Chương II Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013: Tổ chức hoạt động phòng, chống khủng bố
Số hiệu: | 28/2013/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 12/06/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2013 |
Ngày công báo: | 12/07/2013 | Số công báo: | Từ số 403 đến số 404 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 12/06/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống khủng bố số 28/2013/QH13, quy định về nguyên tắc, chính sách, biện pháp, lực lượng phòng, chống khủng bố; hợp tác quốc tế và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống khủng bố.
Luật giải thích rõ, khủng bố là thực hiện các hành vi nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của quốc gia hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng như: Xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể người khác; tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số của cơ quan, tổ chức, cá nhân...; tài trợ khủng bố là hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố.
Theo đó, Nhà nước lên án và nghiêm trị mọi hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố; sử dụng đồng bộ các biện pháp để tổ chức phòng, chống khủng bố; tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống khủng bố; trong đó, nghiêm cấm các hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố; che giấu, chứa chấp, không tố giác hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố; làm lộ bí mật Nhà nước trong phòng, chống khủng bố hoặc cố ý lan truyền thông tin giả về khủng bố, tài trợ khủng bố, gây khó khăn cho hoạt động phòng, chống khủng bố.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có chính sách khoan hồng đối với tổ chức, cá nhân chủ động từ bỏ ý định khủng bố, tài trợ khủng bố; tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố hoặc trước khi hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố bị phát giác mà cố gắng ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại, khắc phục hậu quả xảy ra và tự thú, thành khẩn khai báo, tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, điều tra, truy tố, xét xử khủng bố, tài trợ khủng bố...
Cũng theo Luật này, Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, gồm các thành viên làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và cơ quan thường trực là Bộ Công an.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia. Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Bộ Công an là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia và có cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh. Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Công an cấp tỉnh là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh và có đơn vị tham mưu, giúp việc.
3. Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố của bộ, ngành.
1. Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động phòng, chống khủng bố trong phạm vi cả nước;
b) Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức, triển khai phối hợp liên ngành thực hiện công tác phòng, chống khủng bố, hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố;
c) Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn về công tác phòng, chống khủng bố.
2. Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động phòng, chống khủng bố tại địa phương;
b) Giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức, triển khai phối hợp liên ngành thực hiện công tác phòng, chống khủng bố tại địa phương;
c) Giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn về công tác phòng, chống khủng bố.
3. Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố của bộ, ngành giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức, chỉ đạo công tác phòng, chống khủng bố trong lĩnh vực phụ trách và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan khác thực hiện phòng, chống khủng bố.
4. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ phối hợp của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp.
1. Lực lượng chống khủng bố gồm:
a) Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được giao thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố;
b) Các lực lượng khác được huy động tham gia chống khủng bố.
2. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị được quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
1. Người chỉ huy chống khủng bố là người được cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Trường hợp chưa có người chỉ huy chống khủng bố do cấp có thẩm quyền quyết định thì người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, Ủy ban nhân dân nơi xảy ra khủng bố có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp chống khủng bố theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này.
3. Trường hợp khủng bố xảy ra trên tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng thì người chỉ huy phương tiện đó có trách nhiệm chỉ huy chống khủng bố.
4. Chính phủ quy định cụ thể Điều này.
1. Người chỉ huy chống khủng bố quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định phương án, biện pháp chống khủng bố cần thiết;
b) Chỉ huy chống khủng bố theo quyết định phương án, biện pháp của cấp có thẩm quyền;
c) Trường hợp khẩn cấp nhưng chưa có quyết định phương án, biện pháp của cấp có thẩm quyền thì có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật này, trừ trường hợp biện pháp đó ảnh hưởng đến chính trị, ngoại giao, xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản có giá trị đặc biệt.
2. Người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, Ủy ban nhân dân quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp khẩn cấp chống khủng bố quy định tại các điểm a, b, c, d, e, h, i và m khoản 2 Điều 30 của Luật này, trừ trường hợp biện pháp đó ảnh hưởng đến chính trị, ngoại giao, xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản có giá trị đặc biệt.
3. Người có trách nhiệm chỉ huy chống khủng bố quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, vô hiệu hóa hành vi khủng bố theo quy định của pháp luật.
4. Những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.
1. Lực lượng chống khủng bố được ưu tiên trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ phòng, chống khủng bố.
2. Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chống khủng bố được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Khi xảy ra khủng bố, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật được huy động lực lượng, phương tiện để chống khủng bố. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi được huy động để chống khủng bố có trách nhiệm chấp hành.
2. Khi xảy ra khủng bố, việc trưng mua, trưng dụng tài sản chống khủng bố thực hiện theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.
ORGANIZATION OF ANTI-TERRORISM OPERATION
Article 12. The anti-terrorism steering committees
1. The Government shall establish the National Anti-Terrorism Steering Committee. Members of the National Anti-Terrorism Steering Committee shall work on a part-time basis.
The Ministry of Public Security shall act as the standing agency of the National Anti- Terrorism Steering Committee and is assisted by a full-time advisory agency.
2. The provincial People’s Committees shall establish the provincial Anti-Terrorism Steering Committees. Members of provincial Anti-Terrorism Steering Committees shall work on a part-time basis.
The provincial Public Security Departments shall act as standing agencies of the provincial Anti-Terrorism Steering Committees and be assisted by advisory units.
3. Based on the assigned tasks and under direction of the Prime Minister, ministers and heads of ministerial-level agencies establish the Anti-Terrorism Steering Committees of their ministries or sectors.
Article 13. The tasks and powers of Anti- Terrorism Steering Committees
1. The National Anti-terrorism Steering Committee shall have the following tasks and powers:
a) To advise the Government and the Prime Minister on organizing and directing anti- terrorism activities nationwide;
b) To assist the Government and the Prime Minister in organizing and carrying out the inter-sector coordination in anti-terrorism mission and international cooperation on anti- terrorism;
c) To assist the Government, the Prime Minister in inspecting, urging and guiding anti-terrorism mission.
2. The provincial Anti-Terrorism Steering Committees shall have the following tasks and powers:
a) To advise the People’s Committees and chairpersons of People’s Committees at the same level on organizing and directing anti-terrorism activities in their localities;
b) To assist the People’s Committees and chairpersons of People’s Committees at the same level in organizing and carrying out the inter-sector coordination in anti-terrorism activities in their localities;
c) To assist the People’s Committees and chairpersons of People’s Committees at the same level in inspecting, urging and guiding anti-terrorism missions.
3. The Anti-terrorism Steering Committees of Ministries or sectors shall assist the Ministers or heads of ministerial-level agencies in organizing and directing anti-terrorism activities in the fields under their charge and coordinating with other ministries, sectors, localities or agencies in anti-terrorism.
4. The Government shall specify the organization, tasks, powers and coordinative relations of anti-terrorism steering committees at all levels.
Article 14. Anti-terrorism forces
1. The anti-terrorism forces include:
a) Agencies and units under the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense, which are assigned the anti-terrorism task;
b) Other forces mobilized to participate in anti-terrorism.
2. The Minister of Public Security and the Minister of National Defense shall specify the tasks and powers of agencies and units defined at Point a, Clause 1 of this Article.
Article 15. Anti-terrorism commanders
1. Competent authorities shall decide anti-terrorism commanders.
2. In case competent authorities have not yet decided anti-terrorism commanders, heads of state agencies, people’s armed units, People’s Committees of localities where terrorism occurs have the duty and power to apply the anti-terrorism measures defined in Clause 2, Article 16 of this Law.
3. In case where terrorism occurs on an aircraft or ship that has departed from an airport or a seaport, the commander of such aircraft or ship shall be the anti-terrorism commander.
4. The Government shall specify this Article.
Article 16. Tasks and powers of the anti-terrorism commanders
1. The anti-terrorism commanders defined in Clause 1, Article 15 of this Law shall have the following tasks and powers:
a) To advise on, and propose to competent authorities to decide on necessary anti-terrorism plans and measures;
b) To act as anti-terrorism commander under decisions on plans and measures of competent authorities;
c) In urgent cases where competent authorities have not yet decided on plans or measures, they shall have duty and power to apply the measures specified in Clause 2, Article 30 of this Law, unless such measures affect political or diplomatic affairs, infringe upon the lives of others or destroy assets with special value.
2. Heads of state agencies, people’s armed units or People’s Committees specified in Clause 2, Article 15 of this Law shall have the duty and power to apply the urgent measures for anti-terrorism defined at Points a, b, c, d, e, h, i and m, Clause 2, Article 30 of this Law, unless such measures may affect political or diplomatic affairs, infringe upon the lives of others or destroy assets with special value.
3. Persons responsible for anti-terrorism command specified in Clause 3, Article 15 of this Law shall have the duty and power to apply measures to prevent and invalidate terrorist acts in accordance with law.
4. Persons specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article shall be responsible before law for their acts and decisions.
Article 17. Equipping and use of weapons, instruments and means for anti-terrorism
1. The anti-terrorism forces are prioritized in equipping of weapons, support tools and technical and professional means for anti-terrorism.
2. Use of weapons, support tools and technical and professional means by anti- terrorism forces shall comply with this Law and other relevant laws.
Article 18. Mobilization of forces and means; compulsory asset purchase and requisition for anti-terrorism
1. When terrorism occurs, competent persons as prescribed by law may mobilize forces and means for anti- terrorism. Agencies, organizations and individuals are obliged to observe when they are mobilized for anti-terrorism.
2. When terrorism occurs, the compulsory asset purchase and requisition for anti-terrorism shall comply with the law on compulsory purchase and requisition of property.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực