Chương II : Địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của kiểm toán nhà nước
Số hiệu: | 37/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 14/08/2005 | Số công báo: | Số 13 |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Kiểm toán Nhà nước là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Kiểm toán Nhà nước có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
1. Quyết định kế hoạch kiểm toán hàng năm và báo cáo với Quốc hội, Chính phủ trước khi thực hiện.
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Xem xét, quyết định việc kiểm toán khi Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có yêu cầu.
4. Trình ý kiến của Kiểm toán Nhà nước để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định dự án, công trình quan trọng quốc gia, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
5. Tham gia với Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội và các cơ quan khác của Quốc hội, Chính phủ trong việc xem xét, thẩm tra báo cáo về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, phương án bố trí ngân sách cho dự án, công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định và quyết toán ngân sách nhà nước.
6. Tham gia với Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội khi có yêu cầu trong hoạt động giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính - ngân sách, giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước và chính sách tài chính.
7. Tham gia với các cơ quan của Chính phủ, của Quốc hội khi có yêu cầu trong việc xây dựng và thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh.
8. Báo cáo kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; gửi báo cáo kiểm toán cho Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; cung cấp kết quả kiểm toán cho Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân nơi kiểm toán và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật.
9. Tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán theo quy định tại Điều 58, Điều 59 của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
10. Chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra và các cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xử lý những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán.
11. Quản lý hồ sơ kiểm toán; giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật.
12. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
13. Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của Kiểm toán Nhà nước.
14. Tổ chức thi và cấp chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
15. Chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán nội bộ; sử dụng kết quả kiểm toán nội bộ của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 6 của Luật này.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán; đề nghị cơ quan hữu quan phối hợp công tác để thực hiện nhiệm vụ được giao; đề nghị cơ quan nhà nước, đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội và công dân giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ.
2. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với các sai phạm trong báo cáo tài chính và các sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật; kiến nghị thực hiện các biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị.
3. Kiểm tra đơn vị được kiểm toán trong việc thực hiện kết luận và kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.
4. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu các đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán đối với các trường hợp sai phạm trong báo cáo tài chính và các sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật; đề nghị xử lý theo pháp luật những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
5. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán.
6. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước.
7. Trưng cầu giám định chuyên môn khi cần thiết.
8. Được uỷ thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; Kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu và kết luận kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện.
9. Kiến nghị Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và pháp luật cho phù hợp.
1. Tổng Kiểm toán Nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán Nhà nước, chịu trách nhiệm về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước trước pháp luật, trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ.
2. Tổng Kiểm toán Nhà nước do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội sau khi trao đổi thống nhất với Thủ tướng Chính phủ; tiêu chuẩn Tổng Kiểm toán Nhà nước do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.
3. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước là bảy năm, có thể được bầu lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ.
4. Lương và các chế độ khác của Tổng Kiểm toán Nhà nước như lương và các chế độ khác của Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định trên cơ sở chính sách, chế độ tiền lương của Nhà nước.
1. Lãnh đạo và chỉ đạo Kiểm toán Nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trình bày báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước trước Quốc hội; trình bày báo cáo kiểm toán năm của Kiểm toán Nhà nước trước Quốc hội khi Quốc hội yêu cầu.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
4. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động kiểm toán nhà nước; chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Kiểm toán Nhà nước.
5. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.
6. Trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định biên chế và việc thành lập, sáp nhập, giải thể đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.
7. Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm tính độc lập trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
8. Xem xét, giải quyết kiến nghị về báo cáo kiểm toán.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Ra quyết định kiểm toán.
2. Tham dự phiên họp toàn thể của Quốc hội, các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ về vấn đề có liên quan.
3. Kiến nghị bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của đơn vị được kiểm toán xử lý theo thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán Nhà nước; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Trong trường hợp kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước không được giải quyết hoặc giải quyết không đầy đủ thì Tổng Kiểm toán Nhà nước kiến nghị người có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định việc kiểm toán theo đề nghị của các đơn vị được quy định tại khoản 12 Điều 63 của Luật này và các đơn vị không nằm trong kế hoạch kiểm toán hàng năm của Kiểm toán Nhà nước.
5. Quyết định việc niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán hoặc cá nhân có liên quan theo đề nghị của Trưởng Đoàn kiểm toán.
6. Ban hành, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các chuẩn mực kiểm toán nhà nước; ban hành quyết định, chỉ thị, chế độ công tác; ban hành quy chế, quy trình và phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán áp dụng trong tổ chức và hoạt động kiểm toán nhà nước; quy định cụ thể về quy trình kiểm toán và hồ sơ kiểm toán.
1. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước là người giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước, được Tổng Kiểm toán Nhà nước phân công chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán Nhà nước về nhiệm vụ được phân công. Khi Tổng Kiểm toán Nhà nước vắng mặt, một Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước được Tổng Kiểm toán Nhà nước uỷ nhiệm lãnh đạo công tác của Kiểm toán Nhà nước.
2. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
3. Nhiệm kỳ của Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước là bảy năm.
4. Lương và các chế độ khác của Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước như lương và các chế độ khác của Phó Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định trên cơ sở chính sách, chế độ tiền lương của Nhà nước.
1. Kiểm toán Nhà nước được tổ chức và quản lý tập trung thống nhất gồm bộ máy điều hành, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước khu vực và các đơn vị sự nghiệp.
2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể cơ cấu tổ chức của Kiểm toán nhà nước.
Tổng Kiểm toán Nhà nước quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.
Số lượng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và Kiểm toán Nhà nước khu vực trong từng thời kỳ được xác định trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ do Tổng Kiểm toán Nhà nước trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành là đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước, thực hiện kiểm toán theo chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức ở trung ương.
Kiểm toán Nhà nước khu vực là đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước, thực hiện kiểm toán đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương trên địa bàn khu vực và các nhiệm vụ kiểm toán khác theo sự phân công của Tổng Kiểm toán Nhà nước. Kiểm toán Nhà nước khu vực có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
Kiểm toán trưởng là người đứng đầu Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và Kiểm toán Nhà nước khu vực. Giúp việc Kiểm toán trưởng có các Phó Kiểm toán trưởng. Kiểm toán trưởng và Phó Kiểm toán trưởng do Tổng Kiểm toán Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
1. Tổng Kiểm toán Nhà nước thành lập Hội đồng Kiểm toán Nhà nước để tư vấn cho Tổng Kiểm toán Nhà nước thẩm định các báo cáo kiểm toán quan trọng hoặc tái thẩm định các báo cáo kiểm toán theo kiến nghị của đơn vị được kiểm toán và giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước xử lý các kiến nghị về báo cáo kiểm toán.
2. Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định thành lập Hội đồng kiểm toán nhà nước, quyết định thành viên và quy chế làm việc của Hội đồng. Hội đồng kiểm toán nhà nước do một Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước làm chủ tịch. Căn cứ từng trường hợp cụ thể, Tổng Kiểm toán Nhà nước được mời các chuyên gia không thuộc Kiểm toán Nhà nước tham gia Hội đồng. Trong trường hợp đối tượng kiểm toán liên quan đến bí mật nhà nước và an ninh quốc gia, Tổng Kiểm toán Nhà nước là Chủ tịch Hội đồng.
3. Hội đồng kiểm toán nhà nước tự giải thể khi kết thúc nhiệm vụ.
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kiểm toán nhà nước là thảo luận tập thể, biểu quyết theo đa số, ý kiến thiểu số được bảo lưu và báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước. Các ý kiến của thành viên Hội đồng kiểm toán nhà nước được ghi vào biên bản của Hội đồng. Biên bản và các tài liệu khác của Hội đồng kiểm toán nhà nước được bảo quản, lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
LEGAL POSITION, MANDATES, TASKS, POWERS AND ORGANISATION OF THE STATE AUDIT
SECTION 1. LEGAL POSITION, MANDATES, TASKS, POWERS OF THE STATE AUDIT
Article 13. Legal position of the State Audit
The State Audit shall be the agency specializing in the field of checking the State finance established by the National Assembly, performing independently and subject only to law.
Article 14. Mandates of the State Audit
The State Audit shall have mandates for auditing financial statements, the legal compliance and the performance of every agency, institutions managing and using the State budget, funds and assets.
Article 15. Tasks of the State Audit
1. to decide its annual audit plan and report to the National Assembly and the Government prior to the implementation thereof;
2. to organise the implementation of annual audit plan and audit tasks as may be requested by the National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the Government and the Prime Minister;
3. to consider and make decisions on audits at the request of the People's Council’s Standing Boards, and of the People's Committees of the provinces and the centrally-run cities.
4. to submit opinions of the State Auditor General to the National Assembly for reviewing and determining on the State budget estimates, and deciding on methods for the allocation of the central budget and on the national important projects and works, and for ratifying the State budget finalization;
5. to join hands with the Economic and Budgetary Committee of the National Assembly and with other agencies of the National Assembly and the Government in considering and reviewing reports on the State budget estimates, methods of allocating the central budget, ways of adjusting the State budget estimates, methods of arranging funds for the national important projects and programmes decided by the National Assembly, and the State budget finalisation;
6. to work with the National Assembly's Economic and Budgetary Committee, as may be requested, in oversight upon the implementation of laws and resolutions of the National Assembly, resolutions of the National Assembly Standing Committee in the field of finance and banking, and on the supervision of the execution of the State budget and financial policies.
7. to collaborate with the agencies of the Government and the National Assembly, as may be requested, in the preparation and appraisal of law and ordinance projects;
8. to report annually audit results and results of implementing the audit recommendations to the National Assembly, the National Assembly Standing Committee; To send the audit reports to the Council of Nationalities and other Committees of the National Assembly, the State President, the Government, the Prime Minister; And, to provide audit results to the Ministry of Finance, the People's Councils of the audited localities and other agencies as stipulated by law;
9. to organise for the publicity of the reports of audit results under the provisions in Article 58 and 59 of this Law, and other regulations of the legislations on the State finance and budget;
10. to transfer audit profiles to investigation agencies and other competent agencies of the State for examining and dealing with cases having signs of legal violations committed by the organisations and individuals detected through the audit activities;
11. to maintain audit profiles; to keep secret accounting documents, data and information on operation of the audited entities according to the provisions of law;
12. to perform international cooperation in the field of state audit;
13. to organise and manage scientific researches, work of training, fostering and developing human resources of the State Audit;
14. to organise examinations and to issue the State auditor certificate;
15. to direct and instruct on internal audit profession and operation, and on the use of internal audit results of agencies and institutions as provided for in Article 6 of this Law;
16. To carry out other tasks as regulated by law.
Article 16. Powers of the State Audit
1. to request audited entities and relevant organizations and individuals to provide fully and on time information and documents necessary for audit work; to ask functional organs for their cooperation to carry out the assigned tasks; to ask the State organs, mass associations, social organizations and citizens for assistance and creation of favorable conditions to do audit tasks;
2. to request the audited entities to implement the conclusions and recommendations of the State Audit concerning the irregularities in their financial statements and on acts of violating the legal compliance; and the recommendations on carrying out corrective actions to weaknesses in operations of the entity detected and recommended by the State Audit;
3. to check the audited entities in their implementing conclusions and recommendation of the State Audit;
4. to recommend to the competent State organs for requesting the audited entities to implement the audit conclusions and recommendations on cases of irregularities in the financial statements and other wrongdoings against the legal compliance; to request for the resolution according to the provisions of law of case of failing to implement or to implement insufficiently and unduly the conclusions and recommendation of the State Audit;
5. to recommend the competent State organs for their treatment towards acts of violating law committed by the organisations and individuals explicitly highlighted through the audit activities;
6. to ask competent organs to treat, within their scope of competence, organisations and individuals whose actions impede the audit work of the State Audit or who provide distorted, untruthful information and documents to the state auditors and the State Audit;
7. to refer for professional assessment where necessary;
8. to authorize or to hire an audit firm to carry out the audit of organs, organizations enjoying the State budget, funds and property; the State Audit shall bear responsible for the correctness of data, documents and audit conclusions issued by the firm;
9. to recommend to the National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the Government, the Prime Minister and other State management agencies for amending and supplementing regimes, policies and laws to turn them into appropriate.
SECTION 2. STATE AUDITOR GENERAL AND STATE DEPUTY AUDITOR GENERAL
Article 17. The State Auditor General
1. The State Auditor General shall be the head of the State Audit and responsible for all the organisations and activities of the State Audit to the National Assembly, the National Assembly Standing Committee and the Government.
2. The State Auditor General shall be elected, dismissed and removed from office by the National Assembly on the proposal of its Standing Committee after discussion and agreement with the Prime Minister; criteria for choosing a State Auditor General shall be regulated by the National Assembly Standing Committee.
3. The tenure of the State Auditor General shall be seven years, being eligible for re-election of not more than two terms.
4. The salary and other regimes for the State Auditor General shall be equal to those of the chairmen of the Committees of the National Assembly and shall be determined by the National Assembly Standing Committee on the basis of the remuneration regimes and policies of the State.
Article 18. Responsibilities of the State Auditor General
1. to lead and direct the State Audit to exercise its tasks and powers provided in Articles 15 and Article 16 of this Law;
2. to present reports on audit of the State budget settlement reports to the National Assembly; to bring the annual audit report of the State Audit before the National Assembly when requested so by the National Assembly;
3. to take responsibility subjected to law for all contents of the audit reports of the State Audit;
4. to decide upon and to organise the implementation of specific measures to promote disciplines and rules within state audit operations; to combat corruption, waste and any signs of bureaucratic, high-handed and authoritarian behaviors of the State Audit's officials and staffs;
5. to set rules and regulations on functions, duties, powers and organizational structure of units subordinated to the State Audit;
6. to submit to the National Assembly's Standing Committee for decision the workforce, the establishment, merging and dissolution of the units under the organisational frame of the State Audit;
7. to exercise measures to ensure independence of the audit operation of the State Audit;
8. to review and deal with complaints about auditing reports;
9. to perform any other tasks as so regulated by law.
Article 19. Powers of the State Auditor General
1. to issue audit decisions;
2. to attend the plenary sessions of the National Assembly; the meeting sessions of the National Assembly's Standing Committee and of the Government on relevant issues;
3. to make recommendations to ministers, heads of the government-affiliated agencies, other organs at the central level, chairmen/women of the People's Committees of the provinces and the centrally-governed cities, leaders of the immediate higher level of the audited entities in order to have appropriate treatments within their scope of competence towards the organisations, individuals who have committed acts of impeding the audit activities of the State Audit, of providing false information and incorrect documents to the State Audit, failing to implement or to implement insufficiently the conclusions and recommendations of the State Audit. In case that the conclusions and recommendations of the State Audit are not addressed or addressed unsatisfactorily, the State Auditor General shall petition the competent persons for consideration and treatment thereto according to the provisions of law.
4. to determine on auditing the activities under the request of the entities as provided for in Section 12, Article 63 of this law and of other agencies not present in the annual audit plan of the State Audit.
5. to determine on sealing up the documents and on checking the accounts of the audited entities or of individuals concerned under the request of the leaders of the audit teams.
6. to issue, instruct, review and organise the implementation of the state audit standards; to promulgate decisions, directives and working policies; to set forth auditing professional statutes, processes and methodology to apply for the organisation and operation of state audit; and to provide for specific regulations on audit procedures and profiles.
Article 20. State Deputy Auditor General
1. The State Deputy Auditor General shall be assistant to the State Auditor General and be assigned by the State Auditor General to direct some working domains and shall be accountable to the State Auditor General for the assigned tasks. When the State Auditor General is absent, one State Deputy Auditor General shall be authorized by the State Auditor General to lead the State Audit.
2. The State Deputy Auditor General shall be appointed, relieved from duty or dismissed by the National Assembly's Standing Committee on the proposal of the State Auditor General.
3. The tenure of the State Deputy Auditor General shall be seven years.
4. The salary and other regimes for the State Deputy Auditor General shall be equal to those of the vice chairmen of the Committees of the National Assembly and shall be determined by the National Assembly's Standing Committee on the basis of the remuneration regimes and policies of the State.
SECTION 3. ORGANISATION OF THE STATE AUDIT
Article 21. Organisational system of the State Audit
1. The State Audit shall be organised and managed in a centralized and unified manner which shall be comprised of the governing organs, the specialized State Audit units, the regional State Audit offices and the non-business units.
2. The National Assembly's Standing Committee shall prescribe in details the organisational structure of the State Audit.
The State Auditor General shall regulate in details on the functions, tasks, powers and organisational framework of the State Audit-affiliated integral units.
The number of specialised State Audit units and regional State Audit offices at different periods of time shall be defined on the basis of duty requirements being submitted by the State Auditor General to the National Assembly's Standing Committee for decision.
Article 22. Specialised State Audit units
The specialised State Audit units shall be ones directly affiliated to the State Audit and shall perform specialised audits of agencies, organisations at the central level.
Article 23. Regional State Audit offices
The regional State Audit offices shall be directly under the State Audit and shall perform audit of agencies, organisations at the local levels within their geographical area, and to discharge any other audit duties assigned by the State Auditor General. The regional State Audit offices shall have legal person status as well as their own seals, accounts and offices.
Article 24. Chief Auditor and Deputy Chief Auditor
The Chief Auditors shall be heads of the specialised State Audit units and the regional State Audit offices. Being assistant to the Chief Auditors shall be the Deputy Chief Auditors. The Chief and Deputy Chief Auditors shall be appointed, removed from duty and dismissed by the State Auditor General.
SECTION 4. STATE AUDIT COUNCIL
Article 25. Establishment and dissolution of the State Audit Council
1. The State Auditor General shall set up the State Audit Council to provide him advice in his reviewing important audit reports or re-evaluating the audit reports as so requested by the audited entities, and to assist him to handle any petitions pertaining to the audit reports.
2. The State Auditor General shall decide on the establishment of the State Audit Council, and on its membership and working norms. The State Audit Council shall be chaired by one State Deputy Auditor General. Basing on each specific case, the State Auditor General shall be entitled to inviting experts from the outside to join the Council. In such cases that the audit objects are connected with the State secrets and national security, the State Auditor General shall then act as the chairman of the Council.
3. The State Audit Council shall be automatically dissolved by itself after ending its tasks.
Article 26. Working principles of the State Audit Council
The working principles of the State Audit Council shall be of collective discussions and of vote in favour of the majority, opinions of the minority shall be reserved and reported to the State Auditor General. Every opinion of the State Audit Council members shall be written down in the minutes of the Council. The minutes and other documents of the State Audit Council shall be kept in custody and maintained in the audit profiles of the State Audit.