CHƯƠNG VI Luật đất đai 2003: Thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, Tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
Số hiệu: | 13/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 28/12/2003 | Số công báo: | Từ số 228 đến số 229 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thanh tra đất đai là thanh tra chuyên ngành về đất đai.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra đất đai trong cả nước.
Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra đất đai tại địa phương.
2. Nội dung thanh tra đất đai bao gồm:
a) Thanh tra việc quản lý nhà nước về đất đai của Uỷ ban nhân dân các cấp;
b) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất và của tổ chức, cá nhân khác.
3. Thanh tra đất đai có các nhiệm vụ sau đây:
a) Thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước, người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
b) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai.
4. Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành về đất đai.
1. Đoàn thanh tra và thanh tra viên đất đai khi tiến hành thanh tra có quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan nhà nước, người sử dụng đất và các đối tượng khác có liên quan cung cấp tài liệu và giải trình những vấn đề cần thiết cho việc thanh tra;
b) Quyết định tạm thời đình chỉ việc sử dụng phần đất không đúng pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó, đồng thời báo cáo ngay với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xử lý;
c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai;
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Đoàn thanh tra và thanh tra viên đất đai khi tiến hành thanh tra có trách nhiệm sau đây:
a) Xuất trình quyết định thanh tra, thẻ thanh tra viên với đối tượng thanh tra;
b) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và trình tự, thủ tục thanh tra theo quy định của pháp luật;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, quyết định của mình;
d) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.
1. Đối tượng thanh tra có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên thi hành công vụ giải thích rõ các yêu cầu về thanh tra;
b) Giải trình trong quá trình thanh tra, tham gia ý kiến về kết luận thanh tra; trường hợp không nhất trí với kết luận thanh tra, quyết định xử lý vi phạm pháp luật của thanh tra đất đai thì có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
c) Tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên vi phạm lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Đối tượng thanh tra có nghĩa vụ sau đây:
a) Không được cản trở, gây khó khăn cho đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ;
b) Cung cấp tài liệu, giải trình các vấn đề cần thiết liên quan đến nội dung thanh tra đất đai; chấp hành các quyết định của đoàn thanh tra, thanh tra viên trong quá trình thanh tra và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi kết thúc thanh tra;
c) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai.
Thời hạn hoà giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhận được đơn.
Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.
Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:
a) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;
b) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.
1. Tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới giữa các đơn vị hành chính do Uỷ ban nhân dân của các đơn vị đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp không đạt được sự nhất trí hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:
a) Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì do Quốc hội quyết định;
b) Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn thì do Chính phủ quyết định.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm cung cấp các tài liệu cần thiết và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết các tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính.
1. Người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.
2. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện như sau:
a) Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong trường hợp khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;
b) Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân;
c) Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính đó. Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.
3. Việc giải quyết khiếu nại về đất đai quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm trường hợp khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại khoản 2 Điều 136 của Luật này.
1. Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.
2. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Người nào lấn, chiếm đất đai, không sử dụng đất hoặc sử dụng không đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, huỷ hoại đất, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ tài chính, các thủ tục hành chính, các quyết định của Nhà nước trong quản lý đất đai, chuyển quyền sử dụng đất trái phép hoặc các hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc đang sử dụng đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất nhưng không phải chuyển sang thuê đất hoặc không phải trả tiền sử dụng đất mà để đất bị lấn, chiếm, thất thoát thì phải bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật đối với giá trị quyền sử dụng đất của diện tích đất bị lấn, chiếm, thất thoát.
Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai và biện pháp xử lý hành chính.
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với quy định của pháp luật trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, quản lý hồ sơ địa chính, ra quyết định hành chính trong quản lý đất đai; thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; phát hiện và áp dụng các biện pháp ngăn chặn kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.
1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp, cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn đối với việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, làm thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có quyền gửi đơn kiến nghị đến người có thẩm quyền theo quy định sau:
a) Đối với vi phạm của cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn thì gửi kiến nghị đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
b) Đối với những vi phạm của công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đai cấp nào thì gửi kiến nghị đến thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai cấp đó;
c) Đối với vi phạm của thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai thì gửi kiến nghị đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
2. Trong thời hạn không quá mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân hoặc thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm xem xét, giải quyết và thông báo cho người có kiến nghị biết.
INSPECTION, SETTLEMENT OF LAND DISPUTES, COMPLAINTS, DENUNCIATIONS AND HANDLING OF VIOLATIONS OF LAND LEGISLATION
1. Land inspection is the specialized land inspection.
The Ministry of Natural Resources and Environment shall be responsible for directing and organizing the implementation of land inspection nationwide.
The land management agencies in localities shall be responsible for organizing the land inspection in the localities.
2. Land inspection contents shall cover:
a) Inspection of the State management over land by the People’s Committees at all levels;
b) Inspection of the observance of land legislation by land users, other organizations and individuals.
3. The land inspectorate shall have the following tasks:
a) To inspect the law observance by State agencies and land users in the management and use of land;
b) To detect, check and handle according to competence or propose competent State agencies to handle violations of land legislation.
4. The Government shall provide for the organization and operation of the specialized land inspectorate.
Article 133.- Powers and responsibilities of land inspection teams and land inspectors
1. Land inspection teams and inspectors, when conducting inspections, shall have the following powers:
a) To request State agencies, land users and other relevant subjects to supply documents and explain matters, which are necessary for the inspections;
b) To decide to temporarily suspend the illegal use of land portions and take responsibility before law for such decisions, and at the same time promptly report such to competent State bodies for handling decisions;
c) To handle according to competence or propose the competent State agencies to handle violations of land legislation;
d) Other powers prescribed by the legislation on inspection.
2. Land inspection teams and inspectors, when conducting inspections, shall have the following responsibilities:
a) To produce the inspection decisions, inspector’s cards to subjects being under inspection;
b) To perform the inspection functions, tasks, order and procedures according to law provisions;
c) To be accountable before law for their conclusions and decisions;
d) To perform other responsibilities prescribed by the legislation on inspection.
Article 134.- Rights and obligations of the subjects being under inspection
1. The inspected subjects shall have the following rights:
a) To request the inspection teams or inspectors performing the official duty to clearly explain the inspection requirements;
b) To give explanations in the inspection courses, to contribute opinions on inspection conclusions; in cases of disagreement with the inspection conclusions and/or law violation-handling decisions of land inspectors, to have the right to lodge complaints to competent agencies according to law provisions on complaints and denunciations;
c) To denounce to competent State agencies the inspection teams’ or inspectors’ infringements, if any, upon their legitimate interests, the interests of the State, the rights and legitimate interests of organizations or individuals;
d) Other rights as prescribed by the legislation on inspection.
2. The inspected subjects shall have the following obligations:
a) Not to obstruct, cause difficulties to, inspection teams or inspectors in the performance of their tasks;
b) To supply documents, explain necessary matters related to land inspection contents; to abide by decisions of inspection teams or inspectors in the course of inspection and competent State agencies after completion of the inspection;
c) To perform other obligations as prescribed by inspection legislation.
Section 2. SETTLEMENT OF LAND-RELATED DISPUTES, COMPLAINTS, DENUNCIATIONS
Article 135.- Conciliation of land disputes
1. The State encourages land-disputing parties to reconcile themselves or settle their land disputes through conciliation at the grassroots.
2. For land disputes which cannot be reconciled, the disputing parties shall file their written applications to the People’s Committees of communes, wards or townships where exists the land in dispute.
The commune/ward/township People’s Committees have the responsibility to coordinate with Vietnam Fatherland Front and its member organizations as well as other mass organizations in reconciling land disputes.
The reconciliation time limit shall be thirty working days as from the date the commune/ward/township People’s Committees receive the written applications.
The land dispute reconciliation results must be recorded in writing with the signatures of the disputing parties and the certification of the People’s Committees of communes, wards or townships where exists the land. Where the reconciliation outcomes are different from the present land use status, the commune/ward/township People’s Committees shall send the reconciliation results to competent State bodies for settlement according to regulations on land management.
Article 136.- Competence to settle land disputes
Land disputes, which were already reconciled at the commune/ward/township People’s Committees but are disagreed with by one or all parties, shall be settled as follows:
1. Disputes over land use rights and the involved parties have the land use right certificates or one of the papers prescribed in Clauses 1, 2 and 5, Article 50 of this Law, and disputes over assets affixed to land shall be settled by people’s courts;
2. Disputes on land use rights but the involved parties do not have the land use right certificates or any of the papers prescribed in Clauses 1, 2 and 5, Article 50 of this Law, shall be settled as follows:
a) Where the presidents of the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals or towns have made the first-time settlement but one or all of the involved parties disagree with the settlement decisions, they are entitled to lodge complaints to the presidents of provincial/municipal People’s Committees for settlement; the settlement decisions of the provincial/municipal People’s Committee presidents shall be the final ones;
b) Where the provincial/municipal People’s Committee presidents make the first-time settlement but one or all of the involved parties disagree with the settlement decisions, they shall be entitled to lodge complaints to the Minister of Natural Resources and Environment; the settlement decisions of the Minister of Natural Resources and Environment shall be the final ones.
Article 137.- Settling land disputes related to administrative boundaries
1. Land disputes related to administrative boundaries between administrative units shall be settled jointly by the People’s Committees of such units. In cases where unanimity cannot be reached or the settlement alters the administrative boundaries, the settling competence shall be stipulated as follows:
a) Where disputes are related to the boundaries of provincial/municipal administrative units, they shall be decided by the National Assembly;
b) Where disputes are related to the boundaries of administrative units being rural districts, urban districts, provincial capitals, provincial towns, communes, wards or townships, they shall be decided by the Government.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment and the land management agencies of the provinces, centrally-run cities, rural districts, urban districts, provincial capitals or provincial towns have the responsibility to supply necessary documents and coordinate with competent State agencies in settling land disputes related to administrative boundaries.
Article 138.- Settlement of land-related complaints
1. Land users are entitled to complain about administrative decisions or administrative acts regarding land management.
2. The settlement of complaints shall be effected as follows:
a) Where complaints about administrative decisions or administrative acts regarding land management are settled for the first time by the presidents of the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals or provincial towns, but the complainants disagree with the settlement decisions, they are entitled to initiate lawsuits at people’s courts or continue to complain with presidents of the provincial/municipal People’s Committees. In case of complaining with provincial/municipal People’s Committee presidents, the decisions of the provincial/municipal People’s Committee presidents shall be the final ones;
b) Where complaints about administrative decisions or administrative acts regarding land management are settled for the first time by provincial/municipal People’s Committee presidents but the complainants disagree with the settlement decisions, they are entitled to initiate lawsuits at people’s courts;
c) The statute of limitation for complaining about administrative decisions or administrative acts regarding land management shall be thirty days as from the date of receiving such administrative decisions or knowing about such administrative acts. Within forty five days as from the date of receiving the first-time complaint settlement decisions, the complainants, if disagreeing therewith, shall be entitled to complain to competent State agencies or initiate lawsuits at people’s courts.
3. The settlement of land-related complaints as provided for in Clause 2 of this Article shall not cover cases of complaint about decisions on settlement of land disputes prescribed in Clause 2, Article 136 of this Law.
Article 139.- Settlement of land-related denunciations
1. Individuals are entitled to denounce violations of legislation on land management and use.
2. The settlement of denunciations about violations of legislation on land management and use shall comply with the provisions of legislation on complaints and denunciations.
Section 3. HANDLING OF VIOLATIONS
Article 140.- Handling of violators of land legislation
Those who encroach upon or appropriate land, fail to use land or use land not for the right purposes, illegally change the land use purposes, destroy land, fail to perform or perform not in full the financial obligations, administrative procedures or the State’s decisions in land management, illegally transfer the land use rights or commit other acts of violating the land legislation, shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively handled or examined for penal liability according to law provisions.
Organizations, which are assigned land without the collection of land use levies or are currently using land with the land use right recognized by the State and do not have to shift to lease land or do not have to pay the land use levies but let the land be encroached upon, appropriated or lost, shall have to compensate therefor and be handled according to law provisions regarding the land use value of the land areas encroached upon, appropriated or lost.
The Government shall specify acts of violating the land legislation and administrative handling measures.
Article 141.- Handling of managers who violate land legislation
Those who abuse their position and powers and act against law provisions on land assignment, land lease, land recovery, land use purpose change, land use right transfer, land use planning and plan implementation, land-related financial obligation determination, cadastral dossier management, issuance of administrative decisions in land management; who show irresponsibility in management, thus leading to violations of land legislation or commit other acts which cause damage to land resources, rights and obligations of land users, shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability according to law provisions.
Article 142.- Handling of land law violations which cause damage to the State and other persons
Those who commit acts of violating land legislation, causing damage to the State and/or other persons, shall, apart from being handled according to the provisions in Articles 140 and 141 of this Law, also have to compensate therefor according to extents of actual damage to the State or the persons suffering from the damage.
Article 143.- Responsibilities of the presidents of the People’s Committees of all levels in detecting, preventing, stopping and handling violations of legislation on land management and use
1. The presidents of the People’s Committees of all levels have the responsibilities to detect, prevent, stop and handle in time violations of legislation on land management and use in their respective localities.
2. The presidents of the People’s Committees of communes, wards or townships have the responsibilities to detect, prevent and stop in time illegal land use right transfers, illegal land use purpose changes; to detect and apply measures to stop in time the construction of works on encroached, appropriated land, the use of land not for the right purposes in their respective localities and force the violators to restore the pre-violation land status.
Article 144.- Handling of heads, officials and employees of land management agencies of all levels and commune/ward/ district township cadastral officials for their responsibility for violations of order of carrying out administrative procedures
1. Organizations and individuals, when detecting that officials and/or employees of land management agencies of all levels or commune/ward/township cadastral officials have violated the regulations on order, procedures and/or time limits for land assignment, land lease, permission of land use purpose changes, time limits for land recovery, carrying out procedures for exercise of land users’ rights, granting of land use right certificates, are entitled to send their written petitions to competent people according to the following regulations:
a) For violations committed by commune/ward/district township cadastral officials, the petitions shall be addressed to the presidents of the commune/ward/township People’s Committees;
b) For violations committed by officials and/or employees of land management agencies of any level, the petitions shall be sent to the heads of the land management agencies of such level;
c) For violations committed by heads of land management agencies, the petitions shall be filed to the presidents of the People’s Committees of the same level.
2. Within no more than fifteen working days as from the date of receiving the written petitions, the People’s Committee presidents or the heads of the land management agencies prescribed in Clause 1 of this Article shall have to consider and settle the petitions and notify the petitioners thereof.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực