Luật Đo đạc và bản đồ 2018 số 27/2018/QH14
Số hiệu: | 27/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 14/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 15/07/2018 | Số công báo: | Từ số 777 đến số 778 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản; hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành; chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ; công trình hạ tầng đo đạc; thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ; hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; điều kiện kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ; quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ.
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ; khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ hoặc hoạt động khác có liên quan đến đo đạc và bản đồ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đối tượng địa lý là sự vật, hiện tượng trong thế giới thực hoặc sự mô tả đối tượng, hiện tượng không tồn tại trong thế giới thực tại vị trí địa lý xác định ở mặt đất, lòng đất, mặt nước, lòng nước, đáy nước, khoảng không.
2. Đo đạc là việc thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu để xác định vị trí, hình dạng, kích thước và thông tin thuộc tính của đối tượng địa lý.
3. Bản đồ là mô hình khái quát thể hiện các đối tượng địa lý ở tỷ lệ nhất định, theo quy tắc toán học, bằng hệ thống ký hiệu quy ước, dựa trên kết quả xử lý thông tin, dữ liệu từ quá trình đo đạc.
4. Hoạt động đo đạc và bản đồ là việc đo đạc các đối tượng địa lý; xây dựng, vận hành công trình hạ tầng đo đạc, cơ sở dữ liệu địa lý; thành lập bản đồ, sản xuất sản phẩm đo đạc và bản đồ khác. Hoạt động đo đạc và bản đồ bao gồm hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản và hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành.
5. Mốc đo đạc là mốc được xây dựng cố định trên mặt đất theo quy chuẩn kỹ thuật dùng để thể hiện vị trí điểm đo đạc. Mốc đo đạc bao gồm mốc đo đạc quốc gia và mốc đo đạc cơ sở chuyên ngành.
6. Hệ tọa độ quốc gia là hệ tọa độ toán học trong không gian và trên mặt phẳng, được thiết lập theo mốc thời gian xác định và sử dụng thống nhất trong cả nước để biểu thị kết quả đo đạc và bản đồ.
7. Hệ tọa độ quốc tế là hệ tọa độ toán học trong không gian và trên mặt phẳng, được thiết lập theo mốc thời gian xác định và sử dụng phổ biến trên thế giới để biểu thị kết quả đo đạc và bản đồ.
8. Hệ độ cao quốc gia là hệ độ cao được thiết lập theo mốc thời gian xác định và sử dụng thống nhất trong cả nước để xác định giá trị độ cao của đối tượng địa lý.
9. Hệ trọng lực quốc gia là hệ trọng lực được thiết lập theo mốc thời gian xác định và sử dụng thống nhất trong cả nước để xác định các giá trị trọng trường Trái Đất trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
10. Trạm định vị vệ tinh là trạm cố định trên mặt đất dùng để thu nhận tín hiệu định vị từ vệ tinh, xử lý, truyền thông tin phục vụ hoạt động đo đạc và bản đồ.
11. Hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc là khoảng không, diện tích mặt đất, dưới mặt đất, mặt nước, dưới mặt nước cần thiết để bảo đảm công trình hạ tầng đo đạc hoạt động đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khi xây dựng.
12. Bản đồ địa hình là bản đồ thể hiện đặc trưng địa hình, địa vật và địa danh theo hệ tọa độ, hệ độ cao, ở tỷ lệ xác định.
13. Hệ thống bản đồ địa hình quốc gia là tập hợp bản đồ địa hình trên đất liền, đảo, quần đảo và bản đồ địa hình đáy biển được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, dãy tỷ lệ quy định, trong hệ tọa độ quốc gia và hệ độ cao quốc gia để sử dụng thống nhất trong cả nước.
14. Dữ liệu không gian địa lý là dữ liệu về vị trí địa lý và thuộc tính của đối tượng địa lý.
15. Dữ liệu nền địa lý là dữ liệu không gian địa lý làm cơ sở để xây dựng dữ liệu không gian địa lý khác.
16. Cơ sở dữ liệu địa lý là tập hợp có tổ chức các dữ liệu không gian địa lý.
17. Địa danh là tên của đối tượng địa lý là sự vật trong thế giới thực gắn với vị trí địa lý xác định.
18. Bản đồ biên giới là bản đồ thể hiện biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trong lòng đất và trên không được xác định theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc do pháp luật Việt Nam quy định.
19. Bản đồ hành chính là bản đồ thể hiện sự phân chia lãnh thổ theo đơn vị hành chính.
20. Bản đồ chuẩn biên giới quốc gia là bản đồ biên giới được thành lập trong hệ tọa độ quốc gia và hệ độ cao quốc gia.
21. Hải đồ là bản đồ thể hiện độ sâu đáy biển, địa vật, địa danh và thông tin liên quan đến hoạt động hàng hải và hoạt động khác trên biển.
22. Bản đồ hàng không dân dụng là bản đồ thể hiện địa hình, địa vật, địa danh và thông tin liên quan đến hoạt động bay dân dụng.
23. Bản đồ công trình ngầm là bản đồ thể hiện quy hoạch, phân vùng, hiện trạng công trình dưới mặt đất, dưới mặt nước.
24. Xuất bản phẩm bản đồ là bản đồ được xuất bản, xuất bản phẩm khác có sử dụng hình ảnh bản đồ dưới mọi hình thức.
Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đo đạc và bản đồ
1. Bảo đảm chủ quyền quốc gia, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; kịp thời ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.
2. Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ phải được cập nhật, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý tài nguyên và môi trường, phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao dân trí.
3. Công trình hạ tầng đo đạc, thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ được quản lý và bảo vệ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; công trình hạ tầng đo đạc, thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ được xây dựng bằng ngân sách nhà nước là tài sản công, phải được kế thừa, sử dụng chung.
4. Hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành phải sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm từ hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản.
5. Cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ cơ bản phải được sử dụng làm nền tảng của dữ liệu không gian địa lý quốc gia.
Điều 5. Chính sách của Nhà nước về đo đạc và bản đồ
1. Đầu tư phát triển hoạt động đo đạc và bản đồ đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Ưu tiên đầu tư hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển và ứng dụng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ đo đạc và bản đồ theo hướng tiên tiến, hiện đại.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ.
4. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tiếp cận, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ, hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ.
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đo đạc và bản đồ
1. Giả mạo, làm sai lệch số liệu, kết quả đo đạc và bản đồ.
2. Phá hủy, làm hư hỏng công trình hạ tầng đo đạc; vi phạm hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc.
3. Hoạt động đo đạc và bản đồ khi không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
4. Xuất bản, lưu hành sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia mà không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền, biên giới quốc gia.
5. Cản trở hoạt động đo đạc và bản đồ hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
6. Lợi dụng hoạt động đo đạc và bản đồ để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
7. Phát tán, làm lộ thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc danh mục bí mật nhà nước.
Điều 7. Hoạt động khoa học và công nghệ về đo đạc và bản đồ
1. Hoạt động khoa học và công nghệ về đo đạc và bản đồ được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về khoa học và công nghệ.
2. Hoạt động khoa học và công nghệ về đo đạc và bản đồ được Nhà nước ưu tiên bao gồm:
a) Nghiên cứu cơ sở khoa học để hoàn thiện thể chế, pháp luật về đo đạc và bản đồ;
b) Nghiên cứu phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản; hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
c) Nghiên cứu phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia;
d) Nghiên cứu cơ bản về Trái Đất bằng phương pháp đo đạc và bản đồ tiên tiến, hiện đại.
3. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 8. Hợp tác quốc tế về đo đạc và bản đồ
1. Nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về đo đạc và bản đồ bao gồm:
a) Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ;
b) Tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật Việt Nam;
c) Bình đẳng và các bên cùng có lợi.
2. Nội dung cơ bản trong hợp tác quốc tế về đo đạc và bản đồ bao gồm:
a) Ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về đo đạc và bản đồ;
b) Thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế;
c) Trao đổi chuyên gia; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đo đạc và bản đồ;
d) Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ đo đạc và bản đồ;
đ) Trao đổi thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ;
e) Tham gia, tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm quốc tế.
Điều 9. Tài chính cho hoạt động đo đạc và bản đồ
1. Ngân sách trung ương bảo đảm cho yêu cầu quản lý nhà nước do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thực hiện đối với hoạt động đo đạc và bản đồ, xây dựng và phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia.
2. Ngân sách địa phương bảo đảm cho yêu cầu quản lý nhà nước do Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện đối với hoạt động đo đạc và bản đồ, xây dựng và phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia thuộc phạm vi quản lý.
3. Tổ chức, cá nhân bảo đảm kinh phí cho hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ nhu cầu của mình.
Luật này quy định về hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản; hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành; chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ; công trình hạ tầng đo đạc; thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ; hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; điều kiện kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ; quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ.
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ; khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ hoặc hoạt động khác có liên quan đến đo đạc và bản đồ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đối tượng địa lý là sự vật, hiện tượng trong thế giới thực hoặc sự mô tả đối tượng, hiện tượng không tồn tại trong thế giới thực tại vị trí địa lý xác định ở mặt đất, lòng đất, mặt nước, lòng nước, đáy nước, khoảng không.
2. Đo đạc là việc thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu để xác định vị trí, hình dạng, kích thước và thông tin thuộc tính của đối tượng địa lý.
3. Bản đồ là mô hình khái quát thể hiện các đối tượng địa lý ở tỷ lệ nhất định, theo quy tắc toán học, bằng hệ thống ký hiệu quy ước, dựa trên kết quả xử lý thông tin, dữ liệu từ quá trình đo đạc.
4. Hoạt động đo đạc và bản đồ là việc đo đạc các đối tượng địa lý; xây dựng, vận hành công trình hạ tầng đo đạc, cơ sở dữ liệu địa lý; thành lập bản đồ, sản xuất sản phẩm đo đạc và bản đồ khác. Hoạt động đo đạc và bản đồ bao gồm hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản và hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành.
5. Mốc đo đạc là mốc được xây dựng cố định trên mặt đất theo quy chuẩn kỹ thuật dùng để thể hiện vị trí điểm đo đạc. Mốc đo đạc bao gồm mốc đo đạc quốc gia và mốc đo đạc cơ sở chuyên ngành.
6. Hệ tọa độ quốc gia là hệ tọa độ toán học trong không gian và trên mặt phẳng, được thiết lập theo mốc thời gian xác định và sử dụng thống nhất trong cả nước để biểu thị kết quả đo đạc và bản đồ.
7. Hệ tọa độ quốc tế là hệ tọa độ toán học trong không gian và trên mặt phẳng, được thiết lập theo mốc thời gian xác định và sử dụng phổ biến trên thế giới để biểu thị kết quả đo đạc và bản đồ.
8. Hệ độ cao quốc gia là hệ độ cao được thiết lập theo mốc thời gian xác định và sử dụng thống nhất trong cả nước để xác định giá trị độ cao của đối tượng địa lý.
9. Hệ trọng lực quốc gia là hệ trọng lực được thiết lập theo mốc thời gian xác định và sử dụng thống nhất trong cả nước để xác định các giá trị trọng trường Trái Đất trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
10. Trạm định vị vệ tinh là trạm cố định trên mặt đất dùng để thu nhận tín hiệu định vị từ vệ tinh, xử lý, truyền thông tin phục vụ hoạt động đo đạc và bản đồ.
11. Hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc là khoảng không, diện tích mặt đất, dưới mặt đất, mặt nước, dưới mặt nước cần thiết để bảo đảm công trình hạ tầng đo đạc hoạt động đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khi xây dựng.
12. Bản đồ địa hình là bản đồ thể hiện đặc trưng địa hình, địa vật và địa danh theo hệ tọa độ, hệ độ cao, ở tỷ lệ xác định.
13. Hệ thống bản đồ địa hình quốc gia là tập hợp bản đồ địa hình trên đất liền, đảo, quần đảo và bản đồ địa hình đáy biển được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, dãy tỷ lệ quy định, trong hệ tọa độ quốc gia và hệ độ cao quốc gia để sử dụng thống nhất trong cả nước.
14. Dữ liệu không gian địa lý là dữ liệu về vị trí địa lý và thuộc tính của đối tượng địa lý.
15. Dữ liệu nền địa lý là dữ liệu không gian địa lý làm cơ sở để xây dựng dữ liệu không gian địa lý khác.
16. Cơ sở dữ liệu địa lý là tập hợp có tổ chức các dữ liệu không gian địa lý.
17. Địa danh là tên của đối tượng địa lý là sự vật trong thế giới thực gắn với vị trí địa lý xác định.
18. Bản đồ biên giới là bản đồ thể hiện biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trong lòng đất và trên không được xác định theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc do pháp luật Việt Nam quy định.
19. Bản đồ hành chính là bản đồ thể hiện sự phân chia lãnh thổ theo đơn vị hành chính.
20. Bản đồ chuẩn biên giới quốc gia là bản đồ biên giới được thành lập trong hệ tọa độ quốc gia và hệ độ cao quốc gia.
21. Hải đồ là bản đồ thể hiện độ sâu đáy biển, địa vật, địa danh và thông tin liên quan đến hoạt động hàng hải và hoạt động khác trên biển.
22. Bản đồ hàng không dân dụng là bản đồ thể hiện địa hình, địa vật, địa danh và thông tin liên quan đến hoạt động bay dân dụng.
23. Bản đồ công trình ngầm là bản đồ thể hiện quy hoạch, phân vùng, hiện trạng công trình dưới mặt đất, dưới mặt nước.
24. Xuất bản phẩm bản đồ là bản đồ được xuất bản, xuất bản phẩm khác có sử dụng hình ảnh bản đồ dưới mọi hình thức.
1. Bảo đảm chủ quyền quốc gia, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; kịp thời ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.
2. Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ phải được cập nhật, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý tài nguyên và môi trường, phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao dân trí.
3. Công trình hạ tầng đo đạc, thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ được quản lý và bảo vệ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; công trình hạ tầng đo đạc, thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ được xây dựng bằng ngân sách nhà nước là tài sản công, phải được kế thừa, sử dụng chung.
4. Hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành phải sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm từ hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản.
5. Cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ cơ bản phải được sử dụng làm nền tảng của dữ liệu không gian địa lý quốc gia.
1. Đầu tư phát triển hoạt động đo đạc và bản đồ đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Ưu tiên đầu tư hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển và ứng dụng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ đo đạc và bản đồ theo hướng tiên tiến, hiện đại.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ.
4. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tiếp cận, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ, hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ.
1. Giả mạo, làm sai lệch số liệu, kết quả đo đạc và bản đồ.
2. Phá hủy, làm hư hỏng công trình hạ tầng đo đạc; vi phạm hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc.
3. Hoạt động đo đạc và bản đồ khi không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
4. Xuất bản, lưu hành sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia mà không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền, biên giới quốc gia.
5. Cản trở hoạt động đo đạc và bản đồ hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
6. Lợi dụng hoạt động đo đạc và bản đồ để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
7. Phát tán, làm lộ thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc danh mục bí mật nhà nước.
1. Hoạt động khoa học và công nghệ về đo đạc và bản đồ được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về khoa học và công nghệ.
2. Hoạt động khoa học và công nghệ về đo đạc và bản đồ được Nhà nước ưu tiên bao gồm:
a) Nghiên cứu cơ sở khoa học để hoàn thiện thể chế, pháp luật về đo đạc và bản đồ;
b) Nghiên cứu phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản; hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
c) Nghiên cứu phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia;
d) Nghiên cứu cơ bản về Trái Đất bằng phương pháp đo đạc và bản đồ tiên tiến, hiện đại.
3. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về đo đạc và bản đồ bao gồm:
a) Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ;
b) Tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật Việt Nam;
c) Bình đẳng và các bên cùng có lợi.
2. Nội dung cơ bản trong hợp tác quốc tế về đo đạc và bản đồ bao gồm:
a) Ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về đo đạc và bản đồ;
b) Thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế;
c) Trao đổi chuyên gia; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đo đạc và bản đồ;
d) Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ đo đạc và bản đồ;
đ) Trao đổi thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ;
e) Tham gia, tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm quốc tế.
1. Ngân sách trung ương bảo đảm cho yêu cầu quản lý nhà nước do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thực hiện đối với hoạt động đo đạc và bản đồ, xây dựng và phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia.
2. Ngân sách địa phương bảo đảm cho yêu cầu quản lý nhà nước do Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện đối với hoạt động đo đạc và bản đồ, xây dựng và phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia thuộc phạm vi quản lý.
3. Tổ chức, cá nhân bảo đảm kinh phí cho hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ nhu cầu của mình.
HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ CƠ BẢN
Điều 10. Nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản
1. Thiết lập hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia, hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia và hệ trọng lực quốc gia.
2. Thiết lập hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia.
3. Xây dựng hệ thống dữ liệu ảnh hàng không và hệ thống dữ liệu ảnh viễn thám.
4. Xây dựng, vận hành, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia; thành lập và cập nhật hệ thống bản đồ địa hình quốc gia.
5. Đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia.
6. Đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính.
7. Chuẩn hóa địa danh.
8. Xây dựng, vận hành công trình hạ tầng đo đạc cơ bản.
Điều 11. Hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia, hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia và hệ trọng lực quốc gia
1. Hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia bao gồm số liệu gốc của hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia, hệ trọng lực quốc gia, độ sâu quốc gia, được xác định thống nhất trong cả nước theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Mỗi số liệu gốc đo đạc quốc gia được gắn với một điểm có dấu mốc cố định, lâu dài được gọi là điểm gốc đo đạc quốc gia.
2. Hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia, hệ trọng lực quốc gia và độ sâu quốc gia được sử dụng để thể hiện kết quả đo đạc và bản đồ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Việc sử dụng hệ tọa độ quốc tế được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường thiết lập, tổ chức xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ công bố hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia, hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia, hệ trọng lực quốc gia để sử dụng thống nhất trong cả nước; thiết lập và công bố các tham số tính chuyển giữa hệ tọa độ quốc gia và hệ tọa độ quốc tế.
Điều 12. Hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia
1. Hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia bao gồm số liệu của mạng lưới tọa độ quốc gia, mạng lưới độ cao quốc gia, mạng lưới trọng lực quốc gia, mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia được thiết lập và sử dụng để thực hiện các hoạt động đo đạc và bản đồ trong cả nước.
2. Hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia được thiết lập theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thiết lập và công bố số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia để sử dụng thống nhất trong cả nước.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 13. Dữ liệu ảnh hàng không
1. Dữ liệu ảnh hàng không được thu nhận từ tàu bay. Việc thu nhận dữ liệu ảnh hàng không phải được Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền trước khi thực hiện để bảo đảm không chồng chéo; không thu nhận dữ liệu ảnh hàng không khi đã có dữ liệu phù hợp.
2. Việc quản lý hoạt động bay dân dụng phục vụ thu nhận dữ liệu ảnh hàng không được thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch bay chụp ảnh hàng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ; xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh hàng không trong cả nước.
4. Bộ Quốc phòng xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch bay chụp ảnh hàng không phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh và mục đích khác do Chính phủ giao.
5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch bay chụp ảnh hàng không sau khi thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường; cung cấp cho Bộ Tài nguyên và Môi trường một bộ bản sao dữ liệu ảnh hàng không trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành kế hoạch bay chụp.
Điều 14. Dữ liệu ảnh viễn thám
1. Dữ liệu ảnh viễn thám được thu nhận từ vệ tinh viễn thám thông qua trạm thu dữ liệu viễn thám, trạm điều khiển vệ tinh viễn thám của Việt Nam và từ nguồn của nước ngoài; được lưu trữ, xử lý, cung cấp đáp ứng yêu cầu khai thác, sử dụng chung.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức triển khai việc thu nhận, lưu trữ, xử lý, cung cấp dữ liệu ảnh viễn thám; xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất nhu cầu sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để thống nhất việc thu nhận.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 15. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia
1. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia được xây dựng đồng bộ, thống nhất trong cả nước.
2. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia được quy định như sau:
a) Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ lớn bao gồm 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000;
b) Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ trung bình bao gồm 1:25.000, 1:50.000 và 1:100.000;
c) Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ nhỏ bao gồm 1:250.000, 1:500.000 và 1:1.000.000.
3. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia trên đất liền tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000 được thành lập cho khu vực đô thị, khu vực phát triển đô thị, khu chức năng đặc thù, khu vực cần lập quy hoạch phân khu và quy hoạch nông thôn; cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:10.000 và tỷ lệ nhỏ hơn được thành lập phủ kín đất liền Việt Nam.
4. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia, bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ lớn được thành lập cho khu vực đảo, quần đảo, cửa sông, cảng biển. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ trung bình được thành lập phủ kín nội thủy, lãnh hải. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ nhỏ được thành lập phủ kín vùng biển Việt Nam.
Điều 16. Xây dựng, vận hành, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và thành lập, cập nhật hệ thống bản đồ địa hình quốc gia
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia trên đất liền tỷ lệ 1:10.000 và tỷ lệ nhỏ hơn;
b) Thành lập, cập nhật hệ thống bản đồ địa hình quốc gia trên đất liền tỷ lệ 1:10.000 và tỷ lệ nhỏ hơn;
c) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu và bản đồ địa hình quốc gia khu vực đảo, quần đảo, bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:10.000 và tỷ lệ nhỏ hơn;
d) Vận hành cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia thuộc phạm vi quản lý.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000 đối với phần đất liền, khu vực đảo, quần đảo, cửa sông, cảng biển thuộc phạm vi quản lý;
b) Thành lập, cập nhật bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000 đối với phần đất liền, khu vực đảo, quần đảo, cửa sông, cảng biển thuộc phạm vi quản lý;
c) Vận hành cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia thuộc phạm vi quản lý;
d) Gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định về sự cần thiết, phạm vi, giải pháp kỹ thuật công nghệ của dự án, nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập bản đồ địa hình quốc gia quy định tại điểm a và điểm b khoản này trước khi triển khai;
đ) Gửi một bộ dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia quy định tại điểm a và điểm b khoản này cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia phải được cập nhật đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của Chính phủ.
Điều 17. Đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia
1. Đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia là hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ việc hoạch định, phân giới, cắm mốc và quản lý biên giới quốc gia theo quy định của pháp luật về biên giới quốc gia.
2. Nội dung đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia bao gồm:
a) Thành lập bản đồ địa hình để hoạch định, phân giới, cắm mốc biên giới quốc gia;
b) Đo đạc, chuyển kết quả phân giới, cắm mốc lên bản đồ địa hình;
c) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia;
d) Đo đạc, thành lập, cập nhật bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia;
đ) Hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ quản lý biên giới quốc gia.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có biên giới quốc gia tổ chức thực hiện đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia.
Điều 18. Thể hiện biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ
1. Đường biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ phải được thể hiện chính xác trên sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ.
2. Tổ chức, cá nhân phải sử dụng bản đồ chuẩn biên giới quốc gia hoặc bản đồ biên giới do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp đối với khu vực chưa có bản đồ chuẩn biên giới quốc gia để thể hiện chính xác đường biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ trên sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ công bố bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia;
b) Hướng dẫn việc thể hiện đường biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ trên sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ.
4. Trường hợp đường biên giới quốc gia chưa được phân định, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thể hiện đường biên giới quốc gia trên các loại bản đồ.
Điều 19. Đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính
1. Đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính là hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính và xác định địa giới hành chính.
2. Nội dung đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính bao gồm:
a) Đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp;
b) Đo đạc, chỉnh lý, bổ sung bản đồ địa giới hành chính theo Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; đo đạc, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính do tác động của tự nhiên và quá trình phát triển kinh tế - xã hội;
c) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính;
d) Đo đạc phục vụ giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính các cấp.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện nội dung sau đây:
a) Nội dung quy định tại điểm b và điểm d khoản 2 Điều này đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh;
b) Nội dung quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện nội dung sau đây:
a) Nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Nội dung quy định tại điểm b và điểm d khoản 2 Điều này đối với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Điều 20. Yêu cầu, nguyên tắc và các trường hợp chuẩn hóa địa danh
1. Chuẩn hóa địa danh là việc xác minh và thống nhất cách đọc, cách viết tiếng Việt của địa danh.
2. Các địa danh Việt Nam và địa danh quốc tế phải được chuẩn hóa để sử dụng thống nhất.
3. Nguyên tắc chuẩn hóa địa danh bao gồm:
a) Mỗi đối tượng địa lý chỉ gắn với một địa danh;
b) Bảo đảm tính kế thừa, tính phổ thông, tính hội nhập, tôn trọng tín ngưỡng, tập quán và phù hợp với quy tắc ngôn ngữ học;
c) Phù hợp với địa danh được pháp luật quy định hoặc địa danh được sử dụng trong điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Các trường hợp phải chuẩn hóa địa danh bao gồm:
a) Địa danh tại một vị trí địa lý có nhiều tên, nhiều cách đọc, cách viết khác nhau;
b) Xuất hiện hoặc thay đổi đối tượng địa lý dẫn đến sự thay đổi địa danh.
5. Địa danh đã được chuẩn hóa phải được xây dựng thành cơ sở dữ liệu, cập nhật và công bố để sử dụng.
Điều 21. Trách nhiệm chuẩn hóa địa danh, sử dụng địa danh đã được chuẩn hóa
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai việc chuẩn hóa địa danh, thống nhất và ban hành danh mục địa danh đã được chuẩn hóa; xây dựng, cập nhật, công bố cơ sở dữ liệu địa danh đã được chuẩn hóa.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất yêu cầu chuẩn hóa địa danh, cung cấp thông tin về địa danh thuộc phạm vi quản lý cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Đối với địa danh đã được chuẩn hóa, tổ chức, cá nhân phải sử dụng và thể hiện chính xác, thống nhất trong hoạt động đo đạc và bản đồ, bảo đảm phù hợp với từng giai đoạn lịch sử.
1. Thiết lập hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia, hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia và hệ trọng lực quốc gia.
2. Thiết lập hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia.
3. Xây dựng hệ thống dữ liệu ảnh hàng không và hệ thống dữ liệu ảnh viễn thám.
4. Xây dựng, vận hành, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia; thành lập và cập nhật hệ thống bản đồ địa hình quốc gia.
5. Đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia.
6. Đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính.
7. Chuẩn hóa địa danh.
8. Xây dựng, vận hành công trình hạ tầng đo đạc cơ bản.
1. Hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia bao gồm số liệu gốc của hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia, hệ trọng lực quốc gia, độ sâu quốc gia, được xác định thống nhất trong cả nước theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Mỗi số liệu gốc đo đạc quốc gia được gắn với một điểm có dấu mốc cố định, lâu dài được gọi là điểm gốc đo đạc quốc gia.
2. Hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia, hệ trọng lực quốc gia và độ sâu quốc gia được sử dụng để thể hiện kết quả đo đạc và bản đồ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Việc sử dụng hệ tọa độ quốc tế được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường thiết lập, tổ chức xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ công bố hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia, hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia, hệ trọng lực quốc gia để sử dụng thống nhất trong cả nước; thiết lập và công bố các tham số tính chuyển giữa hệ tọa độ quốc gia và hệ tọa độ quốc tế.
1. Hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia bao gồm số liệu của mạng lưới tọa độ quốc gia, mạng lưới độ cao quốc gia, mạng lưới trọng lực quốc gia, mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia được thiết lập và sử dụng để thực hiện các hoạt động đo đạc và bản đồ trong cả nước.
2. Hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia được thiết lập theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thiết lập và công bố số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia để sử dụng thống nhất trong cả nước.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Dữ liệu ảnh hàng không được thu nhận từ tàu bay. Việc thu nhận dữ liệu ảnh hàng không phải được Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền trước khi thực hiện để bảo đảm không chồng chéo; không thu nhận dữ liệu ảnh hàng không khi đã có dữ liệu phù hợp.
2. Việc quản lý hoạt động bay dân dụng phục vụ thu nhận dữ liệu ảnh hàng không được thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch bay chụp ảnh hàng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ; xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh hàng không trong cả nước.
4. Bộ Quốc phòng xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch bay chụp ảnh hàng không phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh và mục đích khác do Chính phủ giao.
5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch bay chụp ảnh hàng không sau khi thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường; cung cấp cho Bộ Tài nguyên và Môi trường một bộ bản sao dữ liệu ảnh hàng không trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành kế hoạch bay chụp.
1. Dữ liệu ảnh viễn thám được thu nhận từ vệ tinh viễn thám thông qua trạm thu dữ liệu viễn thám, trạm điều khiển vệ tinh viễn thám của Việt Nam và từ nguồn của nước ngoài; được lưu trữ, xử lý, cung cấp đáp ứng yêu cầu khai thác, sử dụng chung.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức triển khai việc thu nhận, lưu trữ, xử lý, cung cấp dữ liệu ảnh viễn thám; xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất nhu cầu sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để thống nhất việc thu nhận.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia được xây dựng đồng bộ, thống nhất trong cả nước.
2. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia được quy định như sau:
a) Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ lớn bao gồm 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000;
b) Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ trung bình bao gồm 1:25.000, 1:50.000 và 1:100.000;
c) Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ nhỏ bao gồm 1:250.000, 1:500.000 và 1:1.000.000.
3. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia trên đất liền tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000 được thành lập cho khu vực đô thị, khu vực phát triển đô thị, khu chức năng đặc thù, khu vực cần lập quy hoạch phân khu và quy hoạch nông thôn; cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:10.000 và tỷ lệ nhỏ hơn được thành lập phủ kín đất liền Việt Nam.
4. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia, bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ lớn được thành lập cho khu vực đảo, quần đảo, cửa sông, cảng biển. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ trung bình được thành lập phủ kín nội thủy, lãnh hải. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ nhỏ được thành lập phủ kín vùng biển Việt Nam.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia trên đất liền tỷ lệ 1:10.000 và tỷ lệ nhỏ hơn;
b) Thành lập, cập nhật hệ thống bản đồ địa hình quốc gia trên đất liền tỷ lệ 1:10.000 và tỷ lệ nhỏ hơn;
c) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu và bản đồ địa hình quốc gia khu vực đảo, quần đảo, bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:10.000 và tỷ lệ nhỏ hơn;
d) Vận hành cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia thuộc phạm vi quản lý.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000 đối với phần đất liền, khu vực đảo, quần đảo, cửa sông, cảng biển thuộc phạm vi quản lý;
b) Thành lập, cập nhật bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000 đối với phần đất liền, khu vực đảo, quần đảo, cửa sông, cảng biển thuộc phạm vi quản lý;
c) Vận hành cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia thuộc phạm vi quản lý;
d) Gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định về sự cần thiết, phạm vi, giải pháp kỹ thuật công nghệ của dự án, nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập bản đồ địa hình quốc gia quy định tại điểm a và điểm b khoản này trước khi triển khai;
đ) Gửi một bộ dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia quy định tại điểm a và điểm b khoản này cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia phải được cập nhật đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của Chính phủ.
1. Đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia là hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ việc hoạch định, phân giới, cắm mốc và quản lý biên giới quốc gia theo quy định của pháp luật về biên giới quốc gia.
2. Nội dung đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia bao gồm:
a) Thành lập bản đồ địa hình để hoạch định, phân giới, cắm mốc biên giới quốc gia;
b) Đo đạc, chuyển kết quả phân giới, cắm mốc lên bản đồ địa hình;
c) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia;
d) Đo đạc, thành lập, cập nhật bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia;
đ) Hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ quản lý biên giới quốc gia.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có biên giới quốc gia tổ chức thực hiện đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia.
1. Đường biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ phải được thể hiện chính xác trên sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ.
2. Tổ chức, cá nhân phải sử dụng bản đồ chuẩn biên giới quốc gia hoặc bản đồ biên giới do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp đối với khu vực chưa có bản đồ chuẩn biên giới quốc gia để thể hiện chính xác đường biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ trên sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ công bố bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia;
b) Hướng dẫn việc thể hiện đường biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ trên sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ.
4. Trường hợp đường biên giới quốc gia chưa được phân định, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thể hiện đường biên giới quốc gia trên các loại bản đồ.
1. Đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính là hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính và xác định địa giới hành chính.
2. Nội dung đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính bao gồm:
a) Đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp;
b) Đo đạc, chỉnh lý, bổ sung bản đồ địa giới hành chính theo Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; đo đạc, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính do tác động của tự nhiên và quá trình phát triển kinh tế - xã hội;
c) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính;
d) Đo đạc phục vụ giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính các cấp.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện nội dung sau đây:
a) Nội dung quy định tại điểm b và điểm d khoản 2 Điều này đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh;
b) Nội dung quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện nội dung sau đây:
a) Nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Nội dung quy định tại điểm b và điểm d khoản 2 Điều này đối với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
1. Chuẩn hóa địa danh là việc xác minh và thống nhất cách đọc, cách viết tiếng Việt của địa danh.
2. Các địa danh Việt Nam và địa danh quốc tế phải được chuẩn hóa để sử dụng thống nhất.
3. Nguyên tắc chuẩn hóa địa danh bao gồm:
a) Mỗi đối tượng địa lý chỉ gắn với một địa danh;
b) Bảo đảm tính kế thừa, tính phổ thông, tính hội nhập, tôn trọng tín ngưỡng, tập quán và phù hợp với quy tắc ngôn ngữ học;
c) Phù hợp với địa danh được pháp luật quy định hoặc địa danh được sử dụng trong điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Các trường hợp phải chuẩn hóa địa danh bao gồm:
a) Địa danh tại một vị trí địa lý có nhiều tên, nhiều cách đọc, cách viết khác nhau;
b) Xuất hiện hoặc thay đổi đối tượng địa lý dẫn đến sự thay đổi địa danh.
5. Địa danh đã được chuẩn hóa phải được xây dựng thành cơ sở dữ liệu, cập nhật và công bố để sử dụng.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai việc chuẩn hóa địa danh, thống nhất và ban hành danh mục địa danh đã được chuẩn hóa; xây dựng, cập nhật, công bố cơ sở dữ liệu địa danh đã được chuẩn hóa.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất yêu cầu chuẩn hóa địa danh, cung cấp thông tin về địa danh thuộc phạm vi quản lý cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Đối với địa danh đã được chuẩn hóa, tổ chức, cá nhân phải sử dụng và thể hiện chính xác, thống nhất trong hoạt động đo đạc và bản đồ, bảo đảm phù hợp với từng giai đoạn lịch sử.
HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ CHUYÊN NGÀNH
Điều 22. Nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành
1. Thiết lập hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc cơ sở chuyên ngành.
2. Đo đạc và bản đồ quốc phòng.
3. Đo đạc, thành lập bản đồ địa chính.
4. Thành lập bản đồ hành chính.
5. Đo đạc, thành lập hải đồ.
6. Đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng.
7. Đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm.
8. Đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
9. Thành lập tập bản đồ; đo đạc, thành lập bản đồ chuyên ngành không thuộc quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này.
10. Xây dựng, vận hành công trình hạ tầng đo đạc chuyên ngành.
Điều 23. Hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc cơ sở chuyên ngành
1. Hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc cơ sở chuyên ngành được thiết lập theo yêu cầu của hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành.
2. Hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc cơ sở chuyên ngành phải được thiết lập trong hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia, hệ trọng lực quốc gia, trên cơ sở các mạng lưới đo đạc quốc gia và theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành.
Điều 24. Đo đạc và bản đồ quốc phòng
1. Nội dung đo đạc và bản đồ quốc phòng bao gồm:
a) Xây dựng, quản lý, khai thác hệ tọa độ quân sự; hệ thống điểm tọa độ, điểm độ cao quân sự; hệ thống định vị dẫn đường, hệ thống dữ liệu ảnh hàng không, hệ thống dữ liệu ảnh viễn thám dùng cho quân sự;
b) Xây dựng các loại bản đồ chuyên ngành dùng cho quân sự; cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ mục đích quân sự, quốc phòng;
c) Đo đạc, khảo sát, nghiên cứu biển phục vụ mục đích quốc phòng;
d) Các hoạt động đo đạc và bản đồ khác bảo đảm cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng theo phân công của Chính phủ.
2. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm tổ chức triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ quốc phòng.
Điều 25. Đo đạc, thành lập bản đồ địa chính
1. Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và đối tượng địa lý liên quan, thành lập theo đơn vị hành chính cấp xã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận; ở những nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thì thành lập theo đơn vị hành chính cấp huyện.
2. Nội dung đo đạc, thành lập bản đồ địa chính bao gồm:
a) Đo đạc, xác định ranh giới thửa đất và đối tượng địa lý liên quan;
b) Thu thập thông tin, dữ liệu về thửa đất và đối tượng địa lý liên quan;
c) Thành lập bản đồ địa chính;
d) Chỉnh lý biến động bản đồ địa chính;
đ) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính.
3. Việc đo đạc, thành lập bản đồ địa chính, xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Điều 26. Thành lập bản đồ hành chính
1. Bản đồ hành chính bao gồm:
a) Bản đồ hành chính Việt Nam;
b) Bản đồ hành chính cấp tỉnh;
c) Bản đồ hành chính cấp huyện.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thành lập bản đồ hành chính; tổ chức thành lập, cập nhật bản đồ hành chính Việt Nam khi có sự thay đổi liên quan đến đơn vị hành chính.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thành lập, cập nhật bản đồ hành chính cấp tỉnh, cấp huyện thuộc phạm vi quản lý khi có sự thay đổi liên quan đến đơn vị hành chính; gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường một bộ bản sao dữ liệu dạng số và một bộ bản đồ hành chính cấp tỉnh, cấp huyện in trên giấy trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày phát hành.
4. Việc thành lập bản đồ hành chính phải thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Điều 27. Đo đạc, thành lập hải đồ
1. Hải đồ được thành lập cho vùng nước cảng biển và luồng, tuyến hàng hải, vùng biển.
2. Nội dung đo đạc, thành lập hải đồ bao gồm:
a) Đo đạc, cập nhật tọa độ, độ sâu đáy biển, các đối tượng địa lý trên mặt biển, trong lòng biển, đáy biển;
b) Thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu về các đối tượng địa lý trên mặt biển, trong lòng biển, đáy biển;
c) Thành lập, cập nhật hải đồ;
d) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu hải đồ.
3. Việc đo đạc, thành lập hải đồ được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phù hợp tiêu chuẩn quốc tế.
4. Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện đo đạc, thành lập hải đồ vùng biển Việt Nam và liền kề.
5. Bộ Giao thông vận tải tổ chức thực hiện đo đạc, thành lập hải đồ vùng nước cảng biển và luồng, tuyến hàng hải.
6. Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan tham gia đo đạc, thành lập hải đồ theo sự phân công của Chính phủ.
Điều 28. Đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng
1. Bản đồ hàng không dân dụng được thành lập cho khu vực bay, vùng trời sân bay, đường hàng không.
2. Nội dung đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng bao gồm:
a) Đo đạc, cập nhật tọa độ, độ cao các đối tượng địa lý trên mặt đất, trên không;
b) Thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu về các đối tượng địa lý trên mặt đất, trên không;
c) Thành lập, cập nhật bản đồ hàng không dân dụng;
d) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu bản đồ hàng không dân dụng.
3. Việc đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phù hợp tiêu chuẩn quốc tế.
4. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các Bộ có liên quan xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng; tổ chức thực hiện đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng.
Điều 29. Đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm
1. Nội dung đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm bao gồm:
a) Đo đạc, thành lập, cập nhật bản đồ hiện trạng công trình ngầm;
b) Đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ quy hoạch không gian ngầm;
c) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu bản đồ công trình ngầm.
2. Việc đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
3. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm.
4. Chủ đầu tư khi triển khai xây dựng công trình ngầm phải tiến hành đồng thời đo đạc, thành lập bản đồ của công trình ngầm và nộp một bộ bản đồ số hiện trạng công trình ngầm cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thời hạn như sau:
a) Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày hoàn thành xây dựng công trình ngầm;
b) Định kỳ hằng năm đối với công trình ngầm phục vụ khai thác khoáng sản trong nhiều năm.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện hoạt động đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm phục vụ công tác quản lý.
Điều 30. Đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
1. Đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu phải thực hiện kịp thời khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ công tác dự báo, cảnh báo, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu được thực hiện theo chương trình, kế hoạch của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp kịp thời thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu để thành lập bản đồ phục vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
4. Tổ chức, cá nhân cung cấp kịp thời thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ để phục vụ cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Điều 31. Thành lập tập bản đồ; đo đạc, thành lập các loại bản đồ chuyên ngành khác
1. Tập bản đồ là tập hợp các bản đồ, biểu đồ, hình ảnh được thành lập theo nguyên tắc, bố cục thống nhất thể hiện điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, khu vực, quốc gia và ngành theo từng giai đoạn phát triển.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai thành lập tập bản đồ quốc gia.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai thành lập tập bản đồ của địa phương, khu vực và ngành; đo đạc, thành lập các loại bản đồ chuyên ngành khác phục vụ quản lý nhà nước.
4. Đo đạc, thành lập bản đồ chuyên ngành quy định tại khoản 9 Điều 22 của Luật này được thực hiện theo yêu cầu, nội dung, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của từng chuyên ngành và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Tổ chức, cá nhân được thành lập tập bản đồ của địa phương, khu vực, quốc gia và ngành; đo đạc, thành lập các loại bản đồ chuyên ngành quy định tại khoản 9 Điều 22 của Luật này.
1. Thiết lập hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc cơ sở chuyên ngành.
2. Đo đạc và bản đồ quốc phòng.
3. Đo đạc, thành lập bản đồ địa chính.
4. Thành lập bản đồ hành chính.
5. Đo đạc, thành lập hải đồ.
6. Đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng.
7. Đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm.
8. Đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
9. Thành lập tập bản đồ; đo đạc, thành lập bản đồ chuyên ngành không thuộc quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này.
10. Xây dựng, vận hành công trình hạ tầng đo đạc chuyên ngành.
1. Hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc cơ sở chuyên ngành được thiết lập theo yêu cầu của hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành.
2. Hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc cơ sở chuyên ngành phải được thiết lập trong hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia, hệ trọng lực quốc gia, trên cơ sở các mạng lưới đo đạc quốc gia và theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành.
1. Nội dung đo đạc và bản đồ quốc phòng bao gồm:
a) Xây dựng, quản lý, khai thác hệ tọa độ quân sự; hệ thống điểm tọa độ, điểm độ cao quân sự; hệ thống định vị dẫn đường, hệ thống dữ liệu ảnh hàng không, hệ thống dữ liệu ảnh viễn thám dùng cho quân sự;
b) Xây dựng các loại bản đồ chuyên ngành dùng cho quân sự; cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ mục đích quân sự, quốc phòng;
c) Đo đạc, khảo sát, nghiên cứu biển phục vụ mục đích quốc phòng;
d) Các hoạt động đo đạc và bản đồ khác bảo đảm cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng theo phân công của Chính phủ.
2. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm tổ chức triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ quốc phòng.
1. Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và đối tượng địa lý liên quan, thành lập theo đơn vị hành chính cấp xã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận; ở những nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thì thành lập theo đơn vị hành chính cấp huyện.
2. Nội dung đo đạc, thành lập bản đồ địa chính bao gồm:
a) Đo đạc, xác định ranh giới thửa đất và đối tượng địa lý liên quan;
b) Thu thập thông tin, dữ liệu về thửa đất và đối tượng địa lý liên quan;
c) Thành lập bản đồ địa chính;
d) Chỉnh lý biến động bản đồ địa chính;
đ) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính.
3. Việc đo đạc, thành lập bản đồ địa chính, xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
1. Bản đồ hành chính bao gồm:
a) Bản đồ hành chính Việt Nam;
b) Bản đồ hành chính cấp tỉnh;
c) Bản đồ hành chính cấp huyện.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thành lập bản đồ hành chính; tổ chức thành lập, cập nhật bản đồ hành chính Việt Nam khi có sự thay đổi liên quan đến đơn vị hành chính.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thành lập, cập nhật bản đồ hành chính cấp tỉnh, cấp huyện thuộc phạm vi quản lý khi có sự thay đổi liên quan đến đơn vị hành chính; gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường một bộ bản sao dữ liệu dạng số và một bộ bản đồ hành chính cấp tỉnh, cấp huyện in trên giấy trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày phát hành.
4. Việc thành lập bản đồ hành chính phải thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
1. Hải đồ được thành lập cho vùng nước cảng biển và luồng, tuyến hàng hải, vùng biển.
2. Nội dung đo đạc, thành lập hải đồ bao gồm:
a) Đo đạc, cập nhật tọa độ, độ sâu đáy biển, các đối tượng địa lý trên mặt biển, trong lòng biển, đáy biển;
b) Thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu về các đối tượng địa lý trên mặt biển, trong lòng biển, đáy biển;
c) Thành lập, cập nhật hải đồ;
d) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu hải đồ.
3. Việc đo đạc, thành lập hải đồ được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phù hợp tiêu chuẩn quốc tế.
4. Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện đo đạc, thành lập hải đồ vùng biển Việt Nam và liền kề.
5. Bộ Giao thông vận tải tổ chức thực hiện đo đạc, thành lập hải đồ vùng nước cảng biển và luồng, tuyến hàng hải.
6. Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan tham gia đo đạc, thành lập hải đồ theo sự phân công của Chính phủ.
1. Bản đồ hàng không dân dụng được thành lập cho khu vực bay, vùng trời sân bay, đường hàng không.
2. Nội dung đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng bao gồm:
a) Đo đạc, cập nhật tọa độ, độ cao các đối tượng địa lý trên mặt đất, trên không;
b) Thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu về các đối tượng địa lý trên mặt đất, trên không;
c) Thành lập, cập nhật bản đồ hàng không dân dụng;
d) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu bản đồ hàng không dân dụng.
3. Việc đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phù hợp tiêu chuẩn quốc tế.
4. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các Bộ có liên quan xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng; tổ chức thực hiện đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng.
1. Nội dung đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm bao gồm:
a) Đo đạc, thành lập, cập nhật bản đồ hiện trạng công trình ngầm;
b) Đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ quy hoạch không gian ngầm;
c) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu bản đồ công trình ngầm.
2. Việc đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
3. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm.
4. Chủ đầu tư khi triển khai xây dựng công trình ngầm phải tiến hành đồng thời đo đạc, thành lập bản đồ của công trình ngầm và nộp một bộ bản đồ số hiện trạng công trình ngầm cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thời hạn như sau:
a) Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày hoàn thành xây dựng công trình ngầm;
b) Định kỳ hằng năm đối với công trình ngầm phục vụ khai thác khoáng sản trong nhiều năm.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện hoạt động đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm phục vụ công tác quản lý.
1. Đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu phải thực hiện kịp thời khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ công tác dự báo, cảnh báo, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu được thực hiện theo chương trình, kế hoạch của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp kịp thời thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu để thành lập bản đồ phục vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
4. Tổ chức, cá nhân cung cấp kịp thời thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ để phục vụ cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
1. Tập bản đồ là tập hợp các bản đồ, biểu đồ, hình ảnh được thành lập theo nguyên tắc, bố cục thống nhất thể hiện điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, khu vực, quốc gia và ngành theo từng giai đoạn phát triển.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai thành lập tập bản đồ quốc gia.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai thành lập tập bản đồ của địa phương, khu vực và ngành; đo đạc, thành lập các loại bản đồ chuyên ngành khác phục vụ quản lý nhà nước.
4. Đo đạc, thành lập bản đồ chuyên ngành quy định tại khoản 9 Điều 22 của Luật này được thực hiện theo yêu cầu, nội dung, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của từng chuyên ngành và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Tổ chức, cá nhân được thành lập tập bản đồ của địa phương, khu vực, quốc gia và ngành; đo đạc, thành lập các loại bản đồ chuyên ngành quy định tại khoản 9 Điều 22 của Luật này.
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ
Điều 32. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về đo đạc và bản đồ
Việc xây dựng, công bố, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về đo đạc và bản đồ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ.
Điều 33. Kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo sử dụng trong hoạt động đo đạc và bản đồ
1. Phương tiện đo được sử dụng trong hoạt động đo đạc và bản đồ phải được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật về đo lường; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo đạc và bản đồ; tài liệu chính thức của nhà sản xuất phương tiện đo.
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo được sử dụng trong hoạt động đo đạc và bản đồ phải có đủ điều kiện, năng lực theo quy định của pháp luật về đo lường.
3. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Danh mục phương tiện đo được sử dụng trong hoạt động đo đạc và bản đồ phải được kiểm định theo đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 34. Quản lý chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ
1. Việc quản lý chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ trong sản xuất được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về đo đạc và bản đồ và thiết kế kỹ thuật được phê duyệt.
3. Sản phẩm đo đạc và bản đồ sản xuất trong nước, nhập khẩu lưu thông trên thị trường phải bảo đảm chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật.
4. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ do mình tạo ra;
b) Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về kết quả giám sát, kiểm tra chất lượng, nghiệm thu sản phẩm đo đạc và bản đồ;
c) Chủ đầu tư dự án, đề án đo đạc và bản đồ chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình quản lý.
5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ ban hành quy định, tiêu chí về chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý.
6. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ.
Việc xây dựng, công bố, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về đo đạc và bản đồ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ.
1. Phương tiện đo được sử dụng trong hoạt động đo đạc và bản đồ phải được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật về đo lường; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo đạc và bản đồ; tài liệu chính thức của nhà sản xuất phương tiện đo.
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo được sử dụng trong hoạt động đo đạc và bản đồ phải có đủ điều kiện, năng lực theo quy định của pháp luật về đo lường.
3. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Danh mục phương tiện đo được sử dụng trong hoạt động đo đạc và bản đồ phải được kiểm định theo đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Việc quản lý chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ trong sản xuất được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về đo đạc và bản đồ và thiết kế kỹ thuật được phê duyệt.
3. Sản phẩm đo đạc và bản đồ sản xuất trong nước, nhập khẩu lưu thông trên thị trường phải bảo đảm chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật.
4. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ do mình tạo ra;
b) Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về kết quả giám sát, kiểm tra chất lượng, nghiệm thu sản phẩm đo đạc và bản đồ;
c) Chủ đầu tư dự án, đề án đo đạc và bản đồ chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình quản lý.
5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ ban hành quy định, tiêu chí về chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý.
6. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ.
Điều 35. Các loại công trình hạ tầng đo đạc
1. Công trình hạ tầng đo đạc bao gồm công trình hạ tầng đo đạc cơ bản và công trình hạ tầng đo đạc chuyên ngành.
2. Công trình hạ tầng đo đạc cơ bản bao gồm:
a) Điểm gốc đo đạc quốc gia;
b) Mốc đo đạc quốc gia;
c) Trạm định vị vệ tinh quốc gia;
d) Trạm thu dữ liệu viễn thám quốc gia.
3. Công trình hạ tầng đo đạc chuyên ngành bao gồm:
a) Mốc đo đạc cơ sở chuyên ngành;
b) Trạm định vị vệ tinh chuyên ngành;
c) Trạm thu dữ liệu viễn thám chuyên ngành.
Điều 36. Xây dựng, vận hành, bảo trì công trình hạ tầng đo đạc
1. Việc xây dựng công trình hạ tầng đo đạc bằng ngân sách nhà nước phải thực hiện theo kế hoạch, nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và quy định của pháp luật.
2. Nhà nước giao đất, cho thuê đất để tổ chức, cá nhân xây dựng công trình hạ tầng đo đạc theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng, vận hành, bảo trì công trình quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 35 của Luật này; xây dựng, vận hành, bảo trì công trình quy định tại điểm d khoản 2 Điều 35 của Luật này sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng, vận hành, bảo trì công trình quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 35 của Luật này sau khi thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng, vận hành, bảo trì công trình quy định tại điểm c khoản 3 Điều 35 của Luật này sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6. Tổ chức, cá nhân được tham gia đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì công trình hạ tầng đo đạc theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Sau khi hoàn thành xây dựng mốc đo đạc, chủ đầu tư phải làm biên bản bàn giao hiện trạng mốc đo đạc kèm theo sơ đồ vị trí tại thực địa cho Ủy ban nhân dân cấp xã với sự có mặt của người sử dụng đất; bàn giao danh sách kèm theo hồ sơ vị trí mốc đo đạc cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Trước khi sử dụng mốc đo đạc, tổ chức, cá nhân phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có mốc đo đạc; trong quá trình sử dụng mốc đo đạc, phải giữ gìn, bảo vệ, không làm hư hỏng mốc đo đạc.
2. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản nơi có mốc đo đạc không được cản trở tổ chức, cá nhân sử dụng mốc đo đạc khi thực hiện hoạt động đo đạc hợp pháp.
Điều 38. Bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc, thông báo kịp thời với chính quyền địa phương hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi phát hiện công trình hạ tầng đo đạc bị hư hỏng, phá hoại hoặc có nguy cơ bị hư hỏng, phá hoại.
2. Công trình hạ tầng đo đạc được xác lập hành lang bảo vệ, quyền sử dụng đất trong hành lang bảo vệ công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc, khi xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình kiến trúc làm ảnh hưởng đến công trình hạ tầng đo đạc, chủ sở hữu công trình kiến trúc, người sử dụng đất phải báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Việc di dời hoặc phá dỡ công trình hạ tầng đo đạc do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý công trình hạ tầng đo đạc và tổ chức, cá nhân yêu cầu di dời hoặc phá dỡ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
4. Trách nhiệm bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc quy định tại các điểm a, c và d khoản 2 Điều 35 của Luật này;
b) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc thuộc phạm vi quản lý và công trình hạ tầng đo đạc quy định tại điểm b khoản 2 Điều 35 của Luật này; phối hợp bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc khác trên địa bàn;
d) Tổ chức, cá nhân tổ chức bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc do mình quản lý.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Công trình hạ tầng đo đạc bao gồm công trình hạ tầng đo đạc cơ bản và công trình hạ tầng đo đạc chuyên ngành.
2. Công trình hạ tầng đo đạc cơ bản bao gồm:
a) Điểm gốc đo đạc quốc gia;
b) Mốc đo đạc quốc gia;
c) Trạm định vị vệ tinh quốc gia;
d) Trạm thu dữ liệu viễn thám quốc gia.
3. Công trình hạ tầng đo đạc chuyên ngành bao gồm:
a) Mốc đo đạc cơ sở chuyên ngành;
b) Trạm định vị vệ tinh chuyên ngành;
c) Trạm thu dữ liệu viễn thám chuyên ngành.
1. Việc xây dựng công trình hạ tầng đo đạc bằng ngân sách nhà nước phải thực hiện theo kế hoạch, nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và quy định của pháp luật.
2. Nhà nước giao đất, cho thuê đất để tổ chức, cá nhân xây dựng công trình hạ tầng đo đạc theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng, vận hành, bảo trì công trình quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 35 của Luật này; xây dựng, vận hành, bảo trì công trình quy định tại điểm d khoản 2 Điều 35 của Luật này sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng, vận hành, bảo trì công trình quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 35 của Luật này sau khi thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng, vận hành, bảo trì công trình quy định tại điểm c khoản 3 Điều 35 của Luật này sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6. Tổ chức, cá nhân được tham gia đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì công trình hạ tầng đo đạc theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Sau khi hoàn thành xây dựng mốc đo đạc, chủ đầu tư phải làm biên bản bàn giao hiện trạng mốc đo đạc kèm theo sơ đồ vị trí tại thực địa cho Ủy ban nhân dân cấp xã với sự có mặt của người sử dụng đất; bàn giao danh sách kèm theo hồ sơ vị trí mốc đo đạc cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Trước khi sử dụng mốc đo đạc, tổ chức, cá nhân phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có mốc đo đạc; trong quá trình sử dụng mốc đo đạc, phải giữ gìn, bảo vệ, không làm hư hỏng mốc đo đạc.
2. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản nơi có mốc đo đạc không được cản trở tổ chức, cá nhân sử dụng mốc đo đạc khi thực hiện hoạt động đo đạc hợp pháp.
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc, thông báo kịp thời với chính quyền địa phương hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi phát hiện công trình hạ tầng đo đạc bị hư hỏng, phá hoại hoặc có nguy cơ bị hư hỏng, phá hoại.
2. Công trình hạ tầng đo đạc được xác lập hành lang bảo vệ, quyền sử dụng đất trong hành lang bảo vệ công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc, khi xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình kiến trúc làm ảnh hưởng đến công trình hạ tầng đo đạc, chủ sở hữu công trình kiến trúc, người sử dụng đất phải báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Việc di dời hoặc phá dỡ công trình hạ tầng đo đạc do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý công trình hạ tầng đo đạc và tổ chức, cá nhân yêu cầu di dời hoặc phá dỡ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
4. Trách nhiệm bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc quy định tại các điểm a, c và d khoản 2 Điều 35 của Luật này;
b) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc thuộc phạm vi quản lý và công trình hạ tầng đo đạc quy định tại điểm b khoản 2 Điều 35 của Luật này; phối hợp bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc khác trên địa bàn;
d) Tổ chức, cá nhân tổ chức bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc do mình quản lý.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
THÔNG TIN, DỮ LIỆU, SẢN PHẨM ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ; HẠ TẦNG DỮ LIỆU KHÔNG GIAN ĐỊA LÝ QUỐC GIA
Mục 1. THÔNG TIN, DỮ LIỆU, SẢN PHẨM ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ
Điều 39. Hệ thống thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ
1. Hệ thống thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ bao gồm:
a) Thông tin, dữ liệu, sản phẩm của hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản;
b) Thông tin, dữ liệu, sản phẩm của hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành;
c) Kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về đo đạc và bản đồ;
d) Văn bản quy phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ;
đ) Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về đo đạc và bản đồ.
2. Thông tin, dữ liệu, sản phẩm của hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản bao gồm:
a) Thông tin, dữ liệu về hệ thống các điểm gốc đo đạc quốc gia, các mạng lưới đo đạc quốc gia;
b) Hệ thống dữ liệu ảnh hàng không và hệ thống dữ liệu ảnh viễn thám;
c) Dữ liệu nền địa lý quốc gia; dữ liệu, sản phẩm bản đồ địa hình quốc gia;
d) Dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia;
đ) Dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính;
e) Dữ liệu, danh mục địa danh.
3. Thông tin, dữ liệu, sản phẩm của hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành bao gồm:
a) Thông tin, dữ liệu, sản phẩm về mạng lưới đo đạc cơ sở chuyên ngành;
b) Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ quốc phòng;
c) Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc, thành lập bản đồ địa chính;
d) Thông tin, dữ liệu, sản phẩm, thành lập bản đồ hành chính;
đ) Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc, thành lập hải đồ;
e) Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng;
g) Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm;
h) Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ phục vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
i) Thông tin, dữ liệu, sản phẩm tập bản đồ; thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ chuyên ngành khác.
Điều 40. Cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ
1. Cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ quốc gia bao gồm cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ cơ bản và cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ chuyên ngành, được xây dựng, cập nhật thống nhất trong cả nước và kết nối với Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam.
2. Cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ cơ bản được xây dựng từ thông tin, dữ liệu, sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này.
3. Cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ chuyên ngành được xây dựng từ thông tin, dữ liệu, sản phẩm quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng, vận hành, cập nhật cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ quốc gia và thực hiện nhiệm vụ sau đây:
a) Xây dựng, vận hành, cập nhật cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ cơ bản, cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý;
b) Tích hợp cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ chuyên ngành của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, vận hành, cập nhật cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý và cung cấp cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để tích hợp vào cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ quốc gia.
Điều 41. Lưu trữ, bảo mật, cung cấp, trao đổi, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ
1. Việc lưu trữ thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc lưu trữ thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý.
2. Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc danh mục bí mật nhà nước phải được bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn theo quy định của pháp luật.
3. Việc cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ được thực hiện như sau:
a) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ là tài sản công thuộc phạm vi quản lý;
b) Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ do tổ chức, cá nhân tự bảo đảm kinh phí thực hiện;
c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc, độ chính xác của thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ do mình cung cấp;
d) Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải xác nhận bản sao thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ dạng số do mình cung cấp. Bản sao thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ dạng số đã được xác nhận thì có giá trị như bản gốc;
đ) Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ được cung cấp rộng rãi bao gồm danh mục thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ; ghi chú điểm về mốc đo đạc; bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia; dữ liệu về địa giới hành chính, thủy văn, giao thông, dân cư, phủ thực vật, địa danh, bản đồ hành chính và các thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ khác không thuộc danh mục bí mật nhà nước.
4. Việc cung cấp, trao đổi thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện như sau:
a) Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ không thuộc danh mục bí mật nhà nước được cung cấp, trao đổi với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
b) Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc danh mục bí mật nhà nước được cung cấp, trao đổi với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
5. Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ được thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ phải tuân thủ quy định của pháp luật;
b) Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ sử dụng trong các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội phải có nguồn gốc rõ ràng;
c) Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc tài sản công thì phải trả chi phí theo quy định của pháp luật; trường hợp phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai thì được miễn, giảm theo quy định của pháp luật.
6. Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong quá trình khai thác, sử dụng cung cấp lại thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ mới được cập nhật cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã cung cấp.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 42. Quyền sở hữu trí tuệ đối với thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ
1. Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ được thực hiện bằng ngân sách nhà nước thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
2. Quyền tác giả đối với thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Mục 2. HẠ TẦNG DỮ LIỆU KHÔNG GIAN ĐỊA LÝ QUỐC GIA
Điều 43. Quy định chung về hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia
1. Hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia là tập hợp chính sách, thể chế, tiêu chuẩn, công nghệ, dữ liệu và nguồn lực nhằm chia sẻ, sử dụng hiệu quả dữ liệu không gian địa lý trong cả nước.
2. Hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia phải bảo đảm dữ liệu không gian địa lý được chuẩn hóa, tập hợp đầy đủ từ Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân; được cập nhật thường xuyên để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; nâng cao dân trí; thuận lợi cho cung cấp các dịch vụ công; bảo đảm khả năng kết nối liên thông với hạ tầng dữ liệu không gian địa lý các nước trong khu vực và quốc tế.
3. Việc cung cấp, trao đổi, khai thác, sử dụng dữ liệu không gian địa lý không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Điều 44. Xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia
1. Nội dung xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia bao gồm:
a) Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch triển khai thực hiện hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia;
b) Xây dựng cơ chế, chính sách, nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch triển khai thực hiện hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia;
c) Lựa chọn và phát triển công nghệ, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia;
d) Xây dựng, tích hợp dữ liệu không gian địa lý;
đ) Xây dựng, vận hành Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam và các ứng dụng, dịch vụ dữ liệu không gian địa lý.
2. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối việc xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia.
3. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định như sau:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch triển khai thực hiện hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia trình Chính phủ phê duyệt;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tích hợp dữ liệu không gian địa lý quốc gia; xây dựng, vận hành Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam.
4. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai chiến lược phát triển, kế hoạch thực hiện hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia theo thẩm quyền.
5. Tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng, phát triển dữ liệu không gian địa lý theo quy định của pháp luật.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 45. Dữ liệu không gian địa lý quốc gia
1. Dữ liệu không gian địa lý quốc gia bao gồm dữ liệu khung và dữ liệu chuyên ngành.
2. Dữ liệu khung là dữ liệu nền tảng để xây dựng dữ liệu không gian địa lý quốc gia. Dữ liệu khung bao gồm:
a) Dữ liệu về hệ thống các điểm gốc đo đạc quốc gia, các mạng lưới đo đạc quốc gia;
b) Dữ liệu nền địa lý quốc gia, dữ liệu bản đồ địa hình quốc gia;
c) Dữ liệu ảnh hàng không, dữ liệu ảnh viễn thám;
d) Dữ liệu bản đồ chuẩn biên giới quốc gia;
đ) Dữ liệu bản đồ địa giới hành chính;
e) Dữ liệu địa danh;
g) Dữ liệu quy định tại khoản 3 Điều này do Chính phủ quy định.
3. Dữ liệu chuyên ngành là dữ liệu được sử dụng chung. Dữ liệu chuyên ngành bao gồm các nhóm cơ bản sau đây:
a) Dữ liệu địa chính;
b) Dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
c) Dữ liệu bản đồ điều tra, đánh giá tài nguyên nước;
d) Dữ liệu bản đồ địa chất, khoáng sản;
e) Dữ liệu bản đồ hiện trạng rừng;
g) Dữ liệu bản đồ hiện trạng công trình ngầm;
h) Dữ liệu bản đồ hàng không dân dụng;
i) Dữ liệu hải đồ vùng nước cảng biển và luồng, tuyến hàng hải, vùng biển;
k) Dữ liệu bản đồ về phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
l) Dữ liệu bản đồ giao thông;
m) Dữ liệu bản đồ quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn;
n) Các nhóm dữ liệu bản đồ chuyên ngành khác do Chính phủ quy định bảo đảm sự đồng bộ của dữ liệu không gian địa lý quốc gia, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước theo từng giai đoạn.
4. Dữ liệu khung và dữ liệu chuyên ngành được mô tả bằng siêu dữ liệu. Siêu dữ liệu bao gồm các nhóm thông tin sau đây:
a) Phạm vi, thời gian, tổ chức, cá nhân xây dựng, cập nhật, lưu trữ dữ liệu;
b) Sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
c) Chất lượng và giá trị pháp lý của dữ liệu;
d) Phương thức truy cập, trao đổi, sử dụng dữ liệu và dịch vụ về dữ liệu không gian địa lý.
Điều 46. Dịch vụ về dữ liệu không gian địa lý quốc gia
1. Dịch vụ về dữ liệu không gian địa lý quốc gia bao gồm chia sẻ, chuyển đổi, phân tích, tích hợp, tra cứu và tải dữ liệu.
2. Các dịch vụ về dữ liệu không gian địa lý quốc gia được thực hiện thông qua Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam.
Điều 47. Sử dụng dữ liệu không gian địa lý quốc gia
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải sử dụng dữ liệu không gian địa lý quốc gia khi sử dụng ngân sách nhà nước để hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác phục vụ quản lý của Nhà nước.
2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng dữ liệu không gian địa lý quốc gia vào sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác.
Điều 48. Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam
1. Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam là cổng thông tin điện tử cho phép truy cập dữ liệu không gian địa lý quốc gia và cung cấp thông tin, dịch vụ liên quan trên môi trường mạng.
2. Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam phải được xây dựng, vận hành để bảo đảm cho tổ chức, cá nhân truy cập dễ dàng, thuận tiện; dữ liệu không gian địa lý quốc gia đã công bố phải có sẵn để sử dụng.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải kết nối dữ liệu không gian địa lý quốc gia quy định tại Điều 45 của Luật này với Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam.
Điều 49. Yêu cầu đối với xuất bản bản đồ
1. Việc xuất bản bản đồ và sản phẩm có sử dụng hình ảnh bản đồ phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về xuất bản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Xuất bản phẩm bản đồ phải thể hiện đúng chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, địa giới hành chính.
Điều 50. Hoạt động xuất bản bản đồ
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xuất bản hệ thống bản đồ địa hình quốc gia và bản đồ chuyên ngành phục vụ quản lý nhà nước theo quy định.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xuất bản các loại bản đồ phục vụ quản lý nhà nước theo quy định.
3. Tổ chức, cá nhân xuất bản sản phẩm bản đồ không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Hệ thống thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ bao gồm:
a) Thông tin, dữ liệu, sản phẩm của hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản;
b) Thông tin, dữ liệu, sản phẩm của hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành;
c) Kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về đo đạc và bản đồ;
d) Văn bản quy phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ;
đ) Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về đo đạc và bản đồ.
2. Thông tin, dữ liệu, sản phẩm của hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản bao gồm:
a) Thông tin, dữ liệu về hệ thống các điểm gốc đo đạc quốc gia, các mạng lưới đo đạc quốc gia;
b) Hệ thống dữ liệu ảnh hàng không và hệ thống dữ liệu ảnh viễn thám;
c) Dữ liệu nền địa lý quốc gia; dữ liệu, sản phẩm bản đồ địa hình quốc gia;
d) Dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia;
đ) Dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính;
e) Dữ liệu, danh mục địa danh.
3. Thông tin, dữ liệu, sản phẩm của hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành bao gồm:
a) Thông tin, dữ liệu, sản phẩm về mạng lưới đo đạc cơ sở chuyên ngành;
b) Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ quốc phòng;
c) Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc, thành lập bản đồ địa chính;
d) Thông tin, dữ liệu, sản phẩm, thành lập bản đồ hành chính;
đ) Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc, thành lập hải đồ;
e) Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng;
g) Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm;
h) Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ phục vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
i) Thông tin, dữ liệu, sản phẩm tập bản đồ; thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ chuyên ngành khác.
1. Cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ quốc gia bao gồm cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ cơ bản và cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ chuyên ngành, được xây dựng, cập nhật thống nhất trong cả nước và kết nối với Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam.
2. Cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ cơ bản được xây dựng từ thông tin, dữ liệu, sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này.
3. Cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ chuyên ngành được xây dựng từ thông tin, dữ liệu, sản phẩm quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng, vận hành, cập nhật cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ quốc gia và thực hiện nhiệm vụ sau đây:
a) Xây dựng, vận hành, cập nhật cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ cơ bản, cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý;
b) Tích hợp cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ chuyên ngành của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, vận hành, cập nhật cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý và cung cấp cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để tích hợp vào cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ quốc gia.
1. Việc lưu trữ thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc lưu trữ thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý.
2. Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc danh mục bí mật nhà nước phải được bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn theo quy định của pháp luật.
3. Việc cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ được thực hiện như sau:
a) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ là tài sản công thuộc phạm vi quản lý;
b) Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ do tổ chức, cá nhân tự bảo đảm kinh phí thực hiện;
c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc, độ chính xác của thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ do mình cung cấp;
d) Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải xác nhận bản sao thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ dạng số do mình cung cấp. Bản sao thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ dạng số đã được xác nhận thì có giá trị như bản gốc;
đ) Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ được cung cấp rộng rãi bao gồm danh mục thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ; ghi chú điểm về mốc đo đạc; bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia; dữ liệu về địa giới hành chính, thủy văn, giao thông, dân cư, phủ thực vật, địa danh, bản đồ hành chính và các thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ khác không thuộc danh mục bí mật nhà nước.
4. Việc cung cấp, trao đổi thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện như sau:
a) Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ không thuộc danh mục bí mật nhà nước được cung cấp, trao đổi với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
b) Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc danh mục bí mật nhà nước được cung cấp, trao đổi với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
5. Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ được thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ phải tuân thủ quy định của pháp luật;
b) Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ sử dụng trong các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội phải có nguồn gốc rõ ràng;
c) Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc tài sản công thì phải trả chi phí theo quy định của pháp luật; trường hợp phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai thì được miễn, giảm theo quy định của pháp luật.
6. Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong quá trình khai thác, sử dụng cung cấp lại thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ mới được cập nhật cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã cung cấp.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ được thực hiện bằng ngân sách nhà nước thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
2. Quyền tác giả đối với thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
1. Hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia là tập hợp chính sách, thể chế, tiêu chuẩn, công nghệ, dữ liệu và nguồn lực nhằm chia sẻ, sử dụng hiệu quả dữ liệu không gian địa lý trong cả nước.
2. Hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia phải bảo đảm dữ liệu không gian địa lý được chuẩn hóa, tập hợp đầy đủ từ Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân; được cập nhật thường xuyên để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; nâng cao dân trí; thuận lợi cho cung cấp các dịch vụ công; bảo đảm khả năng kết nối liên thông với hạ tầng dữ liệu không gian địa lý các nước trong khu vực và quốc tế.
3. Việc cung cấp, trao đổi, khai thác, sử dụng dữ liệu không gian địa lý không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
1. Nội dung xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia bao gồm:
a) Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch triển khai thực hiện hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia;
b) Xây dựng cơ chế, chính sách, nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch triển khai thực hiện hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia;
c) Lựa chọn và phát triển công nghệ, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia;
d) Xây dựng, tích hợp dữ liệu không gian địa lý;
đ) Xây dựng, vận hành Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam và các ứng dụng, dịch vụ dữ liệu không gian địa lý.
2. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối việc xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia.
3. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định như sau:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch triển khai thực hiện hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia trình Chính phủ phê duyệt;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tích hợp dữ liệu không gian địa lý quốc gia; xây dựng, vận hành Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam.
4. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai chiến lược phát triển, kế hoạch thực hiện hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia theo thẩm quyền.
5. Tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng, phát triển dữ liệu không gian địa lý theo quy định của pháp luật.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Dữ liệu không gian địa lý quốc gia bao gồm dữ liệu khung và dữ liệu chuyên ngành.
2. Dữ liệu khung là dữ liệu nền tảng để xây dựng dữ liệu không gian địa lý quốc gia. Dữ liệu khung bao gồm:
a) Dữ liệu về hệ thống các điểm gốc đo đạc quốc gia, các mạng lưới đo đạc quốc gia;
b) Dữ liệu nền địa lý quốc gia, dữ liệu bản đồ địa hình quốc gia;
c) Dữ liệu ảnh hàng không, dữ liệu ảnh viễn thám;
d) Dữ liệu bản đồ chuẩn biên giới quốc gia;
đ) Dữ liệu bản đồ địa giới hành chính;
e) Dữ liệu địa danh;
g) Dữ liệu quy định tại khoản 3 Điều này do Chính phủ quy định.
3. Dữ liệu chuyên ngành là dữ liệu được sử dụng chung. Dữ liệu chuyên ngành bao gồm các nhóm cơ bản sau đây:
a) Dữ liệu địa chính;
b) Dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
c) Dữ liệu bản đồ điều tra, đánh giá tài nguyên nước;
d) Dữ liệu bản đồ địa chất, khoáng sản;
e) Dữ liệu bản đồ hiện trạng rừng;
g) Dữ liệu bản đồ hiện trạng công trình ngầm;
h) Dữ liệu bản đồ hàng không dân dụng;
i) Dữ liệu hải đồ vùng nước cảng biển và luồng, tuyến hàng hải, vùng biển;
k) Dữ liệu bản đồ về phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
l) Dữ liệu bản đồ giao thông;
m) Dữ liệu bản đồ quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn;
n) Các nhóm dữ liệu bản đồ chuyên ngành khác do Chính phủ quy định bảo đảm sự đồng bộ của dữ liệu không gian địa lý quốc gia, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước theo từng giai đoạn.
4. Dữ liệu khung và dữ liệu chuyên ngành được mô tả bằng siêu dữ liệu. Siêu dữ liệu bao gồm các nhóm thông tin sau đây:
a) Phạm vi, thời gian, tổ chức, cá nhân xây dựng, cập nhật, lưu trữ dữ liệu;
b) Sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
c) Chất lượng và giá trị pháp lý của dữ liệu;
d) Phương thức truy cập, trao đổi, sử dụng dữ liệu và dịch vụ về dữ liệu không gian địa lý.
1. Dịch vụ về dữ liệu không gian địa lý quốc gia bao gồm chia sẻ, chuyển đổi, phân tích, tích hợp, tra cứu và tải dữ liệu.
2. Các dịch vụ về dữ liệu không gian địa lý quốc gia được thực hiện thông qua Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải sử dụng dữ liệu không gian địa lý quốc gia khi sử dụng ngân sách nhà nước để hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác phục vụ quản lý của Nhà nước.
2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng dữ liệu không gian địa lý quốc gia vào sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác.
1. Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam là cổng thông tin điện tử cho phép truy cập dữ liệu không gian địa lý quốc gia và cung cấp thông tin, dịch vụ liên quan trên môi trường mạng.
2. Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam phải được xây dựng, vận hành để bảo đảm cho tổ chức, cá nhân truy cập dễ dàng, thuận tiện; dữ liệu không gian địa lý quốc gia đã công bố phải có sẵn để sử dụng.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải kết nối dữ liệu không gian địa lý quốc gia quy định tại Điều 45 của Luật này với Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam.
1. Việc xuất bản bản đồ và sản phẩm có sử dụng hình ảnh bản đồ phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về xuất bản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Xuất bản phẩm bản đồ phải thể hiện đúng chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, địa giới hành chính.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xuất bản hệ thống bản đồ địa hình quốc gia và bản đồ chuyên ngành phục vụ quản lý nhà nước theo quy định.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xuất bản các loại bản đồ phục vụ quản lý nhà nước theo quy định.
3. Tổ chức, cá nhân xuất bản sản phẩm bản đồ không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ; QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ
Điều 51. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
1. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cấp cho tổ chức kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ thuộc Danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép theo quy định của Chính phủ.
2. Mỗi tổ chức được cấp một giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho một hoặc một số nội dung kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ thuộc Danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ có giá trị trong cả nước, có thời hạn ít nhất là 05 năm và được gia hạn.
Giấy phép cấp cho nhà thầu nước ngoài phải thể hiện địa bàn hoạt động và có thời hạn theo thời gian thực hiện nội dung về đo đạc và bản đồ trong gói thầu.
3. Tổ chức trong nước và nhà thầu nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 52 của Luật này.
4. Nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ được bổ sung vào giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đã được cấp khi tổ chức có nhu cầu và có đủ điều kiện.
5. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ được cấp lại trong trường hợp bị mất; cấp đổi trong trường hợp bị rách nát, hư hỏng không thể sử dụng được hoặc khi tổ chức có yêu cầu thay đổi thông tin được ghi trong giấy phép.
6. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép;
b) Giả mạo nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép;
c) Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đo đạc và bản đồ quy định tại các khoản 1, 4, 6 và 7 Điều 6 của Luật này;
d) Không bảo đảm được các điều kiện theo quy định tại Điều 52 của Luật này và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tái phạm;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
7. Cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, bổ sung, cấp lại, cấp đổi, thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
8. Chính phủ quy định thời hạn, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, bổ sung, cấp lại, cấp đổi, thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
Điều 52. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
1. Tổ chức được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp có chức năng, nhiệm vụ hoạt động đo đạc và bản đồ;
b) Người phụ trách kỹ thuật về đo đạc và bản đồ phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành về đo đạc và bản đồ; có thời gian hoạt động thực tế ít nhất là 05 năm phù hợp với ít nhất một nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ của tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoặc có chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I quy định tại Điều 53 của Luật này; không được đồng thời là người phụ trách kỹ thuật về đo đạc và bản đồ của tổ chức khác;
c) Có số lượng nhân viên kỹ thuật được đào tạo về đo đạc và bản đồ đáp ứng yêu cầu thực hiện các nội dung đề nghị cấp giấy phép theo quy định của Chính phủ;
d) Có phương tiện, thiết bị, công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với quy định trong định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc và bản đồ để thực hiện một sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc nội dung đề nghị cấp giấy phép.
2. Nhà thầu nước ngoài được cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư, trong đó có hoạt động đo đạc và bản đồ;
b) Có lực lượng kỹ thuật, phương tiện, thiết bị, công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với hồ sơ dự thầu đã trúng thầu hoặc hồ sơ được chọn thầu.
Điều 53. Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ
1. Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều này và có giá trị trong cả nước.
2. Mỗi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ cấp cho một hoặc một số nội dung hành nghề theo Danh mục hành nghề đo đạc và bản đồ; công dân Việt Nam hành nghề đo đạc và bản đồ độc lập phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc thực hiện; chứng chỉ có thời hạn ít nhất là 05 năm và được gia hạn.
3. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
b) Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
c) Đã qua sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
4. Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ được phân thành 02 hạng sau đây:
a) Hạng I được cấp cho cá nhân có trình độ từ đại học trở lên, có thời gian ít nhất là 05 năm liên tục tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ và đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Hạng II được cấp cho cá nhân có trình độ từ đại học trở lên, có thời gian ít nhất là 02 năm liên tục tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ; cá nhân có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng, có thời gian ít nhất là 03 năm liên tục tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ và đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Thẩm quyền sát hạch, cấp, gia hạn, cấp lại, cấp đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ được quy định như sau:
a) Cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường sát hạch, cấp, gia hạn, cấp lại, cấp đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I;
b) Cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sát hạch, cấp, gia hạn, cấp lại, cấp đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng II.
6. Việc thừa nhận chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ giữa Việt Nam với các nước được thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
7. Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ được cấp lại trong trường hợp bị mất; cấp đổi trong trường hợp bị rách nát, hư hỏng không thể sử dụng được hoặc khi cá nhân có yêu cầu thay đổi thông tin trong chứng chỉ.
8. Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ bị thu hồi trong trường hợp người được cấp chứng chỉ hành nghề thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đo đạc và bản đồ quy định tại Điều 6 của Luật này.
9. Chính phủ ban hành Danh mục hành nghề đo đạc và bản đồ; quy định về việc sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật; quy định thời hạn, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại, cấp đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ.
Điều 54. Thông tin về tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ
1. Thông tin về tổ chức được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Thông tin về tổ chức được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thông tin về cá nhân được cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Chính phủ quy định nội dung, thời điểm đăng tải thông tin về tổ chức được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ.
Điều 55. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ
1. Tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ có quyền sau đây:
a) Hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của Luật này;
b) Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về đo đạc và bản đồ;
c) Hợp tác về đo đạc và bản đồ với tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài theo quy định của pháp luật;
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ có nghĩa vụ sau đây:
a) Báo cáo theo quy định của Chính phủ;
b) Chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kiểm tra, thanh tra;
c) Tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 56. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân hành nghề độc lập về đo đạc và bản đồ
1. Cá nhân hành nghề độc lập về đo đạc và bản đồ có quyền sau đây:
a) Hành nghề đo đạc và bản đồ theo quy định của Luật này;
b) Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về đo đạc và bản đồ;
c) Hợp tác về đo đạc và bản đồ với tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài theo quy định của pháp luật;
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân hành nghề độc lập về đo đạc và bản đồ có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kiểm tra, thanh tra;
b) Tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cấp cho tổ chức kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ thuộc Danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép theo quy định của Chính phủ.
2. Mỗi tổ chức được cấp một giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho một hoặc một số nội dung kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ thuộc Danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ có giá trị trong cả nước, có thời hạn ít nhất là 05 năm và được gia hạn.
Giấy phép cấp cho nhà thầu nước ngoài phải thể hiện địa bàn hoạt động và có thời hạn theo thời gian thực hiện nội dung về đo đạc và bản đồ trong gói thầu.
3. Tổ chức trong nước và nhà thầu nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 52 của Luật này.
4. Nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ được bổ sung vào giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đã được cấp khi tổ chức có nhu cầu và có đủ điều kiện.
5. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ được cấp lại trong trường hợp bị mất; cấp đổi trong trường hợp bị rách nát, hư hỏng không thể sử dụng được hoặc khi tổ chức có yêu cầu thay đổi thông tin được ghi trong giấy phép.
6. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép;
b) Giả mạo nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép;
c) Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đo đạc và bản đồ quy định tại các khoản 1, 4, 6 và 7 Điều 6 của Luật này;
d) Không bảo đảm được các điều kiện theo quy định tại Điều 52 của Luật này và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tái phạm;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
7. Cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, bổ sung, cấp lại, cấp đổi, thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
8. Chính phủ quy định thời hạn, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, bổ sung, cấp lại, cấp đổi, thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
1. Tổ chức được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp có chức năng, nhiệm vụ hoạt động đo đạc và bản đồ;
b) Người phụ trách kỹ thuật về đo đạc và bản đồ phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành về đo đạc và bản đồ; có thời gian hoạt động thực tế ít nhất là 05 năm phù hợp với ít nhất một nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ của tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoặc có chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I quy định tại Điều 53 của Luật này; không được đồng thời là người phụ trách kỹ thuật về đo đạc và bản đồ của tổ chức khác;
c) Có số lượng nhân viên kỹ thuật được đào tạo về đo đạc và bản đồ đáp ứng yêu cầu thực hiện các nội dung đề nghị cấp giấy phép theo quy định của Chính phủ;
d) Có phương tiện, thiết bị, công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với quy định trong định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc và bản đồ để thực hiện một sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc nội dung đề nghị cấp giấy phép.
2. Nhà thầu nước ngoài được cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư, trong đó có hoạt động đo đạc và bản đồ;
b) Có lực lượng kỹ thuật, phương tiện, thiết bị, công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với hồ sơ dự thầu đã trúng thầu hoặc hồ sơ được chọn thầu.
1. Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều này và có giá trị trong cả nước.
2. Mỗi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ cấp cho một hoặc một số nội dung hành nghề theo Danh mục hành nghề đo đạc và bản đồ; công dân Việt Nam hành nghề đo đạc và bản đồ độc lập phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc thực hiện; chứng chỉ có thời hạn ít nhất là 05 năm và được gia hạn.
3. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
b) Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
c) Đã qua sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
4. Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ được phân thành 02 hạng sau đây:
a) Hạng I được cấp cho cá nhân có trình độ từ đại học trở lên, có thời gian ít nhất là 05 năm liên tục tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ và đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Hạng II được cấp cho cá nhân có trình độ từ đại học trở lên, có thời gian ít nhất là 02 năm liên tục tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ; cá nhân có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng, có thời gian ít nhất là 03 năm liên tục tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ và đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Thẩm quyền sát hạch, cấp, gia hạn, cấp lại, cấp đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ được quy định như sau:
a) Cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường sát hạch, cấp, gia hạn, cấp lại, cấp đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I;
b) Cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sát hạch, cấp, gia hạn, cấp lại, cấp đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng II.
6. Việc thừa nhận chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ giữa Việt Nam với các nước được thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
7. Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ được cấp lại trong trường hợp bị mất; cấp đổi trong trường hợp bị rách nát, hư hỏng không thể sử dụng được hoặc khi cá nhân có yêu cầu thay đổi thông tin trong chứng chỉ.
8. Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ bị thu hồi trong trường hợp người được cấp chứng chỉ hành nghề thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đo đạc và bản đồ quy định tại Điều 6 của Luật này.
9. Chính phủ ban hành Danh mục hành nghề đo đạc và bản đồ; quy định về việc sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật; quy định thời hạn, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại, cấp đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ.
1. Thông tin về tổ chức được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Thông tin về tổ chức được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thông tin về cá nhân được cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Chính phủ quy định nội dung, thời điểm đăng tải thông tin về tổ chức được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ.
1. Tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ có quyền sau đây:
a) Hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của Luật này;
b) Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về đo đạc và bản đồ;
c) Hợp tác về đo đạc và bản đồ với tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài theo quy định của pháp luật;
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ có nghĩa vụ sau đây:
a) Báo cáo theo quy định của Chính phủ;
b) Chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kiểm tra, thanh tra;
c) Tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Cá nhân hành nghề độc lập về đo đạc và bản đồ có quyền sau đây:
a) Hành nghề đo đạc và bản đồ theo quy định của Luật này;
b) Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về đo đạc và bản đồ;
c) Hợp tác về đo đạc và bản đồ với tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài theo quy định của pháp luật;
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân hành nghề độc lập về đo đạc và bản đồ có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kiểm tra, thanh tra;
b) Tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ
Điều 57. Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ và cơ quan ngang Bộ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ trong cả nước.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ trong cả nước và có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án về đo đạc và bản đồ;
b) Xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về đo đạc và bản đồ cơ bản, đo đạc và bản đồ chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý, gửi Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và công bố;
c) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật về đo đạc và bản đồ;
d) Tổ chức triển khai các nhiệm vụ về đo đạc và bản đồ theo quy định của Luật này;
đ) Xây dựng, quản lý, vận hành công trình hạ tầng đo đạc thuộc phạm vi quản lý;
e) Chủ trì tổ chức triển khai xây dựng và quản lý hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia;
g) Quản lý chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ; quản lý chất lượng phương tiện đo được sử dụng trong hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật;
h) Thẩm định về sự cần thiết, phạm vi, giải pháp kỹ thuật công nghệ của nội dung đo đạc và bản đồ trong các chương trình, dự án, nhiệm vụ có sử dụng ngân sách trung ương do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thực hiện; thẩm định dự án, nhiệm vụ đo đạc và bản đồ cơ bản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện;
i) Quản lý, lưu trữ, cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ;
k) Quản lý việc cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ, giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ của tổ chức, cá nhân trong cả nước;
l) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đo đạc và bản đồ theo thẩm quyền;
m) Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ;
n) Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực về đo đạc và bản đồ;
o) Chủ trì, phối hợp hoạt động hợp tác quốc tế về đo đạc và bản đồ;
p) Hằng năm, báo cáo Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ trong cả nước.
3. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì xây dựng, trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ quốc phòng;
b) Quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ quốc phòng;
c) Quản lý, vận hành công trình hạ tầng đo đạc phục vụ quốc phòng; quản lý, bảo mật thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ bảo đảm cho quốc phòng, an ninh;
d) Quản lý, giám sát hoạt động bay chụp ảnh, thu nhận dữ liệu ảnh hàng không phục vụ mục đích đo đạc và bản đồ; giám sát hoạt động đo đạc và bản đồ trong khu vực quản lý của Bộ Quốc phòng;
đ) Cung cấp thông tin, dữ liệu cho các cơ quan, tổ chức phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện nhiệm vụ đo đạc và bản đồ khác do Chính phủ giao;
g) Hằng năm, báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
4. Bộ, cơ quan ngang Bộ khác có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về đo đạc và bản đồ chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý, gửi Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, công bố và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện;
b) Quản lý, tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Tổ chức triển khai xây dựng và quản lý hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia theo thẩm quyền;
d) Quản lý, lưu trữ, cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý;
đ) Hằng năm, báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
Điều 58. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý; ban hành văn bản theo thẩm quyền; chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ về đo đạc và bản đồ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi tình hình thi hành pháp luật về đo đạc và bản đồ trên địa bàn;
b) Quản lý công trình hạ tầng đo đạc theo phân cấp;
c) Tổ chức triển khai xây dựng và quản lý hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia và cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý;
d) Quản lý chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý;
đ) Quản lý lưu trữ, cung cấp, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý;
e) Quản lý việc cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ; quản lý tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn;
g) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đo đạc và bản đồ theo thẩm quyền;
h) Hằng năm, báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật về đo đạc và bản đồ trên địa bàn;
b) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đo đạc và bản đồ theo thẩm quyền;
c) Tham gia quản lý mốc đo đạc theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ khác theo phân cấp hoặc ủy quyền của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quy định tại các điểm a, b và d khoản 2 Điều này trên địa bàn;
b) Bảo vệ mốc đo đạc theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 59. Thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ
1. Thanh tra về đo đạc và bản đồ được quy định như sau:
a) Thanh tra tài nguyên và môi trường thực hiện thanh tra chuyên ngành về đo đạc và bản đồ;
b) Đối tượng thanh tra về đo đạc và bản đồ là tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ;
c) Việc thanh tra về đo đạc và bản đồ được thực hiện theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về thanh tra và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Xử lý vi phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ theo thẩm quyền;
b) Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ trong cả nước.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ trong cả nước và có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án về đo đạc và bản đồ;
b) Xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về đo đạc và bản đồ cơ bản, đo đạc và bản đồ chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý, gửi Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và công bố;
c) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật về đo đạc và bản đồ;
d) Tổ chức triển khai các nhiệm vụ về đo đạc và bản đồ theo quy định của Luật này;
đ) Xây dựng, quản lý, vận hành công trình hạ tầng đo đạc thuộc phạm vi quản lý;
e) Chủ trì tổ chức triển khai xây dựng và quản lý hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia;
g) Quản lý chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ; quản lý chất lượng phương tiện đo được sử dụng trong hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật;
h) Thẩm định về sự cần thiết, phạm vi, giải pháp kỹ thuật công nghệ của nội dung đo đạc và bản đồ trong các chương trình, dự án, nhiệm vụ có sử dụng ngân sách trung ương do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thực hiện; thẩm định dự án, nhiệm vụ đo đạc và bản đồ cơ bản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện;
i) Quản lý, lưu trữ, cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ;
k) Quản lý việc cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ, giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ của tổ chức, cá nhân trong cả nước;
l) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đo đạc và bản đồ theo thẩm quyền;
m) Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ;
n) Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực về đo đạc và bản đồ;
o) Chủ trì, phối hợp hoạt động hợp tác quốc tế về đo đạc và bản đồ;
p) Hằng năm, báo cáo Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ trong cả nước.
3. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì xây dựng, trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ quốc phòng;
b) Quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ quốc phòng;
c) Quản lý, vận hành công trình hạ tầng đo đạc phục vụ quốc phòng; quản lý, bảo mật thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ bảo đảm cho quốc phòng, an ninh;
d) Quản lý, giám sát hoạt động bay chụp ảnh, thu nhận dữ liệu ảnh hàng không phục vụ mục đích đo đạc và bản đồ; giám sát hoạt động đo đạc và bản đồ trong khu vực quản lý của Bộ Quốc phòng;
đ) Cung cấp thông tin, dữ liệu cho các cơ quan, tổ chức phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện nhiệm vụ đo đạc và bản đồ khác do Chính phủ giao;
g) Hằng năm, báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
4. Bộ, cơ quan ngang Bộ khác có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về đo đạc và bản đồ chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý, gửi Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, công bố và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện;
b) Quản lý, tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Tổ chức triển khai xây dựng và quản lý hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia theo thẩm quyền;
d) Quản lý, lưu trữ, cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý;
đ) Hằng năm, báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý; ban hành văn bản theo thẩm quyền; chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ về đo đạc và bản đồ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi tình hình thi hành pháp luật về đo đạc và bản đồ trên địa bàn;
b) Quản lý công trình hạ tầng đo đạc theo phân cấp;
c) Tổ chức triển khai xây dựng và quản lý hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia và cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý;
d) Quản lý chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý;
đ) Quản lý lưu trữ, cung cấp, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý;
e) Quản lý việc cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ; quản lý tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn;
g) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đo đạc và bản đồ theo thẩm quyền;
h) Hằng năm, báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật về đo đạc và bản đồ trên địa bàn;
b) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đo đạc và bản đồ theo thẩm quyền;
c) Tham gia quản lý mốc đo đạc theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ khác theo phân cấp hoặc ủy quyền của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quy định tại các điểm a, b và d khoản 2 Điều này trên địa bàn;
b) Bảo vệ mốc đo đạc theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Thanh tra về đo đạc và bản đồ được quy định như sau:
a) Thanh tra tài nguyên và môi trường thực hiện thanh tra chuyên ngành về đo đạc và bản đồ;
b) Đối tượng thanh tra về đo đạc và bản đồ là tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ;
c) Việc thanh tra về đo đạc và bản đồ được thực hiện theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về thanh tra và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Xử lý vi phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ theo thẩm quyền;
b) Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
Điều 61. Điều khoản chuyển tiếp
1. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn ghi trên giấy phép.
2. Tổ chức đã được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành nếu có nhu cầu bổ sung nội dung hoạt động hoặc gia hạn giấy phép thì đề nghị cấp giấy phép theo quy định của Luật này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận để giải quyết theo thủ tục hành chính về đo đạc và bản đồ trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận.
4. Quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về đo đạc và bản đồ được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không trái với quy định của Luật này thì tiếp tục được áp dụng cho đến khi bị bãi bỏ hoặc thay thế.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
1. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn ghi trên giấy phép.
2. Tổ chức đã được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành nếu có nhu cầu bổ sung nội dung hoạt động hoặc gia hạn giấy phép thì đề nghị cấp giấy phép theo quy định của Luật này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận để giải quyết theo thủ tục hành chính về đo đạc và bản đồ trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận.
4. Quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về đo đạc và bản đồ được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không trái với quy định của Luật này thì tiếp tục được áp dụng cho đến khi bị bãi bỏ hoặc thay thế.
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
Law No.27/2018/QH14 |
Hanoi, June 14, 2018 |
Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
The National Assembly promulgates the Law on Topographic and Cartographic.
This Law provides for fundamental and specialized topographic and cartographic activities, quality of topographic and cartographic products, topographic infrastructure works, topographic and cartographic information, data and products, national geographical space data infrastructure, conditions for providing topographic and cartographic services, rights and obligations of organizations and individuals engaged in topographic and cartographic activities and state management in topography and cartography.
This Law applies to agencies, organizations and individuals engaged in topographic and cartographic activities, use of topographic and cartographic information, data and products or other activities relating to topography and cartography within the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
For the purpose of this Law, the terms below shall be construed as follows:
1. “geographical subject” means any object or phenomenon in the real world or description of any object or phenomenon that does not exist in the real world defined at a geographical location on the earth surface, under the ground, in the water, at the bottom water or in the space.
2. “topography” means receiving and processing information and data to determine location, shape, size and attribute information of geographical subjects.
3. “cartography” means a general model showing geographical subjects on a fixed scale under certain mathematic rules through a system of signs based upon the results of processing information and data collected from the survey.
4. “topographic and cartographic activities” means surveying geographical subjects, constructing and operating topographic infrastructure works and geographical database, mapping and creating other topographic and cartographic products. Topographic and cartographic activities include fundamental and specialized topographic and cartographic activities.
5. “topographic marker” means a fixed marker established on the earth surface in consistent with technical restrictions presenting the topographic point. “world coordinate system” means a mathematical coordinate system in the space and on the plane developed in a specified time and used popularly over the world to present the topographic and cartographic results.
8. “national elevation system” means an elevation system developed in a specified time and used uniformly nationwide to determine the elevation of geographical subjects.
9. “national gravity system” means a gravity system developed in a specified time and used uniformly nationwide to determine the gravity of Earth within territory of the Socialist Republic of Vietnam.
10. “national satellite positioning station” means a fixed station located on the ground used to receive satellite positioning signals, process and transmit information serving topographic and cartographic activities.
11. “protective corridor of topographic infrastructure works” means necessary space or area on earth surface, under the ground, on water surface or under the water ensuring that topographic infrastructure works operate in compliance with technical standards and regulations.
12. “topographic map” means a map showing topographic relief and place names that is drawn under coordinate and elevation systems on a specified scale.
13. “national topographical map system” means a collection of topographic maps of mainland, islands, archipelagoes and topographic maps of seabed that are drawn in compliance with national technical standards and regulations on a prescribed scale under the national coordinate system and national elevation system and used uniformly nationwide.
14. “geographical space data” means data on geographical locations and attribute of geographical subjects.
15. “geographical background data” means geographical space data used as the basis for setting up other space data.
16. “geographical database” means a systematic collection of geographical space data.
17. “place name” means name of a geographical subject in the real world attached to a specified geographical location.
18. “boundary map” means a map showing national boundaries on land, under the ground and in the space which are determined in accordance with international agreement to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory or regulations in Vietnam Laws.
19. “administrative map” means a map showing territorial division according to administrative units.
20. “standard map of national boundaries” means a map drawn under the national coordinate system and national elevation system.
21. “nautical chart” means a map showing the depth of the ocean, terrains, place names and information regarding maritime activities and other activities on the sea.
22. “civil aviation map” means a map showing terrains, place names and information relating to civil aviation activities.
23. “map of underground works” means a map showing the planning, region division and status quo of works under the ground or under the water.
24. “map publications” mean published maps or map publications containing map photos in any form.
Article 4. Fundamental rules of topographic and cartographic activities
1. Topographic and cartographic activities must ensure sovereignty of the country, territorial integrity, national defense, security, order and social safety, satisfy international integration requirement and comply with international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory as well as timely apply science and technology advances.
2. Topographic and cartographic information, data and products must be timely, sufficiently and accurately updated and provided meeting requirement for socio-economic development, national defense and security, management of resources and environment, preventing and fighting against natural disasters, rescuing and dealing with climate change as well as broadening people’s knowledge.
3. Topographic infrastructure works, topographic and cartographic information, data and products must be managed and protected in accordance with provisions in herein and other relevant law provisions; topographic infrastructure works , topographic and cartographic information, data and products that are made by using state budget are considered public properties and must be commonly used and inherited.
4. Information, data and products from fundamental topographic and cartographic activities must be used in specialized topographic and cartographic activities.
5. A database of fundamental topography and cartography must be used as foundation for setting up national geographical space data.
Article 5. State policy on topography and cartography
1. Invest in development of topographic and cartographic activities with the aim of meeting requirements for state management and socio-economic development as well as ensuring national defense and security.
2. Prioritize investment in topographic and cartographic activities serving the work of preventing, fighting against natural disasters, rescuing and dealing with climate change, develop and apply national geographical space data infrastructure, study, apply and develop modern and advanced technologies for topography and cartography .
3. Encourage organizations and individuals to invest in or study and apply high technology and science, advanced and modern technologies, train and develop highly qualified human resources for topography and cartography.
4. Enable organizations and individuals to get access to or use topographic and cartographic information, data and products and national geographical space data infrastructure and participate in topographic and cartographic activities.
Article 6. Prohibited acts in topographic and cartographic activities
1. Counterfeiting or falsifying topographic and cartographic data or results
2. Destroying or damaging topographic infrastructure works, infringing the protective corridor of topographic infrastructure works
3. Carrying out topographic and cartographic activities when failing to satisfy requirements prescribed in laws
4. Publishing and circulating topographic and cartographic products, map publications related to sovereignty of the country that fail to show or improperly show national sovereignty and boundaries.
5. Obstructing legal topographic and cartographic activities performed by agencies, organizations and individuals
6. Making use of topographic and cartographic activities to harm benefits of people and country, juridical rights and benefits of organizations and individuals
7. Disseminating or revealing topographic and cartographic information, data and products in the list of State secrets.
Article 7. Science and technology activities regarding topography and cartography
1. Science and technology activities regarding topography and cartography shall be carried out in accordance with provisions herein and provisions of the Law on Science and Technology.
2. State-prioritized science and technology activities regarding topography and cartography include:
a) research on scientific bases for building of regulatory and institutional framework and the law on topography and cartography;
b) research on development, application and transfer of high, advanced and modern technologies in fundamental and specialized topographic and cartographic activities for national defense, security, preventing and fighting against natural disaster, rescuing and dealing with environmental incidents as well as climate change;
c) research on development of national geographical space data infrastructure;
d) fundamental research on Earth using modern and advanced topographic and cartographic methods
3. Encourage and enable organizations and individuals to carry out science and technology activities prescribed in clause 2 in this Article.
Article 8. International cooperation in topography and cartography
1. Principles for international cooperation in topography and cartography include:
a) Respect independence, sovereignty and territorial integrity;
b) Comply with international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory and provisions of Vietnam Laws;
c) Ensure equality and mutual benefits
2. Basic matters of international cooperation in topography and cartography include:
a) Signing and executing international contracts or agreements for topography and cartography;
b) Running international cooperation programs or projects;
c) Exchanging experts and training human resources for topography and cartography;
d) Conducting science research, applying and transferring topographic and cartographic technologies;
dd) Exchanging topographic and cartographic information, data and products;
e) Holding or participating in international conferences, seminars or negotiations
Article 9. Finance for topographic and cartographic activities
1. State management in topographic and cartographic activities by ministries, ministerial agencies and Governmental agencies, building and development of national geographical space data infrastructure shall be funded by central government budget.
2. State management in topographic and cartographic activities by People’s Committees of all levels, building and development of national geographical space data infrastructure under local management shall be funded by local government budget.
3. Topographic and cartographic activities carried out by organizations and individuals satisfying their own demands shall be funded by those organizations and individuals themselves.
FUNDAMENTAL TOPOGRAPHIC AND CARTOGRAPHIC ACTIVITIES
Article 10. Fundamental topographic and cartographic matters
1. Establishing national original topographic data system, national coordinate system, national elevation system and national gravity system
2. Establishing a data system of national topographic nets
3. Establishing aerial photo data system and remote sensing photo data system
4. Establishing, operating and updating national geographical background database, establishing and updating national topographic map system
5. Surveying and mapping national boundaries
6. Surveying and mapping administrative boundaries
7. Standardizing place names
8. Establishing and operating fundamental topographic infrastructure works
Article 11. National original topographic data system, national coordinate system, national elevation system and national gravity system
1. National original topographic data system includes original data on national coordinate system, national elevation system, national gravity system and national depth that are uniformly determined nationwide in accordance with national technical regulations. Each national original topographic data is attached to a point with a fixed and permanent marker called national original topographic point.
2. National coordinate system, national elevation system, national gravity system and national depth are used to present the results of topography and cartography within territory of the Socialist Republic of Vietnam.
3. The world coordinate system shall be used in accordance with provisions in international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall develop and submit national original topographic data system, national coordinate system, national elevation system and national gravity system to be used uniformly nationwide to the Prime Minister for publication, establish and publish converting parameters between national coordinate system and the world coordinate system.
Article 12. Data system of national topographic nets
1. A data system of national topographic nets includes data on national coordinate net, national elevation net, national gravity net and national net of satellite positioning stations that are established and used to carry out topographic and cartographic activities throughout the country.
2. The data system of national topographic nets shall be established in accordance with national technical regulations. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take responsibility to establish and publish data on national topographic nets to be used uniformly nationwide.
3. This Article shall be elaborated by the Government.
1. Aerial photo data is collected from the aircraft. The collection of aerial photo data must be approved by ministries, ministerial agencies, Governmental agencies or People’s Committees of provinces, as authorized, before the collection for preventing cliché; aerial photo data may not be collected if appropriate data is available.
2. Civil aviation for the purpose of collecting aerial photo data shall be managed in accordance with provisions of the Law on Civil Aviation.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall prepare and launch an aerial photography plan under management of ministries and develop an aerial photo database within the country.
4. The Ministry of National Defense shall prepare and launch an aerial photography plan for national defense, security and other purposes as assigned by the Government.
5. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and People's Committees of provinces shall prepare and launch the aerial photography plan upon the agreement with the Ministry of Natural Resources and Environment and provide the Ministry of Natural Resources and Environment with a copy of aerial photo data within 15 days from the day on which such plan is implemented.
Article 14. Remote sensing photo data
1. Remote sensing photo data is collected from the remote sensing satellite through the remote sensing data collecting station and remote sensing satellite control station of Vietnam and from foreign sources and stored, processed as well as provided for common use.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall preside over the collection, processing and provision of remote sensing photo data and establish a national remote sensing photo database.
3. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and People's Committees of provinces shall send requirements for use of remote sensing photo data to the Ministry of Natural Resources and Environment to reach an agreement on data collection.
4. This Article shall be elaborated by the Government.
Article 15. National geographical background database and national topographic map system
1. National geographical background database and national topographic map system shall be established uniformly throughout the country.
2. National geographical background database and national topographic map system include:
a) National geographical background database and national topographic maps on the large scale of 1:2.000, 1:5.000 and 1:10.000;
b) National geographical background database and national topographic maps on the medium scale of 1:25.000, 1:50.000 and 1:100.000;
c) National geographical background database and national topographic maps on the small scale of 1:250.000, 1:500.000 and 1:1.000.000
3. National geographical background database and national topographic maps of the mainland on the scale of 1:2.000 and 1:5.000 are made for urban area, urban development area, specific functional area and area requiring regional division planning and rural planning while national geographical background database and national topographic maps on the scale of 1:10.000 and smaller are made covering the mainland of Vietnam.
4. National geographical background database, national topographic maps and topographic maps of the seabed on the large scale are made for islands, archipelagoes, estuaries and seaports. National geographical background database and national topographic maps of the seabed on the medium scale are made covering the internal water and territorial sea. National geographical background database and national topographic maps of the seabed on the small scale are made covering Vietnam’s sea areas.
Article 16. Establishing, operating and updating national geographical background database and establishing and updating national topographic map system
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take responsibility to:
a) establish and update national geographical background database of the mainland on the scale of 1:10.000 and smaller;
a) establish and update national topographic map system of the mainland on the scale of 1:10.000 and smaller;
c) establish and update national topographic maps and database of islands and archipelagoes and topographic maps of the seabed on the scale of 1:10.000 and smaller;
d) operate national geographical background database under management
2. People’s Committees of provinces shall take responsibility to:
a) establish and update national geographical background database on the scale of 1:2.000 and 1:5.000 applied to mainland, islands, archipelagoes, estuaries and seaports under management;
b) establish and update national topographic maps on the scale of 1:2.000 and 1:5.000 applied to mainland, islands, archipelagoes, estuaries and seaports under management;
d) operate national geographical background database under management
d) submit proposal to the Ministry of Natural Resources and Environment for appraisal of necessity, scope and technical-technological solutions for the project and task of establishment of national geographical background database and national topographic maps prescribed in point a and b in this clause before the establishment.
dd) send a national geographical background database and national topographic maps prescribed in point a and b in this clause to the Ministry of Natural Resources and Environment
3. National geographical background database and national topographic map system must be updated sufficiently, accurately and timely in accordance with the Government regulations.
Article17. Surveying and mapping national boundaries
1. Surveying and mapping national boundaries means topographic and cartographic activities for planning, dividing, marking and managing national boundaries in accordance with the Law on National Boundaries.
2. Surveying and mapping national boundaries include:
a) Drawing a topographic map for planning, dividing and marking national boundaries;
b) Surveying and recording the division and marking results in the topographic map;
c) Establishing and updating a database of national boundary surveying and mapping;
d) Surveying, establishing and updating a set of standard maps of national boundaries;
dd) Topographic and cartographic activities for management of national boundaries
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall preside over and cooperate with the Ministry of Foreign Affairs, Ministry of National Defense, Ministry of Public Security and People's Committees of provinces of localities in which national boundaries are marked in surveying and mapping those national boundaries.
Article 18. Marking national boundaries and territorial sovereignty
1. National boundaries and territorial sovereignty must be marked accurately on the topographic and cartographic products and map publications.
2. Organizations and individuals must use the standard map of national boundaries or boundary map provided by the Ministry of Natural Resources and Environment to accurately marking national boundaries and territorial sovereignty on topographic and cartographic products and map publications when surveying national boundaries and sovereignty in areas without any standard map of national boundaries.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take responsibility to:
a) preside over and cooperate with the Ministry of Foreign Affairs and Ministry of National Defense in submitting a set of standard maps of national boundaries to the Prime Minister for publication;
b) provide guidelines for marking national boundary lines and territorial sovereignty on topographic and cartographic products and map publications.
4. In case national boundaries are not yet divided, the Ministry of Foreign Affairs shall take responsibility to preside over and cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment and Ministry of National Defense in submitting a proposal for marking national boundaries on types of map to regulatory agencies for decision-making.
Article 19. Surveying and mapping administrative boundaries
1. Surveying and mapping administrative boundaries means topographic and cartographic activities for establishing discarding, merging, dividing and adjusting administrative boundaries, settling disputes regarding administrative boundaries and determining administrative boundaries.
2. Surveying and mapping administrative boundaries include:
a) Surveying and drawing maps for developing profiles of administrative units of various levels;
b) Surveying, adjusting and amending administrative boundary maps according to Resolution of National Assembly, the Standing Committee of National Assembly on establishing, discarding, merging, dividing and adjusting administrative boundaries; surveying and adjusting administrative boundaries suffering natural effects and effects from socio-economic development;
c) Establishing and updating a database of administrative boundary surveying and mapping;
d) Surveying for settling disputes relating to boundaries among various level administrative units
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall preside over and cooperate with the Ministry of Home Affairs and People’s Committees of provinces in carrying out the following tasks:
a) Tasks prescribed in point b and d in clause 2 in this Article for provincial administrative units;
b) Tasks prescribed in point c in clause 2 in this Article
4. People’s Committees of provinces shall carry out the following tasks:
a) Tasks prescribed in point a in clause 2 in this Article;
a) Tasks prescribed in point b and d in clause 2 in this Article for administrative units of district and commune levels
Article 20. Requirements, principles and cases regarding standardization of place names
1. Place name standardization means verification and unification of Vietnamese reading and spelling of place names.
2. Vietnamese and international place names must be standardized for uniform use.
3. Principles for place name standardization include:
a) Each geographical subject is only associated to a single place name;
a) Place names given must ensure the inheritance, universality and integration and respect beliefs and customs of the country as well as conform to linguistic rules;
c) Place names must be consistent with places regulated by laws or places specified in international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory
4. Cases of place name standardization include:
a) Place name given to a geographical location with various names or place names with different reading styles and spelling;
b) Arrival of new geographical subjects or changes in geographical subjects resulting in changes in the place names
5. Standardized place names must be turned into a database, updated and published for use.
Article 21. Responsibilities for place name standardization and use of standardized place names
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall preside over and cooperate with Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and People’s Committees of provinces in standardizing place names, unifying and issuing lists of standardized place names, establish, update and publish a database of standardized place names.
2. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and People's Committees of provinces shall send place name standardization requirement and information on names of places under management to the Ministry of Natural Resources and Environment.
3. Standardized place names must be used accurately and uniformly by organizations and individuals when carrying out topographic and cartographic activities in consistent with each historical period.
SPECIALIZED TOPOGRAPHIC AND CARTOGRAPHIC ACTIVITIES
Article 22. Specialized topographic and cartographic matters
1. Establishing a data system of specialized fundamental topographic nets
2. Topography and cartography for national defense
3. Surveying and drawing cadastral maps
4. Surveying and drawing administrative maps
5. Surveying and drawing nautical charts
6. Surveying and drawing civil aviation maps
7. Surveying and mapping underground works
8. Surveying and mapping for preventing and fighting against natural disasters, rescuing, dealing with environmental incidents and climate change
9. <}0{>Creating map archives, surveying and drawing specialized maps not prescribed in clause 2, 3, 4, 5, 6, 7 and 8 in this Article
10. Establishing and operating specialized topographic infrastructure works
Article 23. Data system of specialized fundamental topographic nets
1. A data system of specialized fundamental topographic nets shall be established according to requirements of specialized topographic and cartographic activities.
2. A data system of specialized fundamental topographic nets must be established within national coordinate system, national elevation system and national gravity system based upon national topographic nets in compliance with technical regulations issued by Ministries and ministerial agencies.
Article 24. Topography and cartography for national defense
1. Topographic and cartographic activities for national defense include:
a) Establishing, managing and using military coordinate system, systems of military coordinate points and elevation points, navigation system, aerial photo data system and remote sensing photo data system for military use;
b) Drawing specialized maps for military use and developing a geographical database serving military and national defense purposes;
c) Surveying and studying sea for national defense;
d) Other topographic and cartographic activities serving military and national defense tasks as assigned by the Government
2. The Ministry of National Defense shall take responsibility to carry out topographic and cartographic activities for national defense.
Article 25. Surveying and drawing cadastral maps
1. Cadastral map means a map showing land lots and relevant geographical subjects which is drawn according to administrative units of commune level and verified by regulatory agencies or according to administrative units of district level in places without any administrative unit of commune level.
2. Surveying and drawing cadastral maps include:
a) Surveying and defining boundaries between the lot and geographical subject relating to such lot
b) Collecting information and data on the land lot and relevant geographical subject;
c) Drawing cadastral map;
d) Adjusting cadastral map changes;
dd) Establishing and updating cadastral database
3. Surveying and drawing of cadastral maps as well as establishment and update of cadastral database shall comply with provisions of the Law on Land.
Article 26. Drawing administrative maps
1. Administrative maps include:
a) Administrative map of Vietnam;
b) Administrative maps of provinces;
c) Administrative maps of districts;
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall issue national technical regulations on drawing administrative maps, draw and update Vietnam administrative map where there is a change in administrative units.
3. People’s Committees of provinces shall draw and update administrative maps of provinces and districts under management where there is a change in administrative units and send the Ministry of Natural Resources and Environment a copy of digital data and a set of printed administrative maps of provinces and districts within 15 days from the day on which those maps are published.
4. Administrative maps must be drawn in compliance with national technical regulations.
Article 27. Surveying and drawing nautical charts
1. Nautical charts are made for port waters, sea lanes, navigable channels and sea areas.
2. Surveying and drawing nautical charts include:
a) Surveying and updating coordinate of seabed, depth of the sea and geographical subjects on the water surface, in the water or at the seabed;
b) Collecting and updating information and data on geographical subjects on the water surface, in the water and at the seabed;
c) Drawing and updating nautical charts;
d) Establishing and updating nautical chart database
3. Surveying and nautical chart drawing shall comply with national technical standards and regulations international standards.
4. The Ministry of National Defense shall survey and map territorial seas of Vietnam and adjacent sea areas.
5. The Ministry of Transport shall survey and map port waters, sea lanes and navigable channels.
6. Ministries and relevant ministerial agencies shall participate in surveying and nautical chart drawing as assigned by the Government.
Article 28. Surveying and drawing civil aviation maps
1. Civil aviation maps are made for airfields, airspace and airways.
2. Surveying and drawing civil aviation maps include:
a) Surveying and updating coordinate and elevation of geographical subjects on the ground and in the space;
b) Collecting and updating information and data on geographical subjects on the ground and in the space;
c) Drawing and updating civil aviation maps;
d) Establishing and updating civil aviation map database
3. Surveying and civil aviation map drawing shall comply with national technical standards and regulations as well as international standards.
4. The Ministry of Transport shall preside over and cooperate with the Ministry of National Defense and relevant Ministries in formulating and issuing national technical regulations on surveying and drawing civil aviation maps, conduct the surveying and draw civil aviation maps.
Article 29. Surveying and mapping underground works
1. Surveying and mapping underground works include:
a) Surveying, drawing and updating maps showing underground works' status quo;
b) Surveying and drawing maps for planning under space;
c) Establishing and updating a database of underground work maps
2. Underground works must be surveyed and mapped in compliance with national technical regulations.
3. The Ministry of Construction shall preside over and cooperate with relevant Ministries in formulating and issuing national technical regulations on surveying and mapping underground works.
4. When constructing underground works, the investor is required to survey and map underground works as well as send a set of maps showing status quo of such underground works to People's Committees of provinces:
a) within 90 days from the day on which construction of such underground works is completed;
b) every year (with regard to underground works serving mining for years)
5. People’s Committees of provinces shall take responsibility to survey and map underground works for management purpose.
Article 30. Surveying and mapping for preventing and fighting against natural disasters, rescuing, dealing with environmental incidents and climate change
1. Surveying and mapping for preventing and fighting against natural disasters, rescuing, dealing with environmental incidents and climate change must be conducted timely as required by competent regulatory agencies.
2. Surveying and mapping for preventing and fighting against natural disasters, rescuing, dealing with environmental incidents and climate change must be conducted according to programs and plans of the Government, Ministries, ministerial agencies and People’s Committees of provinces.
3. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and People’s Committees of provinces shall take responsibility to timely provide topographic and cartographic information, data and products as required by regulatory agencies in pursuit of drawing maps for preventing and fighting against natural disasters, rescuing, dealing with environmental incidents and climate change.
4. Organizations and individuals shall timely provide topographic and cartographic information, data and products for rescuing, overcoming natural disaster consequences, environmental incidents and dealing with climate change as required by regulatory agencies.
Article 31. Creating map archives; surveying and drawing other specialized maps
1. Map archive means a collection of maps, charts and photos laid out uniformly showing natural and socio-economic conditions of local areas, regions and the country as well as sectors in each development period.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall create national map archives.
3. Ministries, ministerial agencies and People’s Committees of provinces shall create local and region map archives and map archives for sectors, conduct the survey and drawing other specialized maps for state management purpose.
4. Surveying and drawing specialized maps prescribed in clause 9 in Article 22 herein shall conform to requirements, technical standards and regulations applied to each specialized subject and relevant law provisions.
5. Organizations and individuals are entitled to create map archives for local areas, regions, country and sectors, conduct the survey and draw specialized maps prescribed in clause 9 in Article 22 herein.
QUALITY OF TOPOGRAPHIC AND CARTOGRAPHIC PRODUCTS
Article 32. Technical standards and regulations on topography and cartography
National standards, national and local technical regulations on topography and cartography shall be established, published, issued and applied in accordance with provisions of the Law on Technical regulations and standards ensuring consistency and conforming to technological development trend.
Article 33. Inspecting, calibrating and testing measurement instruments used in topographic and cartographic activities
1. Measurement instruments used in topographic and cartographic activities must be inspected, calibrated and tested in conformity with provisions of the Law on Measurement, national technical standards and regulations on topography and cartography and official documents provided by the producer of those measurement instruments.
2. Organizations and individuals in charge of inspection, calibration and testing of measurement instruments used in topographic and cartographic activities must have eligibility and capacity to perform above-mentioned tasks in accordance with provisions of the Law on Measurement.
3. The Minister of Science and Technology shall issue a list of measurement instrument used in topographic and cartographic activities requiring inspection as requested by the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 34. Control of topographic and cartographic product quality
1. Quality of topographic and cartographic products shall be controlled in accordance with provisions herein and provisions in the Law on Quality of goods and products.
2. Inspection of topographic and cartographic product quality shall be conducted in consistent with technical standards and regulations on topography and cartography as well as approved technical design.
3. Quality of domestic and imported topographic and cartographic products to be put on the market must be consistent with applicable standards, technical regulations and law provisions.
4. Responsibilities for quality of topographic and cartographic products shall be allocated to organizations and individuals as follows:
a) Organizations and individuals shall be responsible for the quality of their own topographic and cartographic products;
a) Organizations and individuals shall be responsible for the results of quality testing and supervision as well as acceptance of topographic and cartographic products;
c) Investors of topographic and cartographic plan or project shall be responsible for quality of products under management.
5. Ministers, Directors of ministerial agencies and Governmental agencies shall issue regulations and criteria for quality of topographic and cartographic products under management.
6. Minister of Natural Resources and Environment shall issue regulations on inspection, appraisal and acceptance of topographic and cartographic product quality.
TOPOGRAPHIC INFRASTRUCTURE WORKS
Article 35. Types of topographic infrastructure works
1. Topographic infrastructure works include fundamental and specialized topographic infrastructure works.
2. Fundamental topographic infrastructure works include:
a) National original topographic points;
b) National topographic markers;
c) National satellite positioning stations;
d) National remote sensing data collecting stations
3. Specialized topographic infrastructure works include:
a) Specialized fundamental topographic markers;
c) Specialized satellite positioning stations;
d) Specialized remote sensing data collecting stations
Article 36. Construction, operation and maintenance of topographic infrastructure works
1. Topographic infrastructure work funded by state budget must be constructed according to the plan and task approved by competent regulatory agencies and in compliance with the law provisions.
2. The State shall give land or lease land to organizations and individuals for construction of topographic infrastructure works in accordance with provisions of the Law on Land.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall construct, operate and maintain works prescribed in point a, b and c in clause 2 in Article 35 herein, construct, operating and maintain works prescribed in point d in clause 2 in Article 35 herein as approved by the Prime Minister.
4. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and People’s Committees of provinces shall construct, operate and maintain works prescribed in point a and b in clause 3 in Article 35 herein after reaching agreement with the Ministry of Natural Resources and Environment.
5. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies shall construct, operate and maintain works prescribed in point c in clause 3 in Article 35 herein as approved by the Prime Minister.
6. Organizations and individuals may participate in investment, construction, management, operation and maintenance of topographic infrastructure works in accordance with provisions herein and other relevant law provisions.
7. After completing the construction of topographic marker, the investor is required to make a record transferring topographic marker and location map to People's Committees of communes in the presence of the land user and transfer the list associated with topographic marker location map People's Committees of provinces.
8. This Article shall be elaborated by the Government.
Article 37. Use of topographic markers
1. Before using the topographic marker, organizations and individuals are required to notify such use to People's Committee of commune of locality in which such marker is placed and must maintain as well as protect it from damage while using such marker.
2. Land users and owners of properties in areas where topographic markers are placed must not hinder organizations and individuals from using these topographic markers when performing legal topographic activity.
Article 38. Protection of topographic infrastructure works
1. Organizations and individuals shall take responsibility to maintain and protect topographic infrastructure works and timely inform local government authorities or competent agencies, organizations and individuals when discovering damage or destruction of topographic infrastructure works or risk of damage and destruction.
2. Topographic infrastructure works shall be surrounded by protective corridors and land use right within those protective corridors shall conform to provisions of the Law on Land.
Any construction, repair or reform of structures within the protective corridor of topographic infrastructure works that produces effects on such topographic infrastructure works must be notified to competent regulatory agencies by land users or owners of those structures.
3. Relocation or demolition of topographic infrastructure works due to requirement for socio-economic development, national defense and security must be approved by supervisory agencies of those topographic infrastructure works and organizations or individuals requiring relocation or demolition must pay compensation for losses in accordance with law provisions.
4. Responsibilities for protection of topographic infrastructure works shall be allocated as follows:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall protect topographic infrastructure works prescribed in point a, c and d in clause 2 in Article 35 herein;
b) Ministries, ministerial agencies and Governmental agencies shall protect specialized topographic infrastructure works under management;
c) People’s Committees of provinces shall protect topographic infrastructure works under management and those prescribed in point b in clause 2 in Article 35 herein and cooperate with other agencies in protecting other topographic infrastructure works in localities.
d) Organizations and individuals shall protect topographic infrastructure works under their own management.
5. This Article shall be elaborated by the Government.
TOPOGRAPHIC AND CARTOGRAPHIC INFORMATION, DATA AND PRODUCTS AND NATIONAL GEOGRAPHICAL SPACE DATA INFRASTRUCTURE
Section 1. TOPOGRAPHIC AND CARTOGRAPHIC INFORMATION, DATA AND PRODUCTS
Article 39. Topographic and cartographic information, data and product system
1. The system of topographic and cartographic information, data and product includes:
a) Fundamental topographic and cartographic information, data and products;
b) Specialized topographic and cartographic information, data and products;
c) Results of science research and technology development in terms of topography and cartography;
d) Legislative documents on topography and cartography;
dd) Technical standards and regulations on topography and cartography
2. Fundamental topographic and cartographic information, data and products include:
a) Information and data on system of national original topographic points and national topographic nets;
b) Aerial photo data system and remote sensing photo data system;
c) National geographical background data and national topographic map products and data;
d) Data and products regarding surveying and mapping of national boundaries;
dd) Data and products regarding surveying and mapping of administrative boundaries;
e) Data and lists of place names
3. Specialized topographic and cartographic information, data and products include:
a) Information, data and products regarding specialized fundamental topographic net;
b) Information, data and products regarding topographic and cartographic activities for national defense;
c) Information, data and products regarding surveying and drawing of cadastral maps;
d) Information, data and products regarding surveying and drawing of administrative maps;
dd) Information, data and products regarding surveying and drawing of nautical charts;
e) Information, data and products regarding surveying and drawing of civil aviation maps;
g) Information, data and products regarding surveying and mapping of underground works;
h) Information, data and products regarding topographic and cartographic activities for preventing and fighting against natural disasters, rescuing, dealing with environmental incidents and climate change;
i) Information, data and products regarding map archives; information, data and products regarding surveying and drawing of other specialized maps
Article 40. Topographic and cartographic database
1. National topographic and cartographic database includes fundamental and specialized topographic and cartographic databases that are established and updated uniformly nationwide and connected to Vietnam geographical space portal.
2. Fundamental topographic and cartographic database is established from information, data and products prescribed in clause 2 in Article 39 herein.
3. Specialized topographic and cartographic database is established from information, data and products prescribed in clause 3 in Article 39 herein.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall preside over the establishment, operation and update of national topographic and cartographic database as well as perform the following tasks:
a) Establishing, operating and updating fundamental and specialized topographic and cartographic databases under management;
b) Integrating topographic and cartographic database with specialized maps of Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and People’s Committees of provinces
5. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and People’s Committees of provinces shall establish, operate and update specialized topographic and cartographic databases under management and provide such database for the Ministry of Natural Resources and Environment to be integrated into national topographic and cartographic database.
Article 41. Storage, security, provision, exchange and use of topographic and cartographic information, data and products
1. Topographic and cartographic information, data and products shall be stored in accordance with provisions of the Law on Storage. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and People’s Committees of provinces shall store topographic and cartographic information, data and products under their management.
2. Topographic and cartographic information, data and products in the list of State secrets must be kept confidential and safely secured in accordance with the law provisions.
3. Topographic and cartographic information, data and products shall be provided as follows:
a) Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and People’s Committees of provinces shall provide topographic and cartographic information, data and products that are considered public properties under their management.
b) Organizations and individuals shall provide topographic and cartographic information, data and products funded by those organizations and individuals themselves;
c) Agencies, organizations and individuals shall take legal responsibility for origin and accuracy of topographic and cartographic information, data and products provided themselves;
d) Agencies, organizations and individuals must certify the copy of topographic and cartographic information, data and products and digital maps provided themselves; Certified copies of topographic and cartographic information, data and products and digital maps are considered as valid as the original.
dd) Topographic and cartographic information, data and products provided widely include lists of topographic and cartographic information, data and products, topographic marker notes, set of standard maps of national boundaries, data on administrative boundaries, hydrology, traffic, residents, vegetation, place names, administrative maps and other topographic and cartographic information, data and products not in the list of State secrets.
4. Topographic and cartographic information, data and products shall be exchanged with international organizations, foreign organizations or foreigners as follows:
a) Topographic and cartographic information, data and products not in the list of State secrets may be exchanged with international organizations, foreign organizations or foreigners.
a) Topographic and cartographic information, data and products in the list of State secrets may be exchanged with international organizations, foreign organizations or foreigners in accordance with provisions in international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory or as approved by competent regulatory agencies.
5. Topographic and cartographic information, data and products shall be used as follows:
a) Organizations and individuals using topographic and cartographic information, data and products must comply with the law provisions;
b) Topographic and cartographic information, data and products used in programs, planning, plans or projects for socio-economic development must have clear origin;
c) Organizations and individuals using topographic and cartographic information, data and products that are considered public properties must pay charges in accordance with the law provisions; however; charge remission shall be applied if those information, data and products are used for national defense, security, preventing and fighting against natural disasters as regulated by laws.
6. Organizations and individuals using topographic and cartographic information, data and products provided by other agencies are encouraged to provide new update on these information, data and products for those agencies.
7. This Article shall be elaborated by the Government.
Article 42. Intellectual property right regarding topographic and cartographic information, data and products
1. Topographic and cartographic information, data and products funded by state budget are under ownership of the country people in which the State exercises rights and obligations of the owner on behalf of the country people.
2. The copyright on topographic and cartographic information, data and products shall be consistent with provisions of the Law on Intellectual Property.
Section 2. NATIONAL GEOGRAPHICAL SPACE DATA INFRASTRUCTURE
Article 43. General regulations on national geographical space data infrastructure
1. National geographical space data infrastructure means a collection of policies, regulatory and institutional framework, standards, technologies, data and human resources for the purpose of sharing and using efficiently geographical space data throughout the country.
2. National geographical space data infrastructure must ensure geographical space data is standardized, fully collected from ministries, local authorities, organizations and individuals and regularly updated for meeting requirements for state management, socio-economic development, national defense and security assurance, preventing and fighting against natural disasters, rescuing and dealing with environmental incidents as well as climate change, help to improve people's knowledge, facilitate provision of public services and ensure the capacity to connect with regional and international geographical space data infrastructure.
3. Provision, exchange and use of geographical space data must not cause harm to benefits of the country and people, legal rights and benefits of organizations and individuals.
Article 44. Establishment of national geographical space data infrastructure
1. Establishment of national geographical space data infrastructure includes:
a) Designing a strategy development and plan for establishment of national geographical space data infrastructure;
b) Formulating a policy and creating resources for implementing the strategy or plan for development of national geographical space data infrastructure;
c) Selecting and developing technologies and establishing technical standards and regulations in respect of national geographical space data infrastructure;
d) Establishing and integrating geographical space data;
dd) Establishing and operating Vietnam geographical space portal and geographical space data applications or services
2. The Prime Minister shall preside over and coordinate the establishment of national geographical space data infrastructure.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take responsibility to:
a) preside over and cooperate with ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and People’s Committees of provinces in submitting the development strategy and plan for establishment of national geographical space data infrastructure to the Government for approval.
a) preside over and cooperate with ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and People’s Committees of provinces in integrating national geographical space data, establish and operate Vietnam geographical space portal.
4. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and People’s Committees of provinces shall implement development strategy and plan for establishment of national geographical space data infrastructure as authorized.
5. Organizations and individuals may be engaged in establishment and development of national geographical space data in accordance with the law provisions.
6. This Article shall be elaborated by the Government.
Article 45. National geographical space data
1. National geographical space data includes frame data and specialized data.
2. Frame data means data used as foundation for establishing national geographical space data. Frame data includes:
a) Data on system of national topographic points and national topographic nets;
b) National geographical background data and national topographic map data;
c) Aerial photo data and remote sensing photo data;
d) Data on standard maps of national boundaries;
dd) Data on maps of administrative boundaries;
e) Data on place names;
g) Data prescribed in clause 3 in this Article by the Government.
3. Specialized data means data that is commonly used. Specialized data includes the following fundamental groups:
a) Cadastral data;
b) Existing land use map data;
c) Water resource investigation and assessment map data;
d) Geologic map data;
dd) Soil map data;
e) Interactive forest map data;
g) Underground work map data;
h) Civil aviation map data;
i) Data on nautical charts of port waters, sea lanes, navigable channels and sea areas;
k) Data on maps for preventing and fighting against natural disasters, rescuing and dealing with environmental as well as climate change;
l) Traffic map data;
m) Data on maps of national, regional and provincial planning, planning for specially-graded economic-administrative units, urban and rural planning;
n) Groups of other specialized map data regulated by the Government for ensuring the consistency in national geographical space data and meeting state management requirement in each period.
4. Frame data and specialized data are described in the form of metadata. Metadata includes the following groups of information:
a) Scope, time, organization and individual establishing, updating and storing data;
b) Conformity with applicable technical standards and regulations;
c) Data quality and validity;
d) Methods for accessing, exchanging and using data and services concerning geographical space data
Article 46. National geographical space data services
1. Services regarding national geographical space data include sharing, converting, analyzing, integrating, searching and downloading the data.
2. Services regarding national geographical space data shall be provided through Vietnam geographical space portal.
Article 47. Use of national geographical space data
1. Agencies, organizations and individuals must utilize national geographical space data when using funding from state budget to plan the policy, develop strategy, planning, plan, program or project for socio-economic development, national defense and security as well as perform other activities serving state management.
2. Agencies, organizations and individuals are encouraged to use national geographical space data for production, business purposes and other activities.
Article 48. Vietnam geographical space data portal
1. Vietnam geographical space portal means a portal allowing access to national geographical space data and providing relevant information and services on network environment.
2. Vietnam geographical space portal must be established and operated in such a way that agencies, organizations and individuals could easily get access to such portal and published national geographical space data is always available.
3. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and People’s Committees of provinces must link national geographical space data prescribed in Article 45 herein with Vietnam geographical space portal.
Article 49. Requirements for map publication
1. Maps and products bearing map photos must be published in accordance with provisions herein and the Law on Publication as well as other relevant law provisions.
2. Map publications must accurately show territorial sovereignty, national boundaries and administrative boundaries.
Article 50. Map publication activity
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall publish system of national topographic maps and specialized maps for state management as regulated.
3. Organizations and individuals shall publish maps not prescribed in clause 1 and 2 in this Article.
CONDITIONS FOR PROVIDING TOPOGRAPHIC AND CARTOGRAPHIC SERVICES AND RIGHTS AND OBLIGATIONS OF AGENCIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS ENGAGED IN TOPOGRAPHIC AND CARTOGRAPHIC ACTIVITIES
Article 51. Topography and cartography licenses
1. Organizations providing topographic and cartographic services in the list of topographic and cartographic activities subject to licensing may be licensed for topography and cartography in accordance with the Government regulations.
2. Each organization may be licensed for one or more than one topographic and cartographic service in the list of topographic and cartographic activities subject to licensing. A topography and cartography license is valid nationwide for at least 5 years, and may be extended.
The license granted to the foreign contractor must present the effective scope and have duration determined according to the duration of performance of topographic and cartographic activities in the contract package.
3. Eligible domestic organizations and foreign contractors prescribed in Article 52 herein may be licensed for topography and cartography by competent regulatory agencies.
4. Additional topographic and cartographic activities may be included in the granted topography and cartography license as required by eligible organizations.
5. A topography and cartography license may be re-issued if being lost, torn or damaged or when the licensed organization requires for adjustments to information stated in such license.
6. A topography and cartography license may be revoked if the licensed organization or individual:
a) deletes or falsifies information in the license;
b) counterfeits the application for topography and cartography license;
c) commits prohibited acts in topographic and cartographic activities prescribed in clause 1, 4, 6 and 7 in Article 6 herein;
d) fails to meet requirements prescribed in Article 52 herein and relapses into criminal behavior after penalties for administrative violations have been imposed.
dd) Other cases in accordance with the law provisions
7. Specialized supervisory agencies of topography and cartography affiliated to the Ministry of Natural Resources and Environment may issue, extend, amend, re-issue and revoke topography and cartography licenses.
8. The Government shall regulate time, application, order and procedure for issuing, extending, amending, re-issuing and revoking topography and cartography licenses.
Article 52. Conditions for granting topography and cartography licenses
1. An organization may be licensed for topography and cartography when fully satisfying the following conditions:
a) Being an enterprise or a service provider performing topography and cartography tasks;
b) Having a topographic and cartographic technician who holds a tertiary or higher degree in topography and cartography and has at least 5-year-experience in the subject that is consistent with at least one matter included in topographic and cartographic activities or gains a first-class topography and cartography practicing certificate prescribed in Article 53 herein and must not be in charge of topographic and cartographic techniques in other organizations at the same time;
c) Having the number of topographic and cartographic technicians meeting requirement for performing activities requiring license in accordance with the Government regulations;
d) Having topographic and cartographic instruments, equipments and technologies conformable to regulations in economic-technical restrictions on topography and cartography for the purpose of creating one topographic and cartographic product included in the activities requiring the license.
2. A foreign contractor may be licensed for topography and cartography by the specialized supervisory agency of topography and cartography affiliated to the Ministry of Natural Resources and Environment when fully satisfying the following conditions:
a) Receiving the bid winner decision or contractor selection by the investor in which topographic and cartographic activities are included; and
b) Having topographic and cartographic technicians, instruments, equipments and technologies conformable to the winning bid or selected bid
Article 53. Topography and cartography practicing certificate
1. Topography and cartography practicing certificate means a document verifying the practicing capacity granted by competent authorities to eligible individual prescribed in clause 3 in this Article and is valid nationwide.
2. Each issued topography and cartography practicing certificate is applied to one or more than one activity in the list of topography and cartography practice; any Vietnamese citizen solely practicing topography and cartography must possess a practicing certificate suitable to the job performed and each certificate is valid for at least 5 years and may be extended.
3. A topography and cartography practicing certificate may be issued if a person:
a) has legal capacity in accordance with the law provisions; and
b) has professional qualifications and experience of the job conformable to the one requiring practicing certificate; and
c) has sat an examination on professional experience and law concerning the job requiring practicing certificate.
4. Topography and cartography practicing license are divided into the two following class:
a) First-class honor shall be conferred to the person possessing a tertiary or higher degree and having participated in topographic and cartographic activities for at least 5 consecutive years as well as fully meeting requirements prescribed in clause 3 in this Article;
a) Second-class honor shall be conferred to the person possessing a tertiary or higher degree and having participated in topographic and cartographic activities for at least 2 consecutive years and the person possessing a vocational diploma of intermediate or college level who has at least 3-year-experience of topography and cartography and fully satisfy requirements prescribed in clause 3 in this Article.
5. The authority to hold examination, issue, re-issue and revoke the topography and cartography practicing certificate:
a) Specialized supervisory agencies of topography and cartography affiliated to the Ministry of Natural Resources and Environment may hold the examination, issue, re-issue and revoke first-class topography and cartography practicing certificates.
b) Specialized agencies of natural resources and environment affiliated to People's Committees of provinces may hold the examination, issue, extend, re-issue and revoke second-class topography and cartography practicing certificates.
6. Confirmation of topography and cartography practicing certificates between Vietnam and other countries shall comply with provisions in international contracts or international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
7. A topography and cartography practicing certificate may be re-issued if being lost, torn or damaged or when the person receiving such certificate requires adjustments to information stated in the certificate.
8. A topography and cartography practicing certificate shall be revoked in case the person receiving such certificate commits prohibited acts in topographic and cartographic activities prescribed in Article 6 herein.
9. The Government shall issue the list of topography and cartography practice and regulations on examination on professional experience and laws as well as regulations on time, application, order and procedure for issuing, extending, re-issuing and revoking the topography and cartography practicing certificate.
Article 54. Information on organizations and individuals engaged in topographic and cartographic activities
1. Information on organizations licensed for topography and cartography and individuals receiving topography and cartography practicing certificates may be posted on the portal of the Ministry of Natural Resources and Environment.
2. Information on organizations licensed for topography and cartography whose head offices are located in provinces or centrally-affiliated cities and information on individuals receiving topography and cartography practicing certificates from specialized agencies of natural resources and environment affiliated to People's Committees of provinces may be posted on the portal of People’s Committees of provinces.
3. The Government shall stipulate time for publishing the above-mentioned information.
Article 55. Rights and obligations of organizations engaged in topographic and cartographic activities
1. Any organization engaged in topographic and cartographic activities is entitled to:
a) carry out topographic and cartographic activities in accordance with provisions herein;
b) participate in formulation of the policy and law on topography and cartography;
c) cooperate with domestic or foreign organizations and persons in topography and cartography in accordance with the law provisions;
d) exercise other rights in accordance with the law provisions.
2. Any organization engaged in topographic and cartographic activities is obliged to:
a) submit reports as regulated by the Government;
b) comply with the request for inspection by competent regulatory agencies;
c) comply with provisions herein and other relevant law provisions.
Article 56. Rights and obligations of individuals solely practicing topography and cartography profession
1. Any individual solely practicing topography and cartography profession is entitled to:
a) practice topography and cartography in accordance with provisions herein;
b) participate in formulation of the policy and law on topography and cartography;
c) cooperate with domestic or foreign organizations and persons in topography and cartography in accordance with the law provisions;
d) exercise other rights in accordance with the law provisions.
2. Any individual solely practicing topography and cartography profession is obliged to:
b) comply with the request for inspection by competent regulatory agencies;
c) comply with provisions herein and other relevant law provisions.
STATE MANAGEMENT IN TOPOGRAPHY AND CARTOGRAPHY
Article 57. Responsibilities of the Government, ministries and ministerial agencies
1. The Government shall unify the state management in topography and cartography nationwide.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall play the role of a contact point assisting the Government in performing state management task in topography and cartography nationwide and take responsibility to:
a) preside over and cooperate with ministries and ministerial agencies in developing and submitting legislative documents, strategies, plans, programs or projects for topography and cartography to competent regulatory agencies for promulgation or promulgate the above-mentioned documents, as authorized, and provide guidelines for implementation of those plans, projects or programs.
b) formulate and issue national technical regulations, economic-technical restrictions on fundamental and specialized topography and cartography under management, submit national standards for topography and cartography under management to the Ministry of Science and Technology for appraisal then publish those standards and regulations.
c) propagate and convey the law on topography and cartography as well as supervise the compliance with such law;
d) perform topography and cartography tasks in accordance with provisions herein;
dd) establish, manage and operate topographic infrastructure works under management;
e) preside over the construction and management of national geographical space data infrastructure;
g) control the quality of topographic and cartographic products and quality of measurement instruments used in topographic and cartographic activities in accordance with the law provisions;
h) appraise the necessity, scope and technological-technical solutions for topographic and cartographic activities included in programs, projects or tasks funded by central government budget performed by ministries, ministerial agencies or Governmental agencies and appraise fundamental topography and cartography projects or tasks performed by People’s Committees of provinces;
i) manage, store and provide topographic and cartographic information, data and products;
k) manage the issuance of topography and cartography practicing certificates and topography and cartography licenses as well as manage topographic and cartographic activities carried out by organizations or individuals nationwide;
l) inspect, handle violations of laws and settle disputes and complaints about topography and cartography as authorized;
m) develop and implement plans or programs for topography and cartography training or broadening the knowledge of topography and cartography;
n) manage science research and technology development, train and develop human resources for topography and cartography;
o) preside over and cooperate with international organizations in topography and cartography;
p) send the Government annual reports on topographic and cartographic activities nationwide.
3. The Ministry of National Defense shall take responsibility to:
a) preside over the preparation of legislative documents on topography and cartography for national defense and submit those documents to the Government for promulgation or promulgate them as authorized;
b) manage topographic and cartographic activities for national defense;
c) manage and operate topographic infrastructure works for national defense, manage and secure topographic and cartographic information, data and products for national defense and security assurance;
d) manage and supervise aerial photography, collection of aerial photos for topography and cartography purposes and supervise topographic and cartographic activities in areas under management of the Ministry of National Defense;
dd) provide information and data to organizations and individuals engaged in socio-economic development in accordance with the law provisions;
e) perform other topography and cartography tasks assigned by the Government;
g) send annual reports on topographic and cartographic activities under management to the Ministry of Natural Resources and Environment which is then consolidated and submitted to the Government.
4. Other ministries and ministerial agencies shall take responsibility to:
a) prepare and issue national technical regulations and economic-technical restrictions on specialized topography and cartography under management after getting consent from the Ministry of Natural Resources and Environment, send national standards for topography and cartography under management to the Ministry of Science and Technology for appraisal then publish those standard as well as provide instruction on implementation and inspect such implementation;
b) manage and perform specialized topographic and cartographic activities as assigned or authorized in accordance with provisions herein and other relevant law provisions;
c) preside over the construction and management of national geographical space data infrastructure as authorized;
d) manage, store and provide topographic and cartographic information, data and products under management;
dd) send annual reports on topographic and cartographic activities under management to the Ministry of Natural Resources and Environment which is then consolidated and submitted to the Government.
Article 58. Responsibilities of People’s Committees of various levels
1. People’s Committees of provinces, as assigned and authorized, shall take responsibility to:
a) perform state management task in respect of topographic and cartographic activities under management, promulgate documents as authorized, provide guidelines for performance of topography and cartography tasks in accordance with provisions herein and other relevant law provisions, propagate and convey laws, provide instructions for compliance with the law on topography and cartography and supervise such compliance in their localities;
b) manage topographic infrastructure works as decentralized;
c) establish and manage national geographical space data infrastructure and topographic database as well as maps under management;
d) control quality of topographic and cartographic products under management;
dd) manage, store and provide topographic and cartographic information, data and products under management;
e) manage the issuance of topography and cartography practicing certificates and manage organizations or individuals engaged in topographic and cartographic activities in their localities;
g) inspect, handle violations of laws and settle disputes and complaints about topography and cartography as authorized;
h) send annual reports on topographic and cartographic activities under management to the Ministry of Natural Resources and Environment which is then consolidated and submitted to the Government.
2. People’s Committees of districts, as assigned and authorized, shall take responsibility to:
c) propagate and convey the law on topography and cartography as well as supervise the compliance with such law in their localities;
b) inspect, handle violations of laws and settle disputes and complaints about topography and cartography as authorized;
c) participate in management of topographic markers as decentralized by People’s Committees of provinces;
d) perform other state management tasks in respect of topography and cartography as decentralized or authorized by superior state management agencies.
3. People’s Committees of communes, as assigned and authorized, shall take responsibility to:
a) perform tasks prescribed in point a, b and d in clause 2 in this Article in their localities;
b) protect topographic markers as decentralized by People’s Committees of provinces.
Article 59. Inspection and handling of violations of the law on topography and cartography
1. With reference to topography and cartography inspection:
a) Natural resource and environment inspectors shall carry out specialized inspection regarding topography and cartography;
b) Organizations and individuals engaged in topographic and cartographic activities shall be subject to the topography and cartography inspection;
c) Topography and cartography inspection must be carried out in accordance with provisions herein, provisions of the Law on Inspection and other relevant law provisions.
2. With reference to handling of violations of the law on topography and cartography:
a) Ministers, Directors of ministerial agencies and Chairmen of People’s Committees of provinces shall carry out the inspection and handle violations of laws concerning eligibility and capacity of organizations and individuals engaged in topographic and cartographic activities as authorized;
b) Organizations and individuals violating the law on topography and cartography shall be subject to administrative penalties, discipline or face criminal charges according to nature and seriousness of their violation and must pay compensation if causing losses in accordance with the law provisions.
This Law comes into force from January 01, 2019.
Article 61. Transferring provisions
1. The topography and cartography license issued before the effective date of this Law may be used until the expiry date of such license.
2. Organizations licensed for topography and cartography before the effective day of this Law that request amendments to their licenses or license extension shall apply for license issuance in accordance with provisions herein.
3. Application for topography and cartography license received by competent regulatory agencies to be processed under the administrative procedure for topography and cartography before the effective date of this Law shall be considered and processed in accordance with the law provisions at the time of receiving.
4. Technical regulations and economic-technical restrictions on topography and cartography issued before the effective date of this Law that are not inconsistent with provisions herein may be used until they are abolished or replaced.
This Law is passed by the 14th National Assembly in the 5th meeting on June 14, 2018.
|
CHAIRPERSON OF NATIONAL ASSEMBLY |