Chương I Luật Điện ảnh 2006: Những quy định chung
Số hiệu: | 62/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/06/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2007 |
Ngày công báo: | 05/11/2006 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Điện ảnh - Ngày 29/6/2006, Quốc hội đã thông qua Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11. Theo đó, doanh nghiệp sản xuất phim, ngoài việc phải có các điều kiện thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp còn phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Bộ Văn hoá - Thông tin cấp. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bao gồm: Có vốn pháp định, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam... Việc hợp tác, liên doanh để sản xuất phim với tổ chức, cá nhân nước ngoài, việc cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp sản xuất phim, doanh nghiệp dịch vụ sản xuất phim bao gồm: Đơn đề nghị cấp giấy phép, Kịch bản văn học bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài... Đối với phim đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước, chủ đầu tư dự án sản xuất phim phải tuyển chọn kịch bản văn học trên cơ sở ý kiến của hội đồng thẩm định kịch bản văn học và chọn doanh nghiệp sản xuất phim theo quy định của Luật đấu thầu. Hội đồng thẩm định kịch bản văn học do chủ đầu tư dự án sản xuất phim thành lập có trách nhiệm thẩm định kịch bản văn học để tư vấn cho chủ đầu tư... Tổ chức, cá nhân chỉ được bán, cho thuê phim nhựa, băng phim, đĩa phim đã có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc đã có quyết định phát sóng của Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Giám đốc đài phát thanh - truyền hình cấp tỉnh, băng phim, đĩa phim phải được dán nhãn kiểm soát của Bộ Văn hoá - Thông tin... Doanh nghiệp phát hành phim, doanh nghiệp khác có đăng ký kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu phim phải có rạp chiếu phim để tham gia phổ biến phim. Doanh nghiệp sản xuất phim được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu phim và mỗi năm số lượng phim nhập khẩu không được vượt quá hai lần số lượng phim do doanh nghiệp sản xuất... Hộ gia đình in sang, nhân bản, bán, cho thuê phim sử dụng thường xuyên mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp. Hộ gia đình in sang, nhân bản, bán, cho thuê phim có quy mô nhỏ, sử dụng thường xuyên dưới mười lao động, thực hiện đăng ký kinh doanh và hoạt động... Luật Điện ảnh có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2007.
Từ ngày 01/01/2021, Luật này bị hết hiệu lực một phần bởi Luật Đầu tư năm 2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về tổ chức và hoạt động điện ảnh; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động điện ảnh tại Việt Nam.
1. Hoạt động điện ảnh và quản lý hoạt động điện ảnh phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Điện ảnh là loại hình nghệ thuật tổng hợp thể hiện bằng hình ảnh động, kết hợp với âm thanh, được ghi trên vật liệu phim nhựa, băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phổ biến đến công chúng thông qua các phương tiện kỹ thuật.
2. Tác phẩm điện ảnh là sản phẩm nghệ thuật được biểu hiện bằng hình ảnh động kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh.
3. Phim là tác phẩm điện ảnh bao gồm phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình.
Phim nhựa là phim được sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật điện ảnh, được ghi trên vật liệu phim nhựa để chiếu trên màn ảnh thông qua máy chiếu phim.
Phim vi-đi-ô là phim sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật vi-đi-ô, được ghi trên băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phát thông qua thiết bị vi-đi-ô.
Phim truyền hình là phim vi-đi-ô để phát trên sóng truyền hình.
Băng phim, đĩa phim là sản phẩm của phim vi-đi-ô hoặc được in sang từ phim nhựa.
4. Kịch bản văn học là sản phẩm sáng tạo của biên kịch dưới dạng văn bản thể hiện toàn bộ diễn biến của câu chuyện phim.
5. Kịch bản phân cảnh là sản phẩm sáng tạo của đạo diễn dưới dạng văn bản thể hiện kỹ thuật chuyên môn và phương pháp thực hiện các cảnh quay của bộ phim dựa trên kịch bản văn học.
6. Hoạt động điện ảnh là hoạt động bao gồm sản xuất phim, phát hành phim và phổ biến phim.
7. Sản xuất phim là quá trình tạo ra tác phẩm điện ảnh từ kịch bản văn học đến khi hoàn thành bộ phim.
8. Phát hành phim là quá trình lưu thông phim thông qua hình thức bán, cho thuê, xuất khẩu, nhập khẩu.
9. Phổ biến phim là việc đưa phim đến công chúng thông qua chiếu phim, phát sóng trên truyền hình, đưa lên mạng Internet và phương tiện nghe nhìn khác.
10. Cơ sở điện ảnh là cơ sở do tổ chức, cá nhân thành lập, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phim, phát hành phim, phổ biến phim theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
11. Cơ sở dịch vụ sản xuất phim là cơ sở điện ảnh cung cấp phương tiện, trang bị, thiết bị kỹ thuật, bối cảnh và nhân lực cho việc sản xuất phim.
12. Chủ sở hữu phim là tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính để sản xuất phim, mua quyền sở hữu phim; được cho, tặng hoặc thừa kế quyền sở hữu phim và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
1. Đầu tư xây dựng nền điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hiện đại hoá công nghiệp điện ảnh, nâng cao chất lượng phim, phát triển quy mô sản xuất và phổ biến phim, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng cao của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước.
2. Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh theo quy định của pháp luật; bảo đảm để các cơ sở điện ảnh được bình đẳng trong hoạt động, được hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng, thuế và đất đai.
3. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm thông qua chương trình mục tiêu phát triển điện ảnh nhằm phát huy sự sáng tạo nghệ thuật; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động điện ảnh; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý hoạt động điện ảnh; nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất và phổ biến phim.
4. Tài trợ cho việc sản xuất phim truyện về đề tài thiếu nhi, truyền thống lịch sử, dân tộc thiểu số; phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình.
5. Tài trợ cho việc phổ biến phim phục vụ miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, nông thôn, thiếu nhi, lực lượng vũ trang nhân dân, phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại; tổ chức, tham gia liên hoan phim quốc gia, liên hoan phim quốc tế.
6. Trong quy hoạch khu đô thị phải dành quỹ đất để xây dựng rạp chiếu phim.
Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện các chính sách quy định tại Điều này.
1. Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh được thành lập để sử dụng cho các hoạt động sau đây:
a) Thưởng cho phim có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao;
b) Hỗ trợ sản xuất phim thể nghiệm nghệ thuật, phim đầu tay được tuyển chọn để đưa vào sản xuất;
c) Hỗ trợ cho các hoạt động khác để phát triển điện ảnh.
2. Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh bao gồm nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh.
Nhà nước bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu tác phẩm của chủ sở hữu tác phẩm điện ảnh theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật sở hữu trí tuệ.
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp điện ảnh; ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động điện ảnh.
2. Quản lý công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động điện ảnh; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý hoạt động điện ảnh.
3. Quản lý hợp tác quốc tế trong hoạt động điện ảnh.
4. Cấp, thu hồi giấy phép trong hoạt động điện ảnh.
5. Thực hiện công tác khen thưởng trong hoạt động điện ảnh; tuyển chọn và trao giải thưởng đối với cá nhân và tác phẩm điện ảnh.
6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động điện ảnh.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về điện ảnh trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Văn hóa - Thông tin chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về điện ảnh.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin thực hiện quản lý nhà nước về điện ảnh theo thẩm quyền.
4. ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về điện ảnh tại địa phương.
Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động điện ảnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
1. Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
2. Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục.
3. Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước; bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại; bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.
4. Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
Article 1.- Scope of regulation
This Law provides for cinematographic organization and activities; and rights and responsibilities of organizations and individuals engaged in cinematographic activities.
Article 2.- Subjects of application
This Law applies to organizations and individuals engaged in cinematographic activities as well as organizations and individuals involved in cinematographic activities in Vietnam.
Article 3.- Application of the Cinematography Law
1. Cinematographic activities and management of cinematographic activities shall comply with the provisions of this Law and other relevant laws.
2. When treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contain provisions different from those of this Law, the provisions of those treaties shall apply.
Article 4.- Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Cinematography means a combined form of art expressed through moving images accompanied by sounds recorded on celluloid film, magnetic tape or disc and other image-recording materials for dissemination to the public by means of technical equipment.
2. Cinematographic work means an art product expressed through moving images accompanied by sounds and other means on the principle of cinematographic language.
3. Film means a cinematographic work, including feature film, documentary, scientific film and animated cartoon.
Celluloid film means a film produced with cinematographic equipment and techniques and recorded on celluloid material for screening by projectors.
Video film mean a film produced with video equipment and techniques and recorded on magnetic tape or disc and other image-recording materials for transmission through video equipment.
Television film means a video film for television broadcast.
Film tape or film disc means product of a video film or product dubbed from a celluloid film.
4. Screenplay means a creative work of screenwriters in the form of text detailing the whole development of a film story.
5. Shooting script mean a creative work of film directors in the form of text showing professional techniques and methods of shooting scenes of a film based on the screenplay.
6. Cinematographic activities mean activities of producing, distributing and disseminating films.
7. Film production means the process of creating a cinematographic work from a screenplay till the completion of the film.
8. Film distribution means the process of circulating films in the forms of sale, rental, export and import.
9. Film dissemination means the introduction of films to the public by means of projection, broadcasting on television, or posting on the Internet and other audiovisual media.
10. Cinematographic establishment means an establishment set up by organizations or individuals and operating in the domain of film production, distribution and dissemination under the provisions of this Law and other relevant laws.
11. Film production service establishment means a cinematographic establishment supplying facilities and technical equipment, backdrops and human resources for film production.
12. Film owner means an organization or individual making financial investment in film production or purchase of film copyright; being granted, donated, bequeathed film copyright or otherwise as provided for by law.
Article 5.- State policies on cinematographic development
1. To invest in building an advanced cinematography with strong national identity, modernize the cinema industry, improve film quality, expand the scale of film production and dissemination, meeting people's increasing spiritual demands, contributing to socio-economic development and expansion of cultural exchanges with other countries.
2. To encourage all organizations and individuals to engage in cinematographic activities in accordance with law; and ensure equality for cinematographic establishments in operation and enjoyment of credit, tax and land preference policies.
3. To make concentrated and priority investments under target programs on cinematographic development with a view to bringing into play art creativity; to enhance scientific research into, and application of modern technologies to, cinematographic activities; to train and retrain personnel in professional skills and management of cinematographic activities; and improve material and technical facilities for film production and dissemination.
4. To finance the production of feature films on children, historical traditions, and ethnic minority groups; documentaries, scientific films and animated cartoons.
5. To finance the dissemination of films in service of mountainous, island, deep-lying, remote and rural areas; children and people's armed forces; and socio-political and foreign-relation tasks; to organize and participate in national and international film festivals.
6. In urban plannings there must be land areas set aside for construction of cinemas
Article 6.- Cinematographic Development Assistance Fund
1. The Cinematographic Development Assistance Fund shall be set up and used for the following activities:
a/ Rewarding films of high ideological and art values;
b/ Supporting the production of experimental art films and directors' first films which are selected for production;
c/ Supporting other activities for cinematographic development.
2. The Cinematographic Development Assistance Fund is established from state budget supports and financial assistance from domestic and foreign organizations and individuals.
The Government shall specify the establishment and operation of the Cinematographic Development Assistance Fund.
Article 7.- Protection of copyright on and ownership of works
The State shall protect copyright and related rights on and ownership of works of cinematographic work owners under the Civil Code and the Intellectual Property Law.
Article 8.- Contents of state management of cinematography
1. To formulate, and organize the implementation of, policies, strategies, plannings and plans on cinematographic development; and promulgate legal documents on cinematographic activities.
2. To manage scientific research into, and technological application to, cinematographic activities; to train and re-train personnel in professional skills and management of cinematographic activities.
3. To manage international cooperation in cinematographic activities.
4. To grant and withdraw permits and licenses for cinematographic activities.
5. To perform commendation work in cinematographic activities; to select and award prizes to individuals and cinematographic works.
6. To inspect, supervise and settle complaints and denunciations and handle violations of the law in cinematographic activities.
Article 9.- Agencies performing the state management of cinematography
1. The Government shall perform the unified state management of cinematography nationwide.
2. The Ministry of Culture and Information shall assist the Government in performing the unified state management of cinematography.
3. Ministries and ministerial-level agencies shall coordinate with the Ministry of Culture and Information in performing the state management of cinematography according to their respective competence.
4. Provincial/municipal People's Committees (collectively referred to as provincial-level People's Committees) shall perform the state management of cinematography in their localities within the scope of their tasks and powers.
Article 10.- Complaints and denunciations in cinematographic activities
Complaints and denunciations and the handling of complaints and denunciations in cinematographic activities shall comply with the provisions of law on complaints and denunciations.
Article 11.- Prohibited acts in cinematographic activities
1. To spread propaganda against the State of the Socialist Republic of Vietnam; to undermine the great national unity.
2. To conduct propaganda about and incite wars of aggression, to sow hatred among nations and peoples; to incite violence; to spread reactionary ideas, obscene and depraved lifestyle, criminal acts, social evils, superstition, to undermine fine traditional habits and customs.
3. To disclose the State's and the Party's secrets; military, security, economic, and foreign-relation secrets; personal privacy and other secrets in accordance with law.
4. To distort historical truths, to negate revolutionary achievements; to offend the nation, national great persons and heroes; to slander and offend the prestige of agencies and organizations or the honor and dignity of individuals.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực