Chương I Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013: Những quy định chung
Số hiệu: | 28/2013/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 12/06/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2013 |
Ngày công báo: | 12/07/2013 | Số công báo: | Từ số 403 đến số 404 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 12/06/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống khủng bố số 28/2013/QH13, quy định về nguyên tắc, chính sách, biện pháp, lực lượng phòng, chống khủng bố; hợp tác quốc tế và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống khủng bố.
Luật giải thích rõ, khủng bố là thực hiện các hành vi nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của quốc gia hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng như: Xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể người khác; tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số của cơ quan, tổ chức, cá nhân...; tài trợ khủng bố là hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố.
Theo đó, Nhà nước lên án và nghiêm trị mọi hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố; sử dụng đồng bộ các biện pháp để tổ chức phòng, chống khủng bố; tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống khủng bố; trong đó, nghiêm cấm các hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố; che giấu, chứa chấp, không tố giác hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố; làm lộ bí mật Nhà nước trong phòng, chống khủng bố hoặc cố ý lan truyền thông tin giả về khủng bố, tài trợ khủng bố, gây khó khăn cho hoạt động phòng, chống khủng bố.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có chính sách khoan hồng đối với tổ chức, cá nhân chủ động từ bỏ ý định khủng bố, tài trợ khủng bố; tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố hoặc trước khi hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố bị phát giác mà cố gắng ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại, khắc phục hậu quả xảy ra và tự thú, thành khẩn khai báo, tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, điều tra, truy tố, xét xử khủng bố, tài trợ khủng bố...
Cũng theo Luật này, Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, gồm các thành viên làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và cơ quan thường trực là Bộ Công an.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về nguyên tắc, chính sách, biện pháp, lực lượng phòng, chống khủng bố; hợp tác quốc tế và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống khủng bố.
Luật này áp dụng đối với công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam; tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài, người nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khủng bố là một, một số hoặc tất cả hành vi sau đây của tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng:
a) Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, uy hiếp tinh thần của người khác;
b) Chiếm giữ, làm hư hại, phá hủy hoặc đe dọa phá hủy tài sản; tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
c) Hướng dẫn chế tạo, sản xuất, sử dụng hoặc chế tạo, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất độc, chất cháy và các công cụ, phương tiện khác nhằm phục vụ cho việc thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
d) Tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục, cưỡng bức, thuê mướn hoặc tạo điều kiện, giúp sức cho việc thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
đ) Thành lập, tham gia tổ chức, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện đối tượng nhằm thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
e) Các hành vi khác được coi là khủng bố theo quy định của điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Tài trợ khủng bố là hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố.
3. Phòng, chống khủng bố bao gồm các hoạt động phòng ngừa khủng bố, phòng ngừa tài trợ khủng bố, chống khủng bố và chống tài trợ khủng bố.
1. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, tham gia của toàn xã hội, lực lượng Công an nhân dân chủ trì phối hợp với Quân đội nhân dân làm nòng cốt.
2. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật; bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Phòng ngừa là chính; chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh tổ chức, cá nhân khủng bố, tài trợ khủng bố.
4. Bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra.
1. Nhà nước lên án và nghiêm trị mọi hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố; sử dụng đồng bộ các biện pháp để tổ chức phòng, chống khủng bố; tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống khủng bố.
2. Nhà nước có chính sách huy động thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ cho hoạt động phòng, chống khủng bố.
3. Nhà nước ưu tiên đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ và bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng chống khủng bố, tài trợ khủng bố.
4. Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo vệ tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống khủng bố. Cá nhân tham gia phòng, chống khủng bố mà bị thương tích, tổn hại về sức khỏe hoặc thiệt hại về tính mạng thì bản thân hoặc thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân có tài sản được huy động để phục vụ phòng, chống khủng bố, nếu bị thiệt hại thì được bồi thường.
5. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống khủng bố thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
6. Nhà nước có chính sách khoan hồng đối với tổ chức, cá nhân chủ động từ bỏ ý định khủng bố, tài trợ khủng bố; tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố hoặc trước khi hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố bị phát giác mà cố gắng ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại, khắc phục hậu quả xảy ra và tự thú, thành khẩn khai báo, tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, điều tra, truy tố, xét xử khủng bố, tài trợ khủng bố.
1. Các hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Luật này.
2. Che giấu, chứa chấp, không tố giác hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố.
3. Làm lộ bí mật nhà nước trong phòng, chống khủng bố.
4. Cố ý lan truyền thông tin giả về khủng bố, tài trợ khủng bố; cản trở, gây khó khăn cho hoạt động phòng, chống khủng bố.
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống khủng bố để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
1. Phòng, chống khủng bố là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và công dân.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống khủng bố trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình.
3. Tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài, người nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm tham gia phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về phòng, chống khủng bố; giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống khủng bố.
1. Tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố phải bị tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ và xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, thủ tục, thẩm quyền, hình thức tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố.
1. Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng, chống khủng bố bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Nguồn kinh phí hợp pháp khác.
2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng, chống khủng bố thực hiện theo quy định của pháp luật.
Article 1. Scope of regulation
This Law stipulates the principles, policies, measures and forces of anti-terrorism; international cooperation and responsibilities of agencies, organizations and individuals in anti-terrorism.
Article 2. Subjects of application
This Law applies to Vietnamese citizens, agencies and organizations; international organizations, foreign organizations and foreigners residing or operating in the Vietnamese territory, unless otherwise provided by treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, the following terms are construed as follows:
1. Terrorism means one, several or all of the following acts committed by organizations or individuals with the aim to oppose the people’s authorities, to compel the people’s authorities, foreign organizations and international organizations, cause difficulties to the international relations of the Socialist Republic of Vietnam or cause panic situation in the public:
a) Infringing upon the lives, health, and body liberty or threatening to infringe upon the lives or intimidating mental of others;
b) Appropriating, damaging, destroying or threatening to destroy assets; attacking, infringing upon, obstructing or causing disorder to, operation of computer networks, telecommunication networks, Internet and digital equipment of agencies, organizations or individuals;
c) Guiding the manufacture, production and use of, or manufacturing, producing, storing, transporting, trading in, weapons, explosives, radioactive materials, poison, inflammables and other instruments and means in serve of committing the acts defined at Point a and Point b, Clause 1 of this Article;
d) Propagating, dragging into, inciting, forcing, hiring, or creating conditions for, or assisting for, the commission of the acts defined at Points a, b and c, Clause 1 of this Article;
dd/ Establishing, participating in the organization, recruitment, training and coaching of objects with the aim to commit the acts defined at Points a, b, c and d, Clause 1 of this Article;
e/ Other acts that are considered terrorism under the anti-terrorism international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member.
2. Terrorist financing means act of mobilizing, supporting with money and assets in any form for terrorist organizations and individuals.
3. Anti-terrorism includes activities of terrorism prevention, terrorist financing prevention, terrorism combat and terrorist financing combat.
Article 4. Anti-terrorism principles
1. It is performed under the leadership of the Communist Party of Vietnam, the unified management of the State, and participation of the entire society, in which the force of People’s Public Security shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the People’s Army in acting as the core.
2. To comply with the Constitution and law; to ensure the independence, sovereignty, unity and territorial integrity of the Fatherland, the interests of the State, the rights and lawful interests of agencies, organizations and individuals.
3. Prevention is principal; taking the initiative in detecting, preventing timely and handling strictly organizations and individuals acting as terrorist or financing for terrorists.
4. Protecting the safety of human lives and health, assets of agencies, organizations and individuals; minimizing damages.
Article 5. Anti-terrorism policies
1. The State shall condemn and severely punish all acts of terrorism and terrorist financing; use adequately measures to organize anti-terrorism; propagate and mobilize organizations and individuals to participate in anti-terrorism.
2. The State shall adopt policies to mobilize scientific and technological achievements in serve of anti-terrorism activities.
3. The State shall prioritize investment of technical and professional equipment and means and ensure the regimes and policies for forces countering terrorism and terrorist-financing.
4. The State shall apply policies and measures to protect organizations and individuals participating in anti-terrorism. For individuals participating in anti-terrorism who are wounded, suffer health damage or die, they themselves or their relatives will be enjoyed the regimes and policies in accordance with law. Organizations and individuals whose assets are mobilized to serve anti-terrorism and damaged will be paid compensation.
5. Organizations and individuals that record achievements in anti-terrorism are commended in accordance with law on emulation and commendation.
6. The State shall apply leniency policy toward organizations and individuals that proactively abandon their intentions to commit terrorism or finance terrorists; voluntarily terminate their unfinished acts of terrorism or terrorist financing or attempt, before their acts of terrorism or terrorism financing are detected, in preventing, reducing the damage or remedying the consequences, and give themselves up, make honest declarations and reports, actively assist responsible agencies in detecting, preventing, investigating, prosecuting and adjudicating terrorists and terrorist financers.
1. Acts of terrorism and financing terrorists defined in Clause 1 and Clause 2, Article 3 of this Law.
2. Concealing, harboring or failing to denounce acts of terrorism and financing terrorists.
3. Disclosing state secrets in anti-terrorism.
4. Deliberately spreading false information about terrorism or terrorist financing; obstructing and causing difficulties to anti-terrorism activities.
5. Abusing position and/or power in anti-terrorism to infringe upon the interests of the State or the lawful rights and interests of organizations or individuals.
Article 7. Anti-terrorism responsibilities
1. Anti-terrorism is the duty of agencies, organizations and citizens.
2. Heads of agencies or organizations shall organize the implementation of the anti-terrorism legislation within scope of their duties and powers.
3. International organizations, foreign organizations and foreigners residing, operating in the Vietnamese territory shall participate in anti-terrorism in accordance with this Law and other relevant laws.
Article 8. Responsibilities of Vietnam Fatherland Front and its member organizations
Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall, within scope of their tasks and powers, propagate and mobilize people to strictly observe the anti-terrorism legislation; and supervise the implementation of the anti-terrorism legislation.
Article 9. The investigation, prosecution and adjudication of terrorism and terrorist financing crimes
The investigation, prosecution and adjudication of terrorism and terrorist financing crimes shall comply with the Penal Code, the Criminal Procedures Code and other relevant laws.
Article 10. Handling of money and assets involving terrorism and terrorist financing
1. Money and assets involving terrorism and terrorist financing must be suspended circulation, blockaded, sealed, temporarily seized and handled in accordance with law.
2. The Government shall specify the conditions, procedures, competence and forms of circulation suspension, blockade, sealing, temporary seizure and handling of money and assets involving terrorism and terrorist financing.
Article 11. Funds to ensure for anti-terrorism activities
1. Funding sources to ensure for anti-terrorism activities include:
a) State budget;
b) Other lawful funding sources.
2. The management and use of funds to ensure for anti-terrorism activities shall comply with the law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực