Chương II Luật Giao dịch điện tử 2023: Thông điệp dữ liệu
Số hiệu: | 20/2023/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 22/06/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 30/07/2023 | Số công báo: | Từ số 867 đến số 868 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện chuyển đổi văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu từ 01/7/2024
Quốc hội thông qua Luật Giao dịch điện tử 2023 vào ngày 22/6/2023, trong đó bổ sung thêm quy định về việc chuyển đổi hình thức giữa văn bản giấy và thông điệp dữ liệu.
Điều kiện chuyển đổi văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu từ 01/7/2024
Theo đó, thông điệp dữ liệu được chuyển đổi từ văn bản giấy phải đáp ứng đủ những yêu cầu sau:
- Thông tin trong thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn như văn bản giấy.
- Thông tin trong thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu.
- Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu và thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi.
Trường hợp văn bản giấy là giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ, văn bản xác nhận, văn bản chấp thuận khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phát hành thì việc chuyển đổi phải đáp ứng những yêu cầu nêu trên và phải có chữ ký số của cơ quan, tổ chức thực hiện chuyển đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Văn bản giấy được chuyển đổi từ thông điệp dữ liệu phải đáp ứng đủ những điều kiện sau:
- Thông tin trong văn bản giấy được bảo đảm toàn vẹn như thông điệp dữ liệu.
- Có thông tin để xác định được hệ thống thông tin và chủ quản hệ thống thông tin tạo lập, gửi, nhận, lưu trữ thông điệp dữ liệu gốc để tra cứu.
- Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ thông điệp dữ liệu sang văn bản giấy và thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi.
Trường hợp thông điệp dữ liệu là chứng thư điện tử thì việc chuyển đổi phải đáp ứng những yêu cầu nêu trên và phải có chữ ký, con dấu (nếu có) của cơ quan, tổ chức thực hiện chuyển đổi theo quy định của pháp luật.
Giá trị pháp lý của văn bản được chuyển đổi theo quy định của pháp luật có liên quan.
Xem chi tiết nội dung tại Luật Giao dịch điện tử 2023 có hiệu lực từ 01/7/2024, thay thế Luật Giao dịch điện tử 2005.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức văn bản điện tử, tài liệu điện tử, chứng thư điện tử, chứng từ điện tử, hợp đồng điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và hình thức trao đổi dữ liệu điện tử khác theo quy định của pháp luật.
2. Thông điệp dữ liệu được tạo ra, phát sinh trong quá trình giao dịch hoặc được chuyển đổi từ văn bản giấy.
Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.
1. Trường hợp pháp luật yêu cầu thông tin phải được thể hiện bằng văn bản thì thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu nếu thông tin trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu.
2. Trường hợp pháp luật yêu cầu văn bản phải được công chứng, chứng thực thì thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu nếu được công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng; chứng thực theo quy định của Luật này và pháp luật về chứng thực.
Thông điệp dữ liệu được sử dụng và có giá trị như bản gốc khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
1. Thông tin trong thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh.
Thông tin trong thông điệp dữ liệu được xem là toàn vẹn khi thông tin đó chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu;
2. Thông tin trong thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh.
1. Thông điệp dữ liệu được dùng làm chứng cứ theo quy định của Luật này và pháp luật về tố tụng.
2. Giá trị dùng làm chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, gửi, nhận hoặc lưu trữ thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo, gửi, nhận thông điệp dữ liệu và các yếu tố phù hợp khác.
1. Thông điệp dữ liệu được chuyển đổi từ văn bản giấy phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
a) Thông tin trong thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn như văn bản giấy;
b) Thông tin trong thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu;
c) Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu và thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi;
d) Trường hợp văn bản giấy là giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ, văn bản xác nhận, văn bản chấp thuận khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phát hành thì việc chuyển đổi phải đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm a, b và c khoản này và phải có chữ ký số của cơ quan, tổ chức thực hiện chuyển đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Hệ thống thông tin phục vụ chuyển đổi phải có tính năng chuyển đổi từ văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu.
2. Văn bản giấy được chuyển đổi từ thông điệp dữ liệu phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
a) Thông tin trong văn bản giấy được bảo đảm toàn vẹn như thông điệp dữ liệu;
b) Có thông tin để xác định được hệ thống thông tin và chủ quản hệ thống thông tin tạo lập, gửi, nhận, lưu trữ thông điệp dữ liệu gốc để tra cứu;
c) Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ thông điệp dữ liệu sang văn bản giấy và thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi;
d) Trường hợp thông điệp dữ liệu là chứng thư điện tử thì việc chuyển đổi phải đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm a, b và c khoản này và phải có chữ ký, con dấu (nếu có) của cơ quan, tổ chức thực hiện chuyển đổi theo quy định của pháp luật. Hệ thống thông tin phục vụ chuyển đổi phải có tính năng chuyển đổi từ thông điệp dữ liệu sang văn bản giấy.
3. Giá trị pháp lý của văn bản được chuyển đổi theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Trường hợp pháp luật yêu cầu văn bản, chứng từ, hồ sơ, tài liệu hoặc thông tin phải được lưu trữ thì văn bản, chứng từ, hồ sơ, tài liệu hoặc thông tin đó có thể được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
a) Thông tin trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu;
b) Thông tin trong thông điệp dữ liệu đó được lưu trong chính khuôn dạng được khởi tạo, gửi, nhận hoặc trong khuôn dạng cho phép thể hiện chính xác thông tin đó;
c) Thông điệp dữ liệu đó được lưu trữ theo một cách thức nhất định cho phép xác định nguồn gốc khởi tạo, người gửi, người nhận, thời gian gửi, nhận thông điệp dữ liệu.
2. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, cơ quan, tổ chức, cá nhân được lựa chọn lưu trữ văn bản, chứng từ, hồ sơ, tài liệu hoặc thông tin dưới dạng văn bản giấy hoặc lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu khi thông điệp dữ liệu đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Nội dung, thời hạn lưu trữ đối với thông điệp dữ liệu được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc lưu trữ thông điệp dữ liệu có giá trị như lưu trữ văn bản giấy.
1. Người khởi tạo thông điệp dữ liệu là cơ quan, tổ chức, cá nhân tạo hoặc gửi một thông điệp dữ liệu trước khi thông điệp dữ liệu đó được lưu trữ nhưng không bao gồm người trung gian chuyển thông điệp dữ liệu.
2. Trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thỏa thuận khác thì việc xác định người khởi tạo một thông điệp dữ liệu được quy định như sau:
a) Thông điệp dữ liệu được xem là của người khởi tạo nếu được gửi bởi người khởi tạo thông điệp dữ liệu, người đại diện của người khởi tạo hoặc bởi một hệ thống thông tin được thiết lập để hoạt động tự động do người khởi tạo chỉ định;
b) Người nhận có thể coi thông điệp dữ liệu là của người khởi tạo nếu đã áp dụng các phương pháp xác minh được người khởi tạo chấp thuận và cho kết quả thông điệp dữ liệu đó là của người khởi tạo;
c) Kể từ thời điểm người nhận biết có lỗi kỹ thuật hoặc nhận được thông báo từ người khởi tạo rằng thông điệp dữ liệu được gửi do lỗi kỹ thuật và đã sử dụng các phương pháp xác minh lỗi được người khởi tạo chấp thuận thì không áp dụng quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
3. Trường hợp một bên mắc lỗi nhập thông tin thông qua hệ thống thông tin tự động mà hệ thống thông tin tự động đó không cung cấp cho bên đó cơ hội sửa lỗi thì bên mắc lỗi nhập thông tin có quyền rút lại thông tin đã nhập nếu đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
a) Người khởi tạo mắc lỗi nhập thông tin đã có thông báo về lỗi nhập thông tin của mình cho các bên liên quan ngay khi nhận ra lỗi;
b) Người khởi tạo mắc lỗi nhập thông tin chưa sử dụng hoặc nhận được bất kỳ lợi ích nào (nếu có) từ các bên.
4. Quyền rút thông tin có lỗi quy định tại khoản 3 Điều này không ảnh hưởng đến trách nhiệm giải quyết hậu quả phát sinh do lỗi trong giao dịch điện tử theo quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Người khởi tạo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông điệp dữ liệu do mình khởi tạo.
Trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thỏa thuận khác thì thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu được quy định như sau:
1. Thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo hoặc người đại diện của người khởi tạo. Trường hợp hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo hoặc người đại diện của người khởi tạo, thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu này nhập vào hệ thống thông tin;
2. Ở bất kỳ địa điểm nào thông điệp dữ liệu được gửi thì địa điểm gửi thông điệp dữ liệu vẫn được coi là trụ sở của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cá nhân. Trường hợp người khởi tạo có nhiều trụ sở thì địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở chính hoặc trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.
1. Người nhận thông điệp dữ liệu là cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc người đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó được chỉ định nhận thông điệp dữ liệu từ người khởi tạo thông điệp dữ liệu nhưng không bao gồm người trung gian chuyển thông điệp dữ liệu.
2. Trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thỏa thuận khác thì việc nhận thông điệp dữ liệu được quy định như sau:
a) Người nhận được xem là đã nhận được thông điệp dữ liệu nếu thông điệp dữ liệu được nhập vào hệ thống thông tin do người đó chỉ định và có thể truy cập được;
b) Người nhận có quyền coi mỗi thông điệp dữ liệu nhận được là một thông điệp dữ liệu độc lập, trừ trường hợp thông điệp dữ liệu đó là bản sao của một thông điệp dữ liệu khác mà người nhận biết hoặc buộc phải biết thông điệp dữ liệu đó là bản sao;
c) Trường hợp trước hoặc trong khi gửi thông điệp dữ liệu, người khởi tạo có yêu cầu hoặc thỏa thuận với người nhận về việc người nhận phải gửi cho mình thông báo xác nhận khi nhận được thông điệp dữ liệu thì người nhận phải thực hiện đúng yêu cầu hoặc thỏa thuận này;
d) Trường hợp trước hoặc trong khi gửi thông điệp dữ liệu, người khởi tạo đã tuyên bố thông điệp dữ liệu đó chỉ có giá trị khi có thông báo xác nhận, thông điệp dữ liệu đó được xem là chưa gửi cho đến khi người khởi tạo nhận được thông báo của người nhận xác nhận đã nhận được thông điệp dữ liệu đó;
đ) Trường hợp người khởi tạo đã gửi thông điệp dữ liệu mà không tuyên bố về việc người nhận phải gửi thông báo xác nhận và cũng chưa nhận được thông báo xác nhận, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, thì người khởi tạo có thể thông báo cho người nhận là chưa nhận được thông báo xác nhận và ấn định khoảng thời gian hợp lý để người nhận gửi thông báo xác nhận; nếu người khởi tạo vẫn không nhận được thông báo xác nhận trong khoảng thời gian đã ấn định thì người khởi tạo có quyền xem là chưa gửi thông điệp dữ liệu đó.
Trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thỏa thuận khác thì thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu được quy định như sau:
1. Trường hợp người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định và có thể truy cập được; nếu người nhận không chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của người nhận và có thể truy cập được;
2. Ở bất kỳ địa điểm nào thông điệp dữ liệu được nhận thì địa điểm nhận thông điệp dữ liệu vẫn được coi là trụ sở của người nhận nếu người nhận là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người nhận nếu người nhận là cá nhân. Trường hợp người nhận có nhiều trụ sở thì địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở chính hoặc trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.
1. Thông tin trong chứng thư điện tử có giá trị pháp lý khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
a) Chứng thư điện tử được ký bằng chữ ký số của cơ quan, tổ chức phát hành theo quy định của Luật này;
b) Thông tin trong chứng thư điện tử có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh;
c) Trường hợp pháp luật yêu cầu chỉ ra thời gian liên quan đến chứng thư điện tử thì chứng thư điện tử phải có dấu thời gian.
2. Chứng thư điện tử do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Trường hợp pháp luật cho phép chuyển giao quyền sở hữu đối với chứng thư điện tử, việc chuyển giao phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
a) Chứng thư điện tử khẳng định được chủ thể sở hữu và chỉ chủ thể này đang kiểm soát chứng thư điện tử đó;
b) Yêu cầu quy định tại Điều 10 của Luật này;
c) Hệ thống thông tin phục vụ việc chuyển giao chứng thư điện tử phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin mạng tối thiểu cấp độ 3 theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng;
d) Yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp pháp luật yêu cầu hoặc cho phép chuyển đổi hình thức từ văn bản giấy sang chứng thư điện tử đối với các loại giấy tờ mà pháp luật cho phép chuyển giao quyền sở hữu và chỉ được tồn tại dưới một hình thức duy nhất thì văn bản giấy không còn giá trị pháp lý ngay khi việc chuyển đổi được hoàn thành và đáp ứng yêu cầu quy định tại điểm d khoản 1 Điều 12 của Luật này.
3. Trường hợp pháp luật yêu cầu hoặc cho phép chuyển đổi hình thức từ chứng thư điện tử sang văn bản giấy đối với các loại chứng thư điện tử mà pháp luật cho phép chuyển giao quyền sở hữu và chỉ được tồn tại dưới một hình thức duy nhất thì chứng thư điện tử không còn giá trị pháp lý ngay khi việc chuyển đổi được hoàn thành và đáp ứng yêu cầu quy định tại điểm d khoản 2 Điều 12 của Luật này.
1. Việc lưu trữ chứng thư điện tử phải tuân thủ quy định về lưu trữ thông điệp dữ liệu tại Điều 13 của Luật này.
2. Hệ thống thông tin phục vụ lưu trữ, xử lý chứng thư điện tử phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin mạng tối thiểu cấp độ 3 theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng.
Section 1. Legal value of data messages
Article 7. Formats of data messages
1. Data messages may be shown in the form of electronic documents, electronic certificates, electronic records, electronic contracts, e-mails, telegrams, telegraphs, facsimiles and other electronic data interchange (EDI) forms according to regulations of law.
2. Data messages are created and generated during the transactions or converted from printed documents.
Article 8. Legal value of data messages
Information stated in data messages cannot have its legal value disclaimed for the sole reason that it is expressed in the form of data messages.
Article 9. Data messages being as valid as documents
1. Where any law requires information to be in writing, the requirement of the law is fulfilled if the information is contained in a data message that is accessible and usable for subsequent reference.
2. Where any law requires any document to be notarized or authenticated, the requirement of the law is fulfilled if the document is notarized according to regulations of law on notarization; or authenticated according to regulations of this Law and law on authentication.
Article 10. Data messages being as valid as originals
A data message shall be used and be as valid as its original if:
1. There exists an assurance as to the integrity of the information contained in the data message from the time it is first generated in its final form; and
The information contained in the data message is assessed as integrity if it has remained complete and unaltered, apart from the addition of any change which arises in the normal course of communication, storage or display; and
2. Information contained in the data message is accessible and usable in its final form.
Article 11. Data messages being as valid as evidence
1. Data messages shall be used as the evidence according to regulations of this Law and law on procedure.
2. A data message is valued as the evidence on the basis of the reliability of the manner in which the data message is generated, sent, received or stored; the manner in which the integrity of the data message is ensured and remained; the manner in which originators, addressees of the data message and other appropriate factors are determined.
Article 12. Conversion between printed documents and data messages
1. Requirements for conversion from a printed document to a data message:
a) There exists an assurance as to the integrity of the information contained in the data message in comparison with that in the printed document; and
b) Information contained in the data message is accessible and usable for reference;
c) There is a special sign special signs of certifying the conversation from the printed document to the data message and information of the agency, organization or individual carrying out the conversion;
d) If the printed document is a license, certificate, confirmation or another approval document issued by a competent authority or organization, the conversion requires a fulfillment of the requirements in points a, b and c of this Clause and a digital signature of the agency or organization carrying out the conversion, unless otherwise prescribed by law. Information system serving the conversion must be able to convert printed documents into data messages.
2. Requirements for conversion from a data message to a printed document:
a) There exists an assurance as to the integrity of the information contained in the printed document in comparison with that in the data message; and
b) There is information to determine information system and governing body of the information system that generate, send, receive and store the original data message for searching;
c) There is a special sign certifying the conversation from the data message to the printed document and information of the agency, organization or individual carrying out the conversion;
d) If the data message is an electronic certificate, the conversion requires a fulfillment of the requirements in points a, b and c of this Clause and a signature and a stamp (if any) of the agency or organization carrying out the conversion in accordance with regulations of law. Information system serving the conversion must have the feature of conversion from data messages to printed documents.
3. Legal value of a converted document shall comply with regulations of relevant laws.
4. The Government of Vietnam shall elaborate this Article.
Article 13. Storage of data messages
1. Where any law requires a document, record, dossier or information to be stored, the document, record, dossier or information may be stored in the form of a data message if the following requirements are satisfied:
a) Information contained in the data message is accessible and usable for reference;
b) Information contained in the data message is stored in the very format in which it is generated, sent or received, or in a format which can be demonstrated to represent accurately its contents;
c) The data message is stored in a given manner to enable the identification of its origin, originator, addressee, date and time when it was sent or received.
2. Unless otherwise prescribed by law, agencies, organizations or individuals may select to store their documents, records, dossiers and information in the form of printed documents or in the form of data messages if they meet the requirements in Clause 1 of this Article.
3. Contents and time limits for storage of data messages shall comply with regulations of law on storage and other regulations of relevant laws. The storage of data messages is as valid as the storage of printed documents.
Section 2. Sending and receipt of data messages
Article 14. Originators of data messages
1. An originator of a data message is an agency, organization or individual who generates or sends the data message before such message is stored, excluding any intermediary transmitting the data message.
2. Where the parties to a transaction do not agree otherwise, the identification of the originator of a data message shall be as follows:
a) A data message is considered as that of an originator if it is sent by, or on behalf of, the originator, or by an information system which is programmed by the originator to operate automatically;
b) The addressee is entitled to regard a data message as being that of the originator if he/she has applied authentication methods approved by the originator for ascertaining whether the data message was that of the originator;
c) As from the time the addressee becomes aware of technical errors or receives a notice from the originator of the data message in the transmission of a data message or has applied, regulations in Point a and Point b shall not apply.
3. If a party commits an error in inputting information via an automated information system and the system fails to provide an opportunity to correct the error to the party, the party is entitled to remove the entered information if the following requirements are met:
a) Originator who commits an error in the process of feeding information has sent a notification of his/her error to the relevant parties immediately after he/she becomes aware of the error;
b) Originator who commits an error in the process of feeding information has not used or received any benefits (if any) from the parties.
4. The right to retrieve false information prescribed in Clause 3 of this Article shall not affect the responsibility for settlement of consequences arising from errors in e-transactions according to other regulations of relevant laws.
5. The originator shall be responsible before the law for the contents of the data message originated by himself/herself.
Article 15. Time and place of dispatching a data message
Unless otherwise agreed upon by the parties to a transaction, the time and place of dispatching a data message is provided for as follows:
1. The time of dispatching a data message is the point of time when such data message is delivered from an information system under the control of the originator or the originator’s representative. If the information system is outside the control of the originator or the originator’s representative, time of dispatching the data message is the point of time when such data message is entered into the information system;
2. A data message, even if it is sent from any place, is deemed to be sent from the originator's place of business if the originator is an agency, organization or from the originator’s place of residence if the originator is an individual. Where the originator has more than one place of business, the data message shall be sent from the originator’s principal place of business or from the place of business that has the closest relationship with the transaction.
Article 16. Receipt of data messages
1. An addressee of a data message shall be an agency, organization, individual or its representative designated to receive the data message from an originator of the data message, excluding any intermediary transmitting the data message.
2. Where the parties to a transaction do not agree otherwise, the receipt of a data message shall be as follows:
a) The addressee is considered to have had received the data message if the data message is entered into an information system designated by the addressee and it is accessible;
b) The addressee is entitled to regard each data message received as a separate data message, unless the data message is a duplicate of another data message of which the addressee knew or has to know that such data message was a duplicate;
c) On or before sending a data message, if the originator has requested or agreed with the addressee that receipt of the data message is to be acknowledged, the addressee shall abide by this request or agreement;
d) On or before sending a data message, if the originator has declared that such data message was only valuable when there is an acknowledgement, such data message is treated as though it has never been sent until the acknowledgement is received;
dd) In case the originator had sent a data message but he/she has not declared that the addressee must resend an acknowledgement and he/she has not received any acknowledgement, except cases prescribed in Point a of this Clause, the originator may give notice to the addressee stating that no acknowledgement has been received and specifying a reasonable time by which the acknowledgement must be received; if the acknowledgement is not received within the specified time, the originator is entitled to consider the data message unsent.
Article 17. Time and place of receiving a data message
Unless otherwise agreed upon by the parties to a transaction, the time and place of receiving a data message is provided for as follows:
1. If an addressee had designated an information system to receive a data message, the time of receipt is the point of time when such data message is entered into the designated information system and the data message is accessible; if the originator had not designated an information system to receive the data message, the time of receipt is the point of time when such data message is entered into any information system of the originator and the data message is accessible;
2. A data message, even if it is received from any place, is deemed to be received from the addressee's place of business if the addressee is an agency, organization or from the addressee’s place of residence if the addressee is an individual. Where the addressee has more than one place of business, the data message shall be sent from the addressee’s principal place of business or from the place of business that has the closest relationship with the transaction.
Article 18. Dispatch and receipt of a data message
If an originator or an addressee designates one or more information systems to automatically dispatch or receive a data message, the receipt and dispatch of the data message shall comply with the regulations in Articles 14, 15, 16 and 17 of this Law.
Section 3. Electronic Certificate
Article 19. Legal value of e-certificates
1. Information contained in an e-certificate shall have legal value if:
a) The e-certificate is signed by a digital signature of an issuing agency or organization according to regulations herein;
b) Information contained in the e-certificate is accessible and intelligible so as to be usable in its final form.
c) If any law requires a determination of time related to the e-certificate, the e-certificate shall contain a timestamp.
2. An e-certificate issued by a foreign competent agency or organization, in order to be recognized and used in Vietnam, must be granted consular legalization, unless the consular legalization is exempted according to regulations of Vietnamese law.
Article 20. Transfer of e-certificates
1. Where permission has been given by law for the transfer of ownership of an e-certificate to take place, the following requirements must be met:
a) The e-certificate clearly indicates the owner and that such owner has the sole control over the e-certificate; b) Requirements in Article 10 of this Law must be met;
c) The information system serving the transfer of the e-certificate must satisfy at least information security level 3 requirements according to regulations of law on information security;
d) Other regulations of relevant laws shall be applied.
2. Where any law requires or permits the conversion from printed documents to e-certificates for documents that are permitted by law to have their ownership transferred and may only exist in one form, the printed documents shall immediately lose their legal value when the conversion is completed and requirements prescribed in Point d Clause 1 Article 12 of this Law are met.
3. Where any law requires or permits the conversion from e-certificates to printed documents for e-certificates that are permitted by law to have their ownership transferred and may only exist in one form, the e-certificates shall immediately lose their legal value when the conversion is completed and requirements prescribed in Point d Clause 2 Article 12 of this Law are met.
Article 21. Requirements for storage and processing of e-certificates
1. The storage of e-certificates shall comply with regulations on storage of data messages in Article 13 of this Law.
2. The information systems serving the storage and processing of e-certificates must satisfy at least information security level 3 requirements according to regulations of law on information security;
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực