Chương II Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015: Chế độ phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp
Số hiệu: | 98/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 26/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 30/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1261 đến số 1262 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định về quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; quyền, nghĩa vụ, chế độ phục vụ, chế độ chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được ban hành ngày 26/11/2015.
Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 gồm 7 Chương, 52 Điều theo cấu trúc các Chương sau:
- Những quy định chung
- Chế độ phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp
- Chế độ phục vụ của công nhân và viên chức quốc phòng
- Chế độ chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức
- Khen thưởng và Xử lý vi phạm
- Điều khoản thi hành
Luật 98/2015/QH13 có những điểm nổi bật sau:
- Quyền, nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
Nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng:
+ Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước;
+ Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật, kỷ luật quân đội, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ;
+ Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên; nếu có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật, điều lệnh, điều lệ của Quân đội nhân dân thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về việc thi hành mệnh lệnh đó;
+ Bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, quân đội, cơ quan, tổ chức; tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
+ Học tập; rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu;
Và các nghĩa vụ khác, xem chi tiết tại Điều 6 Luật quân nhân chuyên nghiệp 2015
- Quy định việc tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp tại Điều 14 Luật 98/2015/QH13
+ Đối tượng tuyển chọn: Sĩ quan Quân đội trong trường hợp thay đổi tổ chức, biên chế mà chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan; Hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ, đang phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội; Công nhân và viên chức quốc phòng.
+ Đối tượng tuyển dụng: Công dân Việt Nam không thuộc các đối tượng trên thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên.
+ Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn, tuyển dụng theo Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 gồm:
Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ quân đội;
Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp.
+ Hình thức tuyển chọn, tuyển dụng là xét tuyển hoặc thi tuyển. Trường hợp tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi, xuất sắc hoặc có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ bậc cao thì được tuyển chọn, tuyển dụng thông qua xét tuyển.
- Tiền lương, phụ cấp, nhà ở, điều kiện thực hiện nhiệm vụ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được Điều 36 Luật công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định như sau:
+ Tiền lương của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được xác định theo trình độ đào tạo, chức danh, vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt.
+ Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được hưởng phụ cấp gồm: Phụ cấp thâm niên; Phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức, viên chức; Phụ cấp, trợ cấp phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù quân sự.
+ Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được hưởng chính sách ưu tiên hỗ trợ về nhà ở xã hội; thuê nhà ở công vụ.
+ Quân nhân chuyên nghiệp được hưởng phụ cấp về nhà ở.
Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Văn bản tiếng việt
1. Đối tượng tuyển chọn:
a) Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong trường hợp thay đổi tổ chức, biên chế mà chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan;
b) Hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ, đang phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội;
c) Công nhân và viên chức quốc phòng.
2. Đối tượng tuyển dụng:
Công dân Việt Nam không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên.
3. Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn, tuyển dụng gồm:
a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ quân đội;
b) Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp.
4. Hình thức tuyển chọn, tuyển dụng là xét tuyển hoặc thi tuyển. Trường hợp tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi, xuất sắc hoặc có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ bậc cao thì được tuyển chọn, tuyển dụng thông qua xét tuyển.
1. Quân nhân chuyên nghiệp có trình độ đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với tiêu chuẩn chức danh đảm nhiệm, được xếp loại như sau:
a) Loại cao cấp nhóm I gồm quân nhân chuyên nghiệp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; loại cao cấp nhóm II gồm quân nhân chuyên nghiệp có bằng tốt nghiệp cao đẳng;
b) Loại trung cấp gồm quân nhân chuyên nghiệp có bằng tốt nghiệp trung cấp;
c) Loại sơ cấp gồm quân nhân chuyên nghiệp có chứng chỉ sơ cấp.
2. Quân nhân chuyên nghiệp được xét nâng loại khi hoàn thành tốt hoặc xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có văn bằng phù hợp do quân đội cử đi đào tạo và có năng lực đảm nhiệm chức danh tương ứng với loại quân nhân chuyên nghiệp cao hơn trong cùng ngành chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ.
3. Khi quân đội có nhu cầu, quân nhân chuyên nghiệp có thể được xét chuyển vị trí chức danh mới nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí chức danh đó.
1. Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được xác định tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương, gồm:
a) Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;
b) Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;
c) Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp;
d) Đại úy quân nhân chuyên nghiệp;
đ) Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp;
e) Trung úy quân nhân chuyên nghiệp;
g) Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp.
2. Bậc quân hàm cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp gồm:
a) Loại cao cấp là Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;
b) Loại trung cấp là Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;
c) Loại sơ cấp là Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương của từng loại.
1. Thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp trong thời bình như sau:
a) Phục vụ có thời hạn ít nhất là 06 năm kể từ ngày quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp;
b) Phục vụ cho đến hết hạn tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp theo cấp bậc quân hàm:
a) Cấp uý quân nhân chuyên nghiệp: nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi;
b) Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi;
c) Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi.
3. Quân nhân chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao, có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ và tự nguyện, nếu quân đội có nhu cầu thì được xem xét kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 05 năm.
4. Chiến đấu viên thực hiện nhiệm vụ khi đủ 40 tuổi thì được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng và được bố trí đảm nhiệm chức danh khác phù hợp với yêu cầu của quân đội hoặc được chuyển ngành. Trường hợp quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành được nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên thì được nghỉ hưu.
Danh mục chức danh chiến đấu viên do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ tại các cơ sở giáo dục đào tạo của quân đội; đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 của Luật này được tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp thì được xếp lương và phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng mức lương.
2. Quân nhân chuyên nghiệp được thăng cấp bậc quân hàm khi có mức lương tương ứng với mức lương của cấp bậc quân hàm cao hơn.
1. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ được biệt phái đến công tác ở cơ quan, tổ chức ngoài quân đội, do cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Quân nhân chuyên nghiệp biệt phái được hưởng chế độ, chính sách như đối với quân nhân chuyên nghiệp phục vụ tại ngũ.
3. Cơ quan, tổ chức nhận biệt phái có trách nhiệm giao nhiệm vụ và bảo đảm các chế độ cho quân nhân chuyên nghiệp biệt phái theo quy định của pháp luật.
Quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Hết hạn phục vụ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 của Luật này;
2. Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 của Luật này, sau 06 năm kể từ ngày có quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp, nếu có nguyện vọng thôi phục vụ tại ngũ và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
3. Hết hạn tuổi cao nhất theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
4. Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này mà quân đội không thể bố trí sử dụng;
5. Do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng;
6. Phẩm chất chính trị, đạo đức không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoặc không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ 02 năm liên tiếp theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 của Luật này;
7. Không còn đủ tiêu chuẩn về sức khỏe.
1. Nghỉ hưu.
2. Phục viên.
3. Nghỉ theo chế độ bệnh binh.
4. Chuyển ngành.
1. Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Khi hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;
b) Nam quân nhân chuyên nghiệp có đủ 25 năm, nữ quân nhân chuyên nghiệp có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng;
c) Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này.
2. Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ theo chế độ bệnh binh khi sức khỏe bị suy giảm theo quy định của pháp luật.
3. Quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ tại ngũ được chuyển ngành khi được cấp có thẩm quyền đồng ý và được cơ quan, tổ chức nơi đến tiếp nhận.
4. Quân nhân chuyên nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì được phục viên.
1. Cấp úy quân nhân chuyên nghiệp: 54 tuổi.
2. Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp: 56 tuổi.
3. Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp: 58 tuổi.
1. Quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ còn trong độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị quy định tại Điều 23 của Luật này.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu của quân đội.
3. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa phục vụ tại ngũ, tốt nghiệp đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu của quân đội.
1. Quân nhân chuyên nghiệp dự bị phải tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong đơn vị dự bị động viên với tổng thời gian không quá 12 tháng.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định số lượng gọi quân nhân chuyên nghiệp dự bị tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu hàng năm.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định phân bổ chỉ tiêu gọi quân nhân chuyên nghiệp dự bị cho các đơn vị quân đội; quy định số lần và thời gian huấn luyện của mỗi lần; giữa các lần huấn luyện được gọi quân nhân chuyên nghiệp dự bị tập trung để huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong thời gian không quá 07 ngày. Trường hợp cần thiết được quyền giữ quân nhân chuyên nghiệp dự bị ở lại huấn luyện không quá 02 tháng nhưng tổng số thời gian không quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này.
PROFESSIONAL SERVICEMEN’S SERVICE REGIME
Section 1. SELECTION AND RECRUITMENT OF PROFESSIONAL SERVICEMEN
Article 14. Selection and recruitment of professional servicemen
1. Subjects to be selected:
a) Officers of the Vietnam People’s Army with current positions as officers being no longer required in case of change of personnel structure;
b) Non-commissioned officers, soldiers who are no longer on active service, currently serving on probation in the army;
c) National defense workers and officials;
2. Subjects to be recruited:
Vietnamese citizens outside the scope as prescribed in Clause 1, this Article, permanently residing in Vietnam, aged from 18 and over;
3. Qualifications for selection and recruitment:
a) Have political and ethical credentials, good health, clear curriculum vitae and volunteer to serve in the army;
b) Have degrees, certificates of technical and professional competence in accordance with titles of professional servicemen;
4. Manner of selection and recruitment is examination. Those who have had excellent university degrees or high-level technical and professional competence shall be selected and recruited via examination.
Article 15. Grading, promotion and shifting titles of professional servicemen
1. Professional servicemen who have technical and professional competence in accordance with titles currently held shall be graded as follows:
a) High-ranking group (Group I) composed of professional servicemen having university degrees and over; high-ranking group (Group II) composed of professional servicemen having college degrees;
b) Middle-ranking group composed of professional servicemen having intermediate professional degrees;
c) Primary-ranking group consisted of professional servicemen having primary certificates;
2. Professional servicemen who have successfully completed assigned duties, have political and ethical credentials, have appropriate degrees and qualifications to hold titles similar to professional servicemen of higher ranks in the same technical and professional area shall be considered for promotion;
3. In case of need, professional servicemen may be considered for a shift to new titles if they meet professional requirements of such titles.
Section 2. PROFESSIONAL SERVICEMEN ON ACTIVE SERVICE
Article 16. Military ranks of professional servicemen
1. Military ranks of professional servicemen are defined in proportion to technical and professional competence and pay level, including:
a) Senior lieutenant-colonel;
b) Lieutenant-colonel;
c) Major;
d) Captain;
dd) Senior lieutenant;
e) Lieutenant;
g) Second lieutenant;
2. Highest ranks of professional servicemen are composed of:
a) Senior lieutenant-colonel (high-ranking);
b) Lieutenant – colonel (middle-ranking);
c) Major (primary-ranking);
3. The Minister of National Defense shall define ranks of professional servicemen in proportion to pay level.
Article 17. Duration and age limit for active services for professional servicemen
1. Duration of active service during peace time:
a) At least six years since the decision to convert into a professional serviceman is issued;
b) To the end of age limit as prescribed in Clause 2, this Article;
2. Maximum age limit for active service by rank:
a) Company grade: male (52 years old), female (52 years old);
b) Major, lieutenant-colonel: male (54 years old), female (54 years old);
c) Senior lieutenant-colonel: male (56 years old), female (55 years old);
3. Professional servicemen who have high technical and professional level, adequate political and ethical credentials, good health and volunteer to join the army shall be considered for extension of age limit for active service but no more than five years.
4. Any fighter who turns 40 shall be given priority in training and arrangement of other appropriate jobs or change to other occupations. Any fighter who has paid social insurance for 20 years of which 15 years as a fighter shall be eligible for retirement if being unable to serve in the army or unable to be changed to other occupations.
List of fighter titles shall be defined by the Minister of National Defense.
Article 18. Granting and promotion of ranks of professional servicemen
1. Non-commissioned officers, soldiers graduating from technical and professional competence training programs at the army’s education and training establishments; subjects as prescribed in Clauses 1 and 2, Article 14 hereof being selected, recruited as professional servicemen shall be entitled to salary and corresponding military ranks.
2. Professional servicemen shall be eligible for promotion of ranks if their salary is in proportion to salary of higher ranks.
Article 19. Professional servicemen on temporary assignment
1. Based on military and national defense requirements, professional servicemen on active service shall be sent on temporary assignment to non-army agencies, organizations decided by competent authorities.
2. Professional servicemen on temporary assignment shall be entitled to the same benefits as professional servicemen on active service.
3. Agencies and organizations on temporary assignment shall be responsible for assigning duties and ensuring benefits to professional servicemen on temporary assignment as prescribed.
Section 3. RETIREMENT FROM ACTIVE SERVICE FOR PROFESSIONAL SERVICEMEN
Article 20. Cases of retirement from active service
Following is one of the cases eligible for retirement from active service:
1. Service duration expires as prescribed in Point a, Clause 1, Article 17 hereof;
2. Volunteer to retire from active service after six years in service as a professional serviceman and that is accepted by competent authorities;
3. Maximum age limit expires as prescribed in Clause 2, Article 17 hereof;
4. Cases as prescribed in Clause 4, Article 17 hereof but no longer able to be employed by the army;
5. No longer able to be employed by the army after personnel structure is changed;
6. Political and ethical credentials fail to meet requirements or fail to complete duties for two consecutive years as prescribed in Point d, Clause 2, Article 9 hereof;
7. Health no longer meets requirements.
Article 21. Manners of retirement from active service
1. Retirement;
2. Demobilization;
3. Retirement under policies on sick soldiers;
4. Changed to other occupations;
Article 22. Requirements for retirement from active service
1. Followings are one of the cases eligible for retirement:
a) Maximum age limit expires as prescribed in Clause 2, Article 17 hereof and have paid social insurance for at least 20 years;
b) Professional servicemen are no longer able to be employed after 25 years (in case of male) or 20 years (in case of female) in service due to changes of personnel structure;
c) Cases as prescribed in Clause 4, Article 17 hereof;
2. Professional servicemen shall be eligible for retirement under policies on sick soldiers if health declines as prescribed.
3. Professional servicemen on active service may be transferred to other occupations if accepted by competent authorities and received by agencies, organizations where the professional serviceman is transferred to.
4. Professional servicemen outside the scope as prescribed in Clauses 1, 2 and 3, this Article shall be demobilized.
Section 4. PROFESSIONAL SERVICEMEN ON PROBATION
Article 23. Maximum age limit for professional servicemen to serve on probation
1. Junior commissioned officer: 54 years old;
2. Major, lieutenant-colonel: 56 years old;
3. Senior lieutenant-colonel: 58 years old;
Article 24. Registration for professional servicemen on probation
1. Professional servicemen who retire from active service and remain in the age of serving on probation as prescribed in Article 23 hereof.
2. Non-commissioned officers, soldiers on probation who meet the army’s technical and professional requirements;
3. Male citizens within the age of military service who are yet to be on active service, have graduated from vocational education institutions, universities and met the army’s technical and professional requirements;
Article 25. Training for professional servicemen on probation
1. Professional servicemen on probation should participate in training, drills and ready for being conscripted and fighting for no more than 12 months.
2. Annually, the Prime Minister shall make decision on the number of professional servicemen on probation called up for training, drills, ready for being conscripted and fighting.
3. The Minister of National Defense shall make decision on the number of professional servicemen on probation conscripted into armies; the number of times of training and training duration per time; between the times of training, professional servicemen on probation may be called up for training, drills, ready for being conscripted and fighting for no more than seven days. In case of need, professional servicemen shall be retained for training for no more than two months but total time should not exceed the time as prescribed in Clause 1, this Article.
Article 26. Granting and promotion of ranks of professional servicemen on probation
Granting and promotion of ranks of professional servicemen on probation are instructed in Articles 10, 18, hereof.
Article 27. Professional servicemen on probation to be discharged from service
Professional servicemen who exceed the age limit as prescribed in Article 23 hereof or no longer meet health requirements to serve on probation shall be discharged according to the Decision issued by Commander of district-level Military Command Committee.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực