Chương III Luật Kiểm toán Nhà nước 2005: Kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên kiểm toán
Số hiệu: | 37/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 14/08/2005 | Số công báo: | Số 13 |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Kiểm toán viên nhà nước là công chức nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch kiểm toán để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
2. Chức danh Kiểm toán viên nhà nước gồm các ngạch sau đây:
a) Kiểm toán viên dự bị;
b) Kiểm toán viên;
c) Kiểm toán viên chính;
d) Kiểm toán viên cao cấp.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn và tiêu chuẩn cụ thể của từng ngạch Kiểm toán viên nhà nước do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.
1. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Kiểm toán viên, Kiểm toán viên chính do Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định theo quy định của pháp luật.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Kiểm toán viên cao cấp do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định theo quy định của pháp luật.
Kiểm toán viên nhà nước phải có đủ các tiêu chuẩn của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và các tiêu chuẩn sau đây:
1. Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
2. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán;
3. Đã có thời gian làm việc liên tục từ năm năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc có thời gian làm nghiệp vụ kiểm toán ở Kiểm toán Nhà nước từ ba năm trở lên;
4. Đã tốt nghiệp chương trình bồi dưỡng Kiểm toán viên nhà nước và được Tổng Kiểm toán Nhà nước cấp chứng chỉ.
1. Thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Trưởng Đoàn kiểm toán về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm toán được phân công; đưa ra ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán trên cơ sở thu thập đầy đủ và đánh giá các bằng chứng kiểm toán thích hợp.
2. Tuân thủ pháp luật, nguyên tắc hoạt động, chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán nhà nước và các quy định khác có liên quan của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
3. Chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán Nhà nước và trước pháp luật về những bằng chứng, đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị của mình.
4. Thu thập bằng chứng kiểm toán, ghi sổ nhật ký kiểm toán và các tài liệu làm việc khác của Kiểm toán viên nhà nước theo quy định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
5. Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán.
6. Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước phải xuất trình và đeo thẻ Kiểm toán viên nhà nước.
7. Thường xuyên học tập và rèn luyện để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp; thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Tổng Kiểm toán Nhà nước, bảo đảm có đủ năng lực, trình độ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ được giao.
8. Khai báo kịp thời và đầy đủ với người ra quyết định thành lập Đoàn kiểm toán khi có trường hợp quy định tại Điều 31 của Luật này và các tình huống khác làm ảnh hưởng đến tính độc lập của Kiểm toán viên nhà nước.
9. Khi có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Góp vốn, mua cổ phần hoặc có quan hệ khác về lợi ích kinh tế với đơn vị được kiểm toán.
2. Đơn vị được kiểm toán mà mình đã làm lãnh đạo, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán trong thời hạn ít nhất là năm năm kể từ khi chuyển công tác.
3. Có quan hệ là bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột với người đứng đầu, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán của đơn vị được kiểm toán.
1. Kiểm toán Nhà nước được sử dụng cộng tác viên kiểm toán là các doanh nghiệp kiểm toán, các chuyên gia trong và ngoài nước dưới hình thức hợp đồng thực hiện nhiệm vụ. Kinh phí sử dụng cộng tác viên nằm trong kinh phí hoạt động hàng năm của Kiểm toán Nhà nước.
2. Cộng tác viên kiểm toán có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng;
b) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước;
c) Chịu trách nhiệm trước Kiểm toán Nhà nước và trước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ; khi có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Tổng Kiểm toán Nhà nước quy định cụ thể việc sử dụng cộng tác viên kiểm toán.
STATE AUDITOR AND AUDIT COLLABORATOR
Article 27. The State auditor title
1. The State auditors shall be the State public servants appointed to the audit level to perform audit tasks.
2. The State auditor title shall include the following scales:
a) Probationary auditor;
b) Auditor;
c) Principal auditor;
d) Senior auditor.
3. The specific tasks, powers and criteria of every scale of the State auditors shall be specified by the National Assembly's Standing Committee.
Article 28. Jurisdiction for appointment and dismissal of the State auditor
1. The appointment and dismissal of the Auditors and the Principal Auditors shall be decided by the State Auditor General in conformity with law.
2. The appointment and dismissal of the Senior Auditor shall be decided by the National Assembly's Standing Committee according to the provisions of law.
Article 29. General criteria for the State auditor
The State auditors shall be satisfied with the requirements for criteria applied for public cadres and officials according to the provisions of the legislations on public cadres and officials, and shall have the following criteria:
1. to have good moral qualities and sense of responsibility, probity, honesty and objectivity;
2. to possess at least one university degree or higher in one of the fields of audit, accounting, finance, banking, economics, law or in other fields directly relating to the audit activities;
3. to have working experiences in a continuous manner for five years or longer in the field that he or she has been trained, or to have working duration in the audit profession at the State Audit for at least three years.
4. to have passed the programmes on fostering the State auditors and to have been granted a certificate thereto by the State Auditor General.
Article 30. Duties of the State auditors
1. To perform audit tasks and to bear responsibility to the head of his/her audit group, to the leader of his/her audit team for the performance of the assigned audit tasks; to provide appraisal, certification, conclusions and recommendations on those contents audited on the basis of sufficiently collecting and properly evaluating the audit evidences.
2. to conform with the legal provisions, operational principles, standards, processes, professional methodology concerning state audit and any other applicable regulations by the State Auditor General.
3. to be accountable to the State Auditor General and law for the evidences, appraisals, verifications, conclusions and recommendations provided by him/her.
4. to collect audit evidences and to take notes in the audit diaries and other working documents of the State auditors as provided for by the State Auditor General.
5. to keep in secret all information, document gathered in the course of audit.
6. as performing audit tasks, the State auditors shall be required to present and to wear his/her State auditor card.
7. to study and to train himself/herself on a regular manner to improve professional knowledge, skills and ethics; to follow the annual knowledge updating programmes as regulated by the State Auditor General in order to guarantee himself/herself to be capable and competent sufficiently for his/her assignments.
8. to declare in a timely and sufficient manner to the person who will issue the decision on establishment of the audit team in cases prescribed in Article 31 of this Law and on other circumstances that can affect the independence of the State auditors.
9. As committing acts of violating law, they shall be, depending on the nature and extent of their violations, disciplined or examined for penal liability, if causing damage, they shall be required to pay compensation therefor according to law provisions.
Article 31. Circumstances the State auditors disallowed to perform audit
1. to have joined capitals to, to buy stocks of, and/or to have other relations of interest with the audited entities;
2. The entities where he/she had been the leader, chief accountant or in charge of accounting issues for the time limit of at least five years since his/her shift of work.
3. to have relationship as the father, mother, adoptive parents, parents in law, wife, husband, children, brother and sister with the leader, chief accountant or person in charge of accounting affairs of the audited entities.
Article 32. Audit Collaborators
1. The State Audit shall be empowered to use the Audit Collaborators being audit businesses, the local and foreign experts under the form of a duty contract. The budget for using the Collaborators shall be part of the State Audit's annual budget.
2. The Audit Collaborators shall bear the following rights and obligations:
a) to implement the rights and obligations under the contract;
b) to strictly abide by the provisions of the legislations on state audit;
c) to be accountable to the State Audit and applicable laws for the results of his/her discharging duties; in case of committing acts of violating law, it shall be depending on the nature and extent of the violation that he/she shall be disciplined or investigated the penal liability; if causing damages, he/she shall be required to pay compensations thereof according to the provisions of law.
3. The State Auditor General shall specify in details the use of audit collaborators.