Chương 7 Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế của Ủy ban liên hiệp quốc về Luật thương mại quốc tế năm 1985: Yêu cầu tòa án bác phán quyết của trọng tài
Số hiệu: | khongso | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Các cơ quan khác | Người ký: | ... |
Ngày ban hành: | 21/06/1985 | Ngày hiệu lực: | *** |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | *** |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Điều 34: ÐƠN YÊU CẦU HUỶ BỎ PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI LÀ CÁCH THỨC DUY NHẤT ĐỂ YÊU CẦU TOÀ ÁN BÁC PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI.
1. Việc yêu cầu toà án bác phán quyết của trọng tài chỉ có thể được tiến hành thông qua đơn yêu cầu toà án hủy bỏ phán quyết phù hợp với quy định tại các đoạn (2) và (3) của Điều này.
2. Một phán quyết chỉ có thể bị toà án theo qui định tại Điều 6 hủy bỏ trong trường hợp:
a.Bên làm đơn yêu cầu đưa ra những bằng chứng khẳng định rằng:
i. Một trong các bên ký kết thoả thuận trọng tài theo qui định tại Điều 7 không đủ năng lực ký kết thoả thuận đó; hoặc thoả thuận nói trên không có giá trị pháp lý theo luật mà các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo luật của nước nơi phán quyết được tuyên trong trường hợp mà các bên không ghi rõ; hoặc
ii. Bên phải thi hành phán quyết không được thông báo một cách đầy đủ về việc chỉ định trọng tài viên hoặc tố tụng trọng tài hoặc nói cách khác không thể thực hiện việc tranh tụng của mình; hoặc
iii. Phán quyết giải quyết tranh chấp không được qui định hoặc không nằm trong phạm vi các Điều khoản của thoả thuận đưa ra trọng tài giải quyết, hoặc phán quyết này bao gồm những quyết định về các vấn đề vượt quá phạm vi của thoả thuận trọng tài giải quyết với Điều kiện là những quyết định về các vấn đề đưa ra trọng tài giải quyết có thể tách ra khỏi những vấn đề không được đưa ra trọng tài và chỉ có phần của phán quyết chứa đựng các quyết định về vấn đề không được nêu ra trọng tài giải quyết có thể bị hủy bỏ; hoặc
iv. Thành phần của ủy ban trọng tài hoặc tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận giữa các bên trừ trường hợp thoả thuận này trái với Điều khoản trong luật này mà các bên không thể vi phạm được, hoặc nếu không có thoả thuận đó, không phù hợp với luật này; hoặc
b. Toà án phát hiện rằng:
i. Theo luật của nước đó, vấn đề nội dung tranh chấp không thể giải quyết bằng trọng tài được; hoặc
ii. Phán quyết mâu thuẫn với chính sách công của quốc gia đó.
3. Ðơn yêu cầu hủy bỏ phán quyết không được lập muộn quá ba tháng kể từ ngày bên nộp đơn yêu cầu nhận được phán quyết hoặc nếu đơn yêu cầu được tiến hành theo Điều 33 thì tính từ ngày mà yêu cầu đó được ủy ban trọng tài giải quyết.
4. Toà án khi được yêu cầu hủy bỏ phán quyết, có thể, nếu thấy thích hợp và theo yêu cầu của một bên, đình chỉ trình tự hủy bỏ phán quyết trong một thời gian do toà án quyết định để ủy ban trọng tài có cơ hội tiếp tục tiến hành tố tụng trọng tài hoặc tiến hành các hoạt động khác theo ý kiến cuả ủy ban trọng tài sẽ loại trừ cơ sở để hủy bỏ phán quyết.
1. Việc yêu cầu toà án bác phán quyết của trọng tài chỉ có thể được tiến hành thông qua đơn yêu cầu toà án hủy bỏ phán quyết phù hợp với quy định tại các đoạn (2) và (3) của Điều này.
2. Một phán quyết chỉ có thể bị toà án theo qui định tại Điều 6 hủy bỏ trong trường hợp:
a.Bên làm đơn yêu cầu đưa ra những bằng chứng khẳng định rằng:
i. Một trong các bên ký kết thoả thuận trọng tài theo qui định tại Điều 7 không đủ năng lực ký kết thoả thuận đó; hoặc thoả thuận nói trên không có giá trị pháp lý theo luật mà các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo luật của nước nơi phán quyết được tuyên trong trường hợp mà các bên không ghi rõ; hoặc
ii. Bên phải thi hành phán quyết không được thông báo một cách đầy đủ về việc chỉ định trọng tài viên hoặc tố tụng trọng tài hoặc nói cách khác không thể thực hiện việc tranh tụng của mình; hoặc
iii. Phán quyết giải quyết tranh chấp không được qui định hoặc không nằm trong phạm vi các Điều khoản của thoả thuận đưa ra trọng tài giải quyết, hoặc phán quyết này bao gồm những quyết định về các vấn đề vượt quá phạm vi của thoả thuận trọng tài giải quyết với Điều kiện là những quyết định về các vấn đề đưa ra trọng tài giải quyết có thể tách ra khỏi những vấn đề không được đưa ra trọng tài và chỉ có phần của phán quyết chứa đựng các quyết định về vấn đề không được nêu ra trọng tài giải quyết có thể bị hủy bỏ; hoặc
iv. Thành phần của ủy ban trọng tài hoặc tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận giữa các bên trừ trường hợp thoả thuận này trái với Điều khoản trong luật này mà các bên không thể vi phạm được, hoặc nếu không có thoả thuận đó, không phù hợp với luật này; hoặc
b. Toà án phát hiện rằng:
i. Theo luật của nước đó, vấn đề nội dung tranh chấp không thể giải quyết bằng trọng tài được; hoặc
ii. Phán quyết mâu thuẫn với chính sách công của quốc gia đó.
3. Ðơn yêu cầu hủy bỏ phán quyết không được lập muộn quá ba tháng kể từ ngày bên nộp đơn yêu cầu nhận được phán quyết hoặc nếu đơn yêu cầu được tiến hành theo Điều 33 thì tính từ ngày mà yêu cầu đó được ủy ban trọng tài giải quyết.
4. Toà án khi được yêu cầu hủy bỏ phán quyết, có thể, nếu thấy thích hợp và theo yêu cầu của một bên, đình chỉ trình tự hủy bỏ phán quyết trong một thời gian do toà án quyết định để ủy ban trọng tài có cơ hội tiếp tục tiến hành tố tụng trọng tài hoặc tiến hành các hoạt động khác theo ý kiến cuả ủy ban trọng tài sẽ loại trừ cơ sở để hủy bỏ phán quyết.
Article 34. Application for setting aside as exclusive recourse against arbitral award
(1) Recourse to a court against an arbitral award may be made only by an application for setting aside in accordance with paragraphs (2) and (3) of this article.
(2) An arbitral award may be set aside by the court specified in article 6 only if:
(a) the party making the application furnishes proof that:
(i) a party to the arbitration agreement referred to in article 7 was under some incapacity; or the said agreement is not valid under the law to which the parties have subjected it or, failing any indication thereon, under the law of this State; or
(ii) the party making the application was not given proper notice of the appointment of an arbitrator or of the arbitral proceedings or was otherwise unable to present his case; or
(iii) the award deals with a dispute not contemplated by or not fall- ing within the terms of the submission to arbitration, or contains decisions on matters beyond the scope of the submission to arbitration, provided that, if the decisions on matters submitted to arbitration can be separated from those not so submitted, only that part of the award which contains decisions on matters not submitted to arbitration may be set aside; or
(iv) the composition of the arbitral tribunal or the arbitral procedure was not in accordance with the agreement of the parties, unless such agreement was in conflict with a provision of this Law from which the parties cannot derogate, or, failing such agreement, was not in accordance with this Law; or
(b) the court finds that:
(i) the subject-matter of the dispute is not capable of settlement by arbitration under the law of this State; or
(ii) the award is in conflict with the public policy of this State.
(3) An application for setting aside may not be made after three months have elapsed from the date on which the party making that application had received the award or, if a request had been made under article 33, from the date on which that request had been disposed of by the arbitral tribunal.
(4) The court, when asked to set aside an award, may, where appropriate and so requested by a party, suspend the setting aside proceedings for a period of time determined by it in order to give the arbitral tribunal an opportunity to resume the arbitral proceedings or to take such other action as in the arbitral tribunal’s opinion will eliminate the grounds for setting aside.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực