Chương III Luật giáo dục 2019: Nhà trường, trường chuyên biệt và cơ sở giáo dục khác
Số hiệu: | 43/2019/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 14/06/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2020 |
Ngày công báo: | 20/07/2019 | Số công báo: | Từ số 569 đến số 570 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây:
a) Trường công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;
b) Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Loại hình trường dân lập chỉ áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non;
c) Trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là trường mà nhà đầu tư cam kết và thực hiện cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi trong quyết định thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình trường; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phần lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển nhà trường.
2. Việc chuyển đổi loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Chỉ chuyển đổi loại hình nhà trường từ trường tư thục sang trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận;
b) Thực hiện quy định của điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của loại hình nhà trường ở mỗi cấp học, trình độ đào tạo;
c) Bảo đảm quyền của giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động và người học;
d) Không làm thất thoát đất đai, vốn và tài sản.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc chuyển đổi loại hình nhà trường quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Trường của lực lượng vũ trang nhân dân có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng; bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý nhà nước về nhiệm vụ và kiến thức quốc phòng, an ninh.
Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học và điều lệ nhà trường ở mỗi cấp học, trình độ đào tạo khi đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục, thực hiện chương trình giáo dục thì được cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Nhà trường được thành lập khi có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Quy hoạch.
Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.
2. Nhà trường được phép hoạt động giáo dục khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục; địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động;
b) Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học, trình độ đào tạo; có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu để bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;
c) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
d) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
3. Trong thời hạn quy định, nếu nhà trường có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục; khi hết thời hạn quy định, nếu không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này thì bị thu hồi quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập.
1. Nhà trường bị đình chỉ hoạt động giáo dục trong trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật này;
c) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
d) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn quy định kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
e) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với nhà trường phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người học, người lao động trong nhà trường và phải công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại.
1. Nhà trường sáp nhập, chia, tách phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Quy hoạch;
b) Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
c) Bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo và người học;
d) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
2. Nhà trường bị giải thể trong trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của nhà trường;
b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
d) Không bảo đảm chất lượng giáo dục;
đ) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường.
3. Quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường phải xác định rõ lý do, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người học, người lao động trong nhà trường và phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
1. Thẩm quyền thành lập trường công lập và cho phép thành lập trường dân lập, trường tư thục được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung cấp trên địa bàn tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản này;
c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định đối với trường trung cấp trực thuộc;
d) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đối với trường dự bị đại học, cao đẳng sư phạm và trường trực thuộc Bộ; trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị;
đ) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định đối với trường cao đẳng, trừ trường cao đẳng sư phạm;
e) Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với cơ sở giáo dục đại học.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học. Thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường ở các cấp học, trình độ đào tạo khác thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường có thẩm quyền thu hồi quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường. Người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục.
Trường hợp sáp nhập giữa các nhà trường không do cùng một cấp có thẩm quyền thành lập thì cấp có thẩm quyền cao hơn quyết định; trường hợp cấp có thẩm quyền thành lập ngang nhau thì cấp có thẩm quyền ngang nhau đó thỏa thuận quyết định.
4. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường quy định tại các điều 49, 50, 51 và 52 của Luật này.
1. Điều lệ nhà trường được áp dụng chung cho các loại hình nhà trường ở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường;
b) Tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường;
c) Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo;
d) Nhiệm vụ và quyền của người học;
đ) Tổ chức và quản lý nhà trường;
e) Tài chính và tài sản của nhà trường;
g) Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
2. Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục cụ thể hóa các nội dung của điều lệ nhà trường để áp dụng cho từng loại hình cơ sở giáo dục.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành điều lệ nhà trường, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục.
1. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục bao gồm:
a) Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
b) Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài.
2. Quyền và trách nhiệm của nhà đầu tư được quy định như sau:
a) Thông qua kế hoạch phát triển nhà trường theo quy định của pháp luật do hội đồng trường đề xuất;
b) Quyết định tổng vốn góp của nhà đầu tư, dự án đầu tư phát triển trường, việc huy động vốn đầu tư (nếu có); phương án sử dụng phần chênh lệch thu, chi hằng năm hoặc phương án xử lý lỗ của nhà trường; thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
c) Bầu hoặc cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên của hội đồng trường;
d) Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động của hội đồng trường;
đ) Quyết định ban hành, sửa đổi, bổ sung quy chế tài chính; thông qua nội dung liên quan đến tài chính, tài sản trong quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường;
e) Góp vốn đầy đủ, đúng hạn, giám sát việc góp vốn vào nhà trường theo đề án thành lập;
g) Xem xét, xử lý vi phạm gây thiệt hại của hội đồng trường theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường;
h) Quyết định tổ chức lại, giải thể nhà trường theo quy định của pháp luật;
i) Công khai danh sách tổ chức và cá nhân góp vốn đầu tư trên trang thông tin điện tử của nhà trường;
k) Nhà đầu tư thành lập trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận được vinh danh về công lao góp vốn đầu tư thành lập, xây dựng và phát triển trường.
3. Nhà đầu tư thành lập cơ sở giáo dục tư thục được lựa chọn một trong các phương thức sau đây:
a) Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp để tổ chức kinh tế thành lập cơ sở giáo dục tư thục theo quy định của Luật này;
b) Trực tiếp đầu tư thành lập cơ sở giáo dục tư thục theo quy định của Luật này.
1. Hội đồng trường của trường công lập là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện sở hữu của nhà trường, các bên có lợi ích liên quan và được quy định như sau:
a) Hội đồng trường đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.
Thành phần hội đồng trường đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông gồm bí thư cấp ủy, hiệu trưởng, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng, đại diện chính quyền địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh và đại diện học sinh đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông;
b) Hội đồng trường đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp;
c) Hội đồng trường đối với cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục đại học.
2. Hội đồng trường của nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non dân lập là tổ chức thực hiện quyền đại diện sở hữu của nhà trường do cộng đồng dân cư thành lập trường đề cử; chịu trách nhiệm quyết định phương hướng hoạt động, quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục, phù hợp với quy định của pháp luật.
Thành phần hội đồng trường gồm đại diện cộng đồng dân cư, đại diện chính quyền địa phương cấp xã và người góp vốn xây dựng, duy trì hoạt động của nhà trường.
3. Hội đồng trường của trường tư thục là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện cho nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định của nhà đầu tư.
Thành phần của hội đồng trường của trường tư thục do nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư gồm đại diện nhà đầu tư, thành viên trong và ngoài trường do hội nghị nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp.
Thành phần của hội đồng trường của trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận do nhà đầu tư trong nước đầu tư gồm đại diện nhà đầu tư do các nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp; thành viên trong và ngoài trường. Thành viên trong trường gồm các thành viên đương nhiên là bí thư cấp ủy, chủ tịch Công đoàn, đại diện ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là người học của trường (nếu có), hiệu trưởng; thành viên bầu là đại diện giáo viên và người lao động do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường bầu. Thành viên ngoài trường gồm đại diện lãnh đạo nhà quản lý, nhà giáo dục, doanh nhân, cựu học sinh do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường bầu.
4. Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng trường đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông được quy định trong điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường. Việc chuyển thẩm quyền của hội đồng quản trị sang hội đồng trường đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường, do cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận.
2. Hiệu trưởng trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học và đạt chuẩn hiệu trưởng.
3. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ tục, quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
4. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ tục, quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Hội đồng tư vấn trong nhà trường do hiệu trưởng thành lập để tư vấn giúp hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2. Tổ chức và hoạt động của hội đồng tư vấn được quy định trong điều lệ nhà trường.
Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và hoạt động theo quy định của pháp luật.
1. Nhà trường có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Công bố công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường;
b) Tổ chức tuyển sinh, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền;
c) Chủ động đề xuất nhu cầu, tham gia tuyển dụng nhà giáo, người lao động trong trường công lập; quản lý, sử dụng nhà giáo, người lao động; quản lý người học;
d) Huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa;
đ) Phối hợp với gia đình, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục; tổ chức cho nhà giáo, người lao động và người học tham gia hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng.
2. Việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của trường công lập được quy định như sau:
a) Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; có trách nhiệm giải trình với xã hội, người học, cơ quan quản lý; bảo đảm việc tham gia của người học, gia đình và xã hội trong quản lý nhà trường. Việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập thực hiện theo quy định của Chính phủ;
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Trường dân lập, trường tư thục tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục.
1. Nhà nước thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học cho người học là người dân tộc thiểu số, người học thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học được ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện học sinh được học trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học.
1. Trường chuyên được thành lập ở cấp trung học phổ thông dành cho học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện, tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao được thành lập nhằm phát triển tài năng của học sinh trong các lĩnh vực này.
2. Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho trường chuyên, trường năng khiếu do Nhà nước thành lập; có chính sách ưu đãi đối với trường năng khiếu do tổ chức, cá nhân thành lập.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chương trình giáo dục nâng cao, quy chế tổ chức và hoạt động của trường chuyên, trường năng khiếu.
1. Nhà nước thành lập và khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập trường, lớp dành cho người khuyết tật nhằm giúp người khuyết tật được phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề và hòa nhập cộng đồng.
2. Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho trường, lớp dành cho người khuyết tật do Nhà nước thành lập; có chính sách ưu đãi đối với trường, lớp dành cho người khuyết tật do tổ chức, cá nhân thành lập.
1. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ giáo dục người chưa thành niên vi phạm pháp luật để đối tượng này rèn luyện, phát triển lành mạnh, trở thành người lương thiện, có khả năng tái hòa nhập vào đời sống xã hội.
2. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chương trình giáo dục cho trường giáo dưỡng.
1. Cơ sở giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập, lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đi học ở trường, lớp dành cho trẻ khuyết tật;
b) Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, các trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên;
c) Viện Hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.
2. Người đứng đầu cơ sở giáo dục khác quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục, quản lý, điều hành cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đình chỉ hoạt động của cơ sở giáo dục quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, trừ trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
SCHOOLS, SPECIAL SCHOOLS AND OTHER EDUCATIONAL INSTITUTIONS
Section 1. ORGANISATION, OPERATION, TASKS AND POWERS OF SCHOOLS
Article 47. Types of schools in the national educational system
1. Schools in the national educational system are organized in the following types:
a) Public schools whose investment is made, operating conditions are guaranteed and ownership is represented by the State;
b) People-founded schools whose infrastructure is invested and operating conditions are guaranteed by local residential communities such as organisations and individuals in hamlets, villages, wards, districts, towns.
The people-founded type is only applicable to institutions of preschool education;
c) Private schools whose investment is made and operating conditions are guaranteed by domestic investors or foreign investors.
Not-for-profit private schools are schools whose investors guarantee and uphold commitments to operate not for the sake of profit, stated in the establishment decision or decision of converting school types; with non-profit operation, no capital withdrawal, no income earning; annual accumulated earnings belong to the undivided and joint possession so as to continue developing the schools.
2. The conversion of school types in the national educational system are conducted as follows:
a) Only convert from private school to not-for-profit private school;
b) Implement provisions prescribed in charters and in organisational and operational regulations of school type at each educational level/training qualification;
c) Ensure rights of teachers, lecturers, education managers, labour workers and learners;
d) Do not cause losses of land, fund or assets.
3. The Government shall provide for the conversion of school type as prescribed in clause 2 of this Article.
Article 48. Schools of the State agencies, of political organisations, of socio-political organisations and of the people's armed forces
1. Schools of the State agencies, of political organisations and of socio-political organisations shall perform the duties of educating and training officials and public employees. Schools of the people's armed forces shall perform the duties of educating and training officers, non-commissioned officers, professional staff and defense workers; fostering leaders and education managers on duties and knowledge of national defense and security.
Schools of the State agencies, of political organisations, of socio-political organisations and of the people's armed forces are educational institutions of the national educational system, organized and operating following provisions of the Law on Vocational education, Law on Higher education and school charters at each educational level/training qualification. When meeting the requirements of socio-economic development and authorised by a competent authority to operate in education and to implement educational programmes, these schools are authorised to issue degrees/diplomas and certificates of the national educational system.
2. The Government shall provide for this Article.
Article 49. Conditions for school establishment and conditions for educational operation
1. A school is established when its establishment scheme is suitable with the planning of socio-economic development and of the educational institution network as prescribed in the Law on Planning.
The school establishment scheme shall specify the objectives, duties, programmes and contents of education; the land, infrastructure, equipment, provisional location for school construction, organisational structure, resources and finance; the strategic direction for building and developing the school.
2. The school may operate in education when it:
a) Has land, infrastructure and equipment meeting the requirements on educational operation; location for school construction shall ensure a safe educational environment for learners, teachers and labour workers;
b) Has educational programmes, teaching and learning materials appropriate to each educational level/training qualification; have teachers and managers that are qualified in quality and quantity and consistent in terms of structure, ensuring the implementation of educational programmes and organisation of educational activities;
c) Is financially sufficient, as prescribed by law, to ensure maintenance and development of educational operation; and
d) Has organisational and operational regulations of the school.
3. Within a regulated period of time, if the school guarantees all conditions prescribed in clause 2 of this Article, it shall be granted permission to operate in education by a competent authority; when the period is over, if the school fails to secure conditions prescribed in clause 2 of this Article, the establishment decision or establishment permission shall be revoked.
Article 50. Suspension from educational operation
1. A school shall be suspended from educational operation:
a) Fraud in committed to obtain the permission for educational operation;
b) One of the conditions prescribed in clause 2 Article 49 of this Law is not satisfied;
c) Permission for educational operation is not granted by a competent person;
d) There is no educational operation within a regulated period of time starting from the date the permission for educational operation is granted;
dd) There is violation against education laws that leads to the school’s suspension;
e) Other cases as prescribed by law.
2. Decision to suspend educational operation of a school must specify the reasons for suspension, duration of suspension, measures to ensure rights and benefits of teachers, education managers, learners and labour workers in the school, and must be publicly announced via mass media.
3. Within the suspension period, if the reason for suspension is amended, the person having the power to issue the suspension decision may permit the school to resume its educational operation.
Article 51. Merger, division and dissolution of schools
1. Merging, full division, partial division and dissolution of schools shall satisfy the following requirements:
a) Suitable with the planning of socio-economic development and of the educational institution network as prescribed in the Law on Planning;
b) Meeting the requirements of socio-economic development;
c) Ensuring rights and benefits of teachers and learners;
d) Contributing to the improvement of quality and efficiency of education.
2. A school shall be dissolved in the following cases:
a) It seriously violates regulations regarding management, organisation or operation of the school;
b) It fails to rectify the violation that leads to its suspension by the deadline;
c) Its operating objectives and contents in the establishment decision or establishment permission are no longer suitable with the requirements of socio-economic development;
d) It fails to ensure quality of education;
dd) The dissolution is requested by the founding organisations and/or individuals.
3. The decision on merger, division and dissolution of schools must specify the reasons and measures to ensure rights and benefits of teachers, education managers, learners and labour workers in the school, and must be publicly announced via mass media.
Article 52. Authority and procedure of establishment or establishment permission; permission of educational operation, suspension of educational operation; merger, division and dissolution of schools
1. The following persons have the power to establish public schools or to grant permission to establish people-founded and private schools:
a) Chairwomen/chairmen of district-level People's Committees have the power to decide establishment of junior kindergartens, senior kindergartens, primary schools, lower secondary schools, multi-level schools whose highest level is lower secondary, and day schools for ethnic children, except for the cases prescribed in point d of this clause;
b) Chairwomen/chairmen of provincial People's Committees have the power to decide for upper secondary schools, multi-level schools whose highest level is upper secondary, boarding general education schools for ethnic children, vocational secondary schools under provincial administration, except for the cases prescribed in point c and point d of this clause.
c) Ministers, Heads of ministry-level agencies have the power to decide establishment of vocational secondary schools under their direct management;
d) The Minister of Education and Training has the power to decide establishment of pre-university schools, pedagogical colleges and schools under ministerial management; junior kindergartens, senior kindergartens, primary schools, lower secondary schools, upper secondary schools as proposed by foreign diplomatic representative agencies and/or intergovernmental international organisations;
dd) The Minister of Labour - War Invalids and Social Affairs has the power to decide establishment of colleges, except for pedagogical colleges;
e) The Prime Minister has the power to decide establishment of institutions of higher education.
2. The Minister of Education and Training has the power to grant permission of educational operation to institutions of higher education. Authority in granting permission of educational operation to schools at other educational level/training qualification shall comply with the Government's regulations.
3. The persons having the power to establish school or grant permission for school establishment also have the power to revoke establishment decision or establishment permission, decide merger, division and dissolution of schools. The persons having the power to grant permission of educational operation also have the power to decide suspension of educational operation
In case of merger of schools that are not established by authorities of the same level, the superior authority shall make decisions; in case the establishing authorities are of the same level, they shall reach a consensus on decisions.
4. The Government shall provide for conditions and procedure of establishment or establishment permission; permission of educational operation, suspension of educational operation; merging, full division, partial division and dissolution of schools as prescribed in article 49, 50, 51 and 52 of this Law.
Article 53. Charters and regulations on establishment and operation of educational institutions
1. School charters shall be applied to all school types of preschool education, general education, vocational education and contain the following main contents:
a) Duties and rights of the school;
b) Organisation of educational operation in the school;
c) Duties and rights of teachers;
d) Duties and rights of learners;
dd) Organisation and management of the school;
e) Finance and assets of the school;
g) Relationship between the school, families and society.
2. Organisational and operational regulations of educational institutions shall concretize the contents of school charters for application to each type of educational institutions.
3. Within the scope of their duties and authorities, the Minister of Education and Training and Minister of Labour - War Invalids and Social Affairs shall promulgate school charters, organisational and operational regulations of educational institutions.
1. Investors in the field of education consist of:
a) Domestic investors, including Vietnamese citizens, organisations established in accordance with Vietnamese law;
b) Foreign investors, including citizens of foreign countries, organisations established in accordance with foreign law.
2. Rights and responsibilities of investors are prescribed as follows:
a) Approve development plans of the school as prescribed by law and proposed by school council;
b) Decide total capital contributions of investors, school investment projects, mobilization of capital (if any); plans on use of annual discrepancies between incomes and expenditures or on handling losses of the school; approve annual financial reports;
c) Vote or appoint, dismiss and remove members of school council;
d) Organize the supervision and evaluation of school council’s operation;
dd) Decide promulgation and amendment of financial regulations; approve matters related to finance and assets in the organisational and operational regulations of the school;
e) Contribute capital fully and timely, supervise capital contributions to the school in compliance with the establishment proposal;
g) Consider, handle violations by school council that result in losses as prescribed by law and by organisational and operational regulations of the school;
h) Decide reorganization, dissolution of the school as prescribed by law;
i) Publish a list of organisations and individuals that make contributions of capital on the online website of the school;
k) Founding investors of not-for-profit private schools are honoured for their capital contributions to the establishment, construction and development of the school.
3. Founding investors of private educational institutions may choose one of the following options:
a) Invest in the establishment of a financial organisation in accordance with the Law on Investment and Law on Enterprises in order for this financial organisation to establish a private educational institution as prescribed in this Law;
b) Invest directly in the establishment of a private educational institution as prescribed in this Law.
1. School council of public schools is a school management organisation, exercising the right of ownership representation of the school and of parties with relevant benefits, and is prescribed as follows:
a) School council of junior kindergartens, senior kindergartens, institutions of general education shall decide directions of school operation, mobilize and monitor the use of resources for the school, linking the school with community and society, ensuring the realisation of educational objectives.
School council of junior kindergartens, senior kindergartens, institutions of general education shall be composed of the committee-level secretary, school principal, chairwoman/chairman of the labour union, secretary of the Ho Chi Minh Communist Youth Union, representatives of specialized teams, representatives of the office team, representatives of the local government, representative committee of students’ parents and representatives of students for lower secondary schools and/or upper secondary school;
b) School council of vocational education institutions shall be implemented as prescribed in the Law on Vocational education;
c) School council of higher education institutions shall be implemented as prescribed in the Law on Higher education.
2. School council of junior kindergartens, senior kindergartens, people-founded young sprout schools is the body exercising the right of ownership representation as recommended by the residential community of establishment; responsible for making decisions on the directions of school operation, planning, development plans, organisation, personnel, financing, assets, ensuring the realisation of educational objectives and compliance with the law.
School council shall be composed of representatives of residential communities, representatives of communal governments and contributors of the capital used for construction and operation of the school.
3. School council of private schools is a school management organisation, exercising the right of representation for investors and parties with relevant benefits, responsible for the implementation of investors’ decisions.
For private schools invested by domestic investors and/or foreign investors, school council shall be composed of representatives of investors, school members and non-members voted and decided in investor meetings based on percentage of capital contribution.
For not-for-profit private schools invested by domestic investors, school council shall be composed of representatives of investors voted and decided in investor meetings based on percentage of capital contribution; school members and non-members. School members shall include standard members and voted members. Standard members are the committee-level secretary, chairwoman/chairman of the labour union, representatives of the executive board of the Ho Chi Minh Communist Youth Union currently learning at school (if any), the school principal. Voted members are representatives of teachers and labour workers voted in plenary meetings or delegate meetings of the school. Non-members are management representatives of managers, educators, entrepreneurs and alumni voted in plenary meetings or delegate meetings of the school.
4. Establishment procedure, organisational structure, duties and powers of school council towards junior kindergartens, senior kindergartens, institutions of general education shall be regulated in charters and organisational and operational regulations of the school. Transfer of power from management council to school council of junior kindergartens, senior kindergartens, institutions of general educations shall be implemented as prescribed by the Minister of Education and Training.
1. School principal is responsible for managing the school's operations and is appointed or recognised by a competent authority.
2. School principal of the national educational system must be trained and upgraded in school management and meet standards of school principal.
3. The Minister of Education and Training shall give specific provision on standards, duties and powers of school principal; on appointment procedure of principals of institutions of preschool education and general education.
4. Standards, duties and powers of school principal; appointment procedure of principals of vocational education and higher education institutions shall be implemented as prescribed in the Law on Vocational education, Law on Higher education and other relevant provisions.
Article 57. Advisory board in school
1. Advisory board in school is set up by school principal in order to assist school principal in realizing tasks under the duties and powers of the school principal.
2. Organisation and operation of the advisory board shall be stipulated in the school charter.
Article 58. Organisations of the Communist Party in school
Organisations of the Communist Party of Vietnam within the school shall lead the school and operate according to the Constitution and law.
Article 59. Internal organisations in school
Internal organisations in school are responsible for contributing to the realisation of educational objectives and shall operate according to the law.
Article 60. Duties and powers of schools
1. Schools have the following duties and powers:
a) Publicly announce objectives, programmes, educational plans, conditions of education quality assurance, evaluation and accreditation results of education quality; systems of degrees/diplomas and certificates of schools;
b) Conduct admission, education, training, scientific research, transfer results of training and scientific research as appropriate of functions, duties and powers; to ratify or issue degrees/diplomas and certificates within authority;
c) Propose demands and participate in recruitment of teachers and labour workers in public schools; to manage and employ teachers and labour workers; to manage learners;
d) Mobilize, manage and utilize resources according to the law; to build up infrastructure in conformity with the requirements of standardisation and modernisation;
dd) To coordinate with learners' families, organisations and individuals in educational activities; to arrange for teachers, labour workers and learners to participate in social activities and community service.
2. The performance of duties, organisational structure, personnel and finance of public schools are regulated as follows:
a) Institutions of preschool education and general education shall implement democratic regulations in schools; be answerable to society, learners, authorities; ensure the participation of learners, families and society in school management. Management in institutions of preschool education and public institutions of general education shall be in accordance with the Government’s regulations;
b) Institutions of vocational education and higher education shall implement democratic rights and be held accountable in accordance with the Law on Vocational education, Law on Higher education and other relevant regulations.
3. People-founded schools and private schools shall exercise democracy and be responsible for their own development plans, organisation of educational activities, formation and improvement of teacher resources, mobilization, use and management of resources for the realisation of educational objectives.
Section 2. SPECIAL SCHOOLS AND OTHER EDUCATIONAL INSTITUTIONS
Article 61. Boarding general education schools and day schools for ethnic minorities, pre-university schools
1. The State shall establish boarding general education schools, day schools and pre-university schools for ethnic minority children, and for children of long-term resident families in areas with exceptional socio-economic difficulties.
2. Boarding general education schools and day schools for ethnic minorities and pre-university schools shall be given priority in allocation of teachers, infrastructure, equipment and budget.
3. The Minister of Education and Training shall provide for conditions for students to study in boarding general education schools and day schools for ethnic minorities and pre-university schools.
Article 62. Specialized schools, schools for gifted students
1. Specialized schools shall be established at upper secondary level for students with excellent study achievements to develop their talents in certain subjects while assuring comprehensive general education, creating a foundation for the fostering of talents, meeting the developing requirements of the country.
Schools for gifted students in arts, sports and athletics shall be established to develop talented students in these fields.
2. The State shall give priority in allocating teachers, infrastructure, equipment and budget to specialized schools and schools for gifted students established by the State; give incentives to schools for gifted students established by individuals/organisations.
3. Within the scope of their duties and authorities, the Minister of Education and Training and Minister of Labour - War Invalids and Social Affairs shall promulgate advanced educational programmes, organisational and operational regulations for specialized schools and schools for gifted students.
Article 63. Schools and classes for disabled persons
1. The State shall establish and encourage organisations, individuals to establish schools and classes for disabled persons to enable them to restore their functions, to receive education and vocational training and to integrate into the communities.
2. The State shall give priority in allocating teachers, infrastructure, equipment and budget to schools, classes for disabled persons established by the State; give incentives to schools, classes for disabled persons established by individuals, organisations.
Article 64. Reformatory schools
1. Reformatory schools are responsible for educating juvenile offenders to enable them to rectify, develop and become good citizens, capable of re-integrating into society.
2. The Minister of Public Security shall be responsible for cooperating with the Minister of Education and Training and Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs in stipulating educational programmes for reformatory schools.
Article 65. Other educational institutions
1. Other educational institution in the national educational system includes:
a) Day care centers, independent senior kindergarten classes, independent junior kindergarten classes, illiteracy eradication classes, foreign language classes, informatics classes, classes for children with difficult circumstances and unable to attend school, classes for disabled children;
b) Institutions of continuing education, vocational – continuing education, vocational education, community learning centers, inclusive education support and development centers, other centers conducting duties of continuing education;
c) Academies and institutes established by the Prime Minister in accordance with the Law on Science and Technology and authorised in doctoral education.
2. Heads of other educational institutions prescribed in clause 1 of this Article shall be responsible for the quality of education, management and operation of educational institutions as prescribed by law.
3. The Government shall provide for conditions and power of establishment, establishment permission, merging, full division, partial division, dissolution, operation suspension of educational institutions prescribed in point a and point b of clause 1 of this Article, except institutions of vocational education. Within the scope of their duties and authorities, the Minister of Education and Training and Minister of Labour - War Invalids and Social Affairs shall stipulate organisational and operational regulations of educational institutions prescribed in point a and point b of clause 1 of this Article.