Chương VIII Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế của Ủy ban liên hiệp quốc về Luật thương mại quốc tế năm 1985: Công nhận và thi hành
Số hiệu: | khongso | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Các cơ quan khác | Người ký: | ... |
Ngày ban hành: | 21/06/1985 | Ngày hiệu lực: | *** |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | *** |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Điều 35: CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH.
1. Phán quyết của trọng tài, bất kể được tuyên ở đâu, sẽ được công nhận có tính ràng buộc và khi có đơn yêu cầu được lập thành văn bản gửi đến toà án có thẩm quyền, sẽ được thi hành theo những qui định tại Điều này và Điều 36.
2. Bên dựa vào phán quyết hay yêu cầu thi hành phán quyết sẽ cung cấp bản gốc hay một bản sao của phán quyết đã được chứng thực hợp lệ cùng với bản gốc của thoả thuận trọng tài theo qui định tại Điều 7 hoặc một bản sao của thoả thuận này đã được chứng thực hợp lệ. Nếu phán quyết hay thoả thuận trọng tài không được lập bằng ngôn ngữ chính thức của quốc gia nơi thi hành phán quyết, bên yêu cầu thi hành sẽ phải cung cấp một bản dịch sang ngôn ngữ đó và phải được chứng thực hợp lệ.
Điều 36: CÁC TRƯỜNG HỢP TỪ CHỐI VIỆC CÔNG NHẬN HOẶC THI HÀNH.
1. Việc công nhận hay thi hành phán quyết trọng tài, bất kể phán quyết này được tuyên ở nước nào, chỉ có thể bị từ chối trong trường hợp:
(a) Theo yêu cầu của bên phải thi hành, nếu bên đó cung cấp được cho toà án có thẩm quyền nơi công nhận hay thi hành phán quyết bằng chứng khẳng định rằng:
i. Bên tham gia thoả thuận trọng tài theo qui định tại Điều 7 không đủ năng lực ký kết thoả thuận đó; hoặc thoả thuận nói trên không có giá trị pháp lý theo luật mà các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo luật của nước nơi phán quyết được tuyên trong trường hợp không ghi rõ; hoặc.
ii. Bên phải thi hành phán quyết không được thông báo một cách hợp thức về việc chỉ định trọng tài viên hoặc về các thủ tục giải quyết vụ tranh chấp tại trọng tài hoặc ( vì những nguyên nhân chính đáng khác mà) không thể thực hiện được việc tranh tụng của mình; hoặc
iii. Phán quyết được tuyên về một vụ tranh chấp không được qui định hoặc không nằm trong phạm vi các Điều khoản của thoả thuận trọng tài, hoặc phán quyết này chứa đựng những quyết định về các vấn đề vượt quá phạm vi giải quyết nêu ra trong thoả thuận trọng tài; trong trường hợp có thể tách phần quyết định về vấn đề đã được yêu cầu giải quyết tại trọng tài với phần không được quyết định về những vấn đề không được yêu cầu giải quyết tại trọng tài, thì phần phán quyết có những quyết định về vấn đề được yêu cầu giải quyết có thể được công nhận và cho thi hành; hoặc
iv. Thành phần của ủy ban trọng tài hoặc thủ tục giải quyết tranh chấp của trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trong trường hợp không có thỏa thuận đó không phù hợp với luật của nước nơi tiến hành xét xử trọng tài; hoặc
v. Phán quyết của trọng tài chưa có hiệu lực ràng buộc với các bên hoặc phán quyết đó bị hủy bỏ hoặc đình chỉ bởi toà án của nước nơi phán quyết được tuyên hoặc theo luật của nước nơi phán quyết được lập.
(b) Nếu Toà án thấy rằng:
i. Theo luật của quốc gia này, nội dung tranh chấp không thể giải quyết qua thể thức trọng tài; hoặc
ii. Việc công nhận và cho thi hành phán quyết đó sẽ trái với chính sách công của quốc gia này.
2. Trường hợp đơn yêu cầu hủy bỏ hay đình chỉ thi hành phán quyết được gửi đến toà án theo như qui định tại đoạn (1) (a) (v) của Điều khoản này, thì toà án nơi được yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết nếu thấy yêu cầu này hợp lệ, sẽ tạm hoãn quyết định cho thi hành của mình và cũng có thể, trên cơ sở có đơn yêu cầu của bên đòi công nhận hoặc thi hành phán quyết ra lệnh cho bên kia đưa ra một sự bảo đảm thích hợp.
1. Phán quyết của trọng tài, bất kể được tuyên ở đâu, sẽ được công nhận có tính ràng buộc và khi có đơn yêu cầu được lập thành văn bản gửi đến toà án có thẩm quyền, sẽ được thi hành theo những qui định tại Điều này và Điều 36.
2. Bên dựa vào phán quyết hay yêu cầu thi hành phán quyết sẽ cung cấp bản gốc hay một bản sao của phán quyết đã được chứng thực hợp lệ cùng với bản gốc của thoả thuận trọng tài theo qui định tại Điều 7 hoặc một bản sao của thoả thuận này đã được chứng thực hợp lệ. Nếu phán quyết hay thoả thuận trọng tài không được lập bằng ngôn ngữ chính thức của quốc gia nơi thi hành phán quyết, bên yêu cầu thi hành sẽ phải cung cấp một bản dịch sang ngôn ngữ đó và phải được chứng thực hợp lệ.
1. Việc công nhận hay thi hành phán quyết trọng tài, bất kể phán quyết này được tuyên ở nước nào, chỉ có thể bị từ chối trong trường hợp:
(a) Theo yêu cầu của bên phải thi hành, nếu bên đó cung cấp được cho toà án có thẩm quyền nơi công nhận hay thi hành phán quyết bằng chứng khẳng định rằng:
i. Bên tham gia thoả thuận trọng tài theo qui định tại Điều 7 không đủ năng lực ký kết thoả thuận đó; hoặc thoả thuận nói trên không có giá trị pháp lý theo luật mà các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo luật của nước nơi phán quyết được tuyên trong trường hợp không ghi rõ; hoặc.
ii. Bên phải thi hành phán quyết không được thông báo một cách hợp thức về việc chỉ định trọng tài viên hoặc về các thủ tục giải quyết vụ tranh chấp tại trọng tài hoặc ( vì những nguyên nhân chính đáng khác mà) không thể thực hiện được việc tranh tụng của mình; hoặc
iii. Phán quyết được tuyên về một vụ tranh chấp không được qui định hoặc không nằm trong phạm vi các Điều khoản của thoả thuận trọng tài, hoặc phán quyết này chứa đựng những quyết định về các vấn đề vượt quá phạm vi giải quyết nêu ra trong thoả thuận trọng tài; trong trường hợp có thể tách phần quyết định về vấn đề đã được yêu cầu giải quyết tại trọng tài với phần không được quyết định về những vấn đề không được yêu cầu giải quyết tại trọng tài, thì phần phán quyết có những quyết định về vấn đề được yêu cầu giải quyết có thể được công nhận và cho thi hành; hoặc
iv. Thành phần của ủy ban trọng tài hoặc thủ tục giải quyết tranh chấp của trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trong trường hợp không có thỏa thuận đó không phù hợp với luật của nước nơi tiến hành xét xử trọng tài; hoặc
v. Phán quyết của trọng tài chưa có hiệu lực ràng buộc với các bên hoặc phán quyết đó bị hủy bỏ hoặc đình chỉ bởi toà án của nước nơi phán quyết được tuyên hoặc theo luật của nước nơi phán quyết được lập.
(b) Nếu Toà án thấy rằng:
i. Theo luật của quốc gia này, nội dung tranh chấp không thể giải quyết qua thể thức trọng tài; hoặc
ii. Việc công nhận và cho thi hành phán quyết đó sẽ trái với chính sách công của quốc gia này.
2. Trường hợp đơn yêu cầu hủy bỏ hay đình chỉ thi hành phán quyết được gửi đến toà án theo như qui định tại đoạn (1) (a) (v) của Điều khoản này, thì toà án nơi được yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết nếu thấy yêu cầu này hợp lệ, sẽ tạm hoãn quyết định cho thi hành của mình và cũng có thể, trên cơ sở có đơn yêu cầu của bên đòi công nhận hoặc thi hành phán quyết ra lệnh cho bên kia đưa ra một sự bảo đảm thích hợp.
RECOGNITION AND ENFORCEMENT OF AWARDS
Article 35. Recognition and enforcement
(1) An arbitral award, irrespective of the country in which it was made, shall be recognized as binding and, upon application in writing to the competent court, shall be enforced subject to the provisions of this article and of article 36.
(2) The party relying on an award or applying for its enforcement shall supply the original award or a copy thereof. If the award is not made in an official language of this State, the court may request the party to supply a translation thereof into such language. 4
(Article 35(2) has been amended by the Commission at its thirty-ninth session, in 2006)
Article 36. Grounds for refusing recognition or enforcement
(1) Recognition or enforcement of an arbitral award, irrespective of the country in which it was made, may be refused only:
(a) at the request of the party against whom it is invoked, if that party furnishes to the competent court where recognition or enforcement is sought proof that:
(i) a party to the arbitration agreement referred to in article 7 was under some incapacity; or the said agreement is not valid under the law to which the parties have subjected it or, failing any indication thereon, under the law of the country where the award was made; or
(ii) the party against whom the award is invoked was not given proper notice of the appointment of an arbitrator or of the arbitral proceedings or was otherwise unable to present his case; or
(iii) the award deals with a dispute not contemplated by or not falling within the terms of the submission to arbitration, or it contains decisions on matters beyond the scope of the submission to arbitration, provided that, if the decisions on matters submitted to arbitration can be separated from those not so submitted, that part of the award which contains decisions on matters submitted to arbitration may be recognized and enforced; or
(iv) the composition of the arbitral tribunal or the arbitral procedure was not in accordance with the agreement of the parties or, failing such agreement, was not in accordance with the law of the country where the arbitration took place; or
(v) the award has not yet become binding on the parties or has been set aside or suspended by a court of the country in which, or under the law of which, that award was made; or
(b) if the court finds that:
(i) the subject-matter of the dispute is not capable of settlement by arbitration under the law of this State; or
(ii) the recognition or enforcement of the award would be contrary to the public policy of this State.
(2) If an application for setting aside or suspension of an award has been made to a court referred to in paragraph (1)(a)(v) of this article, the court where recognition or enforcement is sought may, if it considers it proper, adjourn its decision and may also, on the application of the party claiming recognition or enforcement of the award, order the other party to provide appropriate security.
4 The conditions set forth in this paragraph are intended to set maximum standards. It would, thus, not be contrary to the harmonization to be achieved by the model law if a State retained even less onerous conditions.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực