Chương III Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013: Phòng ngừa khủng bố
Số hiệu: | 28/2013/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 12/06/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2013 |
Ngày công báo: | 12/07/2013 | Số công báo: | Từ số 403 đến số 404 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 12/06/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống khủng bố số 28/2013/QH13, quy định về nguyên tắc, chính sách, biện pháp, lực lượng phòng, chống khủng bố; hợp tác quốc tế và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống khủng bố.
Luật giải thích rõ, khủng bố là thực hiện các hành vi nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của quốc gia hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng như: Xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể người khác; tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số của cơ quan, tổ chức, cá nhân...; tài trợ khủng bố là hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố.
Theo đó, Nhà nước lên án và nghiêm trị mọi hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố; sử dụng đồng bộ các biện pháp để tổ chức phòng, chống khủng bố; tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống khủng bố; trong đó, nghiêm cấm các hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố; che giấu, chứa chấp, không tố giác hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố; làm lộ bí mật Nhà nước trong phòng, chống khủng bố hoặc cố ý lan truyền thông tin giả về khủng bố, tài trợ khủng bố, gây khó khăn cho hoạt động phòng, chống khủng bố.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có chính sách khoan hồng đối với tổ chức, cá nhân chủ động từ bỏ ý định khủng bố, tài trợ khủng bố; tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố hoặc trước khi hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố bị phát giác mà cố gắng ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại, khắc phục hậu quả xảy ra và tự thú, thành khẩn khai báo, tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, điều tra, truy tố, xét xử khủng bố, tài trợ khủng bố...
Cũng theo Luật này, Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, gồm các thành viên làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và cơ quan thường trực là Bộ Công an.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Phòng ngừa khủng bố và tài trợ khủng bố được thực hiện bằng các biện pháp quy định tại các điều từ Điều 20 đến Điều 27 của Luật này và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan và người có thẩm quyền có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống khủng bố nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hiệu quả phòng, chống khủng bố.
2. Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống khủng bố bao gồm:
a) Nguy cơ, diễn biến, tình hình khủng bố; thủ đoạn, phương thức hoạt động, tính chất nguy hiểm, tác hại của khủng bố;
b) Biện pháp, kinh nghiệm, chính sách, pháp luật về phòng, chống khủng bố;
c) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống khủng bố;
d) Các nội dung cần thiết khác phục vụ cho yêu cầu phòng, chống khủng bố.
1. Cơ quan và người có thẩm quyền quản lý hành chính về an ninh, trật tự thông qua hoạt động của mình có trách nhiệm chủ động phát hiện kịp thời nguyên nhân, điều kiện, âm mưu, phương thức, thủ đoạn, hoạt động của tổ chức, cá nhân khủng bố và có biện pháp xử lý phù hợp.
2. Các biện pháp phòng ngừa khủng bố thông qua quản lý hành chính về an ninh, trật tự, bao gồm:
a) Quản lý cư trú, tàng thư, căn cước công dân;
b) Quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ;
c) Thực hiện công tác cảnh vệ, bảo vệ các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, công trình quốc phòng, khu quân sự, trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam;
d) Tuần tra, kiểm soát, giám sát mục tiêu trọng điểm về an ninh, trật tự, sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, cửa khẩu, khu vực biên giới và nơi tập trung đông người, nơi công cộng khác;
đ) Quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
e) Các biện pháp quản lý hành chính về an ninh, trật tự khác theo quy định của pháp luật.
Cơ quan và người có thẩm quyền kiểm soát giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển, hàng không có trách nhiệm chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố.
Cơ quan và người có thẩm quyền kiểm soát giao dịch tiền, tài sản có trách nhiệm theo dõi, giám sát, ngăn chặn các giao dịch tiền, tài sản có dấu hiệu liên quan đến khủng bố; giám sát các giao dịch tiền, tài sản có mức giá trị phải báo cáo theo quy định của pháp luật nhằm kịp thời phát hiện giao dịch có dấu hiệu liên quan đến khủng bố.
Cơ quan và người có thẩm quyền kiểm soát phương tiện, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ phương tiện, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố.
Cơ quan và người có thẩm quyền trong hoạt động xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông và các hình thức thông tin khác có trách nhiệm kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố.
Cơ quan và người có thẩm quyền kiểm soát vệ sinh an toàn lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, bệnh phẩm có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố.
1. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi được phân công có trách nhiệm xây dựng, huấn luyện, diễn tập và tổ chức thực hiện phương án phòng, chống khủng bố.
2. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị được xác định trong phương án phòng, chống khủng bố đã được phê duyệt có trách nhiệm chấp hành.
Article 19. Measures for terrorism prevention
Terrorism and terrorist financing are prevented with the measures specified in Articles from 20 thru 27 of this Law, and other measures in accordance with law.
Article 20. Information, propagation and education on anti- terrorism
1. Competent agencies and persons shall provide information, propagation and education on anti- terrorism with the aim to raise the awareness of, the responsibility for, and the effectiveness of anti-terrorism.
2. Contents of information, propagation and education on anti-terrorism include:
a) Risk, development and situation of terrorism; tricks and modes of operation, dangers and harms of terrorism;
b) Measures, experiences, policies and law on anti-terrorism;
c) Responsibilities of agencies, organizations and individuals in anti-terrorism;
d) Other necessary contents in serve of anti-terrorism requirements.
Article 21. Administrative control over security and order
1. Agencies and persons competent to administrative control over security and order shall, through their activities, proactively and promptly detect the causes, conditions, plots, modes, tricks and activities of terrorist organizations and individuals, and apply appropriate handling measures.
2. Measures to prevent terrorism through administrative control over security and order include:
a) Managing residence, police records and identity documents of citizens;
b) Managing weapons, explosives, support tools, flammables, poisons and radioactive substances;
c) Conducting guard and protection of important works relating to national security, national defense works, military zones, offices of diplomatic missions, foreign consulates, and representative agencies of international organizations in the Vietnamese territory;
d) Patrolling, controlling and supervising major objectives in security and order, airports, seaports, railway stations, bus terminals, border gates, border areas, crowded places and other public places;
dd/ Conducting the entry, exit and transit management;
e/ Other measures for administrative control over security and order as provided by law.
Article 22. Control of transport activities
Agencies and persons competent to control of road, railway, waterway, seaway and air transport shall proactively detect, prevent and handle timely acts of misusing these activities for terrorism.
Article 23. Control over money and asset transactions
Agencies and persons competent to control over money and asset transactions shall monitor, supervise and prevent money and asset transactions with signs involving terrorism; and supervise money and asset transactions at the value level required for report in accordance with law aiming to detect timely transactions with signs involving terrorism.
Article 24. Control of vehicles and goods upon import, export, or transit
Agencies and persons competent to control vehicles and goods upon import, export, or transit shall strictly control such vehicles and goods aiming to detect, prevent and handle timely acts of misusing these activities for terrorism.
Article 25. Control of publication, press, post, telecommunications activities and other forms of communication
Agencies and persons competent in publication, press, post, telecommunications activities and other forms of communication shall control, detect, prevent and handle timely acts of misusing these activities for terrorism.
Article 26. Control of activities regarding assurance of food hygiene and safety and medicines for disease prevention and treatment
Agencies and persons competent to control of food and foodstuff hygiene and safety, livestock feeds, fertilizers, medicines for disease prevention and treatment, veterinary drugs, plant protection drugs and swabs shall detect, prevent and handle timely acts of misusing these activities for terrorism.
Article 27. Elaboration and implementation of anti-terrorism plans
1. The Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense, concerned ministries and sectors, and People’s Committees at all levels shall, within their assigned scope, formulate, train, drill in, and organize implementation of anti-terrorism plans.
2. Agencies, organizations and units already defined in the approved anti-terrorism plans are responsible for execution.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực