Chương III Luật Đo đạc và bản đồ 2018: Hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành
Số hiệu: | 27/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 14/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 15/07/2018 | Số công báo: | Từ số 777 đến số 778 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ CHUYÊN NGÀNH
Điều 22. Nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành
1. Thiết lập hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc cơ sở chuyên ngành.
2. Đo đạc và bản đồ quốc phòng.
3. Đo đạc, thành lập bản đồ địa chính.
4. Thành lập bản đồ hành chính.
5. Đo đạc, thành lập hải đồ.
6. Đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng.
7. Đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm.
8. Đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
9. Thành lập tập bản đồ; đo đạc, thành lập bản đồ chuyên ngành không thuộc quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này.
10. Xây dựng, vận hành công trình hạ tầng đo đạc chuyên ngành.
Điều 23. Hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc cơ sở chuyên ngành
1. Hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc cơ sở chuyên ngành được thiết lập theo yêu cầu của hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành.
2. Hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc cơ sở chuyên ngành phải được thiết lập trong hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia, hệ trọng lực quốc gia, trên cơ sở các mạng lưới đo đạc quốc gia và theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành.
Điều 24. Đo đạc và bản đồ quốc phòng
1. Nội dung đo đạc và bản đồ quốc phòng bao gồm:
a) Xây dựng, quản lý, khai thác hệ tọa độ quân sự; hệ thống điểm tọa độ, điểm độ cao quân sự; hệ thống định vị dẫn đường, hệ thống dữ liệu ảnh hàng không, hệ thống dữ liệu ảnh viễn thám dùng cho quân sự;
b) Xây dựng các loại bản đồ chuyên ngành dùng cho quân sự; cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ mục đích quân sự, quốc phòng;
c) Đo đạc, khảo sát, nghiên cứu biển phục vụ mục đích quốc phòng;
d) Các hoạt động đo đạc và bản đồ khác bảo đảm cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng theo phân công của Chính phủ.
2. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm tổ chức triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ quốc phòng.
Điều 25. Đo đạc, thành lập bản đồ địa chính
1. Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và đối tượng địa lý liên quan, thành lập theo đơn vị hành chính cấp xã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận; ở những nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thì thành lập theo đơn vị hành chính cấp huyện.
2. Nội dung đo đạc, thành lập bản đồ địa chính bao gồm:
a) Đo đạc, xác định ranh giới thửa đất và đối tượng địa lý liên quan;
b) Thu thập thông tin, dữ liệu về thửa đất và đối tượng địa lý liên quan;
c) Thành lập bản đồ địa chính;
d) Chỉnh lý biến động bản đồ địa chính;
đ) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính.
3. Việc đo đạc, thành lập bản đồ địa chính, xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Điều 26. Thành lập bản đồ hành chính
1. Bản đồ hành chính bao gồm:
a) Bản đồ hành chính Việt Nam;
b) Bản đồ hành chính cấp tỉnh;
c) Bản đồ hành chính cấp huyện.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thành lập bản đồ hành chính; tổ chức thành lập, cập nhật bản đồ hành chính Việt Nam khi có sự thay đổi liên quan đến đơn vị hành chính.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thành lập, cập nhật bản đồ hành chính cấp tỉnh, cấp huyện thuộc phạm vi quản lý khi có sự thay đổi liên quan đến đơn vị hành chính; gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường một bộ bản sao dữ liệu dạng số và một bộ bản đồ hành chính cấp tỉnh, cấp huyện in trên giấy trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày phát hành.
4. Việc thành lập bản đồ hành chính phải thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Điều 27. Đo đạc, thành lập hải đồ
1. Hải đồ được thành lập cho vùng nước cảng biển và luồng, tuyến hàng hải, vùng biển.
2. Nội dung đo đạc, thành lập hải đồ bao gồm:
a) Đo đạc, cập nhật tọa độ, độ sâu đáy biển, các đối tượng địa lý trên mặt biển, trong lòng biển, đáy biển;
b) Thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu về các đối tượng địa lý trên mặt biển, trong lòng biển, đáy biển;
c) Thành lập, cập nhật hải đồ;
d) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu hải đồ.
3. Việc đo đạc, thành lập hải đồ được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phù hợp tiêu chuẩn quốc tế.
4. Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện đo đạc, thành lập hải đồ vùng biển Việt Nam và liền kề.
5. Bộ Giao thông vận tải tổ chức thực hiện đo đạc, thành lập hải đồ vùng nước cảng biển và luồng, tuyến hàng hải.
6. Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan tham gia đo đạc, thành lập hải đồ theo sự phân công của Chính phủ.
Điều 28. Đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng
1. Bản đồ hàng không dân dụng được thành lập cho khu vực bay, vùng trời sân bay, đường hàng không.
2. Nội dung đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng bao gồm:
a) Đo đạc, cập nhật tọa độ, độ cao các đối tượng địa lý trên mặt đất, trên không;
b) Thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu về các đối tượng địa lý trên mặt đất, trên không;
c) Thành lập, cập nhật bản đồ hàng không dân dụng;
d) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu bản đồ hàng không dân dụng.
3. Việc đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phù hợp tiêu chuẩn quốc tế.
4. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các Bộ có liên quan xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng; tổ chức thực hiện đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng.
Điều 29. Đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm
1. Nội dung đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm bao gồm:
a) Đo đạc, thành lập, cập nhật bản đồ hiện trạng công trình ngầm;
b) Đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ quy hoạch không gian ngầm;
c) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu bản đồ công trình ngầm.
2. Việc đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
3. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm.
4. Chủ đầu tư khi triển khai xây dựng công trình ngầm phải tiến hành đồng thời đo đạc, thành lập bản đồ của công trình ngầm và nộp một bộ bản đồ số hiện trạng công trình ngầm cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thời hạn như sau:
a) Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày hoàn thành xây dựng công trình ngầm;
b) Định kỳ hằng năm đối với công trình ngầm phục vụ khai thác khoáng sản trong nhiều năm.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện hoạt động đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm phục vụ công tác quản lý.
Điều 30. Đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
1. Đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu phải thực hiện kịp thời khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ công tác dự báo, cảnh báo, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu được thực hiện theo chương trình, kế hoạch của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp kịp thời thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu để thành lập bản đồ phục vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
4. Tổ chức, cá nhân cung cấp kịp thời thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ để phục vụ cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Điều 31. Thành lập tập bản đồ; đo đạc, thành lập các loại bản đồ chuyên ngành khác
1. Tập bản đồ là tập hợp các bản đồ, biểu đồ, hình ảnh được thành lập theo nguyên tắc, bố cục thống nhất thể hiện điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, khu vực, quốc gia và ngành theo từng giai đoạn phát triển.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai thành lập tập bản đồ quốc gia.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai thành lập tập bản đồ của địa phương, khu vực và ngành; đo đạc, thành lập các loại bản đồ chuyên ngành khác phục vụ quản lý nhà nước.
4. Đo đạc, thành lập bản đồ chuyên ngành quy định tại khoản 9 Điều 22 của Luật này được thực hiện theo yêu cầu, nội dung, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của từng chuyên ngành và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Tổ chức, cá nhân được thành lập tập bản đồ của địa phương, khu vực, quốc gia và ngành; đo đạc, thành lập các loại bản đồ chuyên ngành quy định tại khoản 9 Điều 22 của Luật này.
1. Thiết lập hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc cơ sở chuyên ngành.
2. Đo đạc và bản đồ quốc phòng.
3. Đo đạc, thành lập bản đồ địa chính.
4. Thành lập bản đồ hành chính.
5. Đo đạc, thành lập hải đồ.
6. Đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng.
7. Đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm.
8. Đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
9. Thành lập tập bản đồ; đo đạc, thành lập bản đồ chuyên ngành không thuộc quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này.
10. Xây dựng, vận hành công trình hạ tầng đo đạc chuyên ngành.
1. Hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc cơ sở chuyên ngành được thiết lập theo yêu cầu của hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành.
2. Hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc cơ sở chuyên ngành phải được thiết lập trong hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia, hệ trọng lực quốc gia, trên cơ sở các mạng lưới đo đạc quốc gia và theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành.
1. Nội dung đo đạc và bản đồ quốc phòng bao gồm:
a) Xây dựng, quản lý, khai thác hệ tọa độ quân sự; hệ thống điểm tọa độ, điểm độ cao quân sự; hệ thống định vị dẫn đường, hệ thống dữ liệu ảnh hàng không, hệ thống dữ liệu ảnh viễn thám dùng cho quân sự;
b) Xây dựng các loại bản đồ chuyên ngành dùng cho quân sự; cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ mục đích quân sự, quốc phòng;
c) Đo đạc, khảo sát, nghiên cứu biển phục vụ mục đích quốc phòng;
d) Các hoạt động đo đạc và bản đồ khác bảo đảm cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng theo phân công của Chính phủ.
2. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm tổ chức triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ quốc phòng.
1. Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và đối tượng địa lý liên quan, thành lập theo đơn vị hành chính cấp xã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận; ở những nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thì thành lập theo đơn vị hành chính cấp huyện.
2. Nội dung đo đạc, thành lập bản đồ địa chính bao gồm:
a) Đo đạc, xác định ranh giới thửa đất và đối tượng địa lý liên quan;
b) Thu thập thông tin, dữ liệu về thửa đất và đối tượng địa lý liên quan;
c) Thành lập bản đồ địa chính;
d) Chỉnh lý biến động bản đồ địa chính;
đ) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính.
3. Việc đo đạc, thành lập bản đồ địa chính, xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
1. Bản đồ hành chính bao gồm:
a) Bản đồ hành chính Việt Nam;
b) Bản đồ hành chính cấp tỉnh;
c) Bản đồ hành chính cấp huyện.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thành lập bản đồ hành chính; tổ chức thành lập, cập nhật bản đồ hành chính Việt Nam khi có sự thay đổi liên quan đến đơn vị hành chính.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thành lập, cập nhật bản đồ hành chính cấp tỉnh, cấp huyện thuộc phạm vi quản lý khi có sự thay đổi liên quan đến đơn vị hành chính; gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường một bộ bản sao dữ liệu dạng số và một bộ bản đồ hành chính cấp tỉnh, cấp huyện in trên giấy trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày phát hành.
4. Việc thành lập bản đồ hành chính phải thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
1. Hải đồ được thành lập cho vùng nước cảng biển và luồng, tuyến hàng hải, vùng biển.
2. Nội dung đo đạc, thành lập hải đồ bao gồm:
a) Đo đạc, cập nhật tọa độ, độ sâu đáy biển, các đối tượng địa lý trên mặt biển, trong lòng biển, đáy biển;
b) Thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu về các đối tượng địa lý trên mặt biển, trong lòng biển, đáy biển;
c) Thành lập, cập nhật hải đồ;
d) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu hải đồ.
3. Việc đo đạc, thành lập hải đồ được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phù hợp tiêu chuẩn quốc tế.
4. Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện đo đạc, thành lập hải đồ vùng biển Việt Nam và liền kề.
5. Bộ Giao thông vận tải tổ chức thực hiện đo đạc, thành lập hải đồ vùng nước cảng biển và luồng, tuyến hàng hải.
6. Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan tham gia đo đạc, thành lập hải đồ theo sự phân công của Chính phủ.
1. Bản đồ hàng không dân dụng được thành lập cho khu vực bay, vùng trời sân bay, đường hàng không.
2. Nội dung đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng bao gồm:
a) Đo đạc, cập nhật tọa độ, độ cao các đối tượng địa lý trên mặt đất, trên không;
b) Thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu về các đối tượng địa lý trên mặt đất, trên không;
c) Thành lập, cập nhật bản đồ hàng không dân dụng;
d) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu bản đồ hàng không dân dụng.
3. Việc đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phù hợp tiêu chuẩn quốc tế.
4. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các Bộ có liên quan xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng; tổ chức thực hiện đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng.
1. Nội dung đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm bao gồm:
a) Đo đạc, thành lập, cập nhật bản đồ hiện trạng công trình ngầm;
b) Đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ quy hoạch không gian ngầm;
c) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu bản đồ công trình ngầm.
2. Việc đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
3. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm.
4. Chủ đầu tư khi triển khai xây dựng công trình ngầm phải tiến hành đồng thời đo đạc, thành lập bản đồ của công trình ngầm và nộp một bộ bản đồ số hiện trạng công trình ngầm cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thời hạn như sau:
a) Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày hoàn thành xây dựng công trình ngầm;
b) Định kỳ hằng năm đối với công trình ngầm phục vụ khai thác khoáng sản trong nhiều năm.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện hoạt động đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm phục vụ công tác quản lý.
1. Đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu phải thực hiện kịp thời khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ công tác dự báo, cảnh báo, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu được thực hiện theo chương trình, kế hoạch của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp kịp thời thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu để thành lập bản đồ phục vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
4. Tổ chức, cá nhân cung cấp kịp thời thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ để phục vụ cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
1. Tập bản đồ là tập hợp các bản đồ, biểu đồ, hình ảnh được thành lập theo nguyên tắc, bố cục thống nhất thể hiện điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, khu vực, quốc gia và ngành theo từng giai đoạn phát triển.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai thành lập tập bản đồ quốc gia.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai thành lập tập bản đồ của địa phương, khu vực và ngành; đo đạc, thành lập các loại bản đồ chuyên ngành khác phục vụ quản lý nhà nước.
4. Đo đạc, thành lập bản đồ chuyên ngành quy định tại khoản 9 Điều 22 của Luật này được thực hiện theo yêu cầu, nội dung, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của từng chuyên ngành và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Tổ chức, cá nhân được thành lập tập bản đồ của địa phương, khu vực, quốc gia và ngành; đo đạc, thành lập các loại bản đồ chuyên ngành quy định tại khoản 9 Điều 22 của Luật này.
SPECIALIZED TOPOGRAPHIC AND CARTOGRAPHIC ACTIVITIES
Article 22. Specialized topographic and cartographic matters
1. Establishing a data system of specialized fundamental topographic nets
2. Topography and cartography for national defense
3. Surveying and drawing cadastral maps
4. Surveying and drawing administrative maps
5. Surveying and drawing nautical charts
6. Surveying and drawing civil aviation maps
7. Surveying and mapping underground works
8. Surveying and mapping for preventing and fighting against natural disasters, rescuing, dealing with environmental incidents and climate change
9. <}0{>Creating map archives, surveying and drawing specialized maps not prescribed in clause 2, 3, 4, 5, 6, 7 and 8 in this Article
10. Establishing and operating specialized topographic infrastructure works
Article 23. Data system of specialized fundamental topographic nets
1. A data system of specialized fundamental topographic nets shall be established according to requirements of specialized topographic and cartographic activities.
2. A data system of specialized fundamental topographic nets must be established within national coordinate system, national elevation system and national gravity system based upon national topographic nets in compliance with technical regulations issued by Ministries and ministerial agencies.
Article 24. Topography and cartography for national defense
1. Topographic and cartographic activities for national defense include:
a) Establishing, managing and using military coordinate system, systems of military coordinate points and elevation points, navigation system, aerial photo data system and remote sensing photo data system for military use;
b) Drawing specialized maps for military use and developing a geographical database serving military and national defense purposes;
c) Surveying and studying sea for national defense;
d) Other topographic and cartographic activities serving military and national defense tasks as assigned by the Government
2. The Ministry of National Defense shall take responsibility to carry out topographic and cartographic activities for national defense.
Article 25. Surveying and drawing cadastral maps
1. Cadastral map means a map showing land lots and relevant geographical subjects which is drawn according to administrative units of commune level and verified by regulatory agencies or according to administrative units of district level in places without any administrative unit of commune level.
2. Surveying and drawing cadastral maps include:
a) Surveying and defining boundaries between the lot and geographical subject relating to such lot
b) Collecting information and data on the land lot and relevant geographical subject;
c) Drawing cadastral map;
d) Adjusting cadastral map changes;
dd) Establishing and updating cadastral database
3. Surveying and drawing of cadastral maps as well as establishment and update of cadastral database shall comply with provisions of the Law on Land.
Article 26. Drawing administrative maps
1. Administrative maps include:
a) Administrative map of Vietnam;
b) Administrative maps of provinces;
c) Administrative maps of districts;
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall issue national technical regulations on drawing administrative maps, draw and update Vietnam administrative map where there is a change in administrative units.
3. People’s Committees of provinces shall draw and update administrative maps of provinces and districts under management where there is a change in administrative units and send the Ministry of Natural Resources and Environment a copy of digital data and a set of printed administrative maps of provinces and districts within 15 days from the day on which those maps are published.
4. Administrative maps must be drawn in compliance with national technical regulations.
Article 27. Surveying and drawing nautical charts
1. Nautical charts are made for port waters, sea lanes, navigable channels and sea areas.
2. Surveying and drawing nautical charts include:
a) Surveying and updating coordinate of seabed, depth of the sea and geographical subjects on the water surface, in the water or at the seabed;
b) Collecting and updating information and data on geographical subjects on the water surface, in the water and at the seabed;
c) Drawing and updating nautical charts;
d) Establishing and updating nautical chart database
3. Surveying and nautical chart drawing shall comply with national technical standards and regulations international standards.
4. The Ministry of National Defense shall survey and map territorial seas of Vietnam and adjacent sea areas.
5. The Ministry of Transport shall survey and map port waters, sea lanes and navigable channels.
6. Ministries and relevant ministerial agencies shall participate in surveying and nautical chart drawing as assigned by the Government.
Article 28. Surveying and drawing civil aviation maps
1. Civil aviation maps are made for airfields, airspace and airways.
2. Surveying and drawing civil aviation maps include:
a) Surveying and updating coordinate and elevation of geographical subjects on the ground and in the space;
b) Collecting and updating information and data on geographical subjects on the ground and in the space;
c) Drawing and updating civil aviation maps;
d) Establishing and updating civil aviation map database
3. Surveying and civil aviation map drawing shall comply with national technical standards and regulations as well as international standards.
4. The Ministry of Transport shall preside over and cooperate with the Ministry of National Defense and relevant Ministries in formulating and issuing national technical regulations on surveying and drawing civil aviation maps, conduct the surveying and draw civil aviation maps.
Article 29. Surveying and mapping underground works
1. Surveying and mapping underground works include:
a) Surveying, drawing and updating maps showing underground works' status quo;
b) Surveying and drawing maps for planning under space;
c) Establishing and updating a database of underground work maps
2. Underground works must be surveyed and mapped in compliance with national technical regulations.
3. The Ministry of Construction shall preside over and cooperate with relevant Ministries in formulating and issuing national technical regulations on surveying and mapping underground works.
4. When constructing underground works, the investor is required to survey and map underground works as well as send a set of maps showing status quo of such underground works to People's Committees of provinces:
a) within 90 days from the day on which construction of such underground works is completed;
b) every year (with regard to underground works serving mining for years)
5. People’s Committees of provinces shall take responsibility to survey and map underground works for management purpose.
Article 30. Surveying and mapping for preventing and fighting against natural disasters, rescuing, dealing with environmental incidents and climate change
1. Surveying and mapping for preventing and fighting against natural disasters, rescuing, dealing with environmental incidents and climate change must be conducted timely as required by competent regulatory agencies.
2. Surveying and mapping for preventing and fighting against natural disasters, rescuing, dealing with environmental incidents and climate change must be conducted according to programs and plans of the Government, Ministries, ministerial agencies and People’s Committees of provinces.
3. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and People’s Committees of provinces shall take responsibility to timely provide topographic and cartographic information, data and products as required by regulatory agencies in pursuit of drawing maps for preventing and fighting against natural disasters, rescuing, dealing with environmental incidents and climate change.
4. Organizations and individuals shall timely provide topographic and cartographic information, data and products for rescuing, overcoming natural disaster consequences, environmental incidents and dealing with climate change as required by regulatory agencies.
Article 31. Creating map archives; surveying and drawing other specialized maps
1. Map archive means a collection of maps, charts and photos laid out uniformly showing natural and socio-economic conditions of local areas, regions and the country as well as sectors in each development period.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall create national map archives.
3. Ministries, ministerial agencies and People’s Committees of provinces shall create local and region map archives and map archives for sectors, conduct the survey and drawing other specialized maps for state management purpose.
4. Surveying and drawing specialized maps prescribed in clause 9 in Article 22 herein shall conform to requirements, technical standards and regulations applied to each specialized subject and relevant law provisions.
5. Organizations and individuals are entitled to create map archives for local areas, regions, country and sectors, conduct the survey and draw specialized maps prescribed in clause 9 in Article 22 herein.