Chương VI Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013: Hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố
Số hiệu: | 28/2013/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 12/06/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2013 |
Ngày công báo: | 12/07/2013 | Số công báo: | Từ số 403 đến số 404 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 12/06/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống khủng bố số 28/2013/QH13, quy định về nguyên tắc, chính sách, biện pháp, lực lượng phòng, chống khủng bố; hợp tác quốc tế và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống khủng bố.
Luật giải thích rõ, khủng bố là thực hiện các hành vi nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của quốc gia hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng như: Xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể người khác; tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số của cơ quan, tổ chức, cá nhân...; tài trợ khủng bố là hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố.
Theo đó, Nhà nước lên án và nghiêm trị mọi hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố; sử dụng đồng bộ các biện pháp để tổ chức phòng, chống khủng bố; tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống khủng bố; trong đó, nghiêm cấm các hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố; che giấu, chứa chấp, không tố giác hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố; làm lộ bí mật Nhà nước trong phòng, chống khủng bố hoặc cố ý lan truyền thông tin giả về khủng bố, tài trợ khủng bố, gây khó khăn cho hoạt động phòng, chống khủng bố.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có chính sách khoan hồng đối với tổ chức, cá nhân chủ động từ bỏ ý định khủng bố, tài trợ khủng bố; tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố hoặc trước khi hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố bị phát giác mà cố gắng ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại, khắc phục hậu quả xảy ra và tự thú, thành khẩn khai báo, tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, điều tra, truy tố, xét xử khủng bố, tài trợ khủng bố...
Cũng theo Luật này, Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, gồm các thành viên làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và cơ quan thường trực là Bộ Công an.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế; bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
1. Nội dung hợp tác quốc tế bao gồm:
a) Trao đổi thông tin về phòng, chống khủng bố;
b) Huấn luyện, diễn tập phòng, chống khủng bố;
c) Nâng cao năng lực pháp luật; đào tạo, huấn luyện kiến thức, kỹ năng về phòng, chống khủng bố;
d) Tăng cường điều kiện vật chất về phòng, chống khủng bố;
đ) Giải quyết vụ khủng bố;
e) Thực hiện các nội dung hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan giúp Chính phủ đàm phán, đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế có liên quan đến phòng, chống khủng bố; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố.
Hợp tác quốc tế giải quyết vụ khủng bố được thực hiện trên nguyên tắc quy định tại Điều 4 và Điều 36 của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước có liên quan không cùng tham gia điều ước quốc tế đa phương hoặc chưa ký kết điều ước quốc tế song phương thì các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế để giải quyết vụ khủng bố trên nguyên tắc quy định tại Điều 4 và Điều 36 của Luật này, phù hợp với nhu cầu và khả năng thực tế của mình.
INTERNATIONAL COOPERATION ON ANTI-TERRORISM
Article 36. Principles of International cooperation
The Socialist Republic of Vietnam State implements international cooperation in the anti-terrorism field on the basis of compliance with Vietnamese law and treaties on anti-terrorism to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party; respects the principal principles of international law; ensures independence, sovereignty, unity and territorial integrity of the Fatherland; protects the interests of the State, and the rights and legitimate interests of organizations and individuals.
Article 37. International cooperation contents and responsibilities
1. International cooperation contents include:
a) Exchange of anti- terrorism information;
b) Coaching and drill of anti-terrorism;
c) Raising legal capacity; training knowledge and skills in anti-terrorism;
d) Enhancement of material conditions for anti-terrorism;
dd) Settlement of terrorist cases;
e) Conducting other international cooperation contents in accordance with Vietnamese law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
2. The Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and sectors in, assisting the Government in negotiating and proposing the conclusion of or accession to treaties involving anti-terrorism; assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and sectors in, international cooperation on anti-terrorism.
Article 38. International cooperation on terrorist settlement
International cooperation on terrorist settlement is implemented in principles specified in Article 4 and Article 36 of this Law and the treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party. In case the Socialist Republic of Vietnam and relevant countries do not accede to the same multilateral treaty or have not yet concluded any bilateral treaty, competent Vietnamese agencies may implement international cooperation for terrorist settlement in the principles specified in Article 4 and Article 36 of this Law, in conformity with their demands and practical capability.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực