Chương V Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022: Quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về phòng, chống bạo lực gia đình
Số hiệu: | 13/2022/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 14/11/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2023 |
Ngày công báo: | 15/12/2022 | Số công báo: | Từ số 909 đến số 910 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Thực hiện công tác thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình.
6. Khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phòng, chống bạo lực gia đình.
7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; định kỳ 02 năm một lần hoặc đột xuất báo cáo Quốc hội về công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình và điều phối liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; thực hiện công tác thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc trách nhiệm quản lý của mình và gửi kết quả đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
4. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc trách nhiệm quản lý của mình và gửi kết quả đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình; phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan hướng dẫn tư vấn, thông tin, giáo dục, truyền thông; biên soạn tài liệu mẫu để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đối với người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Chủ trì, phối hợp thực hiện công tác thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình.
6. Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
7. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình.
8. Chỉ đạo xây dựng, thực hiện, tổng kết kinh nghiệm, nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.
9. Hướng dẫn việc đưa nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào hương ước, quy ước cộng đồng dân cư.
1. Bộ Y tế có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về chăm sóc, điều trị đối với người bệnh là người bị bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Hướng dẫn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện thống kê, báo cáo các trường hợp người bệnh là người bị bạo lực gia đình;
c) Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho nhân viên y tế thực hiện tư vấn, chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cơ sở trợ giúp xã hội; hướng dẫn việc tiếp nhận, trợ giúp người bị bạo lực gia đình tại cơ sở trợ giúp xã hội;
b) Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình, kế hoạch về bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm, giảm nghèo và phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Hướng dẫn cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện thống kê, báo cáo các trường hợp người bị bạo lực gia đình được tiếp nhận và trợ giúp tại cơ sở trợ giúp xã hội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng ngành học, cấp học;
b) Hướng dẫn cơ sở giáo dục tiếp nhận, phát hiện, hỗ trợ người học bị bạo lực gia đình.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan phát hiện và ngăn chặn các thông tin, hình ảnh, dữ liệu trên không gian mạng, trên báo chí, trong các trò chơi điện tử và các ấn phẩm xuất bản nhằm kích động bạo lực gia đình.
5. Bộ Tư pháp có trách nhiệm sau đây:
a) Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho hòa giải viên, người thực hiện trợ giúp pháp lý về phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Hướng dẫn Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện báo cáo thống kê trường hợp người bị bạo lực gia đình được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
6. Bộ Công an có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành văn bản hướng dẫn công tác giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc;
b) Chỉ đạo lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý;
c) Chủ trì, phối hợp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho lực lượng Công an nhân dân thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình;
d) Hướng dẫn việc thực hiện thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc trách nhiệm quản lý.
7. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình theo thẩm quyền tại địa phương.
2. Bố trí kinh phí, nhân lực đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn quản lý theo quy định của Luật này.
3. Hằng năm, Ủy ban nhân dân các cấp báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
1. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình.
2. Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Thực hiện bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình cho Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên.
4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Thực hiện công tác thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc trách nhiệm của mình và gửi kết quả đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
1. Giám sát, phản biện xã hội; tham gia giám sát, phản biện xã hội trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích, động viên thành viên, hội viên, quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và quy định khác của pháp luật có liên quan. Thực hiện tuyên truyền, giáo dục kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực gia đình trong cơ quan, tổ chức mình và Nhân dân.
3. Kiến nghị những biện pháp cần thiết với cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và quy định khác của pháp luật có liên quan; tham gia phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc, hỗ trợ và bảo vệ người bị bạo lực gia đình.
4. Chủ trì, phối hợp phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật này.
1. Thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 52 của Luật này.
2. Tư vấn, tham gia hòa giải về phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở; tổ chức thực hiện, kết nối, giới thiệu dịch vụ tư vấn, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.
3. Tổ chức hoạt động hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm hoặc hỗ trợ khác cho người bị bạo lực gia đình.
4. Chủ trì, phối hợp tổ chức cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thuộc phạm vi quản lý; nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình là phụ nữ và trẻ em.
6. Phối hợp tổng hợp, báo cáo thống kê về phụ nữ, trẻ em bị bạo lực gia đình và gửi kết quả đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
1. Tham gia giám sát việc thực hiện Luật này.
2. Vận động, ủng hộ nguồn lực để thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Tham gia tuyên truyền, vận động thành viên, hội viên, quần chúng nhân dân cam kết không có hành vi bạo lực gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc.
4. Tham gia tư vấn, hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình, giáo dục người có hành vi bạo lực gia đình.
5. Tiếp nhận, thu thập thông tin từ thành viên, hội viên, quần chúng nhân dân và xã hội để phản ánh, kiến nghị, tư vấn cho cơ quan, tổ chức, cá nhân về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
STATE MANAGEMENT AND RESPONSIBILITIES OF AGENCIES AND ORGANIZATIONS OF DOMESTIC VIOLENCE PREVENTION AND COMBAT
Article 46. State management of domestic violence prevention and combat
1. Issue and implement policies, laws, and plans on domestic violence prevention and combat or present them to competent authorities for issuance.
2. Inform, disseminate, universalize, and educate laws on domestic violence prevention and combat.
3. Perform statistical work on domestic violence prevention and combat.
4. Provide training and advanced training for persons performing domestic violence prevention and combat.
5. Conduct scientific research and international cooperation in domestic violence prevention and combat.
6. Provide commendation for individuals and collectives with outstanding achievements in domestic violence prevention and combat.
7. Inspect, settle complaints and denunciations, and handle violations against laws on domestic violence prevention and combat.
Article 47. Responsibilities of state management agencies of domestic violence prevention and combat
1. The Government of Vietnam shall unify the state management of domestic violence prevention and combat; submit reports on domestic violence prevention and combat every 2 years or irregularly to the National Assembly of Vietnam.
2. The Ministry of Culture, Sports and Tourism of Vietnam shall take responsibility before the Government of Vietnam for implementing state management of domestic violence prevention and combat and inter-sectoral coordination in domestic violence prevention and combat.
3. Ministries and ministerial agencies shall perform the state management of domestic violence prevention and combat and statistical work on domestic violence prevention and combat under their management within their scope of tasks and entitlements and submit the results to the Ministry of Culture, Sports and Tourism of Vietnam.
4. People’s Committees at all levels shall perform the state management of domestic violence prevention and combat at local levels within their scope of entitlements and tasks. Provincial People’s Committees shall perform statistical work on domestic violence prevention and combat under their management and submit the results to the Ministry of Culture, Sports and Tourism of Vietnam.
Article 48. Ministry of Culture, Sports and Tourism of Vietnam shall:
1. Promulgate legislative documents, programs, and plans on domestic violence prevention and combat or present them to competent state agencies for issuance.
2. Take charge and cooperate with relevant agencies and organizations in organizing the implementation of legislative documents, programs, and plans on domestic violence prevention and combat; performing inter-sectoral cooperation in domestic violence prevention and combat.
3. Take charge and cooperate with relevant agencies and organizations in providing guidelines on counseling, information, education, and communications; compiling model documents to disseminate and universalize the knowledge and skills in domestic violence prevention and combat.
4. Take charge and cooperate with relevant agencies and organizations in organizing advanced training in knowledge and skills for persons performing domestic violence prevention and combat.
5. Take charge and cooperate in performing statistical work and managing the database on domestic violence prevention and combat.
6. Take charge and cooperate with relevant agencies in inspecting and handling violations against laws on domestic violence prevention and combat.
7. Conduct scientific research and international cooperation in domestic violence prevention and combat.
8. Direct the development, implementation, summary of experience, and extension of domestic violence prevention and combat models.
9. Provide guidelines on integrating contents of domestic violence prevention and combat into the conventions of residential communities.
Article 49. Responsibilities of Ministries, ministerial agencies, and governmental agencies
1. Ministry of Health of Vietnam shall:
a) Promulgate and organize the implementation of regulations on care and treatment for patients who are domestic violence victims at medical service facilities;
b) Provide guidelines for medical service facilities to perform statistical work and submit reports on cases where patients are domestic violence victims;
c) Provide advanced training in the knowledge and skills for healthcare staff to provide counseling, care, and treatment for domestic violence victims.
2. Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs of Vietnam shall:
a) Promulgate legislative documents on social support facilities following its entitlements or present them to competent state agencies for issuance; provide guidelines on the receipt and support for domestic violence victims at social support facilities;
b) Direct the integration of contents of domestic violence prevention and combat into programs and plans on gender equality, protection of children, the elderly, and disabled people, vocational education, employment settlement, poverty reduction, and social evil prevention and combat;
c) Provide guidelines for social support facilities to perform statistical work and submit reports on cases where domestic violence victims are received and supported at social support facilities.
3. Ministry of Education and Training of Vietnam shall:
a) Direct the integration of knowledge of domestic violence prevention and combat into programs on education and training in accordance with the requirements of each learning major and level;
b) Provide guidelines for educational institutions on receiving, discovering, and supporting learners who are domestic violence victims.
4. Ministry of Information and Communications of Vietnam shall:
a) Direct mass media information to inform and disseminate policies and laws on domestic violence prevention and combat;
b) Take charge and cooperate with relevant agencies in detecting and preventing information, images, and data in cyberspace, the press, electronic video games, and publications that incite domestic violence.
5. Ministry of Justice of Vietnam shall:
a) Cooperate in disseminating and educating laws on domestic violence and combat and providing advanced training in the knowledge and skills for mediators and persons providing legal aid in domestic violence prevention and combat;
b) Provide guidelines for State Legal Aid Centers and organizations participating in legal aid to submit statistical reports on cases where domestic violence victims receive legal aid according to laws on legal aid.
6. Ministry of Public Security of Vietnam shall:
a) Promulgate documents guiding the supervision of the implementation of protective order decisions;
b) Direct the integration of knowledge of domestic violence prevention and combat into training programs and advanced training in educational institutions under its management;
c) Take charge and cooperate in providing advanced training in the knowledge and skills for People’ Public Security Forces in preventing and combating domestic violence;
d) Provide guidelines on the implementation of statistical work on domestic violence prevention and combat under its management.
7. Ministries, ministerial agencies, and governmental agencies shall take charge and cooperate with relevant agencies and organizations in disseminating and educating policies and laws on domestic violence prevention and combat within their scope of tasks and entitlements.
Article 50. Local authorities at all levels shall:
1. Direct and organize the implementation of state management of domestic violence prevention and combat following their competency.
2. Allocate the budget and personnel satisfying the requirements for performing tasks of domestic violence prevention and combat in their areas following this Law.
3. Annually, People’s Committees at all levels shall submit reports on domestic violence prevention and combat to People’s Councils at the same level.
Article 51. People’s Courts and People’s Procuracies at all levels shall:
1. Protect the legal rights and benefits of domestic violence victims.
2. Proactively prevent and promptly detect, prevent, and handle acts violating laws on domestic violence prevention and combat.
3. Provide advanced training in the knowledge and skills in preventing and combating domestic violence for Judges, Jurors, Court Clerks, and Procurators.
4. Take charge and cooperate with relevant agencies and organizations in disseminating and educating policies and laws on domestic violence prevention and combat within their scope of tasks and entitlements.
5. Perform statistical work on domestic violence prevention and combat subject to their responsibilities and submit the results to the Ministry of Culture, Sports and Tourism of Vietnam.
Article 52. Vietnamese Fatherland Front and its member organizations shall:
1. Perform supervision and social criticism; participate in the supervision and social criticism in the development and implementation of policies and laws on domestic violence prevention and combat.
2. Disseminate, educate, and encourage members and the people to comply with laws on domestic violence prevention and combat and other regulations of relevant laws. Disseminate and educate skills in controlling acts of domestic violence in their agencies, organizations, and the People.
3. Propose necessary measures to relevant state agencies to implement laws on domestic violence prevention and combat and other regulations of relevant laws; participate in domestic violence prevention and combat, care for, support, and protect domestic violence victims.
4. Take charge and cooperate in preventing and combating domestic violence following this Law.
Article 53. Vietnam Women’s Union shall:
1. Perform the responsibilities prescribed in Article 52 of this Law.
2. Provide counseling and participate in the mediation on domestic violence prevention and combat at the grassroots level; organize the implementation, connection, and introduction of counseling services, and support for domestic violence victims.
3. Organize activities of livelihood support, job creation, or other support for domestic violence victims.
4. Take charge and cooperate with organizations supporting the prevention and combat against domestic violence under its management; extend domestic violence prevention and combat models.
5. Cooperate with relevant agencies, organizations, and individuals in protecting and supporting domestic violence victims who are women and children.
6. Cooperate in summarizing and preparing statistical reports on children and women who are domestic violence victims and submit the results to the Ministry of Culture, Sports and Tourism of Vietnam.
Article 54. Social organizations, socio-vocational organizations, and economic organizations shall:
1. Participate in the supervision of the implementation of this Law.
2. Mobilize and support resources to perform domestic violence prevention and combat.
3. Participate in disseminating and mobilizing members and the people to commit to not committing acts of domestic violence and building a happy family.
4. Participate in counseling and mediation in domestic violence prevention and combat, provide support for domestic violence victims, and educate perpetrators.
5. Receive and collect information from members, the people, and society to provide feedback, proposal, and counseling for organizations and individuals regarding the implementation of policies and laws on domestic violence prevention and combat.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Hành vi bạo lực gia đình
Điều 12. Quyền và trách nhiệm của cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình
Điều 19. Báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình
Điều 20. Xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình
Điều 22. Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình
Điều 25. Cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
Điều 30. Trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình
Điều 39. Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
Điều 40. Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình