CHƯƠNG II Luật đất đai 2003: Quyền của nhà nước đối với đất đai và Quản lý nhà nước về đất đai
Số hiệu: | 13/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 28/12/2003 | Số công báo: | Từ số 228 đến số 229 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước.
Bộ Nội vụ quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính, quản lý mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành chính.
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật và định mức kinh tế trong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa, lập hồ sơ địa giới hành chính trong phạm vi địa phương.
1. Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm:
a) Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập đơn vị hành chính hoặc điều chỉnh địa giới hành chính (nếu có);
b) Bản đồ địa giới hành chính;
c) Sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính;
d) Bảng tọa độ các mốc địa giới hành chính, các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính;
đ) Bản mô tả tình hình chung về địa giới hành chính;
e) Biên bản xác nhận mô tả đường địa giới hành chính;
g) Phiếu thống kê về các yếu tố địa lý có liên quan đến địa giới hành chính;
h) Biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính;
i) Thống kê các tài liệu về địa giới hành chính của các đơn vị hành chính cấp dưới.
2. Hồ sơ địa giới hành chính cấp nào được lưu trữ tại Uỷ ban nhân dân cấp đó, Uỷ ban nhân dân cấp trên, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Hồ sơ địa giới hành chính cấp dưới do Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp xác nhận; hồ sơ địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Nội vụ xác nhận.
4. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương; trường hợp mốc địa giới hành chính bị xê dịch, hư hỏng phải kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
1. Bản đồ hành chính của địa phương nào thì được lập trên cơ sở bản đồ địa giới hành chính của địa phương đó.
2. Việc lập bản đồ hành chính được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo việc lập bản đồ hành chính các cấp trong phạm vi cả nước và tổ chức thực hiện việc lập bản đồ hành chính toàn quốc, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc lập bản đồ hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
1. Bản đồ địa chính là thành phần của hồ sơ địa chính phục vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo việc khảo sát, đo đạc, lập và quản lý bản đồ địa chính trong phạm vi cả nước.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc khảo sát, đo đạc, lập và quản lý bản đồ địa chính ở địa phương.
4. Bản đồ địa chính được quản lý, lưu trữ tại cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập năm năm một lần gắn với việc kiểm kê đất đai quy định tại Điều 53 của Luật này để phục vụ cho việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất được lập mười năm một lần gắn với kỳ quy hoạch sử dụng đất quy định tại Điều 24 của Luật này.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn được lập trên bản đồ địa chính gọi là bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo việc khảo sát, đo đạc, lập và quản lý bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất trong phạm vi cả nước và tổ chức thực hiện việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất của cả nước.
4. Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm thực hiện việc kiểm kê đất đai ở địa phương nào thì tổ chức thực hiện việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương đó.
Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất của địa phương nào thì tổ chức thực hiện việc lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất của địa phương đó.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;
2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt;
3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới;
4. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;
5. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;
6. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
7. Dân chủ và công khai;
8. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó.
1. Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương;
b) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước;
c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu của thị trường;
d) Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất;
đ) Định mức sử dụng đất;
e) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất;
g) Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.
2. Căn cứ để lập kế hoạch sử dụng đất bao gồm:
a) Quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt;
b) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm và hàng năm của Nhà nước;
c) Nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
d) Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước;
đ) Khả năng đầu tư thực hiện các dự án, công trình có sử dụng đất.
1. Nội dung quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
a) Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai;
b) Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch;
c) Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;
d) Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án;
đ) Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường;
e) Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
2. Nội dung kế hoạch sử dụng đất bao gồm:
a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước;
b) Kế hoạch thu hồi diện tích các loại đất để phân bổ cho nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng; phát triển công nghiệp, dịch vụ; phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn; quốc phòng, an ninh;
c) Kế hoạch chuyển diện tích đất chuyên trồng lúa nước và đất có rừng sang sử dụng vào mục đích khác, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong đất nông nghiệp;
d) Kế hoạch khai hoang mở rộng diện tích đất để sử dụng vào các mục đích;
đ) Cụ thể hoá kế hoạch sử dụng đất năm năm đến từng năm;
e) Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
1. Kỳ quy hoạch sử dụng đất của cả nước, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn là mười năm.
2. Kỳ kế hoạch sử dụng đất của cả nước, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn là năm năm.
1. Chính phủ tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
3. Uỷ ban nhân dân huyện thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thị trấn thuộc huyện.
Uỷ ban nhân dân huyện, quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Uỷ ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp dưới, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Uỷ ban nhân dân xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị trong kỳ quy hoạch sử dụng đất tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
5. Quy hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn được lập chi tiết gắn với thửa đất (sau đây gọi là quy hoạch sử dụng đất chi tiết); trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, cơ quan tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất phải lấy ý kiến đóng góp của nhân dân.
Kế hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn được lập chi tiết gắn với thửa đất (sau đây gọi là kế hoạch sử dụng đất chi tiết).
6. Uỷ ban nhân dân cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
7. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được trình đồng thời với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
1. Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước do Chính phủ trình.
2. Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp.
4. Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã quy định tại khoản 4 Điều 25 của Luật này.
1. Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự điều chỉnh mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt mà sự điều chỉnh đó làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất;
b) Do tác động của thiên tai, chiến tranh làm thay đổi mục đích, cơ cấu, vị trí, diện tích sử dụng đất;
c) Có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp làm ảnh hưởng tới quy hoạch sử dụng đất của cấp mình;
d) Có sự điều chỉnh địa giới hành chính của địa phương.
2. Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện khi có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất hoặc có sự thay đổi về khả năng thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
3. Nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất là một phần của nội dung quy hoạch sử dụng đất. Nội dung điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất là một phần của nội dung kế hoạch sử dụng đất.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp nào thì có thẩm quyền quyết định, xét duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp đó.
Trong thời hạn không quá ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc xét duyệt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được công bố công khai theo quy định sau đây:
1. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của địa phương tại trụ sở Uỷ ban nhân dân;
2. Cơ quan quản lý đất đai các cấp có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương tại trụ sở cơ quan và trên các phương tiện thông tin đại chúng;
3. Việc công bố công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân và cơ quan quản lý đất đai được thực hiện trong suốt thời gian của kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có hiệu lực.
1. Chính phủ tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương cấp dưới trực tiếp.
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức, chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương; phát hiện, ngăn chặn các hành vi sử dụng đất trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
2. Trường hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố có diện tích đất phải thu hồi mà Nhà nước chưa thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo mục đích đã xác định trước khi công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; nếu người sử dụng đất không còn nhu cầu sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Nhà nước nghiêm cấm mọi hoạt động tự ý xây dựng, đầu tư bất động sản trong khu vực đất phải thu hồi để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trường hợp có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình gắn liền với đất phải thu hồi mà làm thay đổi quy mô, cấp công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3. Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án, công trình hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau ba năm không được thực hiện theo kế hoạch thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh hoặc huỷ bỏ và công bố.
1. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh trình Chính phủ xét duyệt.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc lập, xét duyệt, điều chỉnh, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm:
1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Việc quyết định giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được thực hiện sau khi có quyết định thu hồi đất đó.
Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 70 của Luật này;
2. Tổ chức sử dụng đất vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm, thực nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối;
3. Đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối hoặc sản xuất kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
4. Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo các dự án của Nhà nước;
5. Hợp tác xã nông nghiệp sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở hợp tác xã, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối;
6. Người sử dụng đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp quy định tại Điều 88 của Luật này; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng và các công trình công cộng khác không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
7. Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 99 của Luật này.
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;
2. Tổ chức kinh tế được giao đất sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê;
3. Tổ chức kinh tế được giao đất sử dụng vào mục đích đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê;
4. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được giao đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh;
5. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh;
6. Tổ chức kinh tế được giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
7. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được giao đất để thực hiện các dự án đầu tư.
1. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm trong các trường hợp sau đây:
a) Hộ gia đình, cá nhân thuê đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối;
b) Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 mà thời hạn sử dụng đất đã hết theo quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này;
c) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ diện tích đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất;
d) Hộ gia đình, cá nhân thuê đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
đ) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh;
e) Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê; hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
g) Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc.
2. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trong các trường hợp sau đây:
a) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê; hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê;
b) Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc.
Việc chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất quy định tại Điều 13 của Luật này được thực hiện như sau:
1. Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thuỷ sản;
b) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác;
c) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
d) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
2. Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải đăng ký với văn phòng của tổ chức có thẩm quyền đăng ký quyền sử dụng đất (sau đây gọi chung là văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) hoặc Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất;
3. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng; thời hạn sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật này;
4. Khi chuyển mục đích sử dụng đất trong trường hợp quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định sau đây:
a) Nộp tiền sử dụng đất theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng đối với trường hợp chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất phi nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp có thu tiền sử dụng đất;
b) Nộp tiền sử dụng đất theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng trừ đi giá trị quyền sử dụng đất của loại đất trước khi chuyển mục đích sử dụng tính theo giá đất do Nhà nước quy định tại thời điểm được phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp chuyển đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối sang đất phi nông nghiệp có thu tiền sử dụng đất;
c) Nộp tiền sử dụng đất theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng trừ đi tiền sử dụng đất theo loại đất trước khi chuyển mục đích sử dụng đối với trường hợp chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
d) Trả tiền thuê đất theo loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đối với trường hợp người sử dụng đất lựa chọn hình thức thuê đất;
đ) Việc tính giá trị quyền sử dụng đất được áp dụng chế độ miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ.
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; giao đất đối với cơ sở tôn giáo; giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư.
3. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không được ủy quyền.
Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
1. Nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế;
2. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;
3. Sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả;
4. Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
5. Đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
6. Đất bị lấn, chiếm trong các trường hợp sau đây:
a) Đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm;
b) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
7. Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
8. Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
9. Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước;
10. Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết thời hạn;
11. Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn mười tám tháng liền; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn hai mươi bốn tháng liền;
12. Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn hai mươi bốn tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đó cho phép.
1. Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố hoặc khi dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
2. Trước khi thu hồi đất, chậm nhất là chín mươi ngày đối với đất nông nghiệp và một trăm tám mươi ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo cho người bị thu hồi đất biết lý do thu hồi, thời gian và kế hoạch di chuyển, phương án tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư.
3. Sau khi có quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, được công bố công khai, có hiệu lực thi hành, người bị thu hồi đất phải chấp hành quyết định thu hồi đất.
Trường hợp người bị thu hồi đất không chấp hành quyết định thu hồi đất thì Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất ra quyết định cưỡng chế. Người bị cưỡng chế thu hồi đất phải chấp hành quyết định cưỡng chế và có quyền khiếu nại.
1. Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế trong trường hợp đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ.
Việc thu hồi đất được thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật này.
2. Đối với dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt thì nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân mà không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất.
1. Nhà nước quyết định thu hồi đất và giao đất cho tổ chức phát triển quỹ đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập để thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và trực tiếp quản lý quỹ đất đã thu hồi đối với trường hợp sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố mà chưa có dự án đầu tư.
2. Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và giao đất cho nhà đầu tư để thực hiện dự án đối với các trường hợp đã có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
3. Cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất thực hiện việc thu hồi đất đối với các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 của Luật này thì đất đã thu hồi thuộc khu vực nông thôn được giao cho Uỷ ban nhân dân xã quản lý, thuộc khu vực đô thị và khu vực đã được quy hoạch để phát triển đô thị được giao cho tổ chức phát triển quỹ đất quản lý.
1. Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất mà người bị thu hồi đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 của Luật này thì người bị thu hồi đất được bồi thường, trừ các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 và các điểm b, c, d, đ và g khoản 1 Điều 43 của Luật này.
2. Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Trường hợp không có khu tái định cư thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với khu vực đô thị; bồi thường bằng đất ở đối với khu vực nông thôn, trường hợp giá trị quyền sử dụng đất ở bị thu hồi lớn hơn đất ở được bồi thường thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền đối với phần chênh lệch đó.
4. Trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất mà không có đất để bồi thường cho việc tiếp tục sản xuất thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền, người bị thu hồi đất còn được Nhà nước hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, bố trí việc làm mới.
5. Trường hợp người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi giá trị nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trong giá trị được bồi thường, hỗ trợ.
6. Chính phủ quy định việc bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi và việc hỗ trợ để thực hiện thu hồi đất.
1. Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất trong các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 của Luật này;
b) Đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao và các công trình công cộng khác không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
c) Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng;
d) Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;
đ) Đất thuê của Nhà nước;
e) Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định tại Điều 50 của Luật này;
g) Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
2. Khi Nhà nước thu hồi đất, người bị thu hồi đất không được bồi thường về tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản gắn liền với đất được tạo ra tại khu vực đất bị thu hồi sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được công bố mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
b) Tài sản gắn liền với đất được tạo ra trước khi có quyết định thu hồi đất mà trái với mục đích sử dụng đất đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại thời điểm xây dựng công trình đó;
c) Đất bị thu hồi thuộc các trường hợp quy định tại các khoản 4, 6, 7 và 10 Điều 38 của Luật này.
3. Người bị thu hồi đất quy định tại khoản 1 nhưng không thuộc khoản 2 Điều này được bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi.
4. Chính phủ quy định việc xử lý đối với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài sản đã đầu tư trên đất trong trường hợp thu hồi đất quy định tại các khoản 2, 3, 5, 8, 9, 11 và 12 Điều 38 của Luật này.
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được uỷ quyền.
1. Nhà nước trưng dụng đất có thời hạn trong trường hợp có nhu cầu khẩn cấp của chiến tranh, thiên tai hoặc trong tình trạng khẩn cấp khác.
Hết thời hạn trưng dụng đất hoặc đã thực hiện xong mục đích trưng dụng đất, Nhà nước trả lại đất và bồi thường thiệt hại cho người bị trưng dụng đất do việc trưng dụng đất gây ra.
2. Chính phủ quy định cụ thể về việc trưng dụng đất.
Việc đăng ký quyền sử dụng đất được thực hiện tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
1. Người đang sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
2. Người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này;
3. Người nhận chuyển quyền sử dụng đất;
4. Người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đổi tên, chuyển mục đích sử dụng đất, thay đổi thời hạn sử dụng đất hoặc có thay đổi đường ranh giới thửa đất;
5. Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
1. Hồ sơ địa chính bao gồm:
a) Bản đồ địa chính;
b) Sổ địa chính;
c) Sổ mục kê đất đai;
d) Sổ theo dõi biến động đất đai.
2. Nội dung hồ sơ địa chính bao gồm các thông tin về thửa đất sau đây:
a) Số hiệu, kích thước, hình thể, diện tích, vị trí;
b) Người sử dụng thửa đất;
c) Nguồn gốc, mục đích, thời hạn sử dụng đất;
d) Giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai đã thực hiện và chưa thực hiện;
đ) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền và những hạn chế về quyền của người sử dụng đất;
e) Biến động trong quá trình sử dụng đất và các thông tin khác có liên quan.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính, hướng dẫn việc lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính.
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho người sử dụng đất theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất.
Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chủ sở hữu tài sản phải đăng ký quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật về đăng ký bất động sản.
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành.
3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo từng thửa đất.
Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.
Trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cùng sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho từng cá nhân, từng hộ gia đình, từng tổ chức đồng quyền sử dụng.
Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng dân cư thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cộng đồng dân cư và trao cho người đại diện hợp pháp của cộng đồng dân cư đó.
Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cơ sở tôn giáo thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cơ sở tôn giáo và trao cho người có trách nhiệm cao nhất của cơ sở tôn giáo đó.
Chính phủ quy định cụ thể việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với nhà chung cư, nhà tập thể.
4. Trường hợp người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị thì không phải đổi giấy chứng nhận đó sang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này. Khi chuyển quyền sử dụng đất thì người nhận quyền sử dụng đất đó được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những trường hợp sau đây:
1. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trừ trường hợp thuê đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn;
2. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
3. Người đang sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Luật này mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
4. Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; tổ chức sử dụng đất là pháp nhân mới được hình thành do các bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
5. Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
6. Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất;
7. Người sử dụng đất quy định tại các điều 90, 91 và 92 của Luật này;
8. Người mua nhà ở gắn liền với đất ở;
9. Người được Nhà nước thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở.
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo, nay được Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
5. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ.
7. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
8. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
b) Được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp.
1. Tổ chức đang sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.
2. Phần diện tích đất mà tổ chức đang sử dụng nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được giải quyết như sau:
a) Nhà nước thu hồi phần diện tích đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, sử dụng không hiệu quả;
b) Tổ chức phải bàn giao phần diện tích đã sử dụng làm đất ở cho Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để quản lý; trường hợp doanh nghiệp nhà nước sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối đã được Nhà nước giao đất mà doanh nghiệp đó cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng một phần quỹ đất làm đất ở thì phải bố trí lại diện tích đất ở thành khu dân cư trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất xét duyệt trước khi bàn giao cho địa phương quản lý.
3. Đối với tổ chức kinh tế lựa chọn hình thức thuê đất thì cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm thủ tục ký hợp đồng thuê đất trước khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
4. Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Cơ sở tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động;
b) Có đề nghị bằng văn bản của tổ chức tôn giáo có cơ sở tôn giáo đó;
c) Có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo đó.
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều này được uỷ quyền cho cơ quan quản lý đất đai cùng cấp.
Chính phủ quy định điều kiện được ủy quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
1. Việc thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đơn vị thống kê, kiểm kê đất đai là xã, phường, thị trấn;
b) Việc thống kê đất đai được tiến hành một năm một lần;
c) Việc kiểm kê đất đai được tiến hành năm năm một lần.
2. Trách nhiệm thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai được quy định như sau:
a) Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai của địa phương;
b) Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của địa phương lên Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp; Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai lên Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo Chính phủ kết quả thống kê đất đai hàng năm, kết quả kiểm kê đất đai năm năm của cả nước;
d) Chính phủ báo cáo Quốc hội kết quả kiểm kê đất đai năm năm đồng thời với kế hoạch sử dụng đất năm năm của cả nước.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định biểu mẫu và hướng dẫn phương pháp thống kê, kiểm kê đất đai.
1. Nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai bao gồm:
a) Tiền sử dụng đất trong các trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất;
b) Tiền thuê đất đối với đất do Nhà nước cho thuê;
c) Thuế sử dụng đất;
d) Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất;
đ) Tiền thu từ việc xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai;
e) Tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
g) Phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.
2. Chính phủ quy định việc thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai, tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai.
Giá đất được hình thành trong các trường hợp sau đây:
1. Do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định giá theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 56 của Luật này;
2. Do đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất;
3. Do người sử dụng đất thoả thuận về giá đất với những người có liên quan khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
1. Việc định giá đất của Nhà nước phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường; khi có chênh lệch lớn so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường thì phải điều chỉnh cho phù hợp;
b) Các thửa đất liền kề nhau, có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá như nhau;
c) Đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá như nhau.
2. Chính phủ quy định phương pháp xác định giá đất; khung giá các loại đất cho từng vùng, theo từng thời gian; trường hợp phải điều chỉnh giá đất và việc xử lý chênh lệch giá đất liền kề giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Căn cứ vào nguyên tắc định giá đất quy định tại khoản 1 Điều này, phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất do Chính phủ quy định, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng giá đất cụ thể tại địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến trước khi quyết định.
4. Giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định được công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 hàng năm được sử dụng làm căn cứ để tính thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; tính tiền sử dụng đất và tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất; tính giá trị quyền sử dụng đất khi giao đất không thu tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước.
1. Tổ chức có đủ điều kiện, năng lực và được hoạt động dịch vụ về giá đất thì được tư vấn giá đất.
2. Việc xác định giá đất tư vấn phải tuân theo các nguyên tắc định giá đất, phương pháp xác định giá đất do Chính phủ quy định.
3. Giá đất tư vấn được sử dụng để tham khảo trong quản lý nhà nước về tài chính đất đai và trong hoạt động giao dịch về quyền sử dụng đất.
1. Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê;
b) Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê;
c) Sử dụng quỹ đất để tạo vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng;
d) Sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh;
đ) Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
e) Các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
2. Thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án, xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ.
3. Giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất hoặc trúng đấu thầu dự án có sử dụng đất không được thấp hơn giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định.
4. Việc đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá, đấu thầu.
1. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất được tính vào giá trị tài sản giao cho tổ chức đó; tổ chức được giao đất có trách nhiệm bảo toàn quỹ đất.
2. Doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì số tiền đó được ghi vào giá trị vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp; doanh nghiệp có trách nhiệm bảo toàn quỹ đất.
3. Khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này mà doanh nghiệp cổ phần hoá lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì phải xác định lại giá trị quyền sử dụng đất đó sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường.
4. Chính phủ quy định cụ thể việc tính giá trị quyền sử dụng đất đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
1. Người sử dụng đất mà Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong các trường hợp sau đây:
a) Sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư;
b) Sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh;
c) Thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng, hộ gia đình nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
d) Nhà máy, xí nghiệp phải di dời theo quy hoạch;
đ) Sử dụng đất để xây dựng nhà chung cư cho công nhân của các khu công nghiệp, ký túc xá sinh viên, nhà ở cho người phải di dời do thiên tai;
e) Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Đất được tham gia thị trường bất động sản bao gồm:
1. Đất mà Luật này cho phép người sử dụng đất có một trong các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
2. Đất thuê mà trên đó có tài sản được pháp luật cho phép tham gia vào thị trường bất động sản.
Đất được tham gia thị trường bất động sản nếu người sử dụng đất đó có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 106 của Luật này.
Đối với trường hợp đất mà Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện các dự án đầu tư thì phải đầu tư vào đất theo đúng dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Nhà nước quản lý đất đai trong việc phát triển thị trường bất động sản bằng các biện pháp sau đây:
1. Tổ chức đăng ký hoạt động giao dịch về quyền sử dụng đất;
2. Tổ chức đăng ký hoạt động phát triển quỹ đất, đầu tư xây dựng kinh doanh bất động sản;
3. Tổ chức đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho thị trường bất động sản;
4. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia giao dịch về quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản;
5. Thực hiện các biện pháp bình ổn giá đất, chống đầu cơ đất đai.
1. Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được thành lập thống nhất từ trung ương đến cơ sở.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Cơ quan quản lý đất đai cấp nào trực thuộc cơ quan hành chính nhà nước cấp đó.
Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương có văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan dịch vụ công thực hiện chức năng quản lý hồ sơ địa chính gốc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính, phục vụ người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ.
1. Xã, phường, thị trấn có cán bộ địa chính.
2. Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc quản lý đất đai tại địa phương.
3. Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn do Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm.
THE STATE’S RIGHTS TO LAND AND STATE MANAGEMENT OVER LAND
Section 1. COMPILATION AND MANAGEMENT OF ADMINISTRATIVE BOUNDARY DOSSIERS AND ASSORTED LAND-RELATED MAPS
Article 16.- Administrative boundaries
1. The Government directs the delimitation of administrative boundaries, the compilation and management of administrative boundary dossiers at all levels throughout the country.
The Ministry of Home Affairs provides for the order and procedures of delimiting the administrative boundaries, managing administrative boundary markers and dossiers.
The Ministry of Natural Resources and Environment provides for the techniques and economic norms in implanting administrative boundary markers and compiling administrative boundary dossiers at all levels.
2. The People’s Committees at all levels organize the delimitation of administrative boundaries on the field and the compilation of administrative boundary dossiers within their respective localities.
Article 17.- Administrative boundary dossiers
1. An administrative boundary dossier includes:
a) The competent State agency’s decision on the establishment of the administrative unit or the administrative boundary adjustment (if any);
b) The administrative boundary map;
c) The diagram on locations of administrative boundary markers;
d) The table of coordinates of administrative boundary markers, typical points on the administrative boundary line;
e) The description of the general administrative boundary situation;
f) The record certifying the description of the administrative boundary line;
g) The statistical ticket on geographical elements related to the administrative boundary;
h) The record on the hand-over of administrative boundary markers;
i) The statistics of documents on administrative boundaries of the subordinate administrative units.
2. The administrative boundary dossiers of any levels are archived at the People’s Committees of such levels, the People’s Committees of higher levels, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Natural Resources and Environment.
3. The administrative boundary dossiers of the subordinate levels are certified by the immediate-superior People’s Committees; the administrative boundary dossiers of the provinces and centrally-run cities are certified by the Ministry of Home Affairs.
4. The commune/ward/township People’s Committees have the responsibility to manage the administrative boundary markers on the fields in their respective localities; in cases where administrative boundary markers are removed or damaged, they must report such in time to the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals or towns.
Article 18.- Administrative maps
1. The administrative maps of any localities are drawn up on the basis of the administrative boundary maps of such localities.
2. The drawing up of administrative maps is stipulated as follows:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment directs the drawing of the administrative maps of all levels throughout the country and organizes the drawing of national, provincial and municipal administrative maps;
b) The provincial/municipal People’s Committees organize the drawing of administrative maps of rural districts, urban districts, provincial capitals and towns.
1. The cadastral maps are components of the cadastral dossiers in service of the uniform State management over the land.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment directs the surveys, measurement, drawing and management of cadastral maps nationwide.
3. The provincial/municipal People’s Committees organize the surveys, measurement, drawing and management of cadastral maps in their respective localities.
4. The cadastral maps are managed and archived at the land management agencies of the provinces, centrally-run cities, rural districts, urban districts, provincial capitals, towns and the People’s Committees of the communes, wards, townships.
Article 20.- Land use status quo maps and land use planning maps
1. The land use status quo maps are drawn up once every five years in association with the land inventory prescribed in Article 53 of this Law to serve the management of land use plannings and plans.
2. The land use planning maps are drawn up once every 10 years in association with the land use planning periods prescribed in Article 24 of this Law.
The land use planning maps of communes, wards or townships, drawn up on the cadastral maps, are called the detailed land use planning maps.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment directs the surveys, measurement, drawing and management of land use status quo maps, the land use planning maps nationwide and organize the drawing of land use status quo maps and land use planning maps of the whole country.
4. The People’s Committees having the responsibility to conduct land inventories in any localities shall have the responsibility to organize the drawing of land use status quo maps of such localities.
The People’s Committees having the responsibility to organize the elaboration of land use plannings of any localities shall have the responsibility to organize the drawing of the land use planning maps of such localities.
Section 2. LAND USE PLANNINGS, PLANS
Article 21.- The principles for elaboration of land use plannings and plans
The elaboration of land use plannings and plans must ensure the following principles:
1. Being compatible with the strategies, overall plannings, plans on socio-economic development, defense and security;
2. Being elaborated from the whole to details; the land use plannings and plans of the subordinate levels must be compatible with the land use plannings and plans of the superior levels; the land use plans must conform to the land use plannings already decided on and approved by competent State agencies;
3. The land use plannings and plans of the superior levels must express the land use demands of the subordinate levels;
4. Thrifty and efficient use of land;
5. Rational exploitation of natural resources and environmental protection;
6. Protection and renovation of historical and cultural relics, scenic places;
7. Democracy and publicity;
8. The land use plannings and plans of each period must be decided, approved in the last year of the previous period.
Article 22.- Grounds for elaboration of land use plannings, plans
1. Grounds for elaboration of land use plannings include:
a) The strategies and overall plannings on socio-economic development, defense and security of the whole country; plannings on development of branches and localities;
b) The State’s socio-economic development plans;
c) The natural, economic and social conditions and the market demands;
d) The land use status quo and land use demands;
e) The land use norms;
f) The scientific and technological advances related to land use;
g) The results of implementation of the land use plannings of the previous period.
2. Grounds for elaboration of land use plans include:
a) The land use plannings already decided on and approved by competent State agencies;
b) The five-year and annual socio-economic development plans of the State;
c) The land use demands of organizations, households, individuals, population communities;
d) The results of implementation of the previous period’s land use plans;
e) Investment capability for implementation of projects, works using land.
Article 23.- Contents of land use plannings, plans
1. The contents of a land use planning include:
a) Survey, studies, analysis and sum up of the natural, economic and social conditions and the land use status quo; the evaluation of land potential;
b) Identification of land use orientations and objectives in the planning period;
c) Determination of areas of assorted land distributed for socio-economic development, defense and security demands;
d) Determination of areas of land to be recovered for the implementation of works, projects;
e) Determination of measures for land use, protection and improvement and environmental protection;
f) Solutions to organize the implementation of land use plannings.
2. The contents of a land use plan include:
a) The analysis and evaluation of the results of implementation of the previous period’s land use plans;
b) The plans on recovery of assorted land areas for distribution to infrastructure construction demands; industrial and service development; urban and rural residential quarter development; defense, security;
c) The plans on transfer of land areas under wet rice and forest land to other use purposes, the restructure of the use of land within the agricultural land;
d) The land reclamation plans to expand land areas to be used for various purposes;
e) Details of the five-year land use plan to every year;
f) Solutions to organize the implementation of land use plans.
Article 24.- Land use planning, plan periods
1. The period of land use planning of the whole country, provinces, centrally-run cities, rural districts, urban districts, provincial capitals, towns, communes, wards or townships is ten years.
2. The period of land use plan of the whole country, the provinces, centrally-run cities, rural districts, urban districts, provincial capitals, towns, communes, wards or townships is five years.
Article 25.- Elaboration of land use plannings, plans
1. The Government organizes the elaboration of land use plannings and plans of the whole country.
2. The provincial/municipal People’s Committees organize the elaboration of their respective local land use plannings and plans.
3. The People’s Committees of the rural districts of the provinces organize the elaboration of the land use plannings and plans of their respective localities as well as the land use plannings and plans of townships in their respective districts.
The People’s Committees of rural and urban districts of the centrally-run cities and the People’s Committees of the provincial capitals or towns organize the elaboration of land use plannings and plans of their respective localities as well as land use plannings and plans of their subordinate administrative units, except for cases prescribed in Clause 4 of this Article.
4. The People’s Committees of the communes not lying in the urban development planning areas in the land use planning period organize the elaboration of land use plannings and plans of their respective localities.
5. The land use plannings of communes, wards or townships are elaborated in details associated to land plots (hereinafter called the detailed land use plannings); in the course of elaborating the detailed land use plannings, the agencies which organize the elaboration of land use plannings must gather comments of people.
The land use plans of communes, wards or townships are elaborated in details associated to land plots (hereinafter called the detailed land use plans).
6. The People’s Committees have the responsibility to organize the elaboration of land use plannings and plans and submit them to the People’s Councils of the same level for adoption before submitting such land use plannings and plans to competent State agencies for consideration and approval.
7. The land use plannings and plans must be submitted simultaneously with the socio-economic development plans.
Article 26.- Competence to decide on, consider and approve the land use plannings and plans
1. The National Assembly decides on the land use plannings and plans of the whole country, which are submitted by the Government.
2. The Government considers and approves the land use plannings and plans of the provinces and centrally-run cities.
3. The provincial/municipal People’s Committees consider and approve the land use plannings and plans of their immediate subordinate administrative units.
4. The People’s Committees of the rural districts, provincial capitals or towns consider and approve the commune land use plannings and plans prescribed in Clause 4, Article 25 of this Law.
Article 27.- Adjustment of land use plannings, plans
1. The adjustment of land use plannings shall be made only in the following cases:
a) There is the adjustment of socio-economic development, defense or security objectives, which has been decided and approved by competent State agencies, and such adjustment alters the land use structure;
b) The land use purposes, structure, position and/or acreage have changed due to the impacts of natural calamities or war;
c) There is the adjustment of land use planning by the superior authorities, which directly affects the land use planning of their own level;
d) There is the adjustment of administrative boundaries of the localities.
2. The adjustment of land use plans shall be made only when there appears the adjustment of land use planning or there appears a change in the capability to implement the land use plans.
3. The contents of land use planning adjustment constitute a part of the contents of the land use planning. The contents of land use plan adjustment constitute a part of the contents of the land use plan.
4. The State agencies competent to decide, approve the land use plannings and plans of any levels shall be competent to decide and approve the adjustment of the land use plannings, plans of such levels.
Article 28.- Announcement of land use plannings, plans
Within no more than thirty working days as from the date they are decided on or approved by competent State agencies, the land use plannings and/or plans must be publicized according to the following regulations:
1. The People’s Committees of communes, wards or townships have the responsibility to publicize the detailed land use plannings, the detailed land use plans of their respective localities at their offices;
2. The land management agencies at all levels have the responsibility to publicize the land use plannings, plans of their respective localities at their offices and on the mass media;
3. The publicization of land use plannings and plans at the offices of the People’s Committees and the offices of the land management agencies shall be effected throughout the effective land use planning, plans periods.
Article 29.- Implementation of land use plannings, plans
1. The Government shall organize and direct the implementation of land use plannings and plans of the whole country; examine the implementation of land use plannings and plans of the provinces and centrally-run cities.
The People’s Committees of the provinces, centrally-run cities, rural districts, urban districts, provincial capitals, provincial towns shall organize and direct the implementation of land use plannings and plans of their respective localities; examine the implementation of the land use plannings and plans of their immediate subordinate localities.
The People’s Committees of the communes, wards or townships shall organize and direct the implementation of land use plannings and plans of their respective localities; detect and stop acts of using land in contravention of the publicized land use plannings and/or plans.
2. In cases where the publicized land use plannings and/or plans cover land areas to be recovered but the State has not yet recovered the land, paid the compensations and cleared the ground, the land users may continue using such land for the purposes already determined before the announcement of the land use plannings and/or plans; if the land users no longer have the use demands, the State shall recover the land and pay the compensations or provide supports according to the provisions of law.
The State strictly prohibits all activities of building or investing on one’s own will immoveables in land areas to be recovered for the implementation of land use plannings and/or plans. In cases where there are demands to renovate, repair dwelling houses and/or constructions affixed to the to be-recovered land, which change the sizes and/or grades of the existing works, the permission of the competent State agencies is required.
3. For land areas inscribed in the publicized land use plans, which must be recovered for the execution of projects, works or must be subject to land use purpose change and the plans therefor have not been realized within three years, the State agencies competent to approve the land use plans must adjust or cancel such plans and make the announcement thereon.
Article 30.- Plannings, plans on use of land for defense, security purposes
1. The Ministry of Defense, the Ministry of Public Security shall elaborate plannings and plans on the use of land for defense or security purposes and submit them to the Government for consideration and approval.
2. The Government shall specify the elaboration, consideration and approval, adjustment and implementation of the plannings and plans on the use of land for defense or security purposes.
Section 3. LAND ASSIGNMENT, LAND LEASE, CHANGE OF LAND USE PURPOSES
Article 31.- Grounds for land assignment, land lease, change of land use purposes
Grounds for deciding to assign land, lease land or permit the change of land use purposes include:
1. Land use plannings and/or plans or urban construction plannings, rural population quarter construction plannings, which have already been considered and approved by competent State agencies;
2. Land use demands reflected in investment projects, written applications for land assignment, land lease or land use purpose change.
Article 32.- Assigning or leasing land being used by some one to other persons
The decisions to assign or lease land being used by some one to other persons shall be executed only after the issuance of decisions to recover such land.
Article 33.- Assigning land without collecting the land use levies
The State shall assign land without collecting the land use levies in the following cases where:
1. Households and/or individuals are directly engaged in agricultural labor, forestry, aquaculture, salt making and assigned agricultural land within the quotas prescribed in Article 70 of this Law;
2. Organizations use land for purposes of research, testing, experimentation in agriculture, forestry, aquaculture or salt making;
3. People’s armed force units are assigned land by the State for agricultural production, forestry, aquaculture, salt making or production in combination with defense or security tasks;
4. Organizations use land for construction of dwelling houses in service of resettlement under the State’s projects;
5. Agricultural cooperatives use land as grounds for construction of the cooperatives’ offices, drying yards, warehouses; the construction of service establishments in direct service of agricultural production, forestry, aquaculture, salt making;
6. People use protective forest land; special-use forest land; land for construction of working offices, construction of non-business facilities prescribed in Article 88 of this Law; land used for defense or security purposes; traffic or irrigation land; land for construction of cultural, medical, education and training, physical training and sport projects in service of public interests and other public works not for business purposes; land used for cemeteries and graveyards;
7. Population communities use agricultural land; religious establishments use non-agricultural land as prescribed in Article 99 of this Law.
Article 34.- Assigning land with the collection of land use levies
The State shall assign land with the collection of land use levies in the following cases where:
1. Households and individuals are assigned residential land;
2. Economic organizations are assigned land for use for purposes of investment in the construction of dwelling houses for sale or lease;
3. Economic organizations are assigned land for use for purposes of investment in the construction of infrastructures for transfer or lease;
4. Economic organizations, households and individuals are assigned land for use as ground for construction of production and/or business establishments;
5. Economic organizations, households and individuals use land for the construction of public works for business purposes;
6. Economic organizations are assigned land for agricultural production, forestry, aquaculture, salt making;
7. Overseas Vietnamese are assigned land for execution of investment projects.
1. The State leases land with the collection of annual land rents in the following cases:
a) Households and individuals rent land for agricultural production, forestry, aquaculture, salt making;
b) Households and individuals have the demands to continue using the agricultural land areas assigned in excess of quotas before January 1, 1999 while the land use duration has expired under the provisions in Clause 2, Article 67 of this Law;
c) Households and individuals have used agricultural land in excess of land assignment quotas from January 1, 1999 to before the date this Law takes effect, excluding land areas acquired due to the transfer of land use rights;
d) Households and individuals rent land for use as ground for construction of production and/or business establishments, mineral activities, production of building materials, making pottery articles;
e) Households and individuals use land for construction of public works for business purposes;
f) Economic organizations, overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals rent land for execution of investment projects for agricultural production, forestry, aquaculture, salt making; for use as ground for construction of production and/or business establishments; construction of public works for business purposes; construction of infrastructures for transfer or lease; for mineral activities, production of building materials, making pottery articles;
g) Foreign organizations with diplomatic functions rent land for construction of working offices.
2. The State leases land with the collection of land rents in lump sum for the whole leasing terms in the following cases:
a) Overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals rent land for execution of investment projects on agricultural production, forestry, aquaculture, salt making; for use as ground for construction of production and/or business establishments; construction of public works for business purposes; construction of infrastructures for transfer or lease; for mineral activities, production of building materials, making pottery articles; construction of dwelling houses for sale or lease;
b) Foreign organizations with diplomatic functions rent land for construction of working offices.
Article 36.- Change of land use purposes
The change of land use purposes among different land categories prescribed in Article 13 of this Law shall be effected as follows:
1. Cases where the land use purpose change requires permission of competent State agencies include:
a) Changes from land under wet rice cultivation to land under perennial trees, forestation land, aquaculture land;
b) Changes from special-use forest land, protective forest land to land used for other purposes;
c) Changes from agricultural land to non-agricultural land;
d) Changes from non-agricultural land assigned by the State without the collection of land use levies to non-agricultural land assigned by the State with the collection of land use levies or leased by the State;
e) Changes from non-agricultural land other than residential land to residential land;
2. For cases of land use purpose change other than the cases prescribed in Clause 1 of this Article, the land users must not apply for permission of competent State agencies, but have to register it with the offices of organizations competent to register the land use rights (hereinafter called collectively the land use registries) of the People’s Committees of the communes where exists the land;
3. Upon the change of land use purposes as provided for in Clauses 1 and 2 of this Article, the land use regimes, the rights and obligations of land users shall comply with the land categories after the change of use purposes; the land use duration shall comply with the provisions in Article 68 of this Law;
4. Upon the change of land use purposes in the cases prescribed at Points c, d and e of Clause 1, this Article, the land users must fulfill their financial obligations according to the following regulations:
a) Paying land use levies according to land categories after the change of use purposes, for cases of change from protective forest land, special-use forest land, non-agricultural land without the collection of land use levies to non-agricultural land with the collection of land use levies;
b) Paying land use levies according to land categories after the change of use purposes, subtracting the land use right values of the land categories before the change of use purposes, which are calculated at the land prices set by the State at the time of being allowed to change the land use purposes, for cases of change from land under annual crops, land under perennial trees, production forest land, aquaculture land, salt-making land to non-agricultural land with the collection of land use levies;
c) Paying land use levies according to land categories after the change of use purposes, subtracting the land use levies paid according to the land categories before the change of use purposes, for cases of change from non-agricultural land other than residential land to residential land;
d) Paying land rents according to the land categories after the change of use purposes for cases where the land users select forms of land renting;
e) The calculation of the land use right values shall apply to the regime of land use levy exemption and reduction according to the Government’s regulations.
Article 37.- Competence to assign land, to lease land, to permit the change of land use purposes
1. The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall decide to assign land, to lease, land and permit the change of land use purposes for organizations; assign land to religious establishments assign land, lease land to overseas Vietnamese; lease land to foreign organizations and individuals.
2. The People’s Committees of the rural districts, urban districts, provincial capitals or towns shall decide on land assignment, land lease and permit the change of land use purposes for households, individuals; assign land to population communities.
3. The People’s Committees of the communes, wards or townships shall lease land in the agricultural land funds for use for purposes of public utility of communes, wards or townships.
4. Agencies competent to decide to assign land, lease land and permit the change of land use purposes, defined in Clauses 1, 2 and 3 of this Article must not authorize others to do so.
Article 38.- Cases of land recovery
The State shall recover land in the following cases:
1. The State uses land for the purposes of defense, security, national interests, public interests, economic development;
2. Organizations, which are assigned land by the State without the collection of land use levies, are assigned land by the State with the collection of land use levies which originate from the State budget, or are leased land with the collection of annual land rents, are dissolved, go bankrupt, move to other locations, reduce or no longer have land use demands;
3. Land is used not for the right purposes, is used inefficiently;
4. The land users deliberately destroy land;
5. Land is assigned not to the right subjects or ultra vires;
6. Land is encroached upon, occupied in the following cases:
a) Unused land is encroached upon, occupied;
b) Land not entitled to use purpose change under the provisions of this Law and the land users, due to their irresponsibility, let the land be encroached upon, occupied;
7. Individual land users die without any heirs;
8. Land users voluntarily return the land;
9. Land users deliberately refuse to fulfill their obligations towards the State;
10. Land, which is assigned or leased by the State for definite terms, is not entitled to the extension of its use duration upon the expiry thereof;
11. Land under annual crops is not used for twelve months in a row; land under perennial trees is not used for eighteen months in a row; land for forestation is not used for twenty four months in a row;
12. Land assigned or leased by the State for execution of investment projects is not used for twelve months in a row or the use tempo is twenty four months slower than the tempo inscribed in the investment projects, as from the time of receiving of the land on the field, without the permission of the agencies competent to assign or lease such land.
Article 39.- Recovering land for use for purposes of defense, security, national interests, public interests
1. The State shall recover land, pay compensations, clear ground after the land use plannings and/or plans are publicized or when the investment projects with the land use demands being in line with the land use plannings and/or plans are considered and approved by competent State agencies.
2. At least ninety days before land recovery, for agricultural land, and one hundred and eighty days, for non-agricultural land, the competent State agencies shall have to notify the persons with land to be recovered of the reasons for recovery, time and plan for evacuation, the overall schemes for compensations, ground clearance and resettlement.
3. After the availability of decisions on land recovery and schemes for compensations, ground clearance and resettlement, which have already been considered and approved by competent State agencies, publicized and have come into force, the persons with land to be recovered must abide by the decisions on land recovery.
In cases where the persons with land to be recovered refuse to abide by the land recovery decisions, the People’s Committees competent to recover land shall issue decisions on coercive execution of the decisions. The persons subject to coercive land recovery must abide by the decisions on coercion and have the right to lodge their complaints.
Article 40.- Recovering land for use for purposes of economic development
1. The State shall recover land for use for purposes of economic development in case of investment in the construction of industrial parks, high-tech parks, economic zones and big investment projects as provided for by the Government.
The land recovery shall comply with the provisions in Article 39 of this Law.
2. For production and/or business projects which are compatible with the approved land use plannings, the investors are entitled to receive the transfer of, to rent the land use rights, to receive capital contributed with the land use rights of economic organizations, households and/or individuals without having to carry out the procedures for land recovery.
Article 41.- Recovery of land and management of recovered land funds
1. The State shall decide to recover land and assign land to land fund development organizations set up by the People’s Committees of provinces or centrally-run cities for the recovery of land, compensations, ground clearance and direct management of the recovered land funds, for cases where after the land use plannings and/or plans are publicized but no investment projects are available.
2. The State shall recover land, pay compensations, clear the ground and assign land to investors for execution of projects, for cases where there have been investment projects already considered and approved by competent State agencies.
3. The agencies competent to recover land shall conduct the land recovery for cases prescribed in Clauses 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 and 12 of Article 38 of this Law and assign the recovered land in rural areas to the commune People’s Committees for management, assign the recovered land in urban areas and regions already planned for urban development to land fund development organizations for management.
Article 42.- Compensations, resettlement for people with land to be recovered
1. The State shall recover land from land users who have the land use right certificates or are eligible to be granted the land use right certificates as provided for in Article 50 of this Law, the persons with land to be recovered shall be compensated therefor, except for cases prescribed in Clauses 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 and 12 of Article 38 and Points b, c, d, e and g, Clause 1, Article 43 of this Law.
2. The persons with land to be recovered shall be compensated with the assignment of new land of the same use purposes; if having no land for compensations, shall be compensated with the land use right value at the time of issuance of the recovery decisions.
3. The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall elaborate and execute resettlement projects before the land recovery for compensations with dwelling houses, residential land for persons having residential land recovered and having to move their places of residence. The resettlement zones shall be planned generally for many projects in the same geographical areas and must have development conditions being equal to or better than the conditions in the former places of residence.
In cases of having no resettlement zones, the persons having land recovered shall be compensated with money and given priority to purchase or lease dwelling houses under the State’s ownership, for urban areas; be compensated with residential land, for rural areas; in cases where the use right value of the recovered residential land is larger than that of the compensation land, the persons having land recovered shall be compensated with money for such differences.
4. In case of recovering land of households and/or individuals, that are directly engaged in production, but having no land for compensation for continued production, apart from pecuniary compensations, the persons having land recovered shall be supported by the State to stabilize their lives, with training for change of their production and/or business lines, with the arrangement of new jobs.
5. In cases where land users who are compensated by the State upon the recovery of their land have not yet fulfilled their land-related financial obligations according to law provisions, the value of the unfulfilled financial obligations must be subtracted from the value of compensation and support.
6. The Government shall stipulate the compensations and resettlement for the persons having land recovered and the support for implementation of land recovery.
Article 43.- Cases of land recovery without compensations
1. The State shall recover land without making land compensation in the following cases:
a) The land is recovered in cases prescribed in Clauses 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 and 12 of Article 38 of this Law;
b) Protective forest land; special-use forest land; land for construction of working offices, non-business projects; land used for defense or security purposes; traffic or irrigation land; land for construction of cultural, medical, educational and training, physical training and sport projects as well as other public works not for business purposes; land for cemeteries, graveyards;
c) Agricultural land used by population communities;
d) Land assigned by the State with the collection of land use levies, acquired by the land use right transfer and the land use levies or land use right transfer money originate from the State budget;
e) Land rented from the State;
f) Cases ineligible for the granting of land use right certificates as prescribed in Article 50 of this Law;
g) Agricultural land used for purposes of public utility of communes, wards or townships.
2. Upon the land recovery by the State, the persons having land recovered shall not be compensated for the assets affixed to the land in the following cases:
a) The assets affixed to land are created in the recovered land areas after the land use planning and/or plans, urban construction plannings and/or rural population quarter construction plannings have already been publicized, without the permission of the competent State agencies;
b) The assets affixed to land are created before the issuance of land recovery decisions, in contravention of the land use purposes already determined in the land use plannings and/or plans at the time of building such works;
c) The land is recovered in the cases prescribed in Clauses 4, 6, 7 and 10 of Article 38 of this Law.
3. Persons having land recovered, who are defined in Clause 1 but do not fall under Clause 2 of this Article, shall be compensated for the losses of assets affixed to the recovered land.
4. The Government shall stipulate the handling of land use levies, land rents and assets already invested on the land in cases of land recovery prescribed in Clause 2, 3, 5, 8, 9, 11 and 12 of Article 38 of this Law.
Article 44.- Competence to recover land
1. The People’s Committees of the provinces or centrally-run cities shall decide to recover land from organizations, religious establishments, overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals, excluding cases prescribed in Clause 2 of this Article.
2. The People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals or provincial towns shall decide to recover land from households, individuals, population communities or overseas Vietnamese being subjects entitled to buy dwelling houses closely associated with the rights to use residential land in Vietnam.
3. The State agencies competent to recover land as defined in Clauses 1 and 2 of this Article must not authorize others to do so.
Article 45.- Acquisition of land for a given duration
1. The State shall effect definite acquisition of land in cases of urgent demands of wars, natural calamities or in other emergency circumstances.
Upon the expiry of the land acquisition duration or the attainment of the acquisition purposes, the State shall return land and pay compensations for damage caused by the land acquisition to persons subject thereto.
2. The Government shall specify the land acquisition.
Section 5. REGISTRATION OF LAND USE RIGHTS, COMPILATION AND MANAGEMENT OF CADASTRAL DOSSIERS, GRANTING OF LAND USE RIGHT CERTIFICATES, LAND TATISTICS AND INVENTORY
Article 46.- Registration of land use rights
The registration of land use rights shall be effected at land use right registries in the following cases:
1. The current land users have not yet been granted land use right certificates;
2. The land users exchange, transfer, inherit, donate, lease, sublease the land use rights; mortgage, provide guarantee or contribute capital with the land use right under the provisions of this Law;
3. The land use right transferees;
4. The land users who have been already granted the land use right certificates and are permitted by competent State agencies to change their names, change the land use purposes, change the land use duration or the boundaries of land plots alter;
5. The persons who are entitled to use land under judgements or decisions of People’s Courts, judgement execution decisions of judgement execution bodies, land dispute settlement decisions of competent State agencies, which have already been executed.
Article 47.- Compilation and management of cadastral dossiers
1. The cadastral dossiers shall include:
a) Cadastral maps;
b) Cadastral books;
c) Land-itemizing books;
d) Land change-monitoring books.
2. The contents of cadastral dossiers shall contain the following information on land plots:
a) Serial numbers, sizes, shapes, acreage, locations;
b) Land plot users;
c) Origin, use purposes and duration;
d) Land prices, assets affixed to land, land-related financial obligations already performed and not yet performed;
e) Land use right certificates, rights of, and restrictions on the rights of land users;
f) Fluctuations in the land use courses and other relevant information.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall prescribe the cadastral dossiers and guide the compilation, adjustment and management thereof.
Article 48.- Land use right certificates
1. Land use right certificates shall be granted to land users in a unified form applicable nationwide for all land categories.
In cases where there exist assets affixed to land, such assets shall be acknowledged in the land use right certificates; the asset owners must register their property ownership according to law provisions on real estate registration.
2. The land use right certificates shall be issued by the Ministry of Natural Resources and Environment.
3. Land use right certificates shall be issued for every land plots.
In cases where the land use rights constitute the common property of the husband and the wife, the land use right certificates must be inscribed clearly with the full names of both the husband and the wife.
In cases where a land plot is used jointly by many individuals, households and/or organizations, the land use right certificate shall be issued to each co-user being individual, household and/or organization.
In cases where a land plot is under the common use right of a population community, the land use right certificate shall be granted to the population community and handed to the lawful representative of such population community.
In cases where a land plot is under the common use right of a religious establishment, the land use right certificate shall be granted to such religious establishment and handed to the top responsible person of such religious establishment.
The Government shall specify the granting of land use right certificates for condominiums and agencies’ lodgements.
4. In cases where the land users have already been granted land use right certificates or certificates of the rights to own dwelling houses and to use land in urban centers, they shall not have to change such certificates for the land use right certificates under the provisions of this Law. Upon land use right transfer, the land use right transferees shall be granted the land use right certificates according to the provisions of this Law.
Article 49.- Cases where land use right certificates are granted
The State shall grant land use right certificates to the following cases:
1. The persons who are assigned or leased land by the State, except for case of renting agricultural land for use for purposes of public utility of communes, wards or townships;
2. The persons who are assigned or leased land by the State from October 15, 1993 to before the date this Law takes implementation effect but have not yet been granted the land use right certificates;
3. The persons who are using land under the provisions in Articles 50 and 51 of this Law and have not yet been granted the land use right certificates;
4. The persons who are entitled to exchange, to be transferred, to inherit, to be presented or donated with, the land use rights; the persons who are transferred the land use right upon the handling of contracts on mortgage or guarantee with the land use rights to recover debts; land-using organizations which are legal persons newly formulated through capital contribution with the land use rights by the parties;
5. The persons who are entitled to use land under judgements or decisions of People’s Courts, judgement execution decisions of judgement execution bodies or land dispute settlement decisions of competent State agencies, which have been already executed;
6. The winners at auctions on the land use rights or bidding for projects involving land use;
7. The land users defined in Articles 90, 91 and 92 of this Law;
8. The purchasers of dwelling houses affixed to residential land;
9. The persons who are sold by the State dwelling houses affixed to residential land at liquidation or discount prices.
Article 50.- Granting land use right certificates to households, individuals or population communities, that are currently using land
1. Households and individuals, that are using land in a stable manner, with certification by commune/ward/township People’s Committees that it is free from disputes, and have one of the following papers shall be granted land use right certificate and must not pay the land use levies:
a) The papers on the right to use land before October 15, 1993, issued by competent agencies in the course of implementing the land policies of the Democratic Republic of Vietnam State, the Provisional Revolutionary Government of the Republic of South Vietnam or the Socialist Republic of Vietnam State;
b) The temporary land use right certificates issued by competent State agencies or having one’s names in the land registers, cadastral books;
c) The lawful papers on inheritance, presentation or donation of land use right or assets affixed to land; papers on hand-over of gratitude houses affixed to land;
d) Papers on transfer of land use rights, on purchase and sale of dwelling houses affixed to residential land before October 15, 1993, and now being certified by commune/ward/township People’s Committees as having been used before October 15, 1993;
e) Papers on sale at liquidation or discount prices of dwelling houses affixed to residential land according to law provisions;
f) Papers granted by competent agencies of former regimes to land users.
2. Households and individuals, that are using land and have one of the papers prescribed in Clause 1 of this Article, which are inscribed with the names of other persons, and papers on the land use right transfer, which are signed by the involved parties, but that, before the date this Law takes implementation effect, have not yet carried out the procedures for the land use right transfer under the provisions of law and now get the certification of the commune/ward/or township People’s Committee that such land is free from disputes, shall be granted the land use right certificates and must not pay the land use levies.
3. Households and individuals, that are using land and have permanent residence registration in localities and are directly engaged in agricultural production, forestry, aquaculture or salt-making in mountainous or island regions under difficult socio-economic conditions, and now certified by the commune People’s Committees of the localities where exists the land that they are stable land users without any disputes, shall be granted land use right certificates and must not pay the land use levies.
4. Households and individuals, that are using land without any papers prescribed in Clause 1 of this Article but the land has been used in a stable manner before October 15, 1993, is now certified by commune/ward/district township People’s Committees as being free from disputes and compatible with the approved land use plannings for areas where the land use plannings are available, shall be granted the land use right certificates and must not pay the land use levies.
5. Households and individuals, that are entitled to use land under judgements or decisions of People’s Courts, judgement execution decisions of judgement execution bodies or land dispute settlement decisions of competent State agencies, which have been already executed, shall be granted the land use right certificates after they fulfill the financial obligations as provided for by law.
6. Households and individuals, that are using land without any papers prescribed in Clause 1 of this Article but the land has been used from October 15, 1993 to before the date this Law takes implementation effect and is now certified by commune/ward/ township People’s Committees as being free from disputes and compatible with the approved land plannings, for areas where the land use plannings are available, shall be granted the land use right certificates and must pay the land use levies according to the Government’s regulations.
7. Households and individuals currently using land, that have been assigned or leased land by the State from October 15, 1993 to before the date this Law takes implementation effect and have not yet been granted the land use right certificates, shall be granted the land use right certificates; in cases where they have not yet fulfilled the financial obligations, they must fulfill them as provided for by law.
8. The population communities which are using land with works being communal houses, temples, shrines, secluded huts, ancestral worshipping houses shall be granted the land use right certificates when the following conditions are met:
a) They file written applications for the granting of land use right certificates;
b) They are given certification by commune/ward/township People’s Committees that the land is used commonly for the communities and free from disputes.
Article 51.- Granting land use right certificates to organizations, religious institutions, which are using land
1. Organizations which are using land shall be granted the land use right certificates for the land areas used for the right purposes and with efficiency.
2. The land areas being used by organizations but not granted the land use right certificates shall be settled as follows:
a) The State shall recover the land areas left unused, used not for the right purposes or used inefficiently;
b) Organizations must hand over the land areas already used as residential land to the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals or provincial towns for management; in cases where the State enterprises engaged in agricultural production, forestry, aquaculture or salt making and assigned land by the State but such enterprises have permitted households and/or individuals to use part of the land fund as residential land, they must rearrange the residential land areas into population quarters and submit them to the People’s Committees of provinces or centrally-run cities where exist the land for consideration and approval before they are handed over to the localities for management.
3. For economic organizations which select form of land rent, the provincial/municipal land-management agencies shall carry out procedures for signing land-renting contracts before granting the land use right certificates.
4. Religious establishments which are using land shall be granted land use right certificates when the following conditions are met:
a) The religious establishments are permitted to operate by the State;
b) There are written requests of the religious organizations, which possess such religious establishments;
c) There are certifications of the land use demands of such religious establishments by the People’s Committees of the communes, wards or township where exists the land.
Article 52.- Competence to grant land use right certificates
1. The People’s Committees of the provinces or centrally-run cities shall grant land use right certificates to organizations, religious establishments, overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals, except for the cases prescribed in Clause 2 of this Article.
2. The People’s Committees of the rural districts, urban districts, provincial capitals or provincial towns shall grant land use right certificates to households, individuals, population communities, overseas Vietnamese who buy dwelling houses associated to the residential-land use rights.
3. The agencies competent to grant land use right certificates, defined in Clause 1 of this Article, may authorize the land management agencies of the same level to do so.
The Government shall prescribe the conditions for authorization of the granting of land use right certificates.
Article 53.- Land statistics and inventories
1. Land statistics and inventories shall be carried out according to the following regulations:
a) Units conducting land statistics and inventories shall be communes, wards and townships;
b) The land statistics shall be carried out once a year;
c) The land inventories shall be carried out once every five years.
2. Responsibilities to conduct land statistics and inventories are prescribed as follows:
a) The People’s Committees at all levels shall organize the land statistics and inventories in their respective localities;
b) The People’s Committees of the rural districts, urban districts, provincial capitals, provincial towns, communes, wards or townships shall report on the land statistics and inventory results in their respective localities to the immediate superior People’s Committees; the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall report on their land statistics and inventory results to the Ministry of Natural Resources and Environment;
c) The Ministry of Natural Resources and Environment shall send sum-up reports to the Government on the results of annual land statistics, the results of five-year land inventories of the whole country;
d) The Government shall report to the National Assembly on the five-year land inventory results simultaneously with the five-year land use plans of the whole country.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall prescribe the statistical and inventory forms and guide the methods of land statistics and inventories.
Section 6. LAND-RELATED FINANCE AND LAND PRICES
Article 54.- Sources of State budget revenues from land
1. The sources of State budget revenues from land shall include:
a) Land use levies in cases of land assignment with the collection of land use levies, change of land use purposes from the land assigned by the State without the collection of land use levies to the land assigned by the State with the collection of land use levies, change from the form of land lease to the form of land assignment by the State with the collection of land use levies;
b) Land rents, for land leased by the State;
c) Land use tax;
d) Tax on income from land use right transfer;
e) Money collected from sanctioning of violations of land legislation;
f) Compensations paid to the State when damage is caused in land management and use;
g) Land management and use charges and fees.
2. The Government shall stipulate the collection of land use levies, land rents, fines on violations of land legislation, compensations paid to the State when damage is caused in land management and use.
Land prices shall be formed in the following cases:
1. They are set by the provincial/municipal People’s Committees as provided for in Clauses 3 and 4 of Article 56 of this Law;
2. The land use rights are put up for auction or the projects involving land use are open to bidding;
3. The land prices are agreed upon between the land users and the involved persons upon the exercise of the right to transfer, lease or sublease the land use rights; to contribute capital with the land use rights.
Article 56.- Land prices prescribed by the State
1. The setting of land prices by the State must ensure the following principles:
a) They are close to the actual prices of land use right transfer on the market under normal conditions; in case of big differences as compared to the actual prices of land use right transfer in the market, appropriate adjustment must be made;
b) Land plots which are adjacent to each other, share the same natural, economic, social, infrastructural conditions, have the same current use purposes, the same use purposes according to plannings shall have the same price levels;
c) Land in areas bordering on provinces and/or centrally-run cities, which share the natural and infrastructural conditions, has the same current use purposes, the same use purposes under plannings shall have the same price levels.
2. The Government shall stipulate the methods of determining the land prices; the price frames for various land categories in each region and each period; cases where the land prices must be adjusted and the handling of adjacent-land price differences between provinces and/or centrally-run cities.
3. Basing themselves on the land price-determining principles prescribed in Clause 1 of this Article, the land price-determining methods and assorted-land price brackets prescribed by the Government, the provincial/municipal People’s Committees shall formulate the specific land prices in their respective localities and submit them to the People’s Councils of the same level for comments before making decisions thereon.
4. The land prices prescribed by the provincial/municipal People’s Committees shall be publicized on January 1 every year and used as basis for calculation of land use tax, income tax on land use right transfer; calculation of land use levies and land rents when land is assigned or leased without going through auctions of land use rights or bidding for projects involving the land use; calculation of land use right value when land is assigned without the collection of land use levies, registration fees, compensations upon land recovery by the State; calculation of compensations by people who have committed acts of violating land legislation and causing damage to the State.
Article 57.- Land price consultancy
1. Organizations which are fully qualified, capable and permitted to provide services on land prices may provide land price consultancy.
2. The determination of consulted land prices must comply with the land price-determining principles and land price-determining methods prescribed by the Government.
3. The consulted land prices shall be used for reference in the State management over land-related finance and in the land use right-related transaction activities.
Article 58.- Auction on land use rights, bidding for projects involving land use
1. The State shall assign land with the collection of land use levies, lease land in forms of land use right auction or bidding for projects involving the land use in the following cases:
a) Investment in the construction of dwelling houses for sale or lease;
b) Investment in the construction of infrastructures for transfer or lease;
c) Use of land funds to create capital for investment in the construction of production and/or business establishments;
d) Lease of land in the agricultural land funds, which is used for public-utility purposes, for agricultural production, forestry, aquaculture or salt making;
e) Other cases prescribed by the Government.
2. Conducting auctions of land use rights for execution of judgements, handling of contracts on mortgage of, or guarantee with, the land use rights, for debt recovery.
3. The winning prices of the land use right value auctions or bid winning prices of projects involving land use must not be lower than the land prices set by the provincial/municipal People’s Committees.
4. The auctions of the land use rights or bidding for projects involving land use, which are prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article shall comply with the law provisions on auctions and bidding.
Article 59.- The land use right value in the property of the organizations assigned land by the State without the collection of land use levies and in the property of State enterprises
1. For organizations assigned land by the State without the collection of land use levies, the land use right value shall be calculated into the value of property assigned to such organizations; the organizations assigned land have the responsibility to preserve the land funds.
2. The State enterprises which are assigned land by the State with the collection of land use levies or transferred the land use rights and the paid land use levies or land use right transfer money have originated from the State budget, such money amounts shall be inscribed in the value of the State’s capital at the enterprises; the enterprises have the responsibility to preserve the land funds.
3. Upon the equitization of State enterprises for cases prescribed in Clause 2 of this Article where the equitized enterprises select the form of land assignment with the collection of land use levies, the value of the rights to use such land must be determined to be close to the actual land use right transfer prices on the market.
4. The Government shall specify the calculation of the land use right value for the cases prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.
Article 60.- Exemption, reduction of land use levies, land rents
1. Land users who are assigned land by the State with the collection of land use levies or leased land, shall be entitled to exemption or reduction of land use levies or land rents in the following cases:
a) Land is used for the purposes of production and/or business in domains or geographical areas entitled to investment preferences;
b) Land is used for construction of public works for business purposes;
c) The policies on dwelling houses and/or residential land are implemented for people with meritorious services to the revolution, poor households, ethnic minority people in regions being under exceptionally difficult socio-economic conditions;
d) Factories, enterprises must be relocated under plannings;
e) Land is used for construction of condominiums for workers in industrial parks, students’ dormitories, dwelling houses for people who must be relocated due to natural calamities;
f) Other cases prescribed by the Government.
2. The Government shall specify the exemption and reduction of land use levies and/or land rents.
Section 7. LAND USE RIGHTS IN THE REAL ESTATE MARKET
Article 61.- Land is entitled to participate in the real estate market
Land entitled to participate in the real estate market shall cover:
1. The land for which this Law permits the land users to have one of the rights to exchange, transfer, lease, sublease, inherit, present or donate the land use rights; to mortgage, provide guarantee or to contribute capital with, the land use rights;
2. The leased land on which exist assets which are permitted by law for participation in the real estate market.
Article 62.- Conditions for land to participate in the real estate market
Land shall be entitled to participate in the real estate market if the users of such land satisfy all the conditions prescribed in Clause 1, Article 106 of this Law.
For cases where land is assigned or leased by the State for execution of investment projects, investment must be made in the land in strict accordance with the projects already approved by competent State agencies.
Article 63.- Land management in the development of real estate market
The State shall manage land in the development of real estate market through the following measures:
1. Organizing the registration of land use right transaction activities;
2. Organizing the registration of activities of land fund development, investment in the construction of real property for business;
3. Organizing the registration of activities of providing services in support of the real estate market;
4. Protecting the legitimate rights and interests of the people participating in land use right transactions in the real estate market;
5. Applying measures to stabilize the land prices and combat land speculation.
Section 8. ORGANIZING LAND MANAGEMENT AGENCIES
Article 64.- Land management agencies
1. The organizational system of the land management agencies is established uniformly from the central to grassroots levels.
2. The agency exercising the State management over the land at the central level is the Ministry of Natural Resources and Environment.
The local land management agencies are set up in the provinces, centrally-run cities; rural districts, urban districts, provincial capitals and provincial towns.
The land management agencies at any level are attached to the State administrative agencies at such level.
The local land management agencies have offices for land use right registration, which are public-service agencies performing the function of managing the original cadastral dossiers, uniformly correcting and editing the cadastral dossiers, serving the land users in exercising their rights and performing their obligations.
Article 65.- Cadastral officials of communes, wards and townships
1. Communes, wards and townships have their land administration officials.
2. The commune/ward/district township cadastral officials have the responsibility to assist the commune/ward/township People’s Committees in the management of land in the localities.
3. The commune/ward/district township cadastral officials are appointed and dismissed by the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals, provincial towns.