điều chỉnh định kỳ 05 năm hoặc điều chỉnh đột xuất để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ nguồn nước.
Kế hoạch bảo vệ nước dưới đất phải xác định được các khu vực, tầng chứa nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm cần bảo vệ, phục hồi; khu vực cần khoanh định hoặc đưa ra khỏi vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; phương án khai thác nước dưới đất; khu vực cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất; giải pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước dưới đất.
8. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trám lấp giếng quy định tại khoản 1 Điều này; quy định về bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động quy định tại khoản 2 Điều này; quy định việc lập, điều chỉnh kế hoạch bảo vệ nước dưới đất quy định tại khoản 7 Điều này.
9. Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 và khoản 5 Điều này; quy định việc khoanh định, công bố, điều chỉnh vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.
1. Việc xây dựng khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu du lịch, khu vui chơi giải trí, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề phải tính đến khả năng chịu tải của nguồn nước mặt, khả năng đáp ứng của nguồn nước và không nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước ở các đoạn sông bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở.
2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động mà gây sụt, lún đất, suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước thì phải thực hiện các biện pháp khắc phục; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
3. Nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu đô thị, khu dân cư tập trung phải được thu gom, xử lý, kiểm soát và có các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
4. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản hoặc xây dựng công trình, nếu tiến hành hoạt động bơm hút nước, tháo khô dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất, gây sụt, lún đất thì phải dừng ngay việc bơm hút, tháo khô và thực hiện các biện pháp khắc phục; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
5. Ao, hồ chứa nước thải, khu chứa nước thải, chất thải phải được thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn nước.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động trên biển phải có phương án, trang thiết bị, nhân lực bảo đảm phòng ngừa, hạn chế ô nhiễm nước biển.
Trường hợp gây ô nhiễm nước biển phải kịp thời xử lý, khắc phục và thông báo ngay khi phát hiện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Nguồn thải từ các hoạt động ở vùng ven biển, hải đảo và các hoạt động trên biển phải được kiểm soát, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật trước khi thải vào biển.
1. Việc phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm được thực hiện như sau:
a) Lập danh mục nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm cần phục hồi;
b) Xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; ưu tiên phục hồi các dòng sông, đoạn sông cạn kiệt, không có dòng chảy, ô nhiễm nghiêm trọng trong danh mục nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm cần phục hồi; bố trí nguồn lực thực hiện;
c) Điều chỉnh chế độ vận hành, bổ sung, nâng cấp các công trình điều tiết, tích trữ nước, xây dựng các đập, hồ chứa, trạm bơm, công trình dẫn nước, nạo vét nhằm dâng nước, tiếp nước, khôi phục dòng chảy, cải thiện, nâng cao khả năng lưu thông của dòng chảy, số lượng, chất lượng nguồn nước, bổ sung nhân tạo nước dưới đất; xử lý ô nhiễm môi trường; xử lý, kiểm soát nước thải; sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước.
2. Căn cứ vào quy hoạch về tài nguyên nước được phê duyệt, mức độ, phạm vi suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước trên các lưu vực sông, yêu cầu khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức lập danh mục nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm cần phục hồi; xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đầu tư dự án xây dựng đập, hồ chứa trên các sông thuộc danh mục nguồn nước cần phục hồi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổ chức lưu vực sông nơi triển khai dự án về nội dung phục hồi nguồn nước trước khi cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư dự án.
4. Tổ chức, cá nhân tham gia phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm được ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại Điều 73, Điều 74 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Kinh phí phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm được bố trí từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp bảo vệ môi trường, đầu tư phát triển, quỹ bảo vệ môi trường, nguồn chi trả của đối tượng gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước, nguồn đóng góp khác của tổ chức, cá nhân.
6. Việc ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia còn phải thực hiện theo quy định sau đây:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nguồn nước liên quốc gia phải kịp thời xử lý và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về sự cố ô nhiễm nguồn nước xảy ra trên địa bàn;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, các Bộ, tổ chức lưu vực sông, cơ quan có liên quan phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia để tiến hành ngay các biện pháp ngăn chặn và khắc phục hậu quả phù hợp với pháp luật quốc tế và các thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
PROTECTION OF WATER RESOURCES AND RESTORATION OF WATER SOURCES
Article 21. Protection of surface water sources
Protection of surface water sources mainly includes:
1. Managing water source protection corridors;
2. Maintaining minimum flow in rivers and streams; ensuring the flow circulation;
3. Preventing and controlling water source deterioration, depletion or pollution and restoring deteriorated, depleted or polluted water sources; increasing the carrying capacity of surface water sources;
4. Protecting surface water sources having the functions of water regulation and supply and flooding prevention and control; water sources having the functions of protection and preservation of religious activities, practices of folk beliefs, cultural values and biodiversity, and tourism development;
5. Protecting and developing water generation sources;
6. Protecting surface water environment under regulations of law on environmental protection.
Article 22. Water source functions
1. A water source serves one or more basic functions below:
a) Supply water for domestic activities;
b) Supply water for agricultural production and aquaculture;
c) Supply water for industrial production; business operation and service provision;
d) Supply water for hydropower;
dd) Preserve religious activities, practices of folk beliefs and cultural values;
e) Serve inland waterway and maritime traffic;
g) Create landscapes and environment; develop tourism; maintain the development of aquatic ecosystems; protect and conserve biodiversity; store and drain flood.
2. A water source function shall serve as one of the bases for choosing solutions for protecting, improving and restoring deteriorated, depleted or polluted water sources; deciding the approval and licensing of projects that discharge wastewater into water sources in accordance with regulations of law on environmental protection.
3. A water source function shall be determined according to the status and demands for exploitation and use of water by industries and localities, requirements for protection and preservation of religious activities, practices of folk beliefs, cultural values, biodiversity, aquatic ecosystems, creation of landscapes and environment, flood storage and drainage and supply capacity of the water source.
4. Surface water sources must be zoned as per regulations imposed by the Minister of Natural Resources and Environment to adopt water source protection measures.
5. The zoning of surface water sources determined under the comprehensive inter-provincial river basin planning with respect to inter-provincial surface water sources and under the provincial planning with respect to intra-provincial surface water sources.
The Ministry of Natural Resources and Environment shall organize the review of water source functions during the process of reviewing comprehensive inter-provincial river basin planning; the provincial People’s Committee shall organize the review of water source functions under the provincial planning. If planning is unavailable or the planning has yet to state water source functions, the Ministry of Natural Resources and Environment shall determine and announce functions regarding inter-provincial surface water sources, the provincial People’s Committee shall determine and announce functions regarding intra-provincial surface water sources.
6. A water source function shall be considered and adjusted in the following cases:
a) There is a change to the requirements for water source protection in service of socio - economic development;
b) There is a major change in the supply capacity of the water source but no remedial measure is implemented.
7. Wastewater discharged into surface water sources must meet environmental technical regulation on wastewater and be appropriate to the waste water functions. The discharge shall adhere to regulations of law on environmental protection.
Article 23. Water source protection corridors
1. A water source protection corridor shall be established to maintain the bank stability, prevent and combat the encroachment upon land along the water source; to prevent and combat activities threatening to pollute and deteriorate the water source; to maintain the development of aquatic ecosystems, flora and fauna along the water source; to protect and preserve religious activities, practices of folk beliefs, cultural values and biodiversity, maintain the development of tourism in relation to the water source.
2. Water sources for which protection corridors are required include:
a) Dams, hydroelectric and irrigation reservoirs in rivers and streams;
b) Reservoirs in rivers and streams other than those specified in point a of this clause;
c) Lakes, ponds and lagoons on the list of lakes, ponds and lagoons prohibited from reclamation;
d) Rivers, streams, canals and ditches which are sources of water supply or water drainage channels or are important for socio-economic development and environmental protection;
dd) Water sources having the functions of protection and preservation of religious activities and practices of folk beliefs, cultural values and biodiversity, and tourism development other than those specified in point c of this clause.
3. The provincial People’s Committee shall organize the compilation, announce and adjust the list of water sources for which protection corridors are required; approve and adjust water source protection corridors and plans planting water source protection corridor boundary markers.
4. Water source protection corridors must be shown on cadastral maps.
5. Water source protection corridors must be announced and managed as prescribed by this Law and law on land; for the cases specified in point c clause 6 of this Article, regulations of law on irrigation, flood control system and inland waterway traffic shall be complied with.
6. The determination of water source protection corridors and planting of water source protection corridor boundary markers shall be carried out as follows:
a) Organizations managing and operating dams and reservoirs specified in point a clause 2 of this Article; organizations assigned to manage reservoirs in rivers and streams specified in point b and lakes, ponds and lagoons specified in points c and d clause 2 of this Article shall propose water source protection corridors and seek approval therefor from the provincial People's Committee; shall plant boundary markers and transfer boundary markers to the provincial People's Committee;
b) The provincial People’s Committee shall organize the determination of water source protection corridors and plant water source protection corridor boundary markers if an organization assigned to manage and operate is unavailable;
c) If a dam, irrigation reservoir, canal or ditch belongs to a hydraulic structure, the scope and boundary marker of the water source protection corridor shall be determined according to the boundary marker of the hydraulic structure protection corridor.
If the determined protection corridor boundary marker of a river, stream, canal or ditch is the channel protection corridor boundary marker and dike protection corridor boundary marker, the channel protection corridor boundary marker and dike protection corridor boundary marker shall be used in accordance with regulations of law on inland waterway traffic and law on flood control system respectively;
d) The provincial People’s Committee shall transfer water source protection corridor boundary markers to the district-level People’s Committee or communal People’s Committee for management and protection purposes.
7. Agencies, organizations, residential communities, households and individuals living, conducting production and business activities, and providing services within water source protection corridors shall fulfill the following requirements:
a) Do not cause river, stream, canal, ditch, lake, pond or lagoon bank erosion or affect the stability and safety of rivers, streams, canals, ditches, lakes, ponds or lagoons;
b) Do not affect the water source protection corridors approved by competent authorities;
c) Implement water resource protection measures as prescribed by law.
8. It is not permitted to build or increase the scale of hospitals, infectious disease treatment and diagnosis facilities, cemeteries, landfills, hazardous chemical production establishments, production and processing establishments generating hazardous waste within water source protection corridors. Operating establishments causing water source pollution must adopt remedial measures under regulations of law on environmental protection.
9. The Government shall elaborate this Article; promulgate regulations on determination of water source protection corridors; regulations on water sources for which protection corridor boundary markers are required and planting of water source protection corridor boundary markers.
1. Cases in which minimum flow has to be determined:
a) Rivers and streams in which water transfer structures, large dams, reservoirs and water exploitation structures exist, potentially affecting people's livelihoods, socio - economic development, and aquatic ecosystems.
According to local resources and conditions for socio - economic development, importance of water sources, requirements for natural disaster management and requirements for water source protection, the competent authority specified in clauses 6 and 7 of this Article shall decide the order of priority, locations where minimum flow needs to be maintained on each river or stream for which minimum flow needs to be determined.
b) Dams and reservoirs built in rivers and streams, except for the dams and reservoirs which have been put into operation, making it unable to adjust or add any minimum flow discharge structure item.
2. Minimum flow shall serve as one of the bases to be considered during the appraisal and approval of the following tasks:
a) Water resource-related planning; technical and specialized planning containing contents related to the exploitation and use of water resources; plan for exploitation, use and protection of water resources, prevention of, response to and recovery from damage caused by water under provincial planning;
b) Procedures for operating reservoirs and inter-reservoirs in river basins;
c) Plan for regulation and distribution of water resources on river basins; restoration of deteriorated, depleted or polluted water sources;
d) Plan to build dams and reservoirs in rivers and streams; projects involving water transfer;
dd) Registration and licensing of water resource exploitation;
e) Projects directly related to the maintenance of minimum flow in rivers and streams;
3. The minimum flow shall be determined adhering to the principles below:
a) Determine the minimum flow for each specific location in a river or stream and ensure the representativeness and systematicity on the river basin;
b) Ensure fairness, reasonableness, harmony of interests and equality among entities exploiting and using water resources, and between upstream and downstream localities;
c) Suit the characteristics and functions of water sources, flow regime of rivers and streams, terrain characteristics, water demands, role of rivers and streams in the river system; suit the scale, method of exploitation and ability to operate and regulate reservoirs;
d) Conform to international agreements and treaties related to water resources with countries sharing water sources to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
4. Bases for determining minimum flow are composed of:
a) Hydrological characteristics, flow regime and functions of water sources; status and demands for exploitation and use of water resources;
b) Requirements for protection and prevention of deterioration, depletion and pollution of water sources; protection and conservation of aquatic ecosystems and biodiversity; natural disaster management; assurance about national defense, security and other requirements related to water source protection;
c) Scale, scope of impact, exploitation method and ability to regulate water for dams and reservoirs;
d) International agreements and treaties related to water resources with countries sharing water sources to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
5. The minimum flow shall be specified under comprehensive inter-provincial river basin planning for inter-provincial and transboundary rivers and streams and under provincial planning for intra-provincial rivers and streams specified in point a clause 1 of this Article.
If planning is unavailable or the planning has yet to specify the determination of minimum flow, the Ministry of Natural Resources and Environment shall determine and announce minimum flow regarding inter-provincial and transboundary rivers and streams; the provincial People’s Committee shall determine and announce minimum flow regarding intra-provincial rivers and streams.
6. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:
a) Preside over determining and adjusting locations and values of minimum flow in inter-provincial and transboundary rivers and streams and collect opinions from Ministries, ministerial agencies, provincial People’s Committees concerned before making a decision; announce minimum flow in inter-provincial and transboundary rivers and streams;
b) Approve and announce the minimum flow in the downstream of dams and reservoirs specified in point b clause 1 of this Article under the authority to license water resource exploitation.
7. A provincial People’s Committee shall:
a) Preside over determining and adjusting locations and values of minimum flow in intra-provincial rivers and streams and collect opinions from the Ministry of Natural Resources and Environment and agencies concerned before making a decision; announce minimum flow in intra-provincial rivers and streams;
b) Approve and announce the minimum flow in the downstream of dams and reservoirs specified in point b clause 1 of this Article under the authority to register and license water resource exploitation.
8. Organizations and individuals that manage and operate dams and reservoirs according regulations of point b clause 1 of this Article must determine and propose the minimum flow in the downstream of dams and reservoirs, state it in the registration form or application for licensing of surface water exploitation and submit it to a competent authority for approval.
9. The determination and adjustment of the minimum flow in the cases mentioned in clause 1 of this Article shall be carried out in compliance with regulations issued by the Minister of Natural Resources and Environment.
The review and adjustment of the minimum flow shall be carried out every 05 years when there is any adjustment of contents related to the exploitation and use of water resources under planning; there is any newly formed water exploitation project or structure which significantly changes the flow regime of a river or stream; there is any fluctuation in natural conditions which greatly affects the water source.
Article 25. Assurance about flow circulation
The flow circulation must be assured as per regulations of this Law and other relevant regulations of law when performing the following activities:
1. Exploring and mining minerals in a river, stream, canal or ditch;
2. Building any bridge, wharf or any other structure which restricts the flow of a river, stream, canal or ditch or crosses a river, stream, canal or ditch;
3. Placing any pump or cable across a river, stream, canal or ditch or placing any cage in a river or carrying out any other activity.
Article 26. Protection of quality of domestic water sources
1. Organizations and individuals shall protect quality of domestic water sources. The person who discovers any act of polluting a domestic water source shall promptly notify the nearest People’s Committee.
2. A provincial People’s Committee shall:
a) Control activities that pose the risk of polluting domestic water sources;
b) Determine and organize the announcement of domestic water safeguard zones in consideration of proposals of organizations and individuals exploiting water resources for domestic activities in accordance with regulations issued by the Minister of Natural Resources and Environment;
c) Carry out monitoring and disclose information about quality of domestic water sources, provide warnings about abnormal phenomena in the quality of domestic water sources within its province;
d) Direct People’s Committees of districts and communes to implement measures to supervise, monitor and protect quality of domestic water within their districts and communes.
3. People’s Committees of districts and communes shall implement measures to protect quality of domestic water within their districts and communes.
4. The Ministry of Construction shall preside over and cooperate with the Ministry of Public Security, Ministries, ministerial agencies and provincial People’s Committees in compiling a list of domestic water supply facilities of special importance, and submit it to the Prime Minister for approval.
5. The Ministry of Public Security shall formulate and organize the implementation of the plan to protect domestic water supply facilities of special importance mentioned in clause 4 of this Article.
6. The Ministry of Natural Resources and Environment shall preside over and cooperate with provincial People’s Committees in determining and announcing domestic water safeguard zones with respect to any structures for which the domestic water safeguard zone exists in at least two provinces or central-affiliated cities.
Article 27. Protection of quality of water sources in agricultural production, aquaculture, mineral mining and other activities
1. Organizations and individuals using fertilizer, agrochemicals, aquatic veterinary drugs, aquaculture feeds, environmental treating products in aquaculture and other chemicals for cultivation, animal husbandry and aquaculture must comply with regulations of law and must not pollute water sources.
2. Establishment conducting production and business activities, providing services, mining minerals and conducting other activities are not permitted to discharge wastewater that has not been treated to meet environmental technical regulations into surface water sources or seawater; in case of using dangerous chemicals, measures should be in place to ensure safety and prevent leakage or water source pollution.
3. Organizations and individuals using water resources for inland waterway traffic, entertainment, tourism, healthcare, recreation, scientific research and other purposes must not pollute water sources.
4. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall perform state management of the use of fertilizers and agrochemicals for agricultural production according to regulations of law without causing water source pollution and impacting water source functions.
5. The provincial People's Committee shall, at the end of the mining period, consider deciding to repurpose pits for minerals, soil and building materials into reservoirs to regulate, store and supply water and create landscapes provided that all the conditions prescribed in this Law, laws on investment, land, environmental protection and minerals are complied with, and shall update and make additions to the list of intra-provincial surface water sources and the list of lakes, ponds and lagoons prohibited from reclamation.
Article 28. Protection of water sources having the functions of protection and preservation of religious activities, practices of folk beliefs, cultural values and biodiversity, and tourism development
1. Water sources having the functions of protection and preservation of religious activities, practices of folk beliefs, cultural values and biodiversity, and tourism development include:
a) Water sources associated with important wetlands, biodiversity conservation areas, high-biodiversity water sources according to regulations of law on biodiversity;
b) Water sources associated with religious activities, practices of folk beliefs, scenic landscapes, historical and cultural sites/monuments that have been ranked or zoned for protection according to regulations of law on religion, folk belief, and heritage sites and other relevant regulations of law;
c) Water sources associated with natural heritage sites according to regulations of law on environmental protection.
2. The exploitation and use of water resources, discharge of wastewater into water sources and activities within water resource protection corridors specified in clause 1 of this Article must be strictly controlled and monitored to ensure that the functions of protection and preservation of religious activities, practices of folk beliefs, cultural values and biodiversity, and tourism development are not impacted.
3. The State prioritizes the protection and restoration of the water sources specified in clause 1 of this Article upon their deterioration, depletion or pollution.
Article 29. Protection and development of water generation sources
1. Protection and development of water generation sources mean the management, protection and development of forests with the aim of improving the soil's ability to retain water, preventing and controlling soil erosion, landslides, saltwater intrusion, gutter-shaped floods, flash floods, protecting and developing water resources.
2. The State introduces policies to protect and develop forests, encourage the repurposing of production forests into protection forests according to planning; distribute and allocate payments for forest environmental services for protection and development of water generation sources on river basins; allocate revenues from exploitation of water resources in downstream localities to make payments to upstream localities, ensuring fairness and reasonableness.
3. Investors in construction of reservoirs, mineral mining and processing projects and other activities involving the use of water resources which affect the forest area must discharge their obligations in accordance with regulations of law on forestry.
4. Organizations and individuals exploiting and using water resources must make payments for forest environmental services in accordance with regulations of law on forestry.
Article 30. Groundwater exploitation threshold
1. Groundwater exploitation threshold shall serve as one of the bases to be considered during the appraisal, decision on and approval of the following tasks:
a) Water resource-related planning; provincial planning and technical and specialized planning containing contents related to the exploitation and use of water resources; determination and announcement of areas prohibited and areas restricted from groundwater exploitation;
b) Plan for regulation and distribution of water resources on river basins; restoration of deteriorated, depleted or polluted groundwater sources;
c) Licensing of groundwater exploration and exploitation;
d) Projects and solutions for artificial recharge of groundwater.
2. Groundwater exploitation threshold shall be determined according to characteristics of the water source; status and demands for exploitation and use of water resources; requirements for protection of ground water source and requirements for socio - economic development.
3. The groundwater exploitation threshold shall be determined satisfying the requirements below:
a) Determine the groundwater exploitation threshold for each zone or aquifer;
b) Maintain the balance between the amount of water exploited and that annually recharged to aquifers and relationship with relevant aquifers;
c) Protect groundwater sources and maintain harmony between legitimate rights and interests of organizations, individuals and localities concerned.
4. The Government shall elaborate this Article.
Article 31. Groundwater protection
1. Organizations and individuals must fill up wells which are damaged, no longer in use or not intended for future use in the following circumstances:
a) Drill or dig wells for survey, assessment, exploration or exploitation of groundwater;
b) Carry out drilling operations for geological survey of construction works, handling of foundations of construction works or construction of underground structures;
c) Carry out drilling operations for geological exploration, mineral exploration, mineral mining, oil and gas extraction and other projects.
2. Organizations and individuals must satisfy the requirements for groundwater protection and regulations of law on environmental protection in the following circumstances:
a) Design or construct structures serving drilling, digging or experimentation for projects on survey, assessment, exploration or exploitation of groundwater;
b) Conduct geological survey of construction works, handle foundations of construction works or construct underground structures; carry out geological exploration, mineral exploration, mineral mining, oil and gas extraction;
c) Dewatering mines or construction pits lowering the water table and carrying other drilling, digging and experimentation activities.
3. Groundwater survey or exploration drilling and groundwater exploitation drilling must be carried out by holders of the license to practice groundwater drilling.
4. According to the groundwater protection plan, the provincial People’s Committee shall zone off, announce and adjust the list of areas prohibited and restricted from groundwater exploitation; decide to remove a groundwater source from the list of areas prohibited and areas restricted from groundwater exploitation when it has been restored.
5. The determination of areas prohibited and restricted from groundwater exploitation must achieve harmony between legitimate rights and interests of related organizations and individuals and such areas shall be considered and zoned off in the following areas:
a) Areas where the groundwater level is continuously decreased and at risk of exceeding the groundwater exploitation threshold;
b) Area where land subsidence has occurred or areas at risk of land subsidence;
c) Areas where groundwater sources are at risk of suffering from saltwater intrusion.
6. Any organization or individual issued with the permit for exploitation of groundwater within area restricted from groundwater exploitation may continue the exploitation until the expiry date of the permit and shall have their permit issued, extended, adjusted or re-issued if they meet all conditions but the permissible amount of water to be exploited shall not be exceeded.
7. The provincial People’s Committee shall promulgate a groundwater protection plan and organize the implementation thereof. The groundwater protection plan shall be promulgated for a period of no more than 03 years from the effective date of this Law and may be considered and adjusted every 05 years or adjusted on an ad hoc basis to meet the requirements for socio - economic development and water source protection.
The groundwater protection plan must specify the areas and aquifers where water source deterioration, depletion or pollution occurs to be protected or restored; areas to be zoned off or removed from the list of areas prohibited and restricted from groundwater exploitation; groundwater exploitation plan; areas to be artificially recharged; solutions for protecting groundwater source quality.
8. The Minister of Natural Resources and Environment shall promulgate a national technical regulation on well filling as specified in clause 1 of this Article; promulgate regulations on protection of groundwater upon conducting the activities mentioned in clause 2 of this Article; promulgate regulations on formulation and adjustment of the groundwater protection plan as specified in clause 7 of this Article.
9. The Government shall elaborate clauses 3 and 5 of this Article; promulgates regulations on zoning, announcement and adjustment of areas prohibited and restricted from groundwater exploitation.
Article 32. Prevention and control of water source deterioration, depletion and pollution
1. When building an urban area, high density residential area, tourism area, recreation area, hi-tech zone, industrial park, economic zone, export-processing zone, industrial cluster or craft village, the carrying capacity of the surface water source and the supply capacity of the water source shall be taken into account and such area shall not be located within the protection corridor of the water source in river sections where a landslide occurs or at risk of a landslide.
2. An organization or individual that conducts any activity causing land subsidence, water source deterioration, depletion or pollution or saltwater intrusion must implement remedial measures; provide compensation and bear responsibility as prescribed by law if any damage is caused.
3. Wastewater generated from the production, business, service provision, urban areas or high density residential areas must be collected, treated and controlled and measures for prevention of, response to and remediation of water source pollution incidents under regulations of law on environmental protection.
4. Any organization or individual that mines minerals or constructs a structure shall immediately suspend the pumping and dewatering and take remedial measures if the pumping and dewatering lowers the water table; if any damage is caused, provide compensation and bear responsibility as prescribed by law.
5. For ponds and lakes containing wastewater or wastewater storage areas, it is required to implement water source protection measures as per regulations of law on environmental protection without causing water source pollution.
Article 33. Seawater pollution prevention and control
1. Organizations and individuals conducting activities at sea must have plans, equipment and human resources for seawater pollution prevention and control.
In case of causing seawater pollution, they must take timely remedial measures and immediately notify a competent authority upon discovery; provide compensation for any damage caused according to regulations of law on environmental protection.
2. Waste generated from activities in coastal areas and on islands and activities at sea must be controlled and treated to meet standards and technical regulations according to the provisions of law before being discharged into the sea.
Article 34. Restoration of deteriorated, depleted or polluted water sources, and response to and remediation of water source pollution incidents
1. The restoration of deteriorated, depleted or polluted water sources shall be carried out as follows:
a) Make a list of deteriorated, depleted or polluted water sources to be restored;
b) Formulate a deteriorated, depleted or polluted water source restoration plan, program or project; prioritize the restoration of rivers and river sections which are depleted, have no flow or are seriously polluted on the list of degraded, depleted, and polluted water sources to be restored; allocate resources for implementation;
c) Adjust operating regimes, adding and upgrading water regulation and storage facilities, build dams, reservoirs, pumping stations, water conveyance facilities, carry out dredging to raise water, refill water and restore the flow, improve and enhance the capacity for flow circulation, quantity and quality of water sources, artificially recharge groundwater; eliminate environmental pollution; treat and control wastewater; use water in a circular manner, reuse water.
2. According to the approved water resource-related planning, degree and scope of deterioration, depletion, and pollution of water sources in river basins, and the requirements for exploitation, use, and protection of water sources, the Ministry of Natural Resources and Environment shall preside over and cooperate with relevant ministries, ministerial agencies, and provincial People's Committees in compiling a list of deteriorated, depleted and polluted water sources to be restored; develop plans, programs and projects to restore deteriorated, depleted and polluted water sources and submit them to the Prime Minister for approval.
3. Ministries, ministerial agencies and provincial People's Committees that invest in projects to build dams and reservoirs in rivers on the list of water sources to be restored as prescribed in point a clause 1 of this Article must consult with the Ministry of Natural Resources and Environment and river basin organization in the area where the project is implemented about the details on water source restoration before the competent authority approves investment guidelines or makes an investment decision.
4. Organizations and individuals participating in the restoration of deteriorated, depleted and polluted water sources are entitled to incentives and assistance as per Articles 73 and 74 of this Law and other relevant regulations of law.
5. Funding for restoring deteriorated, depleted and polluted water sources shall be covered by the state budget, state budget dedicated to economics and environmental protection, development investment capital, environment protection funds, payments made by entities causing water deterioration, depletion and pollution and other contributions from organizations and individuals.
6. The response to and remediation of water source pollution incidents shall comply with regulations of law on environmental protection. In the case where a transboundary water source pollution incident occurs, the following regulations shall be satisfied:
a) The People’s Committee of the province which has the transboundary water source shall promptly deal with the water source pollution incident occurring in its province and report it to the Ministry of Natural Resources and Environment;
b) The Ministry of Natural Resources and Environment shall preside over and cooperate with the Ministry of Foreign Affairs, Ministries, river basin organization and agencies concerned to cooperate with a competent authority in the country where the transboundary water source pollution incident occurs in order to immediately adopt measures to prevent it and overcome its consequences in accordance with international laws, and international agreements and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực