Chương V Luật Kiểm toán Nhà nước 2005: Quyền và nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán
Số hiệu: | 37/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 14/08/2005 | Số công báo: | Số 13 |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Kiểm toán Nhà nước - Ngày 14/6/2005, Quốc hội đã thông qua Luật Kiểm toán Nhà nước số 37/2005/QH11, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006. Luật quy định: trong phạm vi nhiêm vụ của mình, Kiểm toán Nhà nước co quyền: yêu cầu đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán, đề nghị cơ quan hữu quan phối hợp công tác để thực hiện nhiệm vụ được giao, đề nghị cơ quan nhà nước, đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội và công dân giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ... Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với các sai phạm trong báo cáo tài chính và các sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật, kiến nghị thực hiện các biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị... Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kiểm toán nhà nước là thảo luận tập thể, biểu quyết theo đa số, ý kiến thiểu số được bảo lưu và báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước. Các ý kiến của thành viên Hội đồng kiểm toán nhà nước được ghi vào biên bản của Hội đồng. Biên bản và các tài liệu khác của Hội đồng kiểm toán nhà nước được bảo quản, lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước...
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương.
2. Cơ quan được giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp.
3. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp, cơ quan khác ở địa phương.
4. Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
5. Đơn vị quản lý quỹ dự trữ của Nhà nước, quỹ dự trữ của các ngành, các cấp, quỹ tài chính khác của Nhà nước.
6. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
7. Đơn vị sự nghiệp được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần hoặc toàn bộ kinh phí.
8. Tổ chức quản lý tài sản quốc gia.
9. Ban Quản lý dự án đầu tư có nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
10. Hội, liên hiệp hội, tổng hội và các tổ chức khác được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động.
11. Doanh nghiệp nhà nước.
12. Ngoài cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này, đơn vị nhận trợ giá, trợ cấp của Nhà nước, đơn vị có công nợ được Nhà nước bảo lãnh mà không phải là doanh nghiệp nhà nước có thể thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán; doanh nghiệp kiểm toán phải thực hiện việc kiểm toán theo chuẩn mực, quy trình kiểm toán nhà nước và gửi báo cáo kiểm toán cho Kiểm toán Nhà nước.
1. Yêu cầu Đoàn kiểm toán xuất trình quyết định kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước xuất trình thẻ Kiểm toán viên nhà nước.
2. Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm toán; đề nghị thay thế thành viên Đoàn kiểm toán khi có bằng chứng cho thấy thành viên đó không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
3. Thảo luận, giải trình bằng văn bản về những vấn đề được nêu trong dự thảo báo cáo kiểm toán nếu xét thấy chưa phù hợp.
4. Khiếu nại với Tổng Kiểm toán Nhà nước về hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán và thành viên khác của Đoàn kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật; kiến nghị với Tổng Kiểm toán Nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán khi có căn cứ cho rằng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đó là trái pháp luật.
5. Yêu cầu Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán viên nhà nước bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại cho đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
1. Chấp hành quyết định kiểm toán.
2. Lập và gửi đầy đủ, kịp thời báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán dự án đầu tư; kế hoạch thu, chi; báo cáo tình hình chấp hành và quyết toán ngân sách cho Kiểm toán Nhà nước theo yêu cầu.
3. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện việc kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán viên nhà nước và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
4. Trả lời và giải trình đầy đủ, kịp thời các vấn đề do Đoàn kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước yêu cầu.
5. Người đứng đầu đơn vị được kiểm toán phải ký biên bản kiểm toán.
6. Thực hiện đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước về sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật; thực hiện biện pháp để khắc phục yếu kém trong hoạt động theo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước; báo cáo bằng văn bản về việc thực hiện kết luận, kiến nghị đó cho Kiểm toán Nhà nước.
1. Kết thúc năm ngân sách, các đơn vị dự toán cấp I của ngân sách trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách cho Bộ Tài chính theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, đồng thời gửi cho Kiểm toán Nhà nước.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước cho Kiểm toán Nhà nước chậm nhất là mười bốn tháng sau khi kết thúc năm ngân sách.
3. Kho bạc Nhà nước định kỳ gửi báo cáo thực hiện dự toán thu, chi ngân sách quý, năm cho Kiểm toán Nhà nước.
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF THE AUDITED ENTITIES
Article 63. The audited entities
1. Ministries, ministerial-level agencies, Government-affiliated agencies and other agencies at the central level.
2. Institutions assigned with duties of the State budget revenues and expenditures at all levels.
3. People’s councils, people’s committees at all levels and other agencies at the local levels.
4. Units of the people’s armed forces.
5. Units in charge of the reserve funds of the State, branches and levels, and other financial funds of the State.
6. Political organizations, socio-political organizations, political socio-professional organizations as well as social-professional organisations using resources from the State budget.
7. Non-business units totally or partly financed by the State budget.
8. National property management institutions.
9. Management boards of investment projects financed by the State budget or having resources from the State budget.
10. Associations, inter-associations, general associations and other organisations financed partly by the State budget.
11. The State-owned enterprises.
12. Apart from institutions prescribed in Clauses 1 to 11 of this Article, also including the entities subsidized by the State budget, whose liabilities are guaranteed by the State but being not the State-owned enterprises who can hire audit companies to perform audit; the audit businesses shall be required to comply with the state audit standards and procedures and to send audit reports to the State Audit.
Article 64. Rights of the audited entities
1. to request the audit team to present the audit decision, and the state auditors to show the state auditor card.
2. to refuse to provide information, documents not relating to audit contents; to request for substitution of any member of the audit team as there is evident that he/she is impartial during his/her discharging the duties.
3. to discuss and present in writing on the issues contained in the draft audit reports if considered unsatisfied.
4. to complain to the State Auditor General about any acts of the audit team leader, heads of audit groups and other members of the audit team in the process of audit when there is evident that these acts are of legal contradictions.
5. to request the State Audit, the State auditors to compensate for damages if their causing damages to the audited entity according to the provisions of law.
6. to perform other rights as regulated by law.
Article 65. Obligations of the audited entities
1. to abide by the audit decision;
2. to prepare and transmit in an adequate and timely manner the financial statements, investment project consolidated reports, income and expense plans, budget execution and finalisation reports to the State Audit as so requested.
3. to provide in full and on time the information and documents necessary for performing the audit work at the request of the State Audit and the State auditors, and to be responsible to law for the accuracy, integrity and objectivity of the information and documents provided.
4. to answer and explain in an adequate and timely manner any questions raised by the audit team and the State auditors.
5. the leader of the audited entity is required to sign in the audit minutes.
6. to execute in an adequate and timely manner the conclusions and recommendations of the State Audit on errors in the financial statements and on any irregularity concerning legal compliance; to apply measures to improve weakness in operation according to the conclusions and recommendations of the State Audit; to report in writing on the execution of the conclusions and recommendations to the State Audit.
Article 66. Responsibility for submission of the financial statements and budget settlement reports
1. At the end of a budget year, all budget-estimating units level 1 of the central budget, the People's Councils of provinces and centrally-governed cities shall be responsible for sending their financial statements and their budget settlement reports to the Ministry of Finance as so stipulated by the State Budget Law, and concurrently to the State Audit.
2. The Ministry of Finance shall be responsible for sending the State budget consolidated settlement reports to the State Audit within the latest fourteen months since the end of the budget year.
3. The State Treasury shall send periodical reports on the execution of the State budget revenues and expenditures estimates in a quarterly and yearly manner.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực