Chương VI Luật Giao dịch điện tử 2023: Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử
Số hiệu: | 20/2023/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 22/06/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 30/07/2023 | Số công báo: | Từ số 867 đến số 868 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử là tập hợp phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu được thiết lập với chức năng, tính năng chính để phục vụ giao dịch điện tử, bảo đảm xác thực, tin cậy trong giao dịch điện tử.
Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử được phân loại theo chủ quản hệ thống thông tin; chức năng, tính năng của hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử; quy mô, số lượng người sử dụng tại Việt Nam hoặc số lượng truy cập hằng tháng từ người sử dụng tại Việt Nam.
2. Nền tảng số phục vụ giao dịch điện tử là hệ thống thông tin quy định tại khoản 1 Điều này tạo môi trường điện tử cho phép các bên thực hiện giao dịch hoặc cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc sử dụng để phát triển sản phẩm, dịch vụ.
3. Nền tảng số trung gian phục vụ giao dịch điện tử là nền tảng số quy định tại khoản 2 Điều này mà chủ quản nền tảng số độc lập với các bên thực hiện giao dịch.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Tài khoản giao dịch điện tử do chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử cấp và được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật này.
2. Tài khoản giao dịch điện tử được sử dụng để thực hiện giao dịch điện tử, nhằm lưu trữ lịch sử giao dịch và bảo đảm chính xác trình tự giao dịch của chủ tài khoản, có giá trị chứng minh lịch sử giao dịch của các bên tham gia theo quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng tài khoản giao dịch điện tử phù hợp với nhu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Lịch sử giao dịch của tài khoản giao dịch điện tử có giá trị pháp lý để chứng minh giao dịch khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
a) Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử phải bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng;
b) Gắn duy nhất với một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là chủ tài khoản giao dịch điện tử;
c) Bảo đảm chính xác thời gian giao dịch từ nguồn thời gian theo quy định của pháp luật về nguồn thời gian chuẩn quốc gia.
1. Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử có trách nhiệm sau đây:
a) Tuân thủ quy định của Luật này và pháp luật về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ dữ liệu cá nhân và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Cung cấp thông tin bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ công tác đo lường, thống kê, giám sát, thanh tra, kiểm tra, báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về giao dịch điện tử; chia sẻ dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước về giao dịch điện tử;
c) Giám sát an toàn hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử của mình theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng.
2. Chủ quản nền tảng số trung gian quy mô lớn phục vụ giao dịch điện tử có trách nhiệm sau đây:
a) Tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Công bố công khai, phổ biến cơ chế phản ánh vướng mắc và xử lý vướng mắc phát sinh trong giao dịch điện tử;
c) Công bố công khai, phổ biến cơ chế phản ánh và xử lý nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam trên nền tảng số trung gian từ nguồn phản ánh được đánh giá là tin cậy;
d) Định kỳ hằng năm, báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông về vụ việc đã xảy ra hoặc vụ việc có dấu hiệu, nguy cơ lợi dụng hệ thống thông tin để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam.
3. Chủ quản nền tảng số trung gian quy mô rất lớn phục vụ giao dịch điện tử có trách nhiệm sau đây:
a) Tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Công bố công khai nguyên tắc chung, thông số hoặc tiêu chí được sử dụng để đưa ra khuyến nghị hiển thị nội dung, hiển thị quảng cáo cho người sử dụng và cho phép người sử dụng lựa chọn phương án không sử dụng khuyến nghị hiển thị nội dung, hiển thị quảng cáo dựa trên phân tích dữ liệu về người sử dụng;
c) Cho phép người sử dụng tháo gỡ cài đặt bất kỳ ứng dụng nào được cài đặt sẵn mà không ảnh hưởng đến các tính năng kỹ thuật cơ bản để hệ thống vận hành bình thường;
d) Công bố công khai và phổ biến bộ quy tắc ứng xử áp dụng đối với các bên liên quan tham gia sử dụng hệ thống.
4. Chính phủ quy định chi tiết trách nhiệm của chủ quản nền tảng số trung gian tại khoản 2 và khoản 3 Điều này phù hợp với quy mô, số lượng người sử dụng tại Việt Nam hoặc số lượng truy cập từ người sử dụng tại Việt Nam.
1. Cơ quan nhà nước quản lý công tác báo cáo, tổng hợp, chia sẻ dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước về giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông thiết lập, vận hành hệ thống tiếp nhận, tổng hợp dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này theo quy định của Chính phủ; chủ trì xây dựng, ban hành hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định về kỹ thuật đối với mô hình tham chiếu kết nối phục vụ chia sẻ dữ liệu bằng phương tiện điện tử, định danh thiết bị, tiêu chí tín nhiệm mạng của hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.
INFORMATION SYSTEMS SERVING E-TRANSACTIONS
Article 45. Information systems serving e-transactions
1. An information system serving e-transactions is a collection of hardware, software and databases established with main functions and features of serving e-transactions, ensuring authentication and reliability in e-transactions.
The information system serving electronic transactions is classified according to the information system administrator; functions and features of the information system serving e-transactions; size, number of users in Vietnam or number of monthly visits from users in Vietnam.
2. An digital platform serving electronic transactions means an information system specified in Clause 1 of this Article that creates an electronic medium that allows parties to conduct transactions or provide or use products or services or use it to develop products or services.
3. A digital platform serving an e-transaction is a digital platform specified in Clause 2 of this Article whose administrator is independent of the parties conducting the transaction.
4. The Government shall elaborate this Article.
Article 46. E-transaction account
1. E-transaction accounts shall be issued by administrators of information systems serving e-transactions and managed and used in accordance with this Law.
2. An e-transaction account shall be used to conduct an electronic transaction, in order to store its transaction history and ensure the correct transaction order of the account holder, which is valid for proving the transaction history of the parties as prescribed in Clause 4 of this Article.
3. Agencies, organizations and individuals have the right to choose to use e-transaction accounts in accordance with their needs, unless otherwise provided for by law.
4. The transaction history of an e-transaction account shall have legal value for proving the transaction if the following requirements are met:
a) The information system serving the e-transaction must ensure its safety in accordance with the law on information security;
b) The transaction history must be uniquely attached with an agency, organization or individual that is the holder of the e-transaction account.
c) The transaction time must be accurate according to regulation of law on national standard time source.
Article 47. Responsibilities of administrators of information systems serving e-transactions
1. Administrators of information systems serving e-transactions shall be responsible for:
a) Complying with the regulations of this Law and laws on information security, cybersecurity, personal information protection, personal data protection and other relevant laws;
b) Providing information by electronic means in accordance with law in service of measurement, statistics, supervision, inspection, examination and reporting at the request of state management agencies in charge of e-transactions; sharing data in service of state management of e-transactions;
c) Supervising the security of information systems serving their e-transactions in accordance with the law on information security.
2. Administrators of large digital platforms serving electronic transactions shall be responsible for:
a) Complying with regulations in clause 1 of this Article;
b) Publicly disclosing and disseminating mechanisms for reporting and handling problems arising in e-transactions;
c) Publicly disclosing and disseminating mechanisms for reporting and handling contents that violate Vietnamese law on digital platforms from reliable feedbacks;
d) Annually making reports, under the guidance of the Ministry of Information and Communications, on incidents that have occurred or incidents that have signs or risks of abusing information systems to commit acts of violating Vietnamese law.
3. Administrators of very large digital platforms serving e-transactions shall be responsible for:
a) Complying with regulations in clause 2 of this Article.
b) Publicly disclosing general principles, parameters or criteria used to make recommendations on displaying contents, advertisements to users and allowing users to choose not to use such recommendations based on analysis of data on users;
c) Allow users to uninstall any pre-installed applications without affecting basic technical features for normal operation of their platforms;
d) Publicly disclosing and disseminating codes of conduct applicable to users of their platforms.
4. The Government shall elaborate responsibilities of the administrators of intermediary digital platforms in Clauses 2 and 3 of this Article in accordance with scales, numbers of users in Vietnam or numbers of visits from users in Vietnam.
Article 48. Reporting, consolidating and sharing data serving state management of e-transactions
1. Regulatory agencies shall manage reporting, consolidation and sharing of data serving state management of e-transactions in accordance with regulations of law, and assigned functions, tasks and powers.
2. The Ministry of Information and Communications shall establish and operate systems for receiving and consolidating data serving state management of e-transactions of regulatory agencies specified in Clause 1 of this Article in accordance with the Government's regulations; assume the prime responsibility for elaborating, promulgating or requesting competent regulatory agencies to promulgate technical regulations on connection reference models serving data sharing by electronic means, device identifiers, reliability of information systems serving e-transactions.