Chương I Luật Giao dịch điện tử 2023: Những quy định chung
Số hiệu: | 20/2023/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 22/06/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 30/07/2023 | Số công báo: | Từ số 867 đến số 868 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện chuyển đổi văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu từ 01/7/2024
Quốc hội thông qua Luật Giao dịch điện tử 2023 vào ngày 22/6/2023, trong đó bổ sung thêm quy định về việc chuyển đổi hình thức giữa văn bản giấy và thông điệp dữ liệu.
Điều kiện chuyển đổi văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu từ 01/7/2024
Theo đó, thông điệp dữ liệu được chuyển đổi từ văn bản giấy phải đáp ứng đủ những yêu cầu sau:
- Thông tin trong thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn như văn bản giấy.
- Thông tin trong thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu.
- Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu và thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi.
Trường hợp văn bản giấy là giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ, văn bản xác nhận, văn bản chấp thuận khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phát hành thì việc chuyển đổi phải đáp ứng những yêu cầu nêu trên và phải có chữ ký số của cơ quan, tổ chức thực hiện chuyển đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Văn bản giấy được chuyển đổi từ thông điệp dữ liệu phải đáp ứng đủ những điều kiện sau:
- Thông tin trong văn bản giấy được bảo đảm toàn vẹn như thông điệp dữ liệu.
- Có thông tin để xác định được hệ thống thông tin và chủ quản hệ thống thông tin tạo lập, gửi, nhận, lưu trữ thông điệp dữ liệu gốc để tra cứu.
- Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ thông điệp dữ liệu sang văn bản giấy và thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi.
Trường hợp thông điệp dữ liệu là chứng thư điện tử thì việc chuyển đổi phải đáp ứng những yêu cầu nêu trên và phải có chữ ký, con dấu (nếu có) của cơ quan, tổ chức thực hiện chuyển đổi theo quy định của pháp luật.
Giá trị pháp lý của văn bản được chuyển đổi theo quy định của pháp luật có liên quan.
Xem chi tiết nội dung tại Luật Giao dịch điện tử 2023 có hiệu lực từ 01/7/2024, thay thế Luật Giao dịch điện tử 2005.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Luật này quy định việc thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử.
2. Luật này không quy định về nội dung, điều kiện, hình thức của giao dịch.
3. Trường hợp luật khác quy định hoặc không quy định giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử thì được áp dụng theo quy định của Luật này. Trường hợp luật khác quy định không được thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử thì thực hiện theo quy định của luật đó.
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia giao dịch điện tử hoặc có liên quan đến giao dịch điện tử.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử.
2. Phương tiện điện tử là phần cứng, phần mềm, hệ thống thông tin hoặc phương tiện khác hoạt động dựa trên công nghệ thông tin, công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ khác tương tự.
3. Môi trường điện tử là môi trường mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin.
4. Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi, được nhận, được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
5. Chứng thư điện tử là giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ, văn bản xác nhận, văn bản chấp thuận khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phát hành dưới dạng dữ liệu điện tử.
6. Dữ liệu là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự khác.
7. Dữ liệu điện tử là dữ liệu được tạo ra, xử lý, lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
8. Dữ liệu số là dữ liệu điện tử được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số.
9. Dữ liệu chủ là dữ liệu chứa thông tin cơ bản nhất để mô tả một đối tượng cụ thể, làm cơ sở để tham chiếu, đồng bộ giữa các cơ sở dữ liệu hoặc các tập dữ liệu khác nhau.
10. Cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu điện tử được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, chia sẻ, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
11. Chữ ký điện tử là chữ ký được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu để xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể đó đối với thông điệp dữ liệu.
12. Chữ ký số là chữ ký điện tử sử dụng thuật toán khóa không đối xứng, gồm khóa bí mật và khóa công khai, trong đó khóa bí mật được dùng để ký số và khóa công khai được dùng để kiểm tra chữ ký số. Chữ ký số bảo đảm tính xác thực, tính toàn vẹn và tính chống chối bỏ nhưng không bảo đảm tính bí mật của thông điệp dữ liệu.
13. Chứng thư chữ ký điện tử là thông điệp dữ liệu nhằm xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử. Chứng thư chữ ký điện tử đối với chữ ký số được gọi là chứng thư chữ ký số.
14. Dịch vụ chứng thực chữ ký số là dịch vụ do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cung cấp để xác thực chủ thể ký số trên thông điệp dữ liệu, bảo đảm tính chống chối bỏ của chủ thể ký với thông điệp dữ liệu và bảo đảm tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu được ký.
15. Dấu thời gian là dữ liệu điện tử gắn với thông điệp dữ liệu cho phép xác định thời gian của thông điệp dữ liệu đó tồn tại ở một thời điểm cụ thể.
16. Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu.
17. Người trung gian là cơ quan, tổ chức, cá nhân đại diện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc gửi, nhận hoặc lưu trữ thông điệp dữ liệu hoặc cung cấp dịch vụ khác liên quan đến thông điệp dữ liệu đó.
1. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Bảo đảm tự nguyện lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử; tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ, phương tiện điện tử, chữ ký điện tử, hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch điện tử, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Phát triển giao dịch điện tử toàn diện, toàn trình để thực hiện trọn vẹn từ đầu đến cuối quy trình bằng phương tiện điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số; tối ưu hóa quy trình, rút ngắn thời gian xử lý, thuận tiện hơn so với các phương thức giao dịch khác.
4. Áp dụng đồng bộ cơ chế, biện pháp khuyến khích, ưu đãi, tạo điều kiện phát triển giao dịch điện tử; ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ, phát triển và ứng dụng công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực trong giao dịch điện tử, đặc biệt tại khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, pháp luật về an toàn thông tin mạng, pháp luật về an ninh mạng và quy định khác của pháp luật có liên quan khi thực hiện giao dịch điện tử.
2. Thông tin trong thông điệp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và pháp luật về cơ yếu.
1. Lợi dụng giao dịch điện tử xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Cản trở hoặc ngăn chặn trái pháp luật quá trình tạo ra, gửi, nhận, lưu trữ thông điệp dữ liệu hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.
3. Thu thập, cung cấp, sử dụng, tiết lộ, hiển thị, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông điệp dữ liệu.
4. Giả mạo, làm sai lệch hoặc xóa, hủy, sao chép, di chuyển trái pháp luật một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu.
5. Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.
6. Gian lận, giả mạo, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái pháp luật tài khoản giao dịch điện tử, chứng thư điện tử, chứng thư chữ ký điện tử, chữ ký điện tử.
7. Cản trở việc lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử.
8. Hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của luật.
1. For the purpose of this Law, provision is made for conducting transactions by electronic means.
2. Contents, requirements and forms of transactions are not included in this Law.
3. If other laws permit or does not specify whether a transaction can be carried out electronically, this Law shall be applied. If another law does not permit a transaction to be carried out electronically, such law shall be applied.
This Law applies to agencies, organizations and individuals directly involved in electronic transactions or relating to electronic transactions.
For the purposes of this Law, the terms below shall be construed as follows:
1. “Electronic transaction (e-transaction)” means a transaction which is conducted using electronic means.
2. “Electronic means" includes hardware, software, information system, or other means designed using information technology, electrical technology, electronic technology, digital technology, magnetic technology, wireless transmission technology, optical technology, electromagnetic technology or other similar technologies.
3. “Electronic environment" includes telecommunications networks, internet, computer networks and information systems.
4. “data message" means information generated, sent, received or stored by electronic means.
5. “E-certificate" means a license, certificate, confirmation or approval published by a competent authority or organization in the form of electronic data.
6. “data” means a symbol, script, numeral, image, sound or another similar type.
7. “electronic data" means the data generated, processed or stored by electronic means.
8. “digital data” means electronic data generated through the use of digital signals.
9. “master data" represents data containing the core information that is used to describe a specific object, serve as a basis for reference and uniformity between different databases or data sets.
10. “database" means an organized collection of electronic data accessed, exploited, shared, managed and updated by electronic means.
11. “electronic signature” means data in electronic form that are attached to or logically associated with a data message to identify the signatory and authenticate his/her approval for the data message.
12. “digital signature” means an electronic signature using asymmetric algorithm consisting of a private key and a public key. The private key is used to add the digital signature and the public key is used to verify the digital signature. The digital signature ensures the authenticity, integrity and undeniability but fails to ensure the secrecy of the data message.
13. “electronic signature certificate" means a data message for authentication of the signatory’s electronic signature. An electronic signature certificate for digital signatures is called a digital signature certificate.
14. “digital signature authentication service” means a service provided by a digital signature authentication service provider to authenticate the signatory on a data message and ensure the undeniability of the signatory to the data message and ensures the integrity of the associated data message.
15. “timestamp” means electronic data attached to a data message that enable the identification of a specific time at which the data message exists.
16. “electronic contract” means a contract that is made in the form of a data message.
17. “intermediary” means an agency, organization or individual who sends, receives or stores a data message or provides other services related to the data message for another agency, organization or individual.
Article 4. E-transaction development policy
1. Protect the interests of the State, interests of the community, legal rights and interests of agencies, organizations and individuals.
2. Ensure that the selection of e-transactions is voluntary; and the parties agree on which types of technology, electronic means, electronic signatures, other forms of authentication by electronic means will be used to conduct e-transactions, unless otherwise provided for by law.
3. Develop e-transactions in all aspects to ensure completion of all stages of the procedure by electronic means and promote digital transformation; optimize the procedure, thereby shortening time for processing and being more convenient in comparison with other transaction methods.
4. Synchronously apply regulations and measures to encourage, give incentives and facilitate the development of e-transactions; take priority over investment in developing technology infrastructure, developing and applying new technologies, training human resources for e-transactions, especially in mountainous areas, border areas, islands, ethnic minority areas, areas with difficult socio-economic conditions and areas with extremely difficult socio-economic conditions.
Article 5. Assurance about cybersecuriy and information security in e-transactions
1. Agencies, organizations and individuals shall comply with regulations of law on e-transactions, law on information security, law on cybersecurity and other regulations of relevant laws upon carrying out e-transactions.
2. If information of a data message is a state secret, regulations of law on protection of state secret Commit violations against provisions of law on cipher shall be applied.
Article 6. Prohibited acts in e-transactions
1. Taking advantage of e-transactions to commit offences against the national interests, national security, social order and safety, public interests, legal rights and interests of agencies, organizations and individuals.
2. Illegally obstructing or preventing the process of generating, sending, receiving and storing data messages or committing other acts to destroy information systems serving e-transactions.
3. Illegally collecting, providing, using, disclosing, displaying, spreading, trading data messages.
4. Counterfeiting, falsifying, or illegally deleting, canceling, copying, moving the part or whole of a data message.
5. Creating data messages in order to commit illegal acts.
6. Cheating, counterfeiting, appropriating or illegally using e-transaction accounts, electronic certificates, electronic signature certificates, and electronic signatures.
7. Obstructing the selection of carrying out e-transactions.
8. Committing other prohibited acts in accordance with regulations of law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực