CHƯƠNG I Luật đất đai 2003: Những quy định chung
Số hiệu: | 13/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 28/12/2003 | Số công báo: | Từ số 228 đến số 229 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Đối tượng áp dụng Luật này bao gồm:
1. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai;
2. Người sử dụng đất;
3. Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất.
1. Việc quản lý và sử dụng đất đai phải tuân theo quy định của Luật này. Trường hợp Luật này không quy định thì áp dụng các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhà nước giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
2. Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
3. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định là việc Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người đó.
4. Nhận chuyển quyền sử dụng đất là việc xác lập quyền sử dụng đất do được người khác chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới.
5. Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này.
6. Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
7. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới.
8. Hồ sơ địa giới hành chính là hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với địa giới hành chính.
9. Bản đồ địa giới hành chính là bản đồ thể hiện các mốc địa giới hành chính và các yếu tố địa vật, địa hình có liên quan đến mốc địa giới hành chính.
10. Bản đồ hành chính là bản đồ thể hiện ranh giới các đơn vị hành chính kèm theo địa danh và một số yếu tố chính về tự nhiên, kinh tế, xã hội.
11. Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.
12. Hồ sơ địa chính là hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất.
13. Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
14. Sổ địa chính là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi người sử dụng đất và các thông tin về sử dụng đất của người đó.
15. Sổ mục kê đất đai là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi các thửa đất và các thông tin về thửa đất đó.
16. Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ được lập để theo dõi các trường hợp có thay đổi trong sử dụng đất gồm thay đổi kích thước và hình dạng thửa đất, người sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
17. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo đơn vị hành chính.
18. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ quy hoạch.
19. Đăng ký quyền sử dụng đất là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với một thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
20. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
21. Thống kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần thống kê.
22. Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần kiểm kê.
23. Giá quyền sử dụng đất (sau đây gọi là giá đất) là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất.
24. Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định.
25. Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả trong trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định.
26. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
27. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.
28. Tổ chức sự nghiệp công là tổ chức do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập, có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ công do ngân sách nhà nước chi trả.
1. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
2. Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai như sau:
a) Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất (sau đây gọi chung là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất);
b) Quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất;
c) Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
d) Định giá đất.
3. Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai như sau:
a) Thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;
b) Thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất;
c) Điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại.
4. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
1. Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai.
2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:
a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
b) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính;
c) Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
d) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
đ) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
e) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
g) Thống kê, kiểm kê đất đai;
h) Quản lý tài chính về đất đai;
i) Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản;
k) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
l) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
m) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
n) Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
3. Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực, bảo đảm quản lý đất đai có hiệu lực và hiệu quả.
1. Quốc hội ban hành pháp luật về đất đai, quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước.
2. Chính phủ quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh; thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về đất đai.
3. Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai và quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và công dân có quyền hạn và trách nhiệm giám sát việc quản lý và sử dụng đất đai, phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai.
Người sử dụng đất quy định trong Luật này bao gồm:
1. Các tổ chức trong nước bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế – xã hội, tổ chức sự nghiệp công, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của Chính phủ (sau đây gọi chung là tổ chức) được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất; tổ chức kinh tế nhận chuyển quyền sử dụng đất;
2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân) được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất;
3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và các điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất;
4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hoặc giao đất;
5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất;
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư, hoạt động văn hoá, hoạt động khoa học thường xuyên hoặc về sống ổn định tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam giao đất, cho thuê đất, được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;
7. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo pháp luật về đầu tư được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất.
1. Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất.
2. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối có đất để sản xuất; đồng thời có chính sách ưu đãi đầu tư, đào tạo nghề, phát triển ngành nghề, tạo việc làm cho lao động ở nông thôn phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Việc sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất;
2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh;
3. Người sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào các việc sau đây:
1. Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất;
2. Khai hoang, phục hoá, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hoá vào sử dụng;
3. Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất.
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thuỷ sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;
2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
d) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
đ) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;
e) Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng;
g) Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;
3. Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
Việc xác định loại đất trên thực địa theo các căn cứ sau đây:
1. Theo hiện trạng sử dụng đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
2. Theo quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
3. Theo đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp không phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Nhà nước nghiêm cấm hành vi lấn, chiếm đất đai; không sử dụng, sử dụng đất không đúng mục đích; vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố; huỷ hoại đất; không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi sử dụng các quyền của người sử dụng đất; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của người sử dụng đất.
Nhà nước nghiêm cấm hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái các quy định về quản lý đất đai.
This Law prescribes the powers and responsibilities of the State which represents the entire-people owner of land and uniformly manages land; the regime of land management and use; the rights and obligations of land users.
Article 2.- Subjects of application
The subjects of application of this Law include:
1. The State agencies which exercise the powers and perform the responsibilities of the representative of the entire-people owner of land, performing the task of uniform State management over land;
2. The land users;
3. Other subjects involving in land management and/or use.
1. The land management and use must comply with the provisions of this Law. In cases where this Law does not provide therefor, the provisions of relevant law shall apply.
2. Where the international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contain provisions different from the provisions of this Law, the provisions of such international treaties shall apply.
Article 4.- Interpretation of terms and phrases
In this Law, the terms and phrases below shall be construed as follows:
1. Land assignment by the State means the State assigns the land use rights with administrative decisions to subjects having land use demand.
2. Land lease by the State means the State assigns the land use rights under contracts to subjects having land use demand.
3. The State’s recognition of the land use right for current stable land users means the granting for the first time by the State of the land use right certificates to those persons.
4. Reception of land use right transfer means the establishment of the land use rights transferred by other persons under the provisions of law through various forms of exchange, transfer, inheritance, donation of land use rights or capital contribution with land use rights, which results in the emergence of new legal persons.
5. Land recovery means that the State issues administrative decisions to retrieve land use rights or recover land already assigned to organizations, commune, ward or township People’s Committees for management according to the provisions of this Law.
6. Compensation upon land recovery by the State means the State returns the land use right value of the recovered land areas to persons having land recovered.
7. Support upon land recovery by the State means the State renders assistance to persons having land recovered through providing them with training in new jobs, with new jobs, funding for their movement to new locations.
8. Administrative boundary dossiers mean the dossiers in service of the State management over administrative boundaries.
9. Administrative boundary maps are the maps showing the administrative boundary markers and geographical and terrain elements related to administrative boundary markers.
10. Administrative maps are the maps showing the boundaries of administrative units enclosed with place names and a number of major natural, economic and social elements.
11. Land plots mean the land areas delimited by boundaries determined on the field or described on the dossiers.
12. Cadastral dossiers mean the dossiers in service of the State management over the land use.
13. Cadastral maps are the maps showing land plots and relevant geographical elements, made according to commune, ward or township administrative units, certified by competent State agencies.
14. Cadastral books mean the books for every commune, ward or township units to record the land users and information on land use by such persons.
15. Land-itemizing books mean the books compiled for every commune, ward or township unit to record land plots and the information thereon.
16. Land change-monitoring books mean the books compiled to monitor cases of change in land use, including changes in land plot sizes and shapes, land users, land use purposes, land use duration, rights and obligations of land users.
17. Land use status quo maps are the maps expressing the disposition of land of various categories at a given time, which are drawn according to administrative units.
18. Land use-planning maps are the maps drawn up at the beginning of the planning period, expressing the disposition of land of various categories at the end of the planning period.
19. Land use right registration means the acknowledgement of the lawful land use rights over a determined land plot in the cadastral dossiers, aiming to establish the rights and obligations of the land users.
20. Land use right certificates mean the certificates granted by competent State agencies to land users in order to protect their legitimate rights and interests.
21. Land statistics means the State sums up and evaluates on the cadastral dossiers the present land use situation at the time of statistics and the situation of land changes between two statistical times.
22. Land inventory means the State sums up and evaluates on the cadastral dossiers and on the field the present land use situation at the time of inventory and the situation of land changes between two inventories.
23. Land use right price (hereinafter called land price) means the money amount calculated on a land acreage unit prescribed by the State or formulated in land use right transaction.
24. Land use right value means the pecuniary value of the land use rights over a determined land acreage in a determined land use duration.
25. Land use levy means the money amount which must be paid by land users in cases where the State assigns land with the collection of land use levy on a determined land acreage.
26. Land disputes mean the disputes over the rights and obligations of land users between two or more parties in the land relations.
27. Land destruction means acts of topographically deforming land, reducing land quality, polluting land thus causing the loss or reduction of capability to use land according to the set purposes.
28. Public non-business organizations mean those organized by competent State agencies, political organizations or socio-political organizations and having the function of carrying out public-service activities financed by the State budget.
1. Land belongs to the entire-people ownership with the State acting as the owner’s representative.
2. The State exercises the right to dispose land as follows:
a) To decide on the land use purposes through deciding on, considering and approving land use plannings, land use plans (hereinafter referred collectively to as land use plannings, plans);
b) To stipulate the land assignment norms and land use duration;
c) To decide on land assignment, land lease, land recovery, to permit the change of land use purposes;
d) To set the land prices.
3. The State performs the regulation of benefit sources from land through land-related financial policies as follows:
a) Collection of land use levies, land rents;
b) Collection of land use tax, tax on income from land use right transfer;
c) Regulation of the land value increase not due to investment by land users.
4. The State assigns the land use rights to land users in forms of land assignment, land lease, recognition of land use rights for current stable land users; prescribes the rights and obligations of the land users.
Article 6.- State management over land
1. The State performs the uniform management over land.
2. The contents of the State management over land include:
a) Promulgating legal documents on land management and use and organizing the implementation thereof;
b) Determining administrative boundaries, compiling and managing the administrative boundary dossiers, drawing administrative maps;
c) Surveying, measuring, evaluating and categorizing land; drawing cadastral maps, land use status quo maps and land use planning maps;
d) Managing land use plannings and plans;
e) Managing the land use assignment, land lease, land recovery, change of land use purposes;
f) Registering the land use rights, compiling and managing cadastral dossiers, granting land use right certificates;
g) Making land statistics, inventories;
h) Managing land-related finance;
i) Managing and developing the land use right transfer market in the real estate market;
j) Managing and supervising the performance of rights and obligations of land users;
k) Inspecting and examining the observance of law provisions on land and handling violations of land legislation;
l) Settling land disputes; settling complaints and denunciations against violations in land management and use;
m) Managing land-related public service activities.
3. The State adopts policies on investment in the performance of tasks of State management over land, builds up a modern and fully capable land management system, ensuring the effective and efficient management of land.
Article 7.- The State exercises the right of representing the entire-people owner of land and performs the uniform State management over land
1. The National Assembly promulgates land law, decides on land use plannings and plans of the whole country; exercises the supreme right to supervise the land management and use nationwide.
2. The Government decides on land use plannings and plans of the provinces and centrally-run cities and the plannings and plans on the use of land for defense and/or security purposes; exercises the uniform State management over land throughout the country.
The Ministry of Natural Resources and Environment is answerable to the Government for the State management over land.
3. The People’s Councils of all levels exercise the right to supervise the land management and use in their respective localities.
4. The People’s Committees of all levels exercise the right to represent the land owner and perform the State management over land in their respective localities according to competence prescribed in this Law.
Article 8.- Rights and responsibilities of Vietnam Fatherland Front, the Front’s member organizations and citizens
Vietnam Fatherland Front, the Front’s member organizations and citizens have the rights and responsibility to supervise the land management and use, coordinate with State agencies in ensuring the strict observance of the State’s regulations on land management and use.
The land users defined in this Law include:
1. Domestic organizations, including State agencies, political organizations, socio-political organizations, socio-political and professional organizations, social organizations, socio-professional organizations, economic organizations, socio-economic organizations, public-non-business organizations, people’s armed force units and other organizations, which, according to the Government’s regulations (hereinafter referred collectively to as organizations) shall be assigned or leased land or have their land use rights recognized, by the State; and economic organizations receiving land use right transfer;
2. Domestic households and individuals (hereinafter called households, individuals), that are assigned or leased land, or have land use rights recognized, by the State, or receive the land use right transfer.
3. Population communities, including communities of Vietnamese living in the same villages, hamlets or similar population quarters having the same customs and practices or the same descents, that are assigned land or have the land use rights recognized, by the State;
4. Religious establishments, including pagodas, churches, oratories, sanctuaries, monasteries, religious training schools, head-offices of religious organizations and other religious establishments, which have the land use rights recognized or are assigned land, by the State;
5. Foreign organizations with diplomatic functions, including diplomatic representation offices, consulates, other foreign representation offices with diplomatic functions recognized by the Vietnamese Government; representation offices of organizations within the United Nations, inter-governmental agencies or organizations, representative offices of inter-governmental organizations, which are leased land by the State;
6. Overseas Vietnamese who return to the country for investment, regular cultural or scientific activities or return for stable settlement in the country, who are assigned or leased land by the State, or are entitled to buy dwelling houses closely associated with the rights to use residential land;
7. Foreign organizations and individuals investing in Vietnam under the legislation on investment, that are leased land by the State.
Article 10.- Guarantees for land users
1. The State grants land use right certificates to land users.
2. The State does not recognize the reclaim of land already assigned under the State’s regulations to other people for use in the course of implementing the land policies of the State of the Democratic Republic of Vietnam, the Provisional Revolutionary Government of the Republic of South Vietnam and the State of the Socialist Republic of Vietnam.
3. The State adopts policies to create conditions for persons directly engaged in agricultural production, forestry, aquaculture, salt-making to have land for production; at the same time adopts policies on preferences for investment, job training, production and business development, job creation for rural labor, suitable to the process of restructuring the land use and restructuring the rural economy along the direction of industrialization and modernization.
Article 11.- Land-using principles
The land use must ensure the following principles:
1. Being in strict accordance with the land use plannings and plans, and for the right land use purposes;
2. Being economical, efficient, protecting environment and not harming the legitimate interests of land users around;
3. The land users exercise their rights and perform their obligations in the land use duration according to the provisions of this Law and other relevant laws.
Article 12.- Encouraging investment in land
The State adopts policies to encourage land users to invest their labor, supplies, capital in, and to apply scientific and technological achievements to, the following works:
1. Protecting, improving, increasing the fertility of, land;
2. Virgin land reclamation, re-cultivation on unused land, sea encroachment, putting areas of waste land, bare hills and mountains and land with waste water surface to use;
3. Developing infrastructure to increase the value of land.
Article 13.- Land categorization
Depending on the use purposes, land is categorized as follows:
1. Agricultural land, including land of the following categories:
a) Land for cultivation of annual crops, including land for rice cultivation, pasture land for husbandry, land for growing other annual crops;
b) Land for growing perennial trees;
c) Production forest land;
d) Protective forest land;
e) Special-use forest land;
f) Aquaculture land;
g) Salt-making land;
h) Other agricultural land as prescribed by the Government;
2. Non-agricultural land, including land of the following categories:
a) Residential land, including rural residential land and urban residential land;
b) Land for construction of offices, non-business facilities;
c) Land used for defense and/or security purposes;
d) Land for non-agricultural production or business, including land for construction of industrial parks; land used as ground for construction of production and/or business establishments; land for mineral activities; land for production of construction materials, pottery articles;
e) Land used for public-utility purposes, including land for communications, irrigation; land for construction of cultural, medical, educational and training, sport and physical training works in service of public interests; land with historical and cultural relics, scenic places; land for construction of other public works under the Government’s regulations;
f) Land used by religious establishments;
g) Land with works being communal houses, temples, shrines, small pagodas, worship halls, ancestral worship houses;
h) Land for cemeteries, grave-yards;
i) River, arryo, canal, trench, stream and special-use water surface land;
j) Other non-agricultural land as prescribed by the Government;
3. Unused land, including assorted land with use purposes not yet identified.
Article 14.- Grounds for determination of land categories on the field
The determination of land categories on the field is based on the following grounds:
1. The present land use situation compatible with the land use plannings approved by competent State agencies;
2. The competent State agencies’ decisions to assign land, lease land, permit the change of land use purposes;
3. The registration for changes of land use purposes, for cases where permission for change of land use purposes is not required.
Article 15.- Strictly prohibited acts
The State strictly prohibits acts of encroaching upon land; not using land, using land not for the right purposes; violating land use plannings and/or plans already publicized; destroying land; failing to strictly comply with law provisions when applying land users’ rights; failing to perform or performing inadequately the obligations and responsibilities of land users.
The State strictly prohibits acts of abusing positions and powers, acting ultra vires or showing irresponsibility by competent persons to act against the regulations on land management.