Chương II Luật Đo đạc và bản đồ 2018: Hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản
Số hiệu: | 27/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 14/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 15/07/2018 | Số công báo: | Từ số 777 đến số 778 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Trên bản đồ cơ bản phải thể hiện đường biên giới quốc gia
Luật đo đạc và bản đồ 2018 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 14/6/2018 tại Kỳ họp thứ 5.
Theo đó, quy định đường biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ phải được thể hiện chính xác trên sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ.
Đối với khu vực chưa có bản đồ chuẩn biên giới quốc gia, tổ chức, cá nhân phải sử dụng bản đồ chuẩn biên giới quốc gia hoặc bản đồ biên giới do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp.
Trường hợp đường biên giới quốc gia chưa được phân định, việc thể hiện đường biên giới quốc gia trên các loại bản đồ sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Bên cạnh hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản, Luật này còn quy định về hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành, đơn cử:
- Thiết lập hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc cơ sở chuyên ngành.
- Đo đạc và bản đồ quốc phòng.
- Đo đạc, thành lập bản đồ địa chính.
- Thành lập bản đồ hành chính.
- Đo đạc, thành lập hải đồ…
Luật đo đạc và bản đồ 2018 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ CƠ BẢN
Điều 10. Nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản
1. Thiết lập hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia, hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia và hệ trọng lực quốc gia.
2. Thiết lập hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia.
3. Xây dựng hệ thống dữ liệu ảnh hàng không và hệ thống dữ liệu ảnh viễn thám.
4. Xây dựng, vận hành, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia; thành lập và cập nhật hệ thống bản đồ địa hình quốc gia.
5. Đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia.
6. Đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính.
7. Chuẩn hóa địa danh.
8. Xây dựng, vận hành công trình hạ tầng đo đạc cơ bản.
Điều 11. Hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia, hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia và hệ trọng lực quốc gia
1. Hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia bao gồm số liệu gốc của hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia, hệ trọng lực quốc gia, độ sâu quốc gia, được xác định thống nhất trong cả nước theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Mỗi số liệu gốc đo đạc quốc gia được gắn với một điểm có dấu mốc cố định, lâu dài được gọi là điểm gốc đo đạc quốc gia.
2. Hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia, hệ trọng lực quốc gia và độ sâu quốc gia được sử dụng để thể hiện kết quả đo đạc và bản đồ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Việc sử dụng hệ tọa độ quốc tế được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường thiết lập, tổ chức xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ công bố hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia, hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia, hệ trọng lực quốc gia để sử dụng thống nhất trong cả nước; thiết lập và công bố các tham số tính chuyển giữa hệ tọa độ quốc gia và hệ tọa độ quốc tế.
Điều 12. Hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia
1. Hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia bao gồm số liệu của mạng lưới tọa độ quốc gia, mạng lưới độ cao quốc gia, mạng lưới trọng lực quốc gia, mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia được thiết lập và sử dụng để thực hiện các hoạt động đo đạc và bản đồ trong cả nước.
2. Hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia được thiết lập theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thiết lập và công bố số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia để sử dụng thống nhất trong cả nước.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 13. Dữ liệu ảnh hàng không
1. Dữ liệu ảnh hàng không được thu nhận từ tàu bay. Việc thu nhận dữ liệu ảnh hàng không phải được Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền trước khi thực hiện để bảo đảm không chồng chéo; không thu nhận dữ liệu ảnh hàng không khi đã có dữ liệu phù hợp.
2. Việc quản lý hoạt động bay dân dụng phục vụ thu nhận dữ liệu ảnh hàng không được thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch bay chụp ảnh hàng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ; xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh hàng không trong cả nước.
4. Bộ Quốc phòng xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch bay chụp ảnh hàng không phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh và mục đích khác do Chính phủ giao.
5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch bay chụp ảnh hàng không sau khi thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường; cung cấp cho Bộ Tài nguyên và Môi trường một bộ bản sao dữ liệu ảnh hàng không trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành kế hoạch bay chụp.
Điều 14. Dữ liệu ảnh viễn thám
1. Dữ liệu ảnh viễn thám được thu nhận từ vệ tinh viễn thám thông qua trạm thu dữ liệu viễn thám, trạm điều khiển vệ tinh viễn thám của Việt Nam và từ nguồn của nước ngoài; được lưu trữ, xử lý, cung cấp đáp ứng yêu cầu khai thác, sử dụng chung.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức triển khai việc thu nhận, lưu trữ, xử lý, cung cấp dữ liệu ảnh viễn thám; xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất nhu cầu sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để thống nhất việc thu nhận.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 15. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia
1. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia được xây dựng đồng bộ, thống nhất trong cả nước.
2. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia được quy định như sau:
a) Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ lớn bao gồm 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000;
b) Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ trung bình bao gồm 1:25.000, 1:50.000 và 1:100.000;
c) Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ nhỏ bao gồm 1:250.000, 1:500.000 và 1:1.000.000.
3. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia trên đất liền tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000 được thành lập cho khu vực đô thị, khu vực phát triển đô thị, khu chức năng đặc thù, khu vực cần lập quy hoạch phân khu và quy hoạch nông thôn; cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:10.000 và tỷ lệ nhỏ hơn được thành lập phủ kín đất liền Việt Nam.
4. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia, bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ lớn được thành lập cho khu vực đảo, quần đảo, cửa sông, cảng biển. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ trung bình được thành lập phủ kín nội thủy, lãnh hải. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ nhỏ được thành lập phủ kín vùng biển Việt Nam.
Điều 16. Xây dựng, vận hành, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và thành lập, cập nhật hệ thống bản đồ địa hình quốc gia
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia trên đất liền tỷ lệ 1:10.000 và tỷ lệ nhỏ hơn;
b) Thành lập, cập nhật hệ thống bản đồ địa hình quốc gia trên đất liền tỷ lệ 1:10.000 và tỷ lệ nhỏ hơn;
c) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu và bản đồ địa hình quốc gia khu vực đảo, quần đảo, bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:10.000 và tỷ lệ nhỏ hơn;
d) Vận hành cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia thuộc phạm vi quản lý.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000 đối với phần đất liền, khu vực đảo, quần đảo, cửa sông, cảng biển thuộc phạm vi quản lý;
b) Thành lập, cập nhật bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000 đối với phần đất liền, khu vực đảo, quần đảo, cửa sông, cảng biển thuộc phạm vi quản lý;
c) Vận hành cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia thuộc phạm vi quản lý;
d) Gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định về sự cần thiết, phạm vi, giải pháp kỹ thuật công nghệ của dự án, nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập bản đồ địa hình quốc gia quy định tại điểm a và điểm b khoản này trước khi triển khai;
đ) Gửi một bộ dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia quy định tại điểm a và điểm b khoản này cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia phải được cập nhật đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của Chính phủ.
Điều 17. Đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia
1. Đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia là hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ việc hoạch định, phân giới, cắm mốc và quản lý biên giới quốc gia theo quy định của pháp luật về biên giới quốc gia.
2. Nội dung đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia bao gồm:
a) Thành lập bản đồ địa hình để hoạch định, phân giới, cắm mốc biên giới quốc gia;
b) Đo đạc, chuyển kết quả phân giới, cắm mốc lên bản đồ địa hình;
c) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia;
d) Đo đạc, thành lập, cập nhật bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia;
đ) Hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ quản lý biên giới quốc gia.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có biên giới quốc gia tổ chức thực hiện đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia.
Điều 18. Thể hiện biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ
1. Đường biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ phải được thể hiện chính xác trên sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ.
2. Tổ chức, cá nhân phải sử dụng bản đồ chuẩn biên giới quốc gia hoặc bản đồ biên giới do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp đối với khu vực chưa có bản đồ chuẩn biên giới quốc gia để thể hiện chính xác đường biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ trên sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ công bố bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia;
b) Hướng dẫn việc thể hiện đường biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ trên sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ.
4. Trường hợp đường biên giới quốc gia chưa được phân định, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thể hiện đường biên giới quốc gia trên các loại bản đồ.
Điều 19. Đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính
1. Đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính là hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính và xác định địa giới hành chính.
2. Nội dung đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính bao gồm:
a) Đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp;
b) Đo đạc, chỉnh lý, bổ sung bản đồ địa giới hành chính theo Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; đo đạc, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính do tác động của tự nhiên và quá trình phát triển kinh tế - xã hội;
c) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính;
d) Đo đạc phục vụ giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính các cấp.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện nội dung sau đây:
a) Nội dung quy định tại điểm b và điểm d khoản 2 Điều này đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh;
b) Nội dung quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện nội dung sau đây:
a) Nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Nội dung quy định tại điểm b và điểm d khoản 2 Điều này đối với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Điều 20. Yêu cầu, nguyên tắc và các trường hợp chuẩn hóa địa danh
1. Chuẩn hóa địa danh là việc xác minh và thống nhất cách đọc, cách viết tiếng Việt của địa danh.
2. Các địa danh Việt Nam và địa danh quốc tế phải được chuẩn hóa để sử dụng thống nhất.
3. Nguyên tắc chuẩn hóa địa danh bao gồm:
a) Mỗi đối tượng địa lý chỉ gắn với một địa danh;
b) Bảo đảm tính kế thừa, tính phổ thông, tính hội nhập, tôn trọng tín ngưỡng, tập quán và phù hợp với quy tắc ngôn ngữ học;
c) Phù hợp với địa danh được pháp luật quy định hoặc địa danh được sử dụng trong điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Các trường hợp phải chuẩn hóa địa danh bao gồm:
a) Địa danh tại một vị trí địa lý có nhiều tên, nhiều cách đọc, cách viết khác nhau;
b) Xuất hiện hoặc thay đổi đối tượng địa lý dẫn đến sự thay đổi địa danh.
5. Địa danh đã được chuẩn hóa phải được xây dựng thành cơ sở dữ liệu, cập nhật và công bố để sử dụng.
Điều 21. Trách nhiệm chuẩn hóa địa danh, sử dụng địa danh đã được chuẩn hóa
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai việc chuẩn hóa địa danh, thống nhất và ban hành danh mục địa danh đã được chuẩn hóa; xây dựng, cập nhật, công bố cơ sở dữ liệu địa danh đã được chuẩn hóa.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất yêu cầu chuẩn hóa địa danh, cung cấp thông tin về địa danh thuộc phạm vi quản lý cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Đối với địa danh đã được chuẩn hóa, tổ chức, cá nhân phải sử dụng và thể hiện chính xác, thống nhất trong hoạt động đo đạc và bản đồ, bảo đảm phù hợp với từng giai đoạn lịch sử.
1. Thiết lập hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia, hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia và hệ trọng lực quốc gia.
2. Thiết lập hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia.
3. Xây dựng hệ thống dữ liệu ảnh hàng không và hệ thống dữ liệu ảnh viễn thám.
4. Xây dựng, vận hành, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia; thành lập và cập nhật hệ thống bản đồ địa hình quốc gia.
5. Đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia.
6. Đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính.
7. Chuẩn hóa địa danh.
8. Xây dựng, vận hành công trình hạ tầng đo đạc cơ bản.
1. Hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia bao gồm số liệu gốc của hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia, hệ trọng lực quốc gia, độ sâu quốc gia, được xác định thống nhất trong cả nước theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Mỗi số liệu gốc đo đạc quốc gia được gắn với một điểm có dấu mốc cố định, lâu dài được gọi là điểm gốc đo đạc quốc gia.
2. Hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia, hệ trọng lực quốc gia và độ sâu quốc gia được sử dụng để thể hiện kết quả đo đạc và bản đồ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Việc sử dụng hệ tọa độ quốc tế được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường thiết lập, tổ chức xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ công bố hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia, hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia, hệ trọng lực quốc gia để sử dụng thống nhất trong cả nước; thiết lập và công bố các tham số tính chuyển giữa hệ tọa độ quốc gia và hệ tọa độ quốc tế.
1. Hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia bao gồm số liệu của mạng lưới tọa độ quốc gia, mạng lưới độ cao quốc gia, mạng lưới trọng lực quốc gia, mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia được thiết lập và sử dụng để thực hiện các hoạt động đo đạc và bản đồ trong cả nước.
2. Hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia được thiết lập theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thiết lập và công bố số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia để sử dụng thống nhất trong cả nước.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Dữ liệu ảnh hàng không được thu nhận từ tàu bay. Việc thu nhận dữ liệu ảnh hàng không phải được Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền trước khi thực hiện để bảo đảm không chồng chéo; không thu nhận dữ liệu ảnh hàng không khi đã có dữ liệu phù hợp.
2. Việc quản lý hoạt động bay dân dụng phục vụ thu nhận dữ liệu ảnh hàng không được thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch bay chụp ảnh hàng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ; xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh hàng không trong cả nước.
4. Bộ Quốc phòng xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch bay chụp ảnh hàng không phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh và mục đích khác do Chính phủ giao.
5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch bay chụp ảnh hàng không sau khi thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường; cung cấp cho Bộ Tài nguyên và Môi trường một bộ bản sao dữ liệu ảnh hàng không trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành kế hoạch bay chụp.
1. Dữ liệu ảnh viễn thám được thu nhận từ vệ tinh viễn thám thông qua trạm thu dữ liệu viễn thám, trạm điều khiển vệ tinh viễn thám của Việt Nam và từ nguồn của nước ngoài; được lưu trữ, xử lý, cung cấp đáp ứng yêu cầu khai thác, sử dụng chung.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức triển khai việc thu nhận, lưu trữ, xử lý, cung cấp dữ liệu ảnh viễn thám; xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất nhu cầu sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để thống nhất việc thu nhận.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia được xây dựng đồng bộ, thống nhất trong cả nước.
2. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia được quy định như sau:
a) Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ lớn bao gồm 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000;
b) Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ trung bình bao gồm 1:25.000, 1:50.000 và 1:100.000;
c) Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ nhỏ bao gồm 1:250.000, 1:500.000 và 1:1.000.000.
3. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia trên đất liền tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000 được thành lập cho khu vực đô thị, khu vực phát triển đô thị, khu chức năng đặc thù, khu vực cần lập quy hoạch phân khu và quy hoạch nông thôn; cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:10.000 và tỷ lệ nhỏ hơn được thành lập phủ kín đất liền Việt Nam.
4. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia, bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ lớn được thành lập cho khu vực đảo, quần đảo, cửa sông, cảng biển. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ trung bình được thành lập phủ kín nội thủy, lãnh hải. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ nhỏ được thành lập phủ kín vùng biển Việt Nam.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia trên đất liền tỷ lệ 1:10.000 và tỷ lệ nhỏ hơn;
b) Thành lập, cập nhật hệ thống bản đồ địa hình quốc gia trên đất liền tỷ lệ 1:10.000 và tỷ lệ nhỏ hơn;
c) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu và bản đồ địa hình quốc gia khu vực đảo, quần đảo, bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:10.000 và tỷ lệ nhỏ hơn;
d) Vận hành cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia thuộc phạm vi quản lý.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000 đối với phần đất liền, khu vực đảo, quần đảo, cửa sông, cảng biển thuộc phạm vi quản lý;
b) Thành lập, cập nhật bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000 đối với phần đất liền, khu vực đảo, quần đảo, cửa sông, cảng biển thuộc phạm vi quản lý;
c) Vận hành cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia thuộc phạm vi quản lý;
d) Gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định về sự cần thiết, phạm vi, giải pháp kỹ thuật công nghệ của dự án, nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập bản đồ địa hình quốc gia quy định tại điểm a và điểm b khoản này trước khi triển khai;
đ) Gửi một bộ dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia quy định tại điểm a và điểm b khoản này cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia phải được cập nhật đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của Chính phủ.
1. Đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia là hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ việc hoạch định, phân giới, cắm mốc và quản lý biên giới quốc gia theo quy định của pháp luật về biên giới quốc gia.
2. Nội dung đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia bao gồm:
a) Thành lập bản đồ địa hình để hoạch định, phân giới, cắm mốc biên giới quốc gia;
b) Đo đạc, chuyển kết quả phân giới, cắm mốc lên bản đồ địa hình;
c) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia;
d) Đo đạc, thành lập, cập nhật bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia;
đ) Hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ quản lý biên giới quốc gia.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có biên giới quốc gia tổ chức thực hiện đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia.
1. Đường biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ phải được thể hiện chính xác trên sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ.
2. Tổ chức, cá nhân phải sử dụng bản đồ chuẩn biên giới quốc gia hoặc bản đồ biên giới do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp đối với khu vực chưa có bản đồ chuẩn biên giới quốc gia để thể hiện chính xác đường biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ trên sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ công bố bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia;
b) Hướng dẫn việc thể hiện đường biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ trên sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ.
4. Trường hợp đường biên giới quốc gia chưa được phân định, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thể hiện đường biên giới quốc gia trên các loại bản đồ.
1. Đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính là hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính và xác định địa giới hành chính.
2. Nội dung đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính bao gồm:
a) Đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp;
b) Đo đạc, chỉnh lý, bổ sung bản đồ địa giới hành chính theo Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; đo đạc, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính do tác động của tự nhiên và quá trình phát triển kinh tế - xã hội;
c) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính;
d) Đo đạc phục vụ giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính các cấp.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện nội dung sau đây:
a) Nội dung quy định tại điểm b và điểm d khoản 2 Điều này đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh;
b) Nội dung quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện nội dung sau đây:
a) Nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Nội dung quy định tại điểm b và điểm d khoản 2 Điều này đối với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
1. Chuẩn hóa địa danh là việc xác minh và thống nhất cách đọc, cách viết tiếng Việt của địa danh.
2. Các địa danh Việt Nam và địa danh quốc tế phải được chuẩn hóa để sử dụng thống nhất.
3. Nguyên tắc chuẩn hóa địa danh bao gồm:
a) Mỗi đối tượng địa lý chỉ gắn với một địa danh;
b) Bảo đảm tính kế thừa, tính phổ thông, tính hội nhập, tôn trọng tín ngưỡng, tập quán và phù hợp với quy tắc ngôn ngữ học;
c) Phù hợp với địa danh được pháp luật quy định hoặc địa danh được sử dụng trong điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Các trường hợp phải chuẩn hóa địa danh bao gồm:
a) Địa danh tại một vị trí địa lý có nhiều tên, nhiều cách đọc, cách viết khác nhau;
b) Xuất hiện hoặc thay đổi đối tượng địa lý dẫn đến sự thay đổi địa danh.
5. Địa danh đã được chuẩn hóa phải được xây dựng thành cơ sở dữ liệu, cập nhật và công bố để sử dụng.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai việc chuẩn hóa địa danh, thống nhất và ban hành danh mục địa danh đã được chuẩn hóa; xây dựng, cập nhật, công bố cơ sở dữ liệu địa danh đã được chuẩn hóa.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất yêu cầu chuẩn hóa địa danh, cung cấp thông tin về địa danh thuộc phạm vi quản lý cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Đối với địa danh đã được chuẩn hóa, tổ chức, cá nhân phải sử dụng và thể hiện chính xác, thống nhất trong hoạt động đo đạc và bản đồ, bảo đảm phù hợp với từng giai đoạn lịch sử.
FUNDAMENTAL TOPOGRAPHIC AND CARTOGRAPHIC ACTIVITIES
Article 10. Fundamental topographic and cartographic matters
1. Establishing national original topographic data system, national coordinate system, national elevation system and national gravity system
2. Establishing a data system of national topographic nets
3. Establishing aerial photo data system and remote sensing photo data system
4. Establishing, operating and updating national geographical background database, establishing and updating national topographic map system
5. Surveying and mapping national boundaries
6. Surveying and mapping administrative boundaries
7. Standardizing place names
8. Establishing and operating fundamental topographic infrastructure works
Article 11. National original topographic data system, national coordinate system, national elevation system and national gravity system
1. National original topographic data system includes original data on national coordinate system, national elevation system, national gravity system and national depth that are uniformly determined nationwide in accordance with national technical regulations. Each national original topographic data is attached to a point with a fixed and permanent marker called national original topographic point.
2. National coordinate system, national elevation system, national gravity system and national depth are used to present the results of topography and cartography within territory of the Socialist Republic of Vietnam.
3. The world coordinate system shall be used in accordance with provisions in international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall develop and submit national original topographic data system, national coordinate system, national elevation system and national gravity system to be used uniformly nationwide to the Prime Minister for publication, establish and publish converting parameters between national coordinate system and the world coordinate system.
Article 12. Data system of national topographic nets
1. A data system of national topographic nets includes data on national coordinate net, national elevation net, national gravity net and national net of satellite positioning stations that are established and used to carry out topographic and cartographic activities throughout the country.
2. The data system of national topographic nets shall be established in accordance with national technical regulations. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take responsibility to establish and publish data on national topographic nets to be used uniformly nationwide.
3. This Article shall be elaborated by the Government.
1. Aerial photo data is collected from the aircraft. The collection of aerial photo data must be approved by ministries, ministerial agencies, Governmental agencies or People’s Committees of provinces, as authorized, before the collection for preventing cliché; aerial photo data may not be collected if appropriate data is available.
2. Civil aviation for the purpose of collecting aerial photo data shall be managed in accordance with provisions of the Law on Civil Aviation.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall prepare and launch an aerial photography plan under management of ministries and develop an aerial photo database within the country.
4. The Ministry of National Defense shall prepare and launch an aerial photography plan for national defense, security and other purposes as assigned by the Government.
5. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and People's Committees of provinces shall prepare and launch the aerial photography plan upon the agreement with the Ministry of Natural Resources and Environment and provide the Ministry of Natural Resources and Environment with a copy of aerial photo data within 15 days from the day on which such plan is implemented.
Article 14. Remote sensing photo data
1. Remote sensing photo data is collected from the remote sensing satellite through the remote sensing data collecting station and remote sensing satellite control station of Vietnam and from foreign sources and stored, processed as well as provided for common use.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall preside over the collection, processing and provision of remote sensing photo data and establish a national remote sensing photo database.
3. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and People's Committees of provinces shall send requirements for use of remote sensing photo data to the Ministry of Natural Resources and Environment to reach an agreement on data collection.
4. This Article shall be elaborated by the Government.
Article 15. National geographical background database and national topographic map system
1. National geographical background database and national topographic map system shall be established uniformly throughout the country.
2. National geographical background database and national topographic map system include:
a) National geographical background database and national topographic maps on the large scale of 1:2.000, 1:5.000 and 1:10.000;
b) National geographical background database and national topographic maps on the medium scale of 1:25.000, 1:50.000 and 1:100.000;
c) National geographical background database and national topographic maps on the small scale of 1:250.000, 1:500.000 and 1:1.000.000
3. National geographical background database and national topographic maps of the mainland on the scale of 1:2.000 and 1:5.000 are made for urban area, urban development area, specific functional area and area requiring regional division planning and rural planning while national geographical background database and national topographic maps on the scale of 1:10.000 and smaller are made covering the mainland of Vietnam.
4. National geographical background database, national topographic maps and topographic maps of the seabed on the large scale are made for islands, archipelagoes, estuaries and seaports. National geographical background database and national topographic maps of the seabed on the medium scale are made covering the internal water and territorial sea. National geographical background database and national topographic maps of the seabed on the small scale are made covering Vietnam’s sea areas.
Article 16. Establishing, operating and updating national geographical background database and establishing and updating national topographic map system
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take responsibility to:
a) establish and update national geographical background database of the mainland on the scale of 1:10.000 and smaller;
a) establish and update national topographic map system of the mainland on the scale of 1:10.000 and smaller;
c) establish and update national topographic maps and database of islands and archipelagoes and topographic maps of the seabed on the scale of 1:10.000 and smaller;
d) operate national geographical background database under management
2. People’s Committees of provinces shall take responsibility to:
a) establish and update national geographical background database on the scale of 1:2.000 and 1:5.000 applied to mainland, islands, archipelagoes, estuaries and seaports under management;
b) establish and update national topographic maps on the scale of 1:2.000 and 1:5.000 applied to mainland, islands, archipelagoes, estuaries and seaports under management;
d) operate national geographical background database under management
d) submit proposal to the Ministry of Natural Resources and Environment for appraisal of necessity, scope and technical-technological solutions for the project and task of establishment of national geographical background database and national topographic maps prescribed in point a and b in this clause before the establishment.
dd) send a national geographical background database and national topographic maps prescribed in point a and b in this clause to the Ministry of Natural Resources and Environment
3. National geographical background database and national topographic map system must be updated sufficiently, accurately and timely in accordance with the Government regulations.
Article17. Surveying and mapping national boundaries
1. Surveying and mapping national boundaries means topographic and cartographic activities for planning, dividing, marking and managing national boundaries in accordance with the Law on National Boundaries.
2. Surveying and mapping national boundaries include:
a) Drawing a topographic map for planning, dividing and marking national boundaries;
b) Surveying and recording the division and marking results in the topographic map;
c) Establishing and updating a database of national boundary surveying and mapping;
d) Surveying, establishing and updating a set of standard maps of national boundaries;
dd) Topographic and cartographic activities for management of national boundaries
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall preside over and cooperate with the Ministry of Foreign Affairs, Ministry of National Defense, Ministry of Public Security and People's Committees of provinces of localities in which national boundaries are marked in surveying and mapping those national boundaries.
Article 18. Marking national boundaries and territorial sovereignty
1. National boundaries and territorial sovereignty must be marked accurately on the topographic and cartographic products and map publications.
2. Organizations and individuals must use the standard map of national boundaries or boundary map provided by the Ministry of Natural Resources and Environment to accurately marking national boundaries and territorial sovereignty on topographic and cartographic products and map publications when surveying national boundaries and sovereignty in areas without any standard map of national boundaries.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take responsibility to:
a) preside over and cooperate with the Ministry of Foreign Affairs and Ministry of National Defense in submitting a set of standard maps of national boundaries to the Prime Minister for publication;
b) provide guidelines for marking national boundary lines and territorial sovereignty on topographic and cartographic products and map publications.
4. In case national boundaries are not yet divided, the Ministry of Foreign Affairs shall take responsibility to preside over and cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment and Ministry of National Defense in submitting a proposal for marking national boundaries on types of map to regulatory agencies for decision-making.
Article 19. Surveying and mapping administrative boundaries
1. Surveying and mapping administrative boundaries means topographic and cartographic activities for establishing discarding, merging, dividing and adjusting administrative boundaries, settling disputes regarding administrative boundaries and determining administrative boundaries.
2. Surveying and mapping administrative boundaries include:
a) Surveying and drawing maps for developing profiles of administrative units of various levels;
b) Surveying, adjusting and amending administrative boundary maps according to Resolution of National Assembly, the Standing Committee of National Assembly on establishing, discarding, merging, dividing and adjusting administrative boundaries; surveying and adjusting administrative boundaries suffering natural effects and effects from socio-economic development;
c) Establishing and updating a database of administrative boundary surveying and mapping;
d) Surveying for settling disputes relating to boundaries among various level administrative units
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall preside over and cooperate with the Ministry of Home Affairs and People’s Committees of provinces in carrying out the following tasks:
a) Tasks prescribed in point b and d in clause 2 in this Article for provincial administrative units;
b) Tasks prescribed in point c in clause 2 in this Article
4. People’s Committees of provinces shall carry out the following tasks:
a) Tasks prescribed in point a in clause 2 in this Article;
a) Tasks prescribed in point b and d in clause 2 in this Article for administrative units of district and commune levels
Article 20. Requirements, principles and cases regarding standardization of place names
1. Place name standardization means verification and unification of Vietnamese reading and spelling of place names.
2. Vietnamese and international place names must be standardized for uniform use.
3. Principles for place name standardization include:
a) Each geographical subject is only associated to a single place name;
a) Place names given must ensure the inheritance, universality and integration and respect beliefs and customs of the country as well as conform to linguistic rules;
c) Place names must be consistent with places regulated by laws or places specified in international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory
4. Cases of place name standardization include:
a) Place name given to a geographical location with various names or place names with different reading styles and spelling;
b) Arrival of new geographical subjects or changes in geographical subjects resulting in changes in the place names
5. Standardized place names must be turned into a database, updated and published for use.
Article 21. Responsibilities for place name standardization and use of standardized place names
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall preside over and cooperate with Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and People’s Committees of provinces in standardizing place names, unifying and issuing lists of standardized place names, establish, update and publish a database of standardized place names.
2. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and People's Committees of provinces shall send place name standardization requirement and information on names of places under management to the Ministry of Natural Resources and Environment.
3. Standardized place names must be used accurately and uniformly by organizations and individuals when carrying out topographic and cartographic activities in consistent with each historical period.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực