Chương V Luật Đo đạc và bản đồ 2018: Công trình hạ tầng đo đạc
Số hiệu: | 27/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 14/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 15/07/2018 | Số công báo: | Từ số 777 đến số 778 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Điều 35. Các loại công trình hạ tầng đo đạc
1. Công trình hạ tầng đo đạc bao gồm công trình hạ tầng đo đạc cơ bản và công trình hạ tầng đo đạc chuyên ngành.
2. Công trình hạ tầng đo đạc cơ bản bao gồm:
a) Điểm gốc đo đạc quốc gia;
b) Mốc đo đạc quốc gia;
c) Trạm định vị vệ tinh quốc gia;
d) Trạm thu dữ liệu viễn thám quốc gia.
3. Công trình hạ tầng đo đạc chuyên ngành bao gồm:
a) Mốc đo đạc cơ sở chuyên ngành;
b) Trạm định vị vệ tinh chuyên ngành;
c) Trạm thu dữ liệu viễn thám chuyên ngành.
Điều 36. Xây dựng, vận hành, bảo trì công trình hạ tầng đo đạc
1. Việc xây dựng công trình hạ tầng đo đạc bằng ngân sách nhà nước phải thực hiện theo kế hoạch, nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và quy định của pháp luật.
2. Nhà nước giao đất, cho thuê đất để tổ chức, cá nhân xây dựng công trình hạ tầng đo đạc theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng, vận hành, bảo trì công trình quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 35 của Luật này; xây dựng, vận hành, bảo trì công trình quy định tại điểm d khoản 2 Điều 35 của Luật này sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng, vận hành, bảo trì công trình quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 35 của Luật này sau khi thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng, vận hành, bảo trì công trình quy định tại điểm c khoản 3 Điều 35 của Luật này sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6. Tổ chức, cá nhân được tham gia đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì công trình hạ tầng đo đạc theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Sau khi hoàn thành xây dựng mốc đo đạc, chủ đầu tư phải làm biên bản bàn giao hiện trạng mốc đo đạc kèm theo sơ đồ vị trí tại thực địa cho Ủy ban nhân dân cấp xã với sự có mặt của người sử dụng đất; bàn giao danh sách kèm theo hồ sơ vị trí mốc đo đạc cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Trước khi sử dụng mốc đo đạc, tổ chức, cá nhân phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có mốc đo đạc; trong quá trình sử dụng mốc đo đạc, phải giữ gìn, bảo vệ, không làm hư hỏng mốc đo đạc.
2. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản nơi có mốc đo đạc không được cản trở tổ chức, cá nhân sử dụng mốc đo đạc khi thực hiện hoạt động đo đạc hợp pháp.
Điều 38. Bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc, thông báo kịp thời với chính quyền địa phương hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi phát hiện công trình hạ tầng đo đạc bị hư hỏng, phá hoại hoặc có nguy cơ bị hư hỏng, phá hoại.
2. Công trình hạ tầng đo đạc được xác lập hành lang bảo vệ, quyền sử dụng đất trong hành lang bảo vệ công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc, khi xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình kiến trúc làm ảnh hưởng đến công trình hạ tầng đo đạc, chủ sở hữu công trình kiến trúc, người sử dụng đất phải báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Việc di dời hoặc phá dỡ công trình hạ tầng đo đạc do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý công trình hạ tầng đo đạc và tổ chức, cá nhân yêu cầu di dời hoặc phá dỡ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
4. Trách nhiệm bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc quy định tại các điểm a, c và d khoản 2 Điều 35 của Luật này;
b) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc thuộc phạm vi quản lý và công trình hạ tầng đo đạc quy định tại điểm b khoản 2 Điều 35 của Luật này; phối hợp bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc khác trên địa bàn;
d) Tổ chức, cá nhân tổ chức bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc do mình quản lý.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Công trình hạ tầng đo đạc bao gồm công trình hạ tầng đo đạc cơ bản và công trình hạ tầng đo đạc chuyên ngành.
2. Công trình hạ tầng đo đạc cơ bản bao gồm:
a) Điểm gốc đo đạc quốc gia;
b) Mốc đo đạc quốc gia;
c) Trạm định vị vệ tinh quốc gia;
d) Trạm thu dữ liệu viễn thám quốc gia.
3. Công trình hạ tầng đo đạc chuyên ngành bao gồm:
a) Mốc đo đạc cơ sở chuyên ngành;
b) Trạm định vị vệ tinh chuyên ngành;
c) Trạm thu dữ liệu viễn thám chuyên ngành.
1. Việc xây dựng công trình hạ tầng đo đạc bằng ngân sách nhà nước phải thực hiện theo kế hoạch, nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và quy định của pháp luật.
2. Nhà nước giao đất, cho thuê đất để tổ chức, cá nhân xây dựng công trình hạ tầng đo đạc theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng, vận hành, bảo trì công trình quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 35 của Luật này; xây dựng, vận hành, bảo trì công trình quy định tại điểm d khoản 2 Điều 35 của Luật này sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng, vận hành, bảo trì công trình quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 35 của Luật này sau khi thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng, vận hành, bảo trì công trình quy định tại điểm c khoản 3 Điều 35 của Luật này sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6. Tổ chức, cá nhân được tham gia đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì công trình hạ tầng đo đạc theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Sau khi hoàn thành xây dựng mốc đo đạc, chủ đầu tư phải làm biên bản bàn giao hiện trạng mốc đo đạc kèm theo sơ đồ vị trí tại thực địa cho Ủy ban nhân dân cấp xã với sự có mặt của người sử dụng đất; bàn giao danh sách kèm theo hồ sơ vị trí mốc đo đạc cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Trước khi sử dụng mốc đo đạc, tổ chức, cá nhân phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có mốc đo đạc; trong quá trình sử dụng mốc đo đạc, phải giữ gìn, bảo vệ, không làm hư hỏng mốc đo đạc.
2. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản nơi có mốc đo đạc không được cản trở tổ chức, cá nhân sử dụng mốc đo đạc khi thực hiện hoạt động đo đạc hợp pháp.
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc, thông báo kịp thời với chính quyền địa phương hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi phát hiện công trình hạ tầng đo đạc bị hư hỏng, phá hoại hoặc có nguy cơ bị hư hỏng, phá hoại.
2. Công trình hạ tầng đo đạc được xác lập hành lang bảo vệ, quyền sử dụng đất trong hành lang bảo vệ công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc, khi xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình kiến trúc làm ảnh hưởng đến công trình hạ tầng đo đạc, chủ sở hữu công trình kiến trúc, người sử dụng đất phải báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Việc di dời hoặc phá dỡ công trình hạ tầng đo đạc do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý công trình hạ tầng đo đạc và tổ chức, cá nhân yêu cầu di dời hoặc phá dỡ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
4. Trách nhiệm bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc quy định tại các điểm a, c và d khoản 2 Điều 35 của Luật này;
b) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc thuộc phạm vi quản lý và công trình hạ tầng đo đạc quy định tại điểm b khoản 2 Điều 35 của Luật này; phối hợp bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc khác trên địa bàn;
d) Tổ chức, cá nhân tổ chức bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc do mình quản lý.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
TOPOGRAPHIC INFRASTRUCTURE WORKS
Article 35. Types of topographic infrastructure works
1. Topographic infrastructure works include fundamental and specialized topographic infrastructure works.
2. Fundamental topographic infrastructure works include:
a) National original topographic points;
b) National topographic markers;
c) National satellite positioning stations;
d) National remote sensing data collecting stations
3. Specialized topographic infrastructure works include:
a) Specialized fundamental topographic markers;
c) Specialized satellite positioning stations;
d) Specialized remote sensing data collecting stations
Article 36. Construction, operation and maintenance of topographic infrastructure works
1. Topographic infrastructure work funded by state budget must be constructed according to the plan and task approved by competent regulatory agencies and in compliance with the law provisions.
2. The State shall give land or lease land to organizations and individuals for construction of topographic infrastructure works in accordance with provisions of the Law on Land.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall construct, operate and maintain works prescribed in point a, b and c in clause 2 in Article 35 herein, construct, operating and maintain works prescribed in point d in clause 2 in Article 35 herein as approved by the Prime Minister.
4. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and People’s Committees of provinces shall construct, operate and maintain works prescribed in point a and b in clause 3 in Article 35 herein after reaching agreement with the Ministry of Natural Resources and Environment.
5. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies shall construct, operate and maintain works prescribed in point c in clause 3 in Article 35 herein as approved by the Prime Minister.
6. Organizations and individuals may participate in investment, construction, management, operation and maintenance of topographic infrastructure works in accordance with provisions herein and other relevant law provisions.
7. After completing the construction of topographic marker, the investor is required to make a record transferring topographic marker and location map to People's Committees of communes in the presence of the land user and transfer the list associated with topographic marker location map People's Committees of provinces.
8. This Article shall be elaborated by the Government.
Article 37. Use of topographic markers
1. Before using the topographic marker, organizations and individuals are required to notify such use to People's Committee of commune of locality in which such marker is placed and must maintain as well as protect it from damage while using such marker.
2. Land users and owners of properties in areas where topographic markers are placed must not hinder organizations and individuals from using these topographic markers when performing legal topographic activity.
Article 38. Protection of topographic infrastructure works
1. Organizations and individuals shall take responsibility to maintain and protect topographic infrastructure works and timely inform local government authorities or competent agencies, organizations and individuals when discovering damage or destruction of topographic infrastructure works or risk of damage and destruction.
2. Topographic infrastructure works shall be surrounded by protective corridors and land use right within those protective corridors shall conform to provisions of the Law on Land.
Any construction, repair or reform of structures within the protective corridor of topographic infrastructure works that produces effects on such topographic infrastructure works must be notified to competent regulatory agencies by land users or owners of those structures.
3. Relocation or demolition of topographic infrastructure works due to requirement for socio-economic development, national defense and security must be approved by supervisory agencies of those topographic infrastructure works and organizations or individuals requiring relocation or demolition must pay compensation for losses in accordance with law provisions.
4. Responsibilities for protection of topographic infrastructure works shall be allocated as follows:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall protect topographic infrastructure works prescribed in point a, c and d in clause 2 in Article 35 herein;
b) Ministries, ministerial agencies and Governmental agencies shall protect specialized topographic infrastructure works under management;
c) People’s Committees of provinces shall protect topographic infrastructure works under management and those prescribed in point b in clause 2 in Article 35 herein and cooperate with other agencies in protecting other topographic infrastructure works in localities.
d) Organizations and individuals shall protect topographic infrastructure works under their own management.
5. This Article shall be elaborated by the Government.