Chương I Luật Đo đạc và bản đồ 2018: Những quy định chung
Số hiệu: | 27/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 14/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 15/07/2018 | Số công báo: | Từ số 777 đến số 778 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản; hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành; chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ; công trình hạ tầng đo đạc; thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ; hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; điều kiện kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ; quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ.
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ; khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ hoặc hoạt động khác có liên quan đến đo đạc và bản đồ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đối tượng địa lý là sự vật, hiện tượng trong thế giới thực hoặc sự mô tả đối tượng, hiện tượng không tồn tại trong thế giới thực tại vị trí địa lý xác định ở mặt đất, lòng đất, mặt nước, lòng nước, đáy nước, khoảng không.
2. Đo đạc là việc thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu để xác định vị trí, hình dạng, kích thước và thông tin thuộc tính của đối tượng địa lý.
3. Bản đồ là mô hình khái quát thể hiện các đối tượng địa lý ở tỷ lệ nhất định, theo quy tắc toán học, bằng hệ thống ký hiệu quy ước, dựa trên kết quả xử lý thông tin, dữ liệu từ quá trình đo đạc.
4. Hoạt động đo đạc và bản đồ là việc đo đạc các đối tượng địa lý; xây dựng, vận hành công trình hạ tầng đo đạc, cơ sở dữ liệu địa lý; thành lập bản đồ, sản xuất sản phẩm đo đạc và bản đồ khác. Hoạt động đo đạc và bản đồ bao gồm hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản và hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành.
5. Mốc đo đạc là mốc được xây dựng cố định trên mặt đất theo quy chuẩn kỹ thuật dùng để thể hiện vị trí điểm đo đạc. Mốc đo đạc bao gồm mốc đo đạc quốc gia và mốc đo đạc cơ sở chuyên ngành.
6. Hệ tọa độ quốc gia là hệ tọa độ toán học trong không gian và trên mặt phẳng, được thiết lập theo mốc thời gian xác định và sử dụng thống nhất trong cả nước để biểu thị kết quả đo đạc và bản đồ.
7. Hệ tọa độ quốc tế là hệ tọa độ toán học trong không gian và trên mặt phẳng, được thiết lập theo mốc thời gian xác định và sử dụng phổ biến trên thế giới để biểu thị kết quả đo đạc và bản đồ.
8. Hệ độ cao quốc gia là hệ độ cao được thiết lập theo mốc thời gian xác định và sử dụng thống nhất trong cả nước để xác định giá trị độ cao của đối tượng địa lý.
9. Hệ trọng lực quốc gia là hệ trọng lực được thiết lập theo mốc thời gian xác định và sử dụng thống nhất trong cả nước để xác định các giá trị trọng trường Trái Đất trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
10. Trạm định vị vệ tinh là trạm cố định trên mặt đất dùng để thu nhận tín hiệu định vị từ vệ tinh, xử lý, truyền thông tin phục vụ hoạt động đo đạc và bản đồ.
11. Hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc là khoảng không, diện tích mặt đất, dưới mặt đất, mặt nước, dưới mặt nước cần thiết để bảo đảm công trình hạ tầng đo đạc hoạt động đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khi xây dựng.
12. Bản đồ địa hình là bản đồ thể hiện đặc trưng địa hình, địa vật và địa danh theo hệ tọa độ, hệ độ cao, ở tỷ lệ xác định.
13. Hệ thống bản đồ địa hình quốc gia là tập hợp bản đồ địa hình trên đất liền, đảo, quần đảo và bản đồ địa hình đáy biển được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, dãy tỷ lệ quy định, trong hệ tọa độ quốc gia và hệ độ cao quốc gia để sử dụng thống nhất trong cả nước.
14. Dữ liệu không gian địa lý là dữ liệu về vị trí địa lý và thuộc tính của đối tượng địa lý.
15. Dữ liệu nền địa lý là dữ liệu không gian địa lý làm cơ sở để xây dựng dữ liệu không gian địa lý khác.
16. Cơ sở dữ liệu địa lý là tập hợp có tổ chức các dữ liệu không gian địa lý.
17. Địa danh là tên của đối tượng địa lý là sự vật trong thế giới thực gắn với vị trí địa lý xác định.
18. Bản đồ biên giới là bản đồ thể hiện biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trong lòng đất và trên không được xác định theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc do pháp luật Việt Nam quy định.
19. Bản đồ hành chính là bản đồ thể hiện sự phân chia lãnh thổ theo đơn vị hành chính.
20. Bản đồ chuẩn biên giới quốc gia là bản đồ biên giới được thành lập trong hệ tọa độ quốc gia và hệ độ cao quốc gia.
21. Hải đồ là bản đồ thể hiện độ sâu đáy biển, địa vật, địa danh và thông tin liên quan đến hoạt động hàng hải và hoạt động khác trên biển.
22. Bản đồ hàng không dân dụng là bản đồ thể hiện địa hình, địa vật, địa danh và thông tin liên quan đến hoạt động bay dân dụng.
23. Bản đồ công trình ngầm là bản đồ thể hiện quy hoạch, phân vùng, hiện trạng công trình dưới mặt đất, dưới mặt nước.
24. Xuất bản phẩm bản đồ là bản đồ được xuất bản, xuất bản phẩm khác có sử dụng hình ảnh bản đồ dưới mọi hình thức.
Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đo đạc và bản đồ
1. Bảo đảm chủ quyền quốc gia, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; kịp thời ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.
2. Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ phải được cập nhật, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý tài nguyên và môi trường, phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao dân trí.
3. Công trình hạ tầng đo đạc, thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ được quản lý và bảo vệ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; công trình hạ tầng đo đạc, thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ được xây dựng bằng ngân sách nhà nước là tài sản công, phải được kế thừa, sử dụng chung.
4. Hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành phải sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm từ hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản.
5. Cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ cơ bản phải được sử dụng làm nền tảng của dữ liệu không gian địa lý quốc gia.
Điều 5. Chính sách của Nhà nước về đo đạc và bản đồ
1. Đầu tư phát triển hoạt động đo đạc và bản đồ đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Ưu tiên đầu tư hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển và ứng dụng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ đo đạc và bản đồ theo hướng tiên tiến, hiện đại.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ.
4. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tiếp cận, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ, hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ.
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đo đạc và bản đồ
1. Giả mạo, làm sai lệch số liệu, kết quả đo đạc và bản đồ.
2. Phá hủy, làm hư hỏng công trình hạ tầng đo đạc; vi phạm hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc.
3. Hoạt động đo đạc và bản đồ khi không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
4. Xuất bản, lưu hành sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia mà không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền, biên giới quốc gia.
5. Cản trở hoạt động đo đạc và bản đồ hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
6. Lợi dụng hoạt động đo đạc và bản đồ để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
7. Phát tán, làm lộ thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc danh mục bí mật nhà nước.
Điều 7. Hoạt động khoa học và công nghệ về đo đạc và bản đồ
1. Hoạt động khoa học và công nghệ về đo đạc và bản đồ được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về khoa học và công nghệ.
2. Hoạt động khoa học và công nghệ về đo đạc và bản đồ được Nhà nước ưu tiên bao gồm:
a) Nghiên cứu cơ sở khoa học để hoàn thiện thể chế, pháp luật về đo đạc và bản đồ;
b) Nghiên cứu phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản; hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
c) Nghiên cứu phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia;
d) Nghiên cứu cơ bản về Trái Đất bằng phương pháp đo đạc và bản đồ tiên tiến, hiện đại.
3. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 8. Hợp tác quốc tế về đo đạc và bản đồ
1. Nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về đo đạc và bản đồ bao gồm:
a) Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ;
b) Tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật Việt Nam;
c) Bình đẳng và các bên cùng có lợi.
2. Nội dung cơ bản trong hợp tác quốc tế về đo đạc và bản đồ bao gồm:
a) Ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về đo đạc và bản đồ;
b) Thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế;
c) Trao đổi chuyên gia; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đo đạc và bản đồ;
d) Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ đo đạc và bản đồ;
đ) Trao đổi thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ;
e) Tham gia, tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm quốc tế.
Điều 9. Tài chính cho hoạt động đo đạc và bản đồ
1. Ngân sách trung ương bảo đảm cho yêu cầu quản lý nhà nước do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thực hiện đối với hoạt động đo đạc và bản đồ, xây dựng và phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia.
2. Ngân sách địa phương bảo đảm cho yêu cầu quản lý nhà nước do Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện đối với hoạt động đo đạc và bản đồ, xây dựng và phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia thuộc phạm vi quản lý.
3. Tổ chức, cá nhân bảo đảm kinh phí cho hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ nhu cầu của mình.
Luật này quy định về hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản; hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành; chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ; công trình hạ tầng đo đạc; thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ; hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; điều kiện kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ; quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ.
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ; khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ hoặc hoạt động khác có liên quan đến đo đạc và bản đồ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đối tượng địa lý là sự vật, hiện tượng trong thế giới thực hoặc sự mô tả đối tượng, hiện tượng không tồn tại trong thế giới thực tại vị trí địa lý xác định ở mặt đất, lòng đất, mặt nước, lòng nước, đáy nước, khoảng không.
2. Đo đạc là việc thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu để xác định vị trí, hình dạng, kích thước và thông tin thuộc tính của đối tượng địa lý.
3. Bản đồ là mô hình khái quát thể hiện các đối tượng địa lý ở tỷ lệ nhất định, theo quy tắc toán học, bằng hệ thống ký hiệu quy ước, dựa trên kết quả xử lý thông tin, dữ liệu từ quá trình đo đạc.
4. Hoạt động đo đạc và bản đồ là việc đo đạc các đối tượng địa lý; xây dựng, vận hành công trình hạ tầng đo đạc, cơ sở dữ liệu địa lý; thành lập bản đồ, sản xuất sản phẩm đo đạc và bản đồ khác. Hoạt động đo đạc và bản đồ bao gồm hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản và hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành.
5. Mốc đo đạc là mốc được xây dựng cố định trên mặt đất theo quy chuẩn kỹ thuật dùng để thể hiện vị trí điểm đo đạc. Mốc đo đạc bao gồm mốc đo đạc quốc gia và mốc đo đạc cơ sở chuyên ngành.
6. Hệ tọa độ quốc gia là hệ tọa độ toán học trong không gian và trên mặt phẳng, được thiết lập theo mốc thời gian xác định và sử dụng thống nhất trong cả nước để biểu thị kết quả đo đạc và bản đồ.
7. Hệ tọa độ quốc tế là hệ tọa độ toán học trong không gian và trên mặt phẳng, được thiết lập theo mốc thời gian xác định và sử dụng phổ biến trên thế giới để biểu thị kết quả đo đạc và bản đồ.
8. Hệ độ cao quốc gia là hệ độ cao được thiết lập theo mốc thời gian xác định và sử dụng thống nhất trong cả nước để xác định giá trị độ cao của đối tượng địa lý.
9. Hệ trọng lực quốc gia là hệ trọng lực được thiết lập theo mốc thời gian xác định và sử dụng thống nhất trong cả nước để xác định các giá trị trọng trường Trái Đất trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
10. Trạm định vị vệ tinh là trạm cố định trên mặt đất dùng để thu nhận tín hiệu định vị từ vệ tinh, xử lý, truyền thông tin phục vụ hoạt động đo đạc và bản đồ.
11. Hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc là khoảng không, diện tích mặt đất, dưới mặt đất, mặt nước, dưới mặt nước cần thiết để bảo đảm công trình hạ tầng đo đạc hoạt động đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khi xây dựng.
12. Bản đồ địa hình là bản đồ thể hiện đặc trưng địa hình, địa vật và địa danh theo hệ tọa độ, hệ độ cao, ở tỷ lệ xác định.
13. Hệ thống bản đồ địa hình quốc gia là tập hợp bản đồ địa hình trên đất liền, đảo, quần đảo và bản đồ địa hình đáy biển được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, dãy tỷ lệ quy định, trong hệ tọa độ quốc gia và hệ độ cao quốc gia để sử dụng thống nhất trong cả nước.
14. Dữ liệu không gian địa lý là dữ liệu về vị trí địa lý và thuộc tính của đối tượng địa lý.
15. Dữ liệu nền địa lý là dữ liệu không gian địa lý làm cơ sở để xây dựng dữ liệu không gian địa lý khác.
16. Cơ sở dữ liệu địa lý là tập hợp có tổ chức các dữ liệu không gian địa lý.
17. Địa danh là tên của đối tượng địa lý là sự vật trong thế giới thực gắn với vị trí địa lý xác định.
18. Bản đồ biên giới là bản đồ thể hiện biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trong lòng đất và trên không được xác định theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc do pháp luật Việt Nam quy định.
19. Bản đồ hành chính là bản đồ thể hiện sự phân chia lãnh thổ theo đơn vị hành chính.
20. Bản đồ chuẩn biên giới quốc gia là bản đồ biên giới được thành lập trong hệ tọa độ quốc gia và hệ độ cao quốc gia.
21. Hải đồ là bản đồ thể hiện độ sâu đáy biển, địa vật, địa danh và thông tin liên quan đến hoạt động hàng hải và hoạt động khác trên biển.
22. Bản đồ hàng không dân dụng là bản đồ thể hiện địa hình, địa vật, địa danh và thông tin liên quan đến hoạt động bay dân dụng.
23. Bản đồ công trình ngầm là bản đồ thể hiện quy hoạch, phân vùng, hiện trạng công trình dưới mặt đất, dưới mặt nước.
24. Xuất bản phẩm bản đồ là bản đồ được xuất bản, xuất bản phẩm khác có sử dụng hình ảnh bản đồ dưới mọi hình thức.
1. Bảo đảm chủ quyền quốc gia, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; kịp thời ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.
2. Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ phải được cập nhật, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý tài nguyên và môi trường, phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao dân trí.
3. Công trình hạ tầng đo đạc, thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ được quản lý và bảo vệ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; công trình hạ tầng đo đạc, thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ được xây dựng bằng ngân sách nhà nước là tài sản công, phải được kế thừa, sử dụng chung.
4. Hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành phải sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm từ hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản.
5. Cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ cơ bản phải được sử dụng làm nền tảng của dữ liệu không gian địa lý quốc gia.
1. Đầu tư phát triển hoạt động đo đạc và bản đồ đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Ưu tiên đầu tư hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển và ứng dụng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ đo đạc và bản đồ theo hướng tiên tiến, hiện đại.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ.
4. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tiếp cận, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ, hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ.
1. Giả mạo, làm sai lệch số liệu, kết quả đo đạc và bản đồ.
2. Phá hủy, làm hư hỏng công trình hạ tầng đo đạc; vi phạm hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc.
3. Hoạt động đo đạc và bản đồ khi không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
4. Xuất bản, lưu hành sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia mà không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền, biên giới quốc gia.
5. Cản trở hoạt động đo đạc và bản đồ hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
6. Lợi dụng hoạt động đo đạc và bản đồ để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
7. Phát tán, làm lộ thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc danh mục bí mật nhà nước.
1. Hoạt động khoa học và công nghệ về đo đạc và bản đồ được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về khoa học và công nghệ.
2. Hoạt động khoa học và công nghệ về đo đạc và bản đồ được Nhà nước ưu tiên bao gồm:
a) Nghiên cứu cơ sở khoa học để hoàn thiện thể chế, pháp luật về đo đạc và bản đồ;
b) Nghiên cứu phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản; hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
c) Nghiên cứu phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia;
d) Nghiên cứu cơ bản về Trái Đất bằng phương pháp đo đạc và bản đồ tiên tiến, hiện đại.
3. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về đo đạc và bản đồ bao gồm:
a) Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ;
b) Tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật Việt Nam;
c) Bình đẳng và các bên cùng có lợi.
2. Nội dung cơ bản trong hợp tác quốc tế về đo đạc và bản đồ bao gồm:
a) Ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về đo đạc và bản đồ;
b) Thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế;
c) Trao đổi chuyên gia; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đo đạc và bản đồ;
d) Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ đo đạc và bản đồ;
đ) Trao đổi thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ;
e) Tham gia, tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm quốc tế.
1. Ngân sách trung ương bảo đảm cho yêu cầu quản lý nhà nước do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thực hiện đối với hoạt động đo đạc và bản đồ, xây dựng và phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia.
2. Ngân sách địa phương bảo đảm cho yêu cầu quản lý nhà nước do Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện đối với hoạt động đo đạc và bản đồ, xây dựng và phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia thuộc phạm vi quản lý.
3. Tổ chức, cá nhân bảo đảm kinh phí cho hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ nhu cầu của mình.
This Law provides for fundamental and specialized topographic and cartographic activities, quality of topographic and cartographic products, topographic infrastructure works, topographic and cartographic information, data and products, national geographical space data infrastructure, conditions for providing topographic and cartographic services, rights and obligations of organizations and individuals engaged in topographic and cartographic activities and state management in topography and cartography.
This Law applies to agencies, organizations and individuals engaged in topographic and cartographic activities, use of topographic and cartographic information, data and products or other activities relating to topography and cartography within the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
For the purpose of this Law, the terms below shall be construed as follows:
1. “geographical subject” means any object or phenomenon in the real world or description of any object or phenomenon that does not exist in the real world defined at a geographical location on the earth surface, under the ground, in the water, at the bottom water or in the space.
2. “topography” means receiving and processing information and data to determine location, shape, size and attribute information of geographical subjects.
3. “cartography” means a general model showing geographical subjects on a fixed scale under certain mathematic rules through a system of signs based upon the results of processing information and data collected from the survey.
4. “topographic and cartographic activities” means surveying geographical subjects, constructing and operating topographic infrastructure works and geographical database, mapping and creating other topographic and cartographic products. Topographic and cartographic activities include fundamental and specialized topographic and cartographic activities.
5. “topographic marker” means a fixed marker established on the earth surface in consistent with technical restrictions presenting the topographic point. “world coordinate system” means a mathematical coordinate system in the space and on the plane developed in a specified time and used popularly over the world to present the topographic and cartographic results.
8. “national elevation system” means an elevation system developed in a specified time and used uniformly nationwide to determine the elevation of geographical subjects.
9. “national gravity system” means a gravity system developed in a specified time and used uniformly nationwide to determine the gravity of Earth within territory of the Socialist Republic of Vietnam.
10. “national satellite positioning station” means a fixed station located on the ground used to receive satellite positioning signals, process and transmit information serving topographic and cartographic activities.
11. “protective corridor of topographic infrastructure works” means necessary space or area on earth surface, under the ground, on water surface or under the water ensuring that topographic infrastructure works operate in compliance with technical standards and regulations.
12. “topographic map” means a map showing topographic relief and place names that is drawn under coordinate and elevation systems on a specified scale.
13. “national topographical map system” means a collection of topographic maps of mainland, islands, archipelagoes and topographic maps of seabed that are drawn in compliance with national technical standards and regulations on a prescribed scale under the national coordinate system and national elevation system and used uniformly nationwide.
14. “geographical space data” means data on geographical locations and attribute of geographical subjects.
15. “geographical background data” means geographical space data used as the basis for setting up other space data.
16. “geographical database” means a systematic collection of geographical space data.
17. “place name” means name of a geographical subject in the real world attached to a specified geographical location.
18. “boundary map” means a map showing national boundaries on land, under the ground and in the space which are determined in accordance with international agreement to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory or regulations in Vietnam Laws.
19. “administrative map” means a map showing territorial division according to administrative units.
20. “standard map of national boundaries” means a map drawn under the national coordinate system and national elevation system.
21. “nautical chart” means a map showing the depth of the ocean, terrains, place names and information regarding maritime activities and other activities on the sea.
22. “civil aviation map” means a map showing terrains, place names and information relating to civil aviation activities.
23. “map of underground works” means a map showing the planning, region division and status quo of works under the ground or under the water.
24. “map publications” mean published maps or map publications containing map photos in any form.
Article 4. Fundamental rules of topographic and cartographic activities
1. Topographic and cartographic activities must ensure sovereignty of the country, territorial integrity, national defense, security, order and social safety, satisfy international integration requirement and comply with international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory as well as timely apply science and technology advances.
2. Topographic and cartographic information, data and products must be timely, sufficiently and accurately updated and provided meeting requirement for socio-economic development, national defense and security, management of resources and environment, preventing and fighting against natural disasters, rescuing and dealing with climate change as well as broadening people’s knowledge.
3. Topographic infrastructure works, topographic and cartographic information, data and products must be managed and protected in accordance with provisions in herein and other relevant law provisions; topographic infrastructure works , topographic and cartographic information, data and products that are made by using state budget are considered public properties and must be commonly used and inherited.
4. Information, data and products from fundamental topographic and cartographic activities must be used in specialized topographic and cartographic activities.
5. A database of fundamental topography and cartography must be used as foundation for setting up national geographical space data.
Article 5. State policy on topography and cartography
1. Invest in development of topographic and cartographic activities with the aim of meeting requirements for state management and socio-economic development as well as ensuring national defense and security.
2. Prioritize investment in topographic and cartographic activities serving the work of preventing, fighting against natural disasters, rescuing and dealing with climate change, develop and apply national geographical space data infrastructure, study, apply and develop modern and advanced technologies for topography and cartography .
3. Encourage organizations and individuals to invest in or study and apply high technology and science, advanced and modern technologies, train and develop highly qualified human resources for topography and cartography.
4. Enable organizations and individuals to get access to or use topographic and cartographic information, data and products and national geographical space data infrastructure and participate in topographic and cartographic activities.
Article 6. Prohibited acts in topographic and cartographic activities
1. Counterfeiting or falsifying topographic and cartographic data or results
2. Destroying or damaging topographic infrastructure works, infringing the protective corridor of topographic infrastructure works
3. Carrying out topographic and cartographic activities when failing to satisfy requirements prescribed in laws
4. Publishing and circulating topographic and cartographic products, map publications related to sovereignty of the country that fail to show or improperly show national sovereignty and boundaries.
5. Obstructing legal topographic and cartographic activities performed by agencies, organizations and individuals
6. Making use of topographic and cartographic activities to harm benefits of people and country, juridical rights and benefits of organizations and individuals
7. Disseminating or revealing topographic and cartographic information, data and products in the list of State secrets.
Article 7. Science and technology activities regarding topography and cartography
1. Science and technology activities regarding topography and cartography shall be carried out in accordance with provisions herein and provisions of the Law on Science and Technology.
2. State-prioritized science and technology activities regarding topography and cartography include:
a) research on scientific bases for building of regulatory and institutional framework and the law on topography and cartography;
b) research on development, application and transfer of high, advanced and modern technologies in fundamental and specialized topographic and cartographic activities for national defense, security, preventing and fighting against natural disaster, rescuing and dealing with environmental incidents as well as climate change;
c) research on development of national geographical space data infrastructure;
d) fundamental research on Earth using modern and advanced topographic and cartographic methods
3. Encourage and enable organizations and individuals to carry out science and technology activities prescribed in clause 2 in this Article.
Article 8. International cooperation in topography and cartography
1. Principles for international cooperation in topography and cartography include:
a) Respect independence, sovereignty and territorial integrity;
b) Comply with international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory and provisions of Vietnam Laws;
c) Ensure equality and mutual benefits
2. Basic matters of international cooperation in topography and cartography include:
a) Signing and executing international contracts or agreements for topography and cartography;
b) Running international cooperation programs or projects;
c) Exchanging experts and training human resources for topography and cartography;
d) Conducting science research, applying and transferring topographic and cartographic technologies;
dd) Exchanging topographic and cartographic information, data and products;
e) Holding or participating in international conferences, seminars or negotiations
Article 9. Finance for topographic and cartographic activities
1. State management in topographic and cartographic activities by ministries, ministerial agencies and Governmental agencies, building and development of national geographical space data infrastructure shall be funded by central government budget.
2. State management in topographic and cartographic activities by People’s Committees of all levels, building and development of national geographical space data infrastructure under local management shall be funded by local government budget.
3. Topographic and cartographic activities carried out by organizations and individuals satisfying their own demands shall be funded by those organizations and individuals themselves.