Chương I Luật Kiểm toán Nhà nước 2005: Những quy định chung
Số hiệu: | 37/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 14/08/2005 | Số công báo: | Số 13 |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Kiểm toán Nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán viên nhà nước; đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan; hoạt động và bảo đảm hoạt động của Kiểm toán Nhà nước.
1. Đơn vị được kiểm toán.
2. Kiểm toán Nhà nước.
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước.
Hoạt động kiểm toán nhà nước phục vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính; việc tuân thủ pháp luật; tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
2. Kiểm toán báo cáo tài chính là loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính.
3. Kiểm toán tuân thủ là loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện.
4. Kiểm toán hoạt động là loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
5. Bằng chứng kiểm toán là tài liệu, thông tin do Kiểm toán viên nhà nước thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán, làm cơ sở cho việc đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán.
6. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là văn bản do Kiểm toán Nhà nước lập và công bố để đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán.
7. Tài sản nhà nước là tài sản hình thành hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, thuộc sở hữu, quản lý của Nhà nước, là đối tượng kế toán của đơn vị được kiểm toán.
Đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là hoạt động có liên quan đến quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các số liệu kế toán và các thông tin của báo cáo tài chính.
2. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp và có hiệu quả.
3. Tổ chức kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật để bảo vệ an toàn tài sản; đánh giá về chất lượng và độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính; việc chấp hành pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và các nội quy, quy chế của đơn vị.
1. Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
2. Trung thực, khách quan.
1. Chuẩn mực kiểm toán nhà nước gồm những quy định về nguyên tắc hoạt động, điều kiện và yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, năng lực đối với Kiểm toán viên nhà nước; quy định về nghiệp vụ kiểm toán và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán mà Kiểm toán viên nhà nước phải tuân thủ khi tiến hành hoạt động kiểm toán; là cơ sở để kiểm tra, đánh giá chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên nhà nước.
2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định về quy trình xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước.
3. Tổng Kiểm toán Nhà nước xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước trên cơ sở quy định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
1. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách; đánh giá việc tuân thủ pháp luật, tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
2. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là một trong những căn cứ để:
a) Quốc hội sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định dự án và công trình quan trọng quốc gia được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước; xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước và sử dụng trong hoạt động giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, nghị quyết của Quốc hội về ngân sách nhà nước, dự án và công trình quan trọng quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, dự án và công trình xây dựng cơ bản quan trọng khác ;
b) Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cơ quan khác của Nhà nước sử dụng trong công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ của mình;
c) Hội đồng nhân dân sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định dự toán, phân bổ và giám sát ngân sách địa phương; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;
d) Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Cơ quan điều tra sử dụng trong quá trình xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh tế, tài chính;
đ) Đơn vị được kiểm toán phải thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với các sai phạm trong báo cáo tài chính và các sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật; thực hiện các biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền sử dụng kết luận kiểm toán quyết định việc chấp nhận kết luận kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Kết luận kiểm toán đã được cơ quan, người có thẩm quyền chấp nhận có giá trị bắt buộc thực hiện.
1. Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kiểm toán có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán viên nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
2. Khi nhận được báo cáo kiểm toán, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết đầy đủ, kịp thời kết luận và kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, đồng thời gửi báo cáo kết quả giải quyết cho Kiểm toán Nhà nước.
Trong trường hợp điều ước quốc tế về kiểm toán nhà nước mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
1. Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước:
a) Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán;
b) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán;
c) Nhận hối lộ;
d) Báo cáo sai lệch, không đầy đủ kết quả kiểm toán;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi;
e) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp của đơn vị được kiểm toán;
g) Tiết lộ thông tin về tình hình và kết quả kiểm toán chưa được công bố chính thức;
h) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan:
a) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho cuộc kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;
b) Cản trở công việc của Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;
c) Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ và thiếu khách quan thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước;
d) Mua chuộc, hối lộ Kiểm toán viên nhà nước;
đ) Che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, ngân sách;
e) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
3. Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
Article 1. Coverage of Regulation
This Law regulates on the legal position, mandates, tasks, powers and organization of the State Audit; tasks and powers of the State auditors, the audited entities and relevant individuals and organizations; the activities and assurance for the activities of the State Audit.
Article 2. Objects for application
1. The audited entities;
2.The State Audit;
3. Other organizations and individuals concerning to state audit activities.
State audit activities are aimed at serving the check and supervision of the State on management and utilization of the State budget, money and assets; contributing to practicing thrift, fighting against corruption, losses and wastes, detecting and preventing any legal violations; enhancing efficiency in using the State budget, money and assets.
Article 4. Explanation of terms and expressions
In this Law, the terms and expressions hereunder shall be understood as follows:
1. Audit activities of the State Audit shall mean the check, evaluation and certification over the accuracy and integrity of financial statements; their compliance with law; and the economy, effectiveness and efficiency in management and use of the State budget, money and assets;
2. Financial statement audit shall mean the style of audit aiming at checking, evaluating and certifying the accuracy and integrity of financial statements;
3. Compliance Audit shall mean the form of audit aiming at checking, evaluating and certifying the compliance with law, and any rules and regulations upon which the audited entities are required to follow;
4. Performance Audit shall mean the type of audit aiming at checking and evaluating the economy, effectiveness and efficiency in management and use of the State budget, money and assets;
5. Audit evidence shall mean any document and information concerning to audit having been collected by the State auditors, and is basic to audit evaluation, certification, conclusion and recommendation;
6. Audit reports of the State Audit shall mean documents prepared and published by the State Audit in order to evaluate, certificate, conclude and recommend on contents having been audited;
7. State assets shall mean those properties that are formed with and/or having their origins from the State budget, under the ownership and management of the State, and being accounting objects of the audited entities.
Article 5. Audit objects of the State Audit
Audit objects of the State Audit shall be activities relevant to management and use of the State budget, funds and assets.
Article 6. Responsibilities for the accuracy and integrity of financial statements of agencies and organisations using the State budget, funds and assets
1. To be responsible to law for the accuracy and integrity of accounting data and information on the financial statements issued;
2. To base themselves on the provisions of law to set up and maintain proper and efficient performance of internal control system;
3. To organise internal audit in line with legal provisions in order to make appraisal on quality and credibility of economic and financial information; to safeguard assets and the execution of law, regulations and policies of the State and the rules and statutes of the entity.
Article 7. Operational principles of the State Audit
1. Independence and abidance by law only;
2. Integrity and objectivity.
Article 8. The State audit standards
1. The State audit standards shall encompass regulations on performance principles, conditions on and requirements for professional ethics, capability and ability of the State auditors; regulations on audit profession and the ways of dealing with relations arisen in the course of audit upon that the State auditors are required to follow while carrying out audit activities; are the basis for checking and evaluating audit quality and professional ethics of the State auditors.
2. The National Assembly Standing Committee shall prescribe the process of designing and issuing system of state audit standards.
3. The State Auditor General shall base on the resolutions of the National Assembly Standing Committee to design and issue the system of state audit standards.
Article 9. Value of audit reports
1. The audit reports of the State Audit shall certify the correctness and truthfulness of financial statements and the State budget settlement reports; appraise the compliance with law, the economy, effectiveness and efficiency in management and use of the State budget, funds and assets.
2. The audit reports of the State Audit shall be among the bases which:
a) The National Assembly shall use in the process of considering and deciding on the state budget estimates, and to determine the methods of allocating the central budget, and to decide on the national important projects and works invested by the State budget resources; to review and ratify the State budget settlement and use in the oversight of execution of the State budget, the national financial and monetary policies, the resolutions of the National Assembly on the State budget, the national important projects and works, the socio-economic development programmes, and other important capital construction projects and works;
b) The Government, the state management agencies and other organisations and agencies of the State shall use during the management, operation and implementation of their duties;
c) The People's Councils shall use in the process of considering and deciding the estimates and methods of allocating and overseeing the local budgets; approving the local budget settlements;
d) The People's Courts, the People's Procuracies and investigation agencies shall use in the process of handling acts of violating economic and financial legislations;
e) The audited entities shall implement the audit conclusions and recommendations by the State Audit on irregularities in the financial statements and mistakes concerning the compliance with law; implement corrective methods over weaknesses in their activities detected and recommended by the State Audit.
3. Agencies or competent persons who use the audit conclusions shall decide themselves on the acceptance of audit conclusions of the State Audit and be responsible to law for such decisions.
Once accepted by agencies and/or competent persons, the audit conclusions shall be obliged to follow.
Article 10. The responsibilities of organisations and individuals concerning to state audit activities
1. Organisations and individuals concerned to the audit operations shall be responsible for supplying in full and on time accurate information and documents as so requested by the State Audit, the State auditors and shall be responsible to law for the accuracy, truthfulness and objectivity of the information and documents provided;
2. The competent State agencies shall bear responsibility for addressing fully and on time the audit conclusions and recommendations by the State Audit as their receiving the audit reports, and shall send the State Audit a report on the results thereof;
Article 11. Application of International treaty
In case of international treaties on state audit that Vietnam has signed or acceded to have provisions different from those regulated by this Law, the international treaties shall prevail.
1. The State Audit and the State auditors shall be strictly banned against the following acts:
a) to cause trouble, difficulty and annoyance to the audited entities;
b) to interfere illegally into normal operations of the audited entities;
c) to take brides;
d) to misreport or to report inadequately on audit results;
e) to abuse the working position and authorities for personal interests;
f) to reveal the State secrets and professional confidentiality of the audited entities;
g) to reveal information on audit conditions and results that have not been officially disclosed yet;
h) other acts forbidden by law.
2. The following acts shall be forbidden towards the audited entities and relevant organisations and individuals:
a) to refuse the provision of information and documents necessary for the audit under the request of the State Audit and the State auditors;
b) to cause obstructions to the work of the State Audit and the State auditors;
c) to report wrongly, untruthfully, insufficiently and impartially on the information concerning the audit of the State Audit;
d) to corrupt and to bribe the State auditors;
e) to conceal acts of violating financial and budgetary regulations;
f) other acts forbidden by law.
3. Every organisation and individual shall be strictly forbidden to illegally interfere into the operations of the State Audit.