Chương V Luật Giao dịch điện tử 2023: Giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước
Số hiệu: | 20/2023/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 22/06/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 30/07/2023 | Số công báo: | Từ số 867 đến số 868 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện chuyển đổi văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu từ 01/7/2024
Quốc hội thông qua Luật Giao dịch điện tử 2023 vào ngày 22/6/2023, trong đó bổ sung thêm quy định về việc chuyển đổi hình thức giữa văn bản giấy và thông điệp dữ liệu.
Điều kiện chuyển đổi văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu từ 01/7/2024
Theo đó, thông điệp dữ liệu được chuyển đổi từ văn bản giấy phải đáp ứng đủ những yêu cầu sau:
- Thông tin trong thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn như văn bản giấy.
- Thông tin trong thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu.
- Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu và thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi.
Trường hợp văn bản giấy là giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ, văn bản xác nhận, văn bản chấp thuận khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phát hành thì việc chuyển đổi phải đáp ứng những yêu cầu nêu trên và phải có chữ ký số của cơ quan, tổ chức thực hiện chuyển đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Văn bản giấy được chuyển đổi từ thông điệp dữ liệu phải đáp ứng đủ những điều kiện sau:
- Thông tin trong văn bản giấy được bảo đảm toàn vẹn như thông điệp dữ liệu.
- Có thông tin để xác định được hệ thống thông tin và chủ quản hệ thống thông tin tạo lập, gửi, nhận, lưu trữ thông điệp dữ liệu gốc để tra cứu.
- Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ thông điệp dữ liệu sang văn bản giấy và thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi.
Trường hợp thông điệp dữ liệu là chứng thư điện tử thì việc chuyển đổi phải đáp ứng những yêu cầu nêu trên và phải có chữ ký, con dấu (nếu có) của cơ quan, tổ chức thực hiện chuyển đổi theo quy định của pháp luật.
Giá trị pháp lý của văn bản được chuyển đổi theo quy định của pháp luật có liên quan.
Xem chi tiết nội dung tại Luật Giao dịch điện tử 2023 có hiệu lực từ 01/7/2024, thay thế Luật Giao dịch điện tử 2005.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Giao dịch điện tử trong nội bộ cơ quan nhà nước.
2. Giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với nhau.
3. Giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1. Dữ liệu trong cơ quan nhà nước được tổ chức thống nhất, được phân cấp quản lý theo trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nước nhằm thúc đẩy giao dịch điện tử; được chia sẻ phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở dữ liệu dùng chung trong cơ quan nhà nước bao gồm cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương.
3. Việc quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia được quy định như sau:
a) Cơ sở dữ liệu quốc gia chứa dữ liệu chủ làm cơ sở tham chiếu, đồng bộ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương;
b) Dữ liệu chủ trong cơ sở dữ liệu quốc gia có giá trị sử dụng chính thức, tương đương văn bản giấy được cơ quan có thẩm quyền cung cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia được chia sẻ với Bộ, ngành, địa phương phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội;
d) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia. Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia phải thể hiện được các nội dung cơ bản sau đây: tên cơ sở dữ liệu quốc gia; mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; phạm vi dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia; thông tin về dữ liệu chủ của cơ sở dữ liệu quốc gia được lưu trữ và chia sẻ; đối tượng và mục đích sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia; nguồn thông tin được xây dựng và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia; phương thức chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia;
đ) Chính phủ quy định việc xây dựng, cập nhật, duy trì và khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia; quy định việc chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia với cơ sở dữ liệu của cơ quan khác của Nhà nước.
4. Việc quản lý cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương được quy định như sau:
a) Cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương là tập hợp thông tin dùng chung của Bộ, ngành, địa phương;
b) Dữ liệu chủ trong cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương có giá trị sử dụng chính thức, tương đương văn bản giấy do Bộ, ngành, địa phương cung cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định danh mục cơ sở dữ liệu; việc xây dựng, cập nhật, duy trì và khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương mình. Danh mục cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương phải thể hiện được các nội dung cơ bản sau đây: tên cơ sở dữ liệu; mô tả mục đích, phạm vi, nội dung của từng cơ sở dữ liệu; cơ chế thu thập, cập nhật, nguồn dữ liệu được thu thập của từng cơ sở dữ liệu; liệt kê các hạng mục dữ liệu bao gồm dữ liệu mở và dữ liệu được chia sẻ.
5. Nhà nước bảo đảm một phần hoặc toàn bộ kinh phí xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương, cơ quan khác của Nhà nước.
1. Việc tạo lập, thu thập dữ liệu, phát triển dữ liệu số được ưu tiên ở mức độ cao nhất để phát triển Chính phủ số, chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
2. Việc tạo lập dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của cơ quan nhà nước phải sử dụng thống nhất bảng mã danh mục dùng chung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, thống nhất với dữ liệu chủ trong cơ sở dữ liệu quốc gia.
3. Cơ quan nhà nước không được thu thập, tổ chức thu thập lại dữ liệu hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp lại dữ liệu mà cơ quan đó đang quản lý hoặc dữ liệu đó được cơ quan nhà nước khác sẵn sàng kết nối, chia sẻ, trừ trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu phục vụ cập nhật hoặc sử dụng cho mục đích xác minh, thẩm tra dữ liệu hoặc dữ liệu đó không bảo đảm yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc pháp luật có quy định khác.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp và công bố danh sách các cơ quan cung cấp dữ liệu, danh mục dữ liệu được cung cấp, bảng mã danh mục dùng chung để cơ quan, tổ chức, cá nhân tra cứu, khai thác.
1. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm bảo đảm khả năng sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân, phục vụ giao dịch điện tử bao gồm:
a) Nhân lực thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu bao gồm nguồn nhân lực tại chỗ đang thực hiện quản lý, vận hành các hệ thống thông tin hoặc nhân lực khác có liên quan trong cơ quan nhà nước; trường hợp nhân lực tại chỗ không đáp ứng được thì được thuê chuyên gia;
b) Dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách nhà nước để xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong cơ quan nhà nước phải có hạng mục phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu. Trường hợp không có hạng mục này, phải có thuyết minh chứng minh về việc không có hoạt động kết nối, chia sẻ dữ liệu trong quá trình vận hành, khai thác;
c) Ban hành và công bố công khai quy chế khai thác, sử dụng dữ liệu đối với cơ sở dữ liệu thuộc thẩm quyền quản lý;
d) Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, bảo mật dữ liệu trong quá trình kết nối, chia sẻ dữ liệu theo quy định của pháp luật.
2. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, cơ quan nhà nước có trách nhiệm kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ quan, tổ chức khác; không cung cấp thông tin qua hình thức văn bản giấy đối với thông tin đã được khai thác qua hình thức kết nối, chia sẻ giữa các hệ thống thông tin; không thu phí việc chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước.
3. Cơ quan nhà nước phải áp dụng phương thức kết nối, chia sẻ dữ liệu trực tuyến trên môi trường mạng giữa các hệ thống thông tin của cơ quan cung cấp dữ liệu và cơ quan, tổ chức khai thác dữ liệu, trừ trường hợp thông tin liên quan đến bí mật nhà nước hoặc yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh. Trường hợp không áp dụng phương thức kết nối, chia sẻ dữ liệu trực tuyến, phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
4. Cơ quan nhà nước áp dụng mô hình kết nối, chia sẻ dữ liệu theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Kết nối, chia sẻ qua các hệ thống trung gian bao gồm: Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; hạ tầng kết nối, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ, cấp tỉnh theo Khung kiến trúc tổng thể quốc gia số;
b) Kết nối trực tiếp giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu khi các hệ thống trung gian chưa sẵn sàng hoặc cơ quan chủ quản hệ thống trung gian xác định hệ thống trung gian không đáp ứng được yêu cầu về kết nối, chia sẻ dữ liệu.
5. Khung kiến trúc tổng thể quốc gia số quy định tại điểm a khoản 4 Điều này bao gồm Khung kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số; khung kiến trúc số của các cơ quan, tổ chức.
6. Chính phủ quy định chi tiết về kết nối, chia sẻ dữ liệu; Khung kiến trúc tổng thể quốc gia số.
1. Dữ liệu mở của cơ quan nhà nước là dữ liệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố rộng rãi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tự do sử dụng, tái sử dụng, chia sẻ. Cơ quan nhà nước công bố dữ liệu mở để cơ quan, tổ chức, cá nhân tự do sử dụng, tái sử dụng, chia sẻ nhằm thúc đẩy giao dịch điện tử, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số.
2. Dữ liệu mở phải toàn vẹn và phản ánh đầy đủ thông tin do cơ quan nhà nước cung cấp, được cập nhật mới nhất, có khả năng truy cập và sử dụng trên mạng Internet, bảo đảm khả năng thiết bị số có thể gửi, nhận, lưu trữ và xử lý được, tuân thủ định dạng mở và miễn phí.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được tự do truy cập sử dụng dữ liệu mở, không yêu cầu khai báo định danh khi khai thác, sử dụng dữ liệu mở.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép tự do sao chép, chia sẻ, trao đổi, sử dụng dữ liệu mở hoặc kết hợp dữ liệu mở với dữ liệu khác; sử dụng dữ liệu mở vào sản phẩm, dịch vụ thương mại hoặc phi thương mại của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trích dẫn, ghi nhận thông tin sử dụng dữ liệu mở trong sản phẩm, dịch vụ, tài liệu liên quan có sử dụng dữ liệu mở.
6. Cơ quan nhà nước không chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào của cơ quan, tổ chức, cá nhân phát sinh do việc sử dụng dữ liệu mở gây ra.
7. Chính phủ quy định chi tiết về dữ liệu mở và điều kiện bảo đảm thực hiện quy định tại Điều này.
1. Cơ quan nhà nước phải bảo đảm kết quả giải quyết thủ tục hành chính hoặc kết quả hoạt động công vụ khác không thuộc phạm vi bí mật nhà nước đều có văn bản điện tử có giá trị pháp lý như văn bản giấy, có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh. Cơ quan nhà nước phải tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của tổ chức, cá nhân trên môi trường điện tử, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Các lĩnh vực hoạt động của cơ quan nhà nước ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử bao gồm: cung cấp dịch vụ công; công tác quản trị nội bộ; chỉ đạo, điều hành; giám sát, kiểm tra, thanh tra.
3. Cơ quan nhà nước phải sẵn sàng phương án trong tình huống khẩn cấp, trong tình huống xảy ra sự cố gián đoạn hoạt động trên môi trường mạng trực tuyến và phương án ứng cứu, khắc phục sự cố, duy trì hoạt động giao dịch bình thường.
4. Cơ quan nhà nước được thuê chuyên gia từ ngân sách nhà nước hằng năm theo quy định của pháp luật để tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu; thực hiện các hoạt động chuyên môn kỹ thuật về quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
E-TRANSACTIONS OF REGULATORY AGENCIES
Article 39. Types of e-transactions of regulatory agencies
1. E-transactions within a regulatory agency.
2. E-transactions among different regulatory agencies.
3. E-transactions between regulatory agencies and other agencies, organizations and individuals.
Article 40. Management of data and common databases
1. Data in regulatory agencies shall be uniformly and hierarchically organized according to regulatory agencies’ responsibility for management to improve e-transactions; shared to serve the operation of regulatory agencies, people and enterprises according to regulations of law.
2. Common databases in a regulatory agency shall include national databases, databases of Ministries, central and local authorities.
3. Management of national databases shall be as follows:
a) National databases containing master data shall be used for reference and synchronization between databases of Ministries, central and local authorities.
b) Master data in national databases can be officially used and have the same legal value as that of printed documents provided by competent authorities, unless otherwise provided for by law;
c) Data in national databases shall be shared with Ministries, central and local authorities to handle administrative procedures, reform administrative procedures, simplify administrative procedures for people, enterprises and targets for socio-economic development;
d) The Prime Minister shall approve the list of national databases. The list of national databases shall include names of national databases, targets for establishment of national databases, coverage of national databases, information on master data of national databases stored and shared, users and uses, information created and updated on national databases, methods of sharing data from national databases;
dd) The Government shall provide regulations on establishment, update, maintenance and use of national databases; regulations on sharing national databases with databases of other agencies of the State.
4. Management of databases of Ministries, central and local authorities shall be as follows:
a) Databases of Ministries, central and local authorities are common information collections of Ministries, central and local authorities;
b) Master data in databases of Ministries, central and local authorities shall be officially used with the legal value equivalent to that of printed documents provided by Ministries, central and local authorities, unless otherwise provided for by law;
c) Ministries, ministerial agencies and agencies affiliated to the Government and the Provincial People’s Committees shall provide regulations on the list of databases; regulations on establishment, update, maintenance and use of their databases. The list of databases of Ministries, central and local authorities shall include names of databases; description of uses, coverage and contents of each database; how data is collected and updated and sources of data collection of each database; list of items of databases including open data and shared data.
5. The State shall cover part or whole of costs for construction and maintenance of national databases, databases of Ministries, central and local authorities and other agencies of the State.
Article 41. Data creation and collection
1. The first priority shall be given to data creation, collection and digital data development in order to develop digital government, digital transformation in operation of regulatory agencies.
2. The creation of data in databases of regulatory agencies requires the uniform use of a common code list issued by competent regulatory agencies, matching with master data in national databases.
3. Regulatory agencies shall not be entitled to collect and organize re-collection of data or require organizations and individuals to provide data that such agencies has being managed or such data is connected and shared by other regulatory agencies, unless data provision is required for data update or verification or such data fails to meet quality requirements according to technical standards and regulations or law requires otherwise.
4. The Ministry of Information and Communications shall consolidate and disclose lists of data providers, list of provided data and the common code list for agencies, organizations and individuals to look up and use.
Article 42. Data connection and share
1. Regulatory agencies shall be responsible for ensuring the availability of data connection and sharing to agencies, organizations and individuals, thereby serving e-transactions, including:
a) Personnel making data connection and sharing shall include on-site personnel who are managing and operating information systems or other relevant personnel in regulatory agencies; if on-site personnel does not satisfy requirements, experts may be hired;
b) Projects on investment in application of information technology funded by state budget to develop information systems, databases in regulatory agencies must consist of items serving data connection and sharing. If these items are not included in projects, explanations about the exclusion of items serving data connection and sharing during the process of operation and use are required;
c) Regulations on data collection and use for databases under their management shall be promulgated and publicly disclosed;
d) Measures to ensure cybersecuriy, information security and confidentiality in the process of data connection and sharing in accordance with regulations of law.
2. Unless otherwise provided for by law, regulatory agencies shall connect and share data with other agencies and organizations. Do not provide information that can be obtained via connection and sharing between information systems in the form of physical documents. Do not collect fees for sharing data between regulatory agencies.
3. Regulatory agencies shall apply methods of online data connection and sharing on cyberspace between information systems of data providers and data users, excluding the case where information concerning state secret or requiring ensuring national defense and security. In case of rejection, specific reasons for rejection are required.
4. Regulatory agencies shall apply models of data connection and sharing according to the following order of precedence:
a) Connection and sharing through intermediate systems including: National Data Exchange Platform – NDXP; infrastructure for data connection and sharing of ministries and provinces within the national enterprise architecture framework (EA framework) for digital transformation;
b) Direct connection between information systems and databases when intermediate systems are inaccessible or governing bodies of intermediate systems assess that such intermediate systems fail to satisfy requirements for data connection and sharing.
5. National EA framework for digital transformation prescribed in Point a Clause 4 of this Article shall include Architecture framework for e-government and digital government; architecture framework of agencies and organizations.
6. The Government shall elaborate the data connection and sharing; national EA framework for digital transformation.
Article 43. Open data of regulatory agencies
1. Open data of regulatory agencies is data disclosed by competent regulatory agencies to agencies, organizations and individuals to freely use, reuse and share. Regulatory agencies shall disclose open data to agencies, organizations and individuals to freely use, reuse and share in order to improve e-transactions, digital transformation and digital socio-economic development.
2. The open data must be intact and show adequate information provided by regulatory agencies; be up-to-date; can be accessed and used on the Internet; can be sent, received, stored and processed by digital devices; has open file format and free file format.
3. Agencies, organizations and individuals can freely use open data, and are not required to enter personal information when collecting and using open data is not required.
4. Agencies, organizations and individuals can freely copy, share, change and use open data or connect open data with other data; use open data for their commercial or non-commercial products and services, unless otherwise provided for by law.
5. Agencies, organizations and individuals shall include citations and acknowledge the use of open data in products, services and relevant documents using open data.
6. Regulatory agencies may cease to be liable for additional losses of agencies, organizations and individuals caused by the use of open data.
7. The Government of Vietnam shall elaborate open data and provide requirements for ensuring the implementation of regulations in this Article.
Article 44. Operation of regulatory agencies on electronic media
1. Regulatory agencies shall ensure that all results of handling administrative procedures or results of other civil services that are not state secrets are presented in the form of electronic documents with the same legal value as that of printed documents, are accessible and usable in their final forms. Regulatory agencies shall receive and handle requests from organizations and individuals on electronic media, unless otherwise prescribed by law.
2. The following tasks of regulatory agencies should be performed completely in electronic environment: public service provision, internal affair administration; managerial tasks; supervision and inspection.
3. Regulatory agencies must prepare plans for emergency situations, network issues and contingency plans, thereby troubleshooting and returning transactions to normal.
4. Regulatory agencies may hire experts to provide advice about development of databases using annual state budget according to regulations of law; carry out technical and professional activities of management, operation and assurance of information security for information systems serving e-transactions of regulatory agencies.
5. The Government of Vietnam shall elaborate this Article.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực