CHƯƠNG III Luật đất đai 2003: Chế độ sử dụng các loại đất
Số hiệu: | 13/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 28/12/2003 | Số công báo: | Từ số 228 đến số 229 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài trong các trường hợp sau đây:
1. Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;
2. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 4 Điều 71 của Luật này;
3. Đất ở;
4. Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất;
5. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp quy định tại Điều 88 của Luật này;
6. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
7. Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng quy định tại Điều 99 của Luật này;
8. Đất có các công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
9. Đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng và các công trình công cộng khác không nhằm mục đích kinh doanh; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
10. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
Người sử dụng đất được sử dụng đất có thời hạn trong các trường hợp sau đây:
1. Thời hạn giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 70 của Luật này là hai mươi năm; thời hạn giao đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 70 của Luật này là năm mươi năm.
Thời hạn cho thuê đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là không quá hai mươi năm; thời hạn cho thuê đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là không quá năm mươi năm.
Thời hạn giao đất, cho thuê đất được tính từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp đất được Nhà nước giao, cho thuê trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì thời hạn giao đất, cho thuê đất được tính từ ngày 15 tháng 10 năm 1993.
Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt;
2. Thời hạn sử dụng đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức do được giao trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 bằng một phần hai thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó phải chuyển sang thuê đất;
3. Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; tổ chức kinh tế để thực hiện các dự án đầu tư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá năm mươi năm; đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất là không quá bảy mươi năm.
Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt;
4. Thời hạn cho thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao quy định tại khoản 5 Điều 9 của Luật này là không quá chín mươi chín năm.
Khi hết thời hạn, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước Việt Nam xem xét gia hạn hoặc cho thuê đất khác nếu có nhu cầu sử dụng đất;
5. Thời hạn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn là không quá năm năm; trường hợp cho thuê đất trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 thì thời hạn thuê đất được xác định theo hợp đồng thuê đất.
1. Thời hạn sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:
a) Trường hợp chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang sử dụng vào mục đích khác thì thời hạn được xác định theo thời hạn của loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng. Thời hạn sử dụng đất được tính từ thời điểm được chuyển mục đích sử dụng đất;
b) Trường hợp chuyển đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối sang trồng rừng phòng hộ, trồng rừng đặc dụng thì hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất ổn định lâu dài;
c) Trường hợp chuyển mục đích sử dụng giữa các loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất đó theo thời hạn đã được giao, cho thuê.
Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt;
d) Trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thì thời hạn sử dụng đất được xác định theo thời hạn của loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng. Thời hạn sử dụng đất được tính từ thời điểm được chuyển mục đích sử dụng đất;
đ) Trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ đất phi nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài sang đất phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn hoặc từ đất phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn sang đất phi nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài thì hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất ổn định lâu dài.
2. Thời hạn sử dụng đất đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dự án đầu tư không thuộc khu công nghiệp, khu công nghệ cao khi chuyển mục đích sử dụng đất được xác định theo dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều 67 của Luật này.
3. Tổ chức kinh tế chuyển mục đích sử dụng từ đất phi nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài sang đất phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn hoặc từ đất phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn sang đất phi nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài thì tổ chức kinh tế được sử dụng đất ổn định lâu dài.
1. Thời hạn sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với loại đất có quy định thời hạn là thời gian sử dụng đất còn lại của thời hạn sử dụng đất trước khi chuyển quyền sử dụng đất.
2. Người nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với loại đất được sử dụng ổn định lâu dài thì được sử dụng đất ổn định lâu dài.
1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá ba héc ta đối với mỗi loại đất.
2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá mười héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá ba mươi héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
3. Hạn mức giao đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá ba mươi héc ta đối với mỗi loại đất.
4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá năm héc ta.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm là không quá năm héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá hai mươi lăm héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì tổng hạn mức giao đất rừng sản xuất là không quá hai mươi lăm héc ta.
5. Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối không quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
6. Chính phủ quy định cụ thể hạn mức giao đất đối với từng loại đất của từng vùng.
1. Đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao gồm đất nông nghiệp được Nhà nước giao, cho thuê; do thuê quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác; do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
2. Việc sử dụng đất nông nghiệp do Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân được quy định như sau:
a) Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng theo thời hạn giao đất còn lại;
b) Đối với những địa phương chưa giao đất cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất lập phương án giao đất và đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất;
c) Đối với những địa phương mà Uỷ ban nhân dân các cấp đã hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân thương lượng điều chỉnh đất cho nhau trong quá trình thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến nay đã sử dụng ổn định thì được tiếp tục sử dụng;
d) Thời hạn sử dụng đất đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 66 và Điều 67 của Luật này.
3. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định.
4. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng được quy định như sau:
a) Đất được Nhà nước giao cho cộng đồng dân cư sử dụng để bảo tồn bản sắc dân tộc gắn với phong tục, tập quán của các dân tộc thiểu số;
b) Cộng đồng dân cư được giao đất nông nghiệp có trách nhiệm bảo vệ diện tích đất được giao, được sử dụng đất kết hợp với mục đích sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, không được chuyển sang sử dụng vào mục đích khác.
1. Căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương.
Đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
Đối với những nơi đã để lại quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích vượt quá 5% thì diện tích ngoài mức 5% được sử dụng để xây dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình công cộng của địa phương; giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.
2. Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn được sử dụng để xây dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình công cộng của địa phương; cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và được sử dụng vào các mục đích khác theo quy định của Chính phủ.
Tiền thu được từ việc cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích phải nộp vào ngân sách nhà nước do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý và chỉ được dùng cho nhu cầu công ích của xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
3. Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất quản lý sử dụng.
1. Tổ chức kinh tế có nhu cầu sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối thì được Nhà nước xem xét giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm để thực hiện dự án đầu tư.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài có dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc thu tiền thuê đất hàng năm để thực hiện dự án đầu tư.
2. Doanh nghiệp nhà nước đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 phải chuyển sang thuê đất hoặc được giao đất có thu tiền sử dụng đất.
3. Tổ chức được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối nhưng không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích hoặc sử dụng không có hiệu quả thì Nhà nước thu hồi đất để giao cho địa phương đưa vào sử dụng theo quy định của Luật này.
1. Nhà nước có chính sách bảo vệ đất chuyên trồng lúa nước, hạn chế chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất chuyên trồng lúa nước.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch chuyên trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao.
2. Người sử dụng đất chuyên trồng lúa nước có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; không được chuyển sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản và vào mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
1. Đất rừng sản xuất được Nhà nước giao, cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp.
Đất rừng sản xuất được Nhà nước giao, cho thuê thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc thu tiền thuê đất hàng năm đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư sản xuất lâm nghiệp.
Đất rừng sản xuất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư sản xuất lâm nghiệp.
2. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.
3. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất rừng sản xuất được kết hợp kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng.
4. Đất rừng sản xuất tập trung ở những nơi xa khu dân cư không thể giao trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân thì được Nhà nước giao cho tổ chức để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.
1. Đất rừng phòng hộ bao gồm:
a) Đất rừng phòng hộ đầu nguồn;
b) Đất rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;
c) Đất rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
d) Đất rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
2. Nhà nước giao đất rừng phòng hộ đầu nguồn cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
3. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ đầu nguồn cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng. Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đó sử dụng.
4. Đất rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và đất quy hoạch trồng rừng phòng hộ được giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tại chỗ có nhu cầu và khả năng để bảo vệ và phát triển rừng.
5. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng.
6. Chính phủ quy định cụ thể việc giao, giao khoán đất rừng phòng hộ; quyền, nghĩa vụ và lợi ích của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao, được giao khoán đất rừng phòng hộ.
1. Nhà nước giao đất rừng đặc dụng cho tổ chức quản lý rừng đặc dụng để quản lý, bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
2. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán ngắn hạn đất rừng đặc dụng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cho hộ gia đình, cá nhân chưa có điều kiện chuyển ra khỏi khu vực đó để bảo vệ rừng.
3. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán đất rừng đặc dụng thuộc phân khu phục hồi sinh thái cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống ổn định tại khu vực đó để bảo vệ và phát triển rừng.
4. Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất quyết định giao đất, cho thuê đất vùng đệm của rừng đặc dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về lâm nghiệp hoặc kết hợp quốc phòng, an ninh theo quy hoạch phát triển rừng của vùng đệm.
5. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng đặc dụng thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng.
6. Chính phủ quy định cụ thể việc giao khoán đất rừng đặc dụng; quyền, nghĩa vụ và lợi ích của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao khoán đất rừng đặc dụng; giao đất, cho thuê đất vùng đệm của rừng đặc dụng; cho thuê đất rừng đặc dụng kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng.
Việc sử dụng đất có mặt nước nội địa để nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp được quy định như sau:
1. Ao, hồ, đầm được Nhà nước giao, cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp.
Ao, hồ, đầm được Nhà nước giao, cho thuê thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc thu tiền thuê đất hàng năm đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp.
Ao, hồ, đầm được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp;
2. Đối với hồ, đầm thuộc địa phận nhiều xã, phường, thị trấn thì việc sử dụng do Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định. Đối với hồ, đầm thuộc địa phận nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì việc sử dụng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định. Đối với hồ, đầm thuộc địa phận nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì việc sử dụng do Chính phủ quy định.
1. Đất có mặt nước ven biển được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối.
Đất có mặt nước ven biển được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối.
2. Việc sử dụng đất có mặt nước ven biển để nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối theo quy định sau đây:
a) Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt;
b) Bảo vệ đất, làm tăng sự bồi tụ đất ven biển;
c) Bảo vệ hệ sinh thái, môi trường và cảnh quan;
d) Không cản trở việc bảo vệ an ninh quốc gia và giao thông trên biển.
1. Đất bãi bồi ven sông, ven biển bao gồm đất bãi bồi ven sông, đất cù lao trên sông, đất bãi bồi ven biển và đất cù lao trên biển.
2. Đất bãi bồi ven sông, ven biển thuộc địa phận xã, phường, thị trấn nào thì do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đó quản lý.
Đất bãi bồi ven sông, ven biển thường xuyên được bồi tụ hoặc thường bị sạt lở do Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quản lý và bảo vệ theo quy định của Chính phủ.
3. Đất bãi bồi ven sông, ven biển được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối.
Đất bãi bồi ven sông, ven biển chưa sử dụng được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
Đất bãi bồi ven sông, ven biển được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
4. Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất bãi bồi ven sông, ven biển thì được tiếp tục sử dụng theo thời hạn giao đất còn lại.
5. Nhà nước khuyến khích tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đầu tư đưa đất bãi bồi ven sông, ven biển vào sử dụng.
1. Đất làm muối được Nhà nước giao, cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để sản xuất muối.
Đất làm muối được Nhà nước giao, cho thuê thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc thu tiền thuê đất hàng năm đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư sản xuất muối.
Đất làm muối được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư sản xuất muối.
2. Những vùng đất làm muối có năng suất, chất lượng cao phải được bảo vệ và ưu tiên cho việc sản xuất muối.
3. Nhà nước khuyến khích việc sử dụng những vùng đất có khả năng làm muối để sản xuất muối phục vụ cho nhu cầu công nghiệp và đời sống.
1. Nhà nước khuyến khích hình thức kinh tế trang trại của hộ gia đình, cá nhân nhằm khai thác có hiệu quả đất đai để phát triển sản xuất, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối gắn với dịch vụ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
2. Đất sử dụng cho kinh tế trang trại bao gồm đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối quy định tại Điều 70 của Luật này; đất do Nhà nước cho thuê; đất do thuê, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho; đất do nhận khoán của tổ chức; đất do hộ gia đình, cá nhân góp.
3. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm kinh tế trang trại được chủ động chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất theo phương án sản xuất, kinh doanh đã được Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất làm kinh tế trang trại phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là không có tranh chấp thì được tiếp tục sử dụng theo quy định sau đây:
a) Trường hợp đất được giao không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối thì được tiếp tục sử dụng trong thời hạn còn lại;
b) Trường hợp đất được giao không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối thì phải chuyển sang thuê đất;
c) Trường hợp sử dụng đất do được Nhà nước cho thuê, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận khoán của tổ chức, do hộ gia đình, cá nhân góp vốn thì được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật này.
5. Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức kinh tế trang trại để bao chiếm, tích tụ đất đai không vì mục đích sản xuất.
1. Đất ở của hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
2. Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.
3. Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hoá nông thôn.
4. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất trong những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp; nghiêm cấm việc xây dựng nhà ở ven các trục đường giao thông trái với quy hoạch khu dân cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
1. Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
2. Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.
3. Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại đô thị, có chính sách tạo điều kiện để những người sống ở đô thị có chỗ ở.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao đất ở hoặc cho thuê đất ở tại đô thị trong các trường hợp sau đây:
a) Giao đất ở cho tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê;
b) Cho thuê đất ở thu tiền thuê đất hàng năm đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê;
c) Cho thuê đất ở thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê theo quy định của Chính phủ.
5. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở.
6. Việc chuyển đất ở sang đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị và tuân thủ các quy định về trật tự, an toàn, bảo vệ môi trường đô thị.
1. Đất khu chung cư bao gồm đất để xây dựng nhà chung cư, xây dựng các công trình trực tiếp phục vụ đời sống của những hộ trong nhà chung cư theo quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
2. Việc quy hoạch đất xây dựng khu chung cư phải bảo đảm đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, bảo vệ môi trường.
3. Chính phủ quy định cụ thể về chế độ sử dụng đất khu chung cư.
1. Đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển đô thị bao gồm đất chỉnh trang khu vực nội thành, nội thị hiện có; đất được quy hoạch để mở rộng đô thị hoặc phát triển đô thị mới.
Đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển khu dân cư nông thôn bao gồm đất chỉnh trang trong khu dân cư hiện có, đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích.
2. Việc sử dụng đất để chỉnh trang, phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được xét duyệt và các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức việc lập và giao cho tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư để chỉnh trang hoặc xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới. Đất cho các dự án này phải được phân bổ đồng bộ trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho toàn khu vực, bao gồm đất sử dụng để xây dựng kết cấu hạ tầng, đất ở, đất xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đất cho dự án chỉnh trang, xây dựng khu đô thị, khu dân cư nông thôn mới bao gồm đất để mở rộng, xây dựng đường và đất hai bên đường phù hợp với yêu cầu bảo đảm cảnh quan đô thị hiện đại.
4. Cộng đồng dân cư xây dựng, chỉnh trang các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp hoặc Nhà nước hỗ trợ thì việc tự nguyện góp quyền sử dụng đất, bồi thường hoặc hỗ trợ do cộng đồng dân cư và người sử dụng đất đó thoả thuận.
1. Đất vườn, ao được xác định là đất ở phải trong cùng một thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư.
2. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này thì diện tích đất vườn, ao đó được xác định là đất ở.
3. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này mà trong giấy tờ đó ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất có vườn, ao được xác định theo giấy tờ đó.
4. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất có vườn, ao được xác định như sau:
a) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa phương quy định hạn mức công nhận đất ở theo số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình;
b) Trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức công nhận đất ở tại địa phương;
c) Trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa đất.
5. Đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này thì diện tích đất ở có vườn, ao được xác định theo mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 83 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.
1. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp bao gồm:
a) Đất xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức sự nghiệp công;
b) Đất xây dựng trụ sở của các tổ chức khác do Chính phủ quyết định, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Đất xây dựng các công trình sự nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực về kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học và công nghệ, ngoại giao của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức sự nghiệp công.
2. Việc sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều này phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được giao đất có trách nhiệm bảo toàn diện tích đất được giao, sử dụng đất đúng mục đích.
Nghiêm cấm việc sử dụng đất được giao để xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp vào mục đích khác.
1. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh bao gồm:
a) Đất cho các đơn vị đóng quân;
b) Đất làm căn cứ quân sự;
c) Đất làm các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;
d) Đất làm ga, cảng quân sự;
đ) Đất làm các công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
e) Đất làm kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
g) Đất làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi huỷ vũ khí;
h) Đất xây dựng nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;
i) Đất làm nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;
k) Đất làm trại giam giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý;
l) Đất xây dựng các công trình quốc phòng, an ninh khác do Chính phủ quy định.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc quản lý nhà nước đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh trong phạm vi địa phương.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.
3. Đối với những khu vực nằm trong quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh nhưng chưa có nhu cầu sử dụng thì người đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đến khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng không được làm biến dạng địa hình tự nhiên.
1. Đất khu công nghiệp bao gồm đất để xây dựng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh tập trung khác có cùng chế độ sử dụng đất.
2. Việc sử dụng đất để xây dựng khu công nghiệp phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Khi lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp phải bảo đảm đồng bộ với quy hoạch nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp.
3. Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc thu tiền thuê đất hàng năm đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
Đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp thì nhà đầu tư không phải trả tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
4. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp được lựa chọn hình thức nhận giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất của Nhà nước; nhận chuyển nhượng, thuê đất, thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp được lựa chọn hình thức nhận giao đất có thu tiền sử dụng đất, thuê đất của Nhà nước trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hàng năm; thuê đất, thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khác đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp được lựa chọn hình thức thuê đất của Nhà nước trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hàng năm; thuê đất, thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức, cá nhân nước ngoài khác đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
5. Người sử dụng đất trong khu công nghiệp phải sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này.
Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp thì người nhận chuyển nhượng phải tiếp tục sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định.
6. Người thuê lại đất trong khu công nghiệp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà đã trả tiền thuê lại đất cho cả thời gian thuê lại hoặc trả trước tiền thuê lại đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê lại đất đã trả tiền còn lại ít nhất là năm năm thì tổ chức kinh tế có các quyền quy định tại Điều 110 của Luật này, hộ gia đình, cá nhân có các quyền quy định tại Điều 113 của Luật này.
1. Đất sử dụng cho khu công nghệ cao theo quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ bao gồm các loại đất có chế độ sử dụng khác nhau phục vụ sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao.
2. Ban quản lý khu công nghệ cao được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao đất một lần cho toàn khu công nghệ cao, được giao lại đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức, cá nhân; giao lại đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc thu tiền thuê đất hàng năm đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất trong khu công nghệ cao.
Người sử dụng đất được Ban quản lý khu công nghệ cao giao lại đất trong khu công nghệ cao có các quyền và nghĩa vụ như được Nhà nước giao đất theo quy định của Luật này; người sử dụng đất được Ban quản lý khu công nghệ cao cho thuê đất trong khu công nghệ cao có các quyền và nghĩa vụ như được Nhà nước cho thuê đất theo quy định của Luật này.
3. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết được lập chung cho toàn khu công nghệ cao.
4. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghệ cao và khuyến khích tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất vào mục đích phát triển khoa học và công nghệ.
5. Người sử dụng đất trong khu công nghệ cao phải sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này.
Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghệ cao thì người nhận chuyển nhượng phải tiếp tục sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định.
6. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng đất trong khu công nghệ cao.
1. Đất sử dụng cho khu kinh tế bao gồm đất để xây dựng khu kinh tế mở, khu kinh tế cửa khẩu và các khu kinh tế khác được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đất sử dụng cho khu kinh tế bao gồm các loại đất có chế độ sử dụng khác nhau trong khu vực riêng biệt nhằm khuyến khích đặc biệt cho các hoạt động đầu tư và xuất khẩu.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao đất cho Ban quản lý khu kinh tế đối với diện tích đất đã thu hồi theo quy hoạch phát triển khu kinh tế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Ban quản lý khu kinh tế được giao lại đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; giao lại đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc thu tiền thuê đất hàng năm đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất trong khu kinh tế.
Người sử dụng đất được Ban quản lý khu kinh tế giao lại đất trong khu kinh tế có các quyền và nghĩa vụ như được Nhà nước giao đất theo quy định của Luật này; người sử dụng đất được Ban quản lý khu kinh tế cho thuê đất trong khu kinh tế có các quyền và nghĩa vụ như được Nhà nước cho thuê đất theo quy định của Luật này.
3. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết được lập chung cho toàn khu kinh tế.
4. Nhà nước khuyến khích đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu kinh tế và khuyến khích sử dụng đất vào mục đích phát triển kinh tế.
5. Chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong khu kinh tế được áp dụng đối với từng loại đất theo quy định của Luật này.
6. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng đất trong khu kinh tế.
1. Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh bao gồm đất để xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp; xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ và các công trình khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.
2. Việc sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được xét duyệt và các quy định về bảo vệ môi trường.
3. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh được lựa chọn hình thức nhận giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất của Nhà nước; nhận chuyển quyền sử dụng đất, thuê đất, thuê lại đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh được lựa chọn hình thức nhận giao đất có thu tiền sử dụng đất, thuê đất của Nhà nước trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hàng năm; thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khác; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức, cá nhân nước ngoài. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này còn được nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất để làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh được lựa chọn hình thức thuê đất của Nhà nước trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hàng năm; thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức, cá nhân nước ngoài khác.
1. Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản bao gồm đất để thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.
2. Đất để thăm dò, khai thác khoáng sản được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép thực hiện dự án thăm dò, khai thác khoáng sản.
Đất để làm mặt bằng chế biến khoáng sản thuộc loại đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có chế độ sử dụng đất như đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh quy định tại Điều 93 của Luật này.
3. Việc sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản phải tuân theo các quy định sau đây:
a) Có giấy phép hoạt động khoáng sản và quyết định cho thuê đất để thăm dò, khai thác khoáng sản hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất để làm mặt bằng chế biến khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải và các biện pháp khác để không gây thiệt hại cho người sử dụng đất trong khu vực và xung quanh;
c) Sử dụng đất phù hợp với tiến độ thăm dò, khai thác khoáng sản; khi kết thúc việc thăm dò, khai thác khoáng sản, người sử dụng đất có trách nhiệm trả lại đất đúng với trạng thái được quy định trong hợp đồng thuê đất;
d) Trường hợp thăm dò, khai thác khoáng sản mà không sử dụng lớp đất mặt hoặc không ảnh hưởng đến việc sử dụng mặt đất thì không phải thuê đất.
1. Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm bao gồm đất để khai thác nguyên liệu và đất để làm mặt bằng để chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
2. Đất để khai thác nguyên liệu được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được phép khai thác nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép thực hiện dự án đầu tư khai thác nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
Đất để làm mặt bằng sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm thuộc loại đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có chế độ sử dụng đất như đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh quy định tại Điều 93 của Luật này.
3. Việc sử dụng đất để sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm phải tuân theo các quy định sau đây:
a) Có quyết định cho thuê đất vào mục đích khai thác nguyên liệu hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất để chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Thực hiện các biện pháp cần thiết để không gây thiệt hại cho sản xuất, đời sống và ảnh hưởng xấu đến môi trường;
c) Khi kết thúc việc khai thác nguyên liệu, người sử dụng đất có trách nhiệm trả lại đất đúng với trạng thái được quy định trong hợp đồng thuê đất.
1. Việc sử dụng đất vào mục đích công cộng phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
2. Nhà nước khuyến khích việc sử dụng đất vào mục đích phát triển văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao.
3. Đất để làm mặt bằng xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh có chế độ sử dụng đất như đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh quy định tại Điều 93 của Luật này.
1. Đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn bao gồm đất xây dựng các hệ thống giao thông, thuỷ lợi, đê điều, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống dẫn điện, dẫn xăng dầu, dẫn khí, thông tin liên lạc và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn các công trình này.
2. Việc sử dụng đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải bảo đảm kết hợp khai thác cả phần trên không và trong lòng đất, bố trí kết hợp các loại công trình trên cùng một khu đất nhằm tiết kiệm đất và phải tuân theo các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan về bảo vệ an toàn công trình.
3. Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang bảo vệ an toàn công trình thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình.
Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình có hành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm công bố công khai mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình, chịu trách nhiệm chính về việc bảo vệ an toàn công trình; trường hợp hành lang bảo vệ an toàn công trình bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép thì phải kịp thời báo cáo và yêu cầu Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có hành lang bảo vệ an toàn bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép để xử lý.
5. Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có công trình có hành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ an toàn công trình; công bố mốc giới sử dụng đất trong hành lang bảo vệ an toàn công trình; kịp thời xử lý những trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ an toàn công trình.
1. Đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định bảo vệ thì phải được quản lý nghiêm ngặt.
2. Trong trường hợp đặc biệt cần thiết phải sử dụng đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh vào mục đích khác thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước và quỹ đất của địa phương, quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo.
1. Việc sử dụng đất có các công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
2. Việc xây dựng, mở rộng các công trình của cộng đồng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải quy hoạch thành khu tập trung, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh và tiết kiệm đất.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức đất và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa.
1. Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu đã xác định, đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng được quản lý và sử dụng theo quy định sau đây:
a) Nhà nước giao cho tổ chức để quản lý kết hợp sử dụng, khai thác đất có mặt nước chuyên dùng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng và khai thác thuỷ sản;
b) Nhà nước cho thuê đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để nuôi trồng thủy sản;
c) Nhà nước cho thuê đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối thu tiền thuê đất hàng năm đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản.
2. Việc khai thác, sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng phải bảo đảm không ảnh hưởng đến mục đích sử dụng chủ yếu đã được xác định; phải tuân theo quy định về kỹ thuật của các ngành, lĩnh vực có liên quan và các quy định về bảo vệ cảnh quan, môi trường; không làm cản trở dòng chảy tự nhiên; không gây cản trở giao thông đường thuỷ.
1. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý, bảo vệ đất chưa sử dụng tại địa phương và đăng ký vào hồ sơ địa chính.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở.
1. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, Uỷ ban nhân dân các cấp có kế hoạch đầu tư, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận và đầu tư để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.
3. Đối với diện tích đất được quy hoạch sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì ưu tiên giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.
REGIME OF USING LAND OF ASSORTED CATEGORIES
Article 66.- Land for long-term stable use
Land users may use land for stable long terms in the following cases:
1. Protective forest land, special-use forest land;
2. Agricultural land used by population communities prescribed in Clause 4, Article 71 of this Law;
3. Residential land;
4. Land used as ground for construction of production and/or business establishments of households or individuals, that are using such land in a stable manner and have their land use rights recognized by the State;
5. Land for construction of working offices, non-business works prescribed in Article 88 of this Law;
6. Land used for defense, security purposes;
7. Land used by religious establishments prescribed in Article 99 of this Law;
8. Land with works being communal houses, temples, shrines, secluded huts, ancestral worshipping houses thereon;
9. Traffic and irrigation land; land for construction of cultural, medical, education and training, physical training and sport facilities in service of public interests and other public works not for business purposes; land with historical- cultural relics, scenic places;
10. Land for cemeteries, graveyards.
Article 67.- Land with definite use durations
Land users may use land for definite terms in the following cases:
1. The duration of assignment of annual crop land, aquaculture land, salt- making land to households or individuals for use as prescribed in Clauses 1 and 4, Article 70 of this Law is twenty years; the duration of assignment of perennial- tree land, production forest land to households or individuals for use as prescribed in Clauses 2, 3 and 4, Article 70 of this Law is fifty year.
The duration of leasing annual crop land, aquaculture land, salt-making land to households or individuals for use shall not exceed twenty years; the duration for leasing perennial tree land, production forest land to households or individuals for use shall not exceed fifty years.
The duration of land assignment or land lease is counted from the date of issuance of land assignment or land lease decisions of competent State agencies; in cases where land had been assigned or leased before October 15, 1993, the land assignment or lease duration is counted from October 15, 1993.
Upon the expiry of such duration, the land users shall continue to be assigned or leased land by the State if they have the demands for the continued use thereof, strictly observe the land legislation in the course of land use and the use of such land is in line with the approved land use plannings;
2. The use duration for the agricultural land areas in excess of the assigned norms before January 1, 1999 is equal to half of the duration prescribed in Clause 1 of this Article, then later the users must shift to lease the land;
3. The land assignment or lease duration for economic organizations for use for the purposes of agricultural production, forestry, aquaculture, salf-making; for economic organizations, households and/or individuals for use as ground for construction of production and/or business establishments; for economic organizations to execute investment projects; overseas Vietnamese and foreign organizations and individuals for execution of investment projects in Vietnam, shall be considered and decided on the basis of investment projects or the written applications for land assignment or lease, but shall not exceed fifty years; for projects with large investment capital but slow capital recovery, projects on investment in geographical areas being under difficult socio-economic conditions or geographical areas being under exceptionally difficult socio-economic conditions, which require longer duration, the land assignment or lease duration shall not exceed seventy years.
Upon the expiry of such duration, the land users shall be considered by the State for extension of land use duration if they have demands for the continued use thereof, strictly observe the land legislation in the course of land use and the use of such land is in line with the approved land use plannings;
4. The land lease duration for construction of working offices of foreign organizations with diplomatic functions as provided for in Clause 5, Article 9 of this Law shall not exceed ninety nine years.
Upon the expiry of such duration, the foreign organizations with diplomatic functions shall be considered by the Vietnamese State for the extension thereof or for lease of other land areas if they have land use demands;
5. The duration of leasing land in the agricultural land fund for use for purposes of public utility of communes, wards or district townships does not exceed five years; in cases where land had been leased before January 1, 1999, the land lease duration is determined according to the land lease contracts.
Article 68.- Land use duration upon change of land use purposes
1. The land use duration for households, individuals upon the change of land use purposes is prescribed as follows:
a) In case of changing protective forest land, special-use forest land for other use purposes, the duration shall be determined according to the duration of the land category after the change of land use purposes. The land use duration is counted from the time the land use purposes are changed;
b) In case of change from land under annual crops, land under perennial trees, production forest land, aquaculture land or salt-making land to land for planting of protection forests, special-use forests, households and individuals may use such land for stable long terms;
c) In case of changing use purposes between land categories including annual crop land, perennial tree land, production forest land, aquaculture land, salt-making land, the land-using households and individuals may continue using such land according to the duration of land assignment or lease.
Upon the expiry of the duration, the land-using households and individuals shall continued to be assigned or leased land by the State if they have the demands for the continued use thereof, strictly observe the land legislation in the course of land use and such land use is in line with the approved land use plannings;
d) In case of changing agricultural land for use for non-agricultural purposes, the land use duration shall be determined according to the duration of the land categories after the use purpose change. The land use duration is counted from the time the land use purpose is changed;
e) In case of changing the use purpose from non-agricultural land with stable long-term use into non-agricultural land with definite use terms or from non-agricultural land with definite use terms into non-agricultural land with stable long-term use, the households and individuals are entitled to use such land for stable long terms.
2. The land use duration for economic organizations, overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals, that execute investment projects outside the industrial parks or high-tech parks, when changing land use purposes, shall be determined according to the investment projects prescribed in Clause 3, Article 67 of this Law.
3. Economic organizations changing the use purpose from non-agricultural land with stable long-term use into non-agricultural land with definite use terms or from non-agricultural land with definite use terms into non-agricultural land with stable long-term use are entitled to use such land for stable long terms.
Article 69.- Land use duration upon the receipt of land use right transfer
1. The land use duration upon the receipt of land use right transfer for land categories with prescribed duration shall be the remainder of the land use duration before the land use right transfer.
2. The transferees of land use right for types of land entitled to stable long-term use are entitled to use such land for stable long terms.
Article 70.- Assignment quotas of agricultural land
1. The assignment quota of annual crop land, aquaculture land, salt-making land for each household or individual shall not exceed three hectares for each land category.
2 The assignment quota of perennial tree land for each household or individual shall not exceed ten hectares for delta communes, wards and townships; not exceed thirty hectares for midland and mountainous communes, wards and townships.
3. The assignment quota of protection forest land, production foreign land for each household or individual shall not exceed thirty hectares for each land category.
4. In cases where households and/or individuals are assigned land of different categories, including annual crop land, aquaculture land, salt-making land, the total land assignment quota shall not exceed five hectares.
In cases where households or individuals are additionally assigned perennial tree land, the perennial tree land quota shall not exceed five hectares for delta communes, wards or townships; not exceed twenty five hectares for mid-land, mountainous communes, wards or district towns.
In cases where households or individuals are additionally assigned protection forest land, the total production forest land assignment quota shall not exceed twenty five hectares.
5. Assignment quotas of unused land, bare hills and mountains, surface water land in the group of unused land for households and individuals for use according to plannings for agricultural production, forestry, aquaculture, salt making shall not exceed the land assignment quotas prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article and not be calculated into the agricultural land assignment quotas to households and individuals, prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.
6. The Government shall specify land assignment quotas for each land category in each region.
Article 71.- Agricultural land used by households, individuals and/or population communities
1. The agricultural land used by households or individuals includes the agricultural land assigned or leased by the State; agricultural land acquired through the rent of land use rights of organizations, other households and/or individuals; land with the land use rights transferred, inherited, presented or donated under the provisions of law.
2. The use of agricultural land assigned by the State to households, individuals is prescribed as follows:
a) Households and individuals, that have been assigned land before this Law takes implementation effect are entitled to continue using the land for the remaining land assignment duration;
b) For localities where land has not yet been assigned to households and individuals under the provisions of land legislation, the People’s Committees of the communes, wards or townships where land exists shall elaborate land assignment schemes and propose the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals or towns to decide on the land assignment;
c) For localities where the People’s Committees of all levels have guided households and individuals to negotiate land adjustment for one another in the course of implementing the land policies and legislation before October 15, 1993, that have, so far, used the land in a stable manner, such households and individuals shall continue using such land;
d) The land use duration for cases prescribed at Points a, b and c of this Clause shall be determined in accordance with the provisions in Clause 1, Article 66 and Article 67 of this Law.
3. The limits for reception of transfer of the agricultural-land use rights of households and individuals shall be submitted by the Government to the National Assembly Standing Committee for decision.
4. The agricultural land used by population communities is prescribed as follows:
a) Land assigned by the State to population communities for use to conserve the national identities in association with the customs and practices of various ethnic minority groups;
b) The population communities assigned agricultural land have the responsibility to protect the assigned land areas, may use land for agricultural production in combination with aquaculture and must not use such land for other purposes.
Article 72.- Agricultural land used for public-utility purposes
1. Based on the land fund, characteristics and demands of the locality, each commune, ward or township may set up its own agricultural land fund for use for public utility purposes, which must not exceed 5% of the total land areas under annual crops, perennial trees or aquaculture, in service of the public-utility demands of the locality.
Agricultural land with the land use rights returned, presented or donated to the State by organizations, households and/or individuals, reclaimed land and recovered agricultural land constitute sources for formation or supplementation of the agricultural land funds for use for purposes of public utility of communes, wards or townships.
For localities where the agricultural land funds used for public-utility purposes exceed 5%, the excessive land areas shall be used for construction or for compensation when other land areas are used for construction of public works of the localities; or be assigned to households and individuals directly engaged in agricultural production and/or aquaculture in the localities, that have not yet been assigned land or have lacked land for production.
2. The agricultural land funds used for public-utility purposes of communes, wards or townships shall be used for construction or compensation when other land areas are used for construction of public works of the localities; be leased to households and individuals in the localities for agricultural production and/or aquaculture and shall be used for other purposes according to the Government’s regulations.
Proceeds from leasing land in the agricultural land funds used for public-utility purposes must be remitted into the State budget managed by the commune/ward/township People’s Committees, and shall be used only for the public-utility demands of the communes, wards or townships according to law provisions.
3. The use of agricultural land funds for public-utility purposes of communes, wards or townships shall be managed by the People’s Committees of the communes, wards or townships where the land exists.
Article 73.- Agricultural land used by organizations, overseas Vietnamese, foreign organizations and/or individuals
1. Economic organizations which have demands to use land for agricultural production, forestry, aquaculture and/or salt making shall be considered by the State for land assignment with the collection of land use levies or land lease with the collection of annual land rents.
Overseas Vietnamese who have projects of investment in the fields of agriculture, forestry, aquaculture and/or salt making, which have already been examined and approved by competent State agencies, shall be assigned land by the State with the collection of land use levies or leased land with land rents collected in lump sum for the whole leasing terms or leased land with the land rents collected annually, for execution of investment projects.
Foreign organizations and/or individuals that have projects of investment in the fields of agriculture, forestry, aquaculture, salt making, which have been already examined and approved by competent State agencies shall be leased land by the State with land rents collected in lump sum for the whole leasing terms or collected annually, for the execution of their investment projects.
2. The State enterprises which had been assigned land by the State without the collection of land use levies for use for the purposes of agricultural production, forestry, aquaculture and/or salt making before January 1, 1999 must shift to lease land or shall be assigned land with the collection of land use levies.
3. For organizations which have been assigned land for use for purposes of agricultural production, forestry, aquaculture and/or salt making, but have not used such land or have used the land not for the right purposes or inefficiently, the State shall recover the land for assignment to localities for use as provided for by this Law.
Article 74.- Land used exclusively for wet rice cultivation
1. The State shall adopt policies to protect the land used exclusively for wet rice cultivation, restricting the change of wet rice land for use for non-agricultural purposes. In case of necessity to change part of the land areas under wet rice for other use purposes, the State shall take measures to supplement the land areas or increase the use efficiency of wet rice land.
The State shall adopt policies to support and/or invest in the infrastructure construction, the application of modern science and technologies to regions planned for wet rice cultivation with high productivity and quality.
2. Wet rice land users have the responsibility to transform and increase the fertility of the land; must not change to use the land for the purposes of perennial tree planting, forestation, aquaculture and non-agricultural purposes, if not so permitted by competent State agencies.
Article 75.- Production forest land
1. Production forest land shall be assigned or leased with land rents collected annually by the State to economic organizations, households and individuals for use for purposes of forestry production.
Production forest land shall be assigned or leased with land rents collected in lump sum for the whole leasing terms or collected annually to overseas Vietnamese for execution of investment projects for forestry production.
Production forest land shall be leased by the State with land rents collected in lump sum for the whole leasing terms or collected annually to foreign organizations and individuals for execution of investment projects for forestry production.
2. Economic organizations, households and individuals, that have been assigned or leased production forest land, may use the land areas not yet covered with forests for planting forests or perennial trees.
3. Economic organizations, overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals, that use production forest land, may combine the use with business in sight-seeing and ecological-environmental tourism under forest coverage.
4. Concentrated-production forest land in areas far from population quarters, which cannot be assigned directly to households and individuals, shall be assigned by the State to organizations for protection and development of forests in combination with agricultural production, forestry and/or aquaculture.
Article 76.- Protection forest land
1. The protection forest land shall include:
a) Head-water protection forest land;
b) Wind-shield, sand-shield protection forest land;
c) Anti- sea tide, sea encroachment protection forest land;
d) Ecological environment protection forest land.
2. The State shall assign the head-water protection forest land to protection forest- managing organizations for management, protection and development of forests.
3. The protection forest- managing organizations shall contract head-water protection forest land to households and/or individuals living there for protection and development of the forests. The People’s Committees of districts, provincial capitals or provincial towns shall assign residential land, agricultural production land to such households and individuals for use.
4. Protection forest land which has not yet been managed by any organizations and land planned for protection forest planting shall be assigned to organizations, households and individuals therein, that have demands and capability to protect and develop the forests.
5. The provincial/municipal People’s Committees shall decide to permit economic organizations which are leased protection forest land in the regions to combine the use thereof with business in sight-seeing, ecological environment tourism under forest coverage.
6. The Government shall specify the assignment and contracting of protection forest land; the rights, obligations and interests of organizations, households and individuals, that are assigned or contracted the protection forest land.
Article 77.- Special-use forest land
1. The State shall assign special-use forest land to the special-use forest-managing organizations for management and protection according to land use plannings and plans, already approved by competent State agencies.
2. The special-use forest-managing organizations shall contract for short terms the special-use forest land in strictly protected areas to households and/or individuals, that have had no conditions to move out of those areas, for forest protection.
3. The special-use forest- managing organizations shall contract special-use forest land in ecological rehabilitation areas to households and/or individuals, that lead a stable life therein, for protection and development of forests.
4. The People’s Committees which are competent to assign and/or lease land shall decide on the assignment and/or lease of land in the buffer zones of the special-use forests to organizations, households and individuals for use for the purposes of forestry production, research or experimentation or combination thereof with defense and/or security according to plannings on development of forests in the buffer zones.
5. The provincial/municipal People’s Committees shall decide to permit the economic organizations which are leased special- use forest land in their respective regions to combine such with business in sight-seeing, ecological environment tourism under forest coverage.
6. The Government shall specify the contracting of special-use forest land; the rights, obligations and interests of organizations, households and/or individuals, that are contracted special-use forest land; the assignment and lease of land in buffer zones of special-use forests; the lease of special-use forest land for combination with business in sight-seeing, ecological environment tourism under forest coverage.
Article 78.- Land with inland water surface
The use of land with inland water surface for aquaculture, agricultural production is stipulated as follows:
1. Ponds, lakes and lagoons shall be assigned or leased by the State with land rents collected annually to economic organizations, households and/or individuals for use for purposes of aquaculture and/or agricultural production.
Ponds, lakes and lagoons shall be assigned or leased by the State with land rents collected in lump sum for the whole leasing terms or collected annually to overseas Vietnamese for execution of investment projects on aquaculture and/or agricultural production.
Ponds, lakes and lagoons shall be leased by the State with land rents collected in lump sum for the whole leasing terms or collected annually to foreign organizations and/or individuals for execution of investment projects on aquaculture and/or agricultural production;
2. For lakes or lagoons, which lie in geographical areas stretching over many communes, wards and/or district towns, the use thereof shall be decided by the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals or provincial towns. For lakes or lagoons, which lie in geographical areas stretching over many rural districts, urban districts, provincial capitals or provincial towns, the use thereof shall be decided by the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities. For lakes or lagoons, which lie in geographical areas stretching over various provinces or centrally-run cities, the use thereof shall be stipulated by the Government.
Article 79.- Coastal water surface land
1. Coastal water surface land shall be leased by the State with land rents collected annually to economic organizations, households and individuals for use for purposes of aquaculture, agricultural production, forestry and/or salt making.
Coastal water surface land shall be leased by the State with land rents collected annually to overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals for execution of investment projects on aquaculture, agricultural production, forestry and/or salt making.
2. The use of coastal water surface land for aquaculture, agricultural production, forestry and/or salt making shall comply with the following regulations:
a) Being strictly in accordance with the approved land use plannings, plans;
b) Protecting land, increasing the coastal land deposit;
c) Protecting the ecological system, environment and landscapes;
d) Not impeding the protection of national security and marine navigation.
Article 80.- Riparian and coastal alluvial land
1. Riparian and coastal alluvial land includes riparian alluvial land, river isle land, coastal alluvial land and marine island land.
2. Riparian and coastal alluvial land in the areas of any communes, wards or townships shall be managed by the People’s Committees of such communes, wards or townships.
Riparian and coastal alluvial land subject to frequent deposition or slides shall be managed and protected by the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals or provincial towns according to the Government’s regulations.
3. Riparian and coastal alluvial land shall be leased by the State with land rents collected annually to economic organizations, households and individuals for use for purposes of agricultural production, forestry, aquaculture, salt making.
Unused riparian and coastal alluvial land shall be assigned by the State to households and individuals in localities, that have not yet been assigned land or lack production land for use for purposes of agricultural production, forestry, aquaculture and/or salt making.
Riparian and coastal alluvial land shall be leased by the State with land rents collected annually to overseas Vietnamese and foreign organizations as well as individuals for execution of investment projects on agricultural production, forestry, aquaculture, salt making.
4. Households and individuals that have been assigned riparian or coastal alluvial land shall be entitled to continue using it for the remaining land use duration.
5.The State encourages economic organizations, households and individuals to invest in the use of riparian and coastal alluvial land.
1. Salt-making land shall be assigned or leased by the State with land rents collected annually to economic organizations, households and individuals for salt production.
Salt-making land shall be assigned or leased by the State with land rents collected in lump sum for the whole leasing terms or collected annually to foreign organizations and individuals for execution of investment projects on salt making.
2. Regions with land for making salt with high productivity and high quality must be protected and prioritized for salt making.
3. The State encourages the use of potential salt-making land regions to produce salt in service of industrial and daily-life demands.
Article 82.- Land used for farm economy
1. The State encourages the form of farm economy practiced by households and individuals in order to efficiently exploit land for development of production, expansion and raising of the quality of land use in agricultural production, forestry, aquaculture, salt making in combination with services, processing and consumption of agricultural products.
2. Land used for farm economy includes land assigned by the State without the collection of the land use levies within the limits of land assigned to households and individuals directly engaged in agricultural production, forestry, aquaculture and/or salt making, as prescribed in Article 70 of this Law; land leased by the State; land rented, transferred, bequeathed, presented or donated; land contracted by organizations; land contributed by households and/or individuals.
3. Households and individuals that use land for farm economy may take initiative in changing the use purposes of land of various categories according to production and/or business schemes already approved by the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals or provincial towns.
4. Households and individuals, that are using land for farm economy in accordance with the approved land use plannings and/or plans and obtain the certification by the commune/ward/township People’s Committees that such land is free from disputes, shall be entitled to continue using the land according to the following regulations:
a) In cases where the land has been assigned without the collection of land use levies within the limits of land assigned to households and individuals directly engaged in agricultural production, forestry, aquaculture and/or salt making, such households and individuals shall be entitled to continue using the land for the remaining duration;
b) In cases where the land has been assigned without the collection of land use levies to households and individuals that are not directly engaged in agricultural production, forestry, aquaculture and/or salt making, such households and individuals must shift to rent land;
c) In cases where the land is leased by the State, transferred, bequeathed or contracted by organizations, contributed as capital by households and/or individuals, the land shall continue to be used under the provisions of this Law.
5. It is strictly prohibited to abuse the form of farm economy to appropriate and accumulate land not for production purposes.
Section 3. NON-AGRICULTURAL LAND
Article 83.- Rural residential land
1. Residential land of households, individuals in the countryside includes land for construction of dwelling houses, construction of works in service of daily life, gardens, ponds within the same land plots in the rural population quarters, compatible with plannings on construction of rural population quarters, which have already been approved by competent State agencies.
2. Basing themselves on the local land funds and plannings for rural development, which have been already approved by competent State agencies, the provincial/municipal People’s Committees shall prescribe the limit of land assigned to each household, each individual for construction of dwelling houses in rural areas, suitable to local conditions and practices.
3. The distribution of rural residential land in the land use plannings or plans must be in line with the plannings for public works, non-business works, ensure convenience for production and daily life of people, environmental sanitation and follow the direction of rural modernization.
4. The State shall adopt policies to create conditions for rural dwellers to have their residential places on the basis of making full use of land in the existing population quarters, restricting the expansion of population quarters on agricultural land; prohibit the construction of dwelling houses along traffic axes in contravention of population zone plannings already approved by competent State agencies.
Article 84.- Urban residential land
1. Urban residential land includes land for construction of dwelling houses, construction of works in service of daily life on the same land plots in urban population quarters, compatible with urban construction plannings already approved by competent State agencies.
2. Urban residential land must be arranged synchronously with land used for the construction of public works, non-business works, ensuring environmental sanitation and modern urban landscapes.
3. The State shall elaborate plannings on the use of land for construction of dwelling houses in urban centers, and adopt policies to create conditions for urban dwellers to have residential places.
4. The provincial/municipal People’s Committees shall assign or lease urban residential land in the following cases:
a) Assigning residential land to economic organizations, overseas Vietnamese for the execution of investment projects on construction of dwelling houses for sale or lease;
b) Leasing residential land with land rents collected annually to overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals for execution of investment projects on construction of dwelling houses for lease;
c) Leasing residential land with land rents collected in lump sum for the whole leasing term to overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals for execution of investment projects on construction of dwelling houses for sale or lease under the Government’s regulations.
5. The provincial/municipal People’s Committees shall base themselves on urban construction plannings and land funds of their respective localities to prescribe the limit of residential land assigned to each household, individual for self-construction of dwelling houses for cases of lacking conditions for land assignment under investment projects on construction of dwelling houses.
6. The conversion of residential land into one used as ground for construction of production and/or business establishments must ensure the compliance with the urban construction plannings and comply with the regulations on urban order, safety and environmental protection.
Article 85.- Land for construction of condominiums
1. Condominium land includes land for construction of condominiums, construction of works in direct service of daily life of the condominium households according to construction plannings already approved by competent State agencies.
2. The planning of land for construction of condominiums must ensure the compatibility with the plannings on public works, environmental protection.
3. The Government shall specify the condominium land use regime.
Article 86.- Land used for replenishment and development of urban centers and rural population quarters
1. Land used for urban replenishment and development includes land for replenishment of existing urban areas; land planned for urban expansion or development of new urban centers.
Land used for replenishment and development of rural population quarters includes land for replenishment within the existing population quarters, land in the agricultural land funds used for public-utility purposes.
2. The use of land for replenishment and development of urban centers, rural population quarters must ensure the compatibility with the detailed land use plannings, detailed land use plans, urban construction plannings, rural population quarter construction plannings, which have already been approved, and with the construction standards and norms promulgated by competent State agencies.
3. The provincial/municipal People’s Committees shall organize the elaboration of plans on land use and assignment to economic organizations, overseas Vietnamese, foreign organizations and/or individuals for execution of projects according to law provisions on investment for replenishment or construction of new urban centers, new rural population quarters. Land for these projects must be distributed synchronously in the land use plannings and/or plans of the whole regions, including land for construction of infrastructures, dwelling houses, land for construction of public works, non-business works, land used as ground for construction of production and/or business establishments. Land for projects on replenishment and/or construction of urban centers, new rural population quarters includes land for expansion and construction of roads and land along roads in compatibility with the requirements to ensure modern urban landscapes.
4. For population communities, which construct and/or replenish works in service of their common interests with sources of capital contributed by people or supported by the State, the voluntary contribution of land use rights, compensations or support shall be agreed upon between the population communities and the users of such land.
Article 87.- Determination of residential land areas where exist gardens, ponds
1. Garden and/or pond land determined as residential land must lie in the same land plots where exist dwelling houses in population areas.
2. For cases where land plots with gardens and/or ponds have been created between December 18, 1980 and the date this Law takes implementation effect and the current users possess one of the land use right papers prescribed in Clauses 1, 2 and 5, Article 50 of this Law, such garden and/or pond land areas shall be determined as residential land.
3. For cases where land plots with gardens and/or ponds have been created between December 18, 1980 and the date this Law takes implementation effect and the current users possess one of the land use right papers prescribed in Clauses 1, 2 and 5, Article 50 of this Law and that paper clearly states the residential land areas, the land areas with gardens and/or ponds are determined according to such paper.
4. In cases where the land plots with gardens and/or ponds have been created between December 18, 1980 and the date this Law takes implementation effect and the current users possess one of the land use right papers prescribed in Clauses 1, 2 and 5, Article 50 of this Law and that paper does not clearly state the residential land areas, the land areas with gardens and/or ponds shall be determined as follows:
a) The provincial/municipal People’s Committees shall base themselves on the local conditions and practices to prescribe the residential land limits to be recognized according to the numbers of people in the households;
b) In cases where land plots cover areas larger than the recognized residential land limits in the localities, the residential land areas shall be determined as equal to the recognized residential land limits in the localities;
c) In cases where land plots cover areas smaller than the recognized residential land limits in the localities, the residential land areas shall be determined as the whole areas of such land plots.
5. For cases where the land use right papers prescribed in Clauses 1, 2 and 5, Article 50 of this Law are not available, the residential land areas where exist gardens and/or ponds shall be determined according to the limit of land assigned to each household, individual, as prescribed in Clause 2 of Article 83 and Clause 5 of Article 84 of this Law.
Article 88.- Land for construction of working offices, non-business works
1. Land for construction of working offices, construction of non-business works shall include:
a) Land for the construction of working offices of State agencies, political organizations, socio-political organizations, public non-business organizations;
b) Land for the construction of working offices of other organizations, which shall be decided by the Government, except for the cases prescribed at Point a of this Clause;
c) Land for the construction of non-business works in the economic, cultural, social, scientific and technological or diplomatic sectors or domains of State agencies, political organizations, socio-political organizations, public non-business organizations.
2. The use of land prescribed in Clause 1 of this Article must be compatible with land use plannings and plans, urban construction plannings and/or rural population quarter construction plannings, which have been already approved by competent State agencies.
3. Heads of the agencies or organizations, which are assigned land, have the responsibility to keep whole the assigned land areas and use the land for the right purposes.
It is strictly forbidden to use land assigned for construction of working offices, construction of non-business works for other purposes.
Article 89.- Land used for defense and/or security purposes
1. Land used for defense and/or security purposes shall include:
a) Land for army units to station;
b) Land for construction of military bases;
c) Land for construction of national defense works, battlefields and/or special defense or security works;
d) Land for construction of military railways stations and/or ports;
e) Land for construction of industrial, scientific and technological works in direct service of defense and/or security;
f) Land for construction of warehouses of the people’s armed forces;
g) Land for construction of shooting grounds, drill-grounds, weapon- testing grounds, weaponry-destroying grounds;
h) Land for construction of schools, hospitals or sanitariums of the people’s armed forces;
i) Land for construction of official-duty buildings of the people’s armed forces;
j) Land for construction of detention camps, education camps, reformatories, which are managed by the Ministry of Defense or the Ministry of Public Security;
k) Land for construction of other defense or security works, which shall be prescribed by the Government.
2. The provincial/municipal People’s Committees shall exercise the State management over the land used for defense or security purposes in their respective localities.
The Ministry of Defense and the Ministry of Public Security shall coordinate with the provincial/municipal People’s Committees in elaborating plannings and plans on the use of land for defense or security purposes, ensuring their compatibility with the requirements of socio-economic development as well as defense and security consolidation.
3. For areas where land is planned for defense and/or security purposes, but has not been used yet, the current users may continue using such land until the competent State agencies issue decisions to recover the land, but must not change the natural terrain.
Article 90.- Land for industrial zones
1. The industrial-zone land shall include land for construction of industrial clusters, industrial parks, export-processing zones and other concentrated production and/or business zones under the same land use regime.
2. The use of land for construction of industrial zones must conform to the detailed land use plannings, detailed land use plans, detailed industrial-zone construction plannings, which have been already approved by competent State agencies. The elaboration of detailed industrial-zone construction plannings must ensure their synchronism with plannings on dwelling houses and public works in service of daily life of laborers working in the industrial zones.
3. The State shall assign land with the collection of land use levies or lease land with land rents collected annually to economic organizations, overseas Vietnamese; lease land with land rents collected in lump sum for the whole leasing terms or collected annually to overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals for investment in the construction of, and dealing in, industrial-zone infrastructures.
For land areas used for construction of infrastructures for common use in industrial zones, the investors shall not have to pay land use levies or land rents.
4. Economic organizations, households and/or individuals investing in production and/or business in industrial zones may select forms of land assignment with the collection of land use levies or land lease from the State; be transferred, rent or re-rent, land affixed with infrastructures of other economic organizations or overseas Vietnamese that invest in the construction of, and dealing in, industrial-zone infrastructures; re-rent land affixed with infrastructures of foreign organizations or individuals that invest in the construction of, and dealing in, industrial-zone infrastructures.
Overseas Vietnamese investing in production and/or business in industrial zones may select form of land assignment with the collection of land use levies, rent land from the State with lump-sum payment of land rents for the whole leasing terms or annual payment of land rents; rent land, or re-rent land affixed with infrastructures of economic organizations, other overseas Vietnamese investing in the construction of, and dealing in, the industrial-zone infrastructures; re-rent land affixed with infrastructures of foreign organizations and/or individuals that invest in the construction of, and dealing in, the industrial-zone infrastructures.
Foreign organizations and individuals investing in production and/or business in industrial zones may select form of land lease from the State with land rents paid in lump sum for the whole leasing terms or paid annually; rent or re-rent land affixed with infrastructures of economic organizations or overseas Vietnamese that invest in the construction of, and dealing in, the industrial-zone infrastructures; re-rent land affixed with infrastructures of other foreign organizations and/or individuals that invest in the construction of, and dealing in, the industrial-zone infrastructure.
5. Users of land in industrial zones must use land for the set right purposes, shall be granted land use right certificates and have the rights and obligations as prescribed by this Law.
In case of transfer of the right to use land in industrial zones, the transferees must continue using the land for the set right purposes.
6. Persons who re-rent land in industrial zones before this Law takes implementation effect and have already paid the land rents for the whole subleasing terms or paid the land rents in advance for many years while the paid remaining subleasing duration remains at least five years shall, for economic organizations, have the rights prescribed in Article 110 of this Law, or, for households and individuals, have the rights prescribed in Article 113 of this Law.
Article 91.- Land used for hi-tech parks
1. Land used for hi-tech parks under the Prime Minister’s decisions on the establishments thereof shall include assorted land under different use regimes in service of hi-tech product manufacture and/or trading; hi-tech research development and application; hi-tech human resource training.
2. Hi-tech park management boards shall be assigned land once for the entire hi-tech parks by provincial/municipal People’s Committees, may re-assign land or lease land with land rents collected annually to organizations and individuals; re-assign or lease land with land rents collected in lump sum for the whole leasing terms or collected annually to overseas Vietnamese; lease land with land rents collected in lump sum for the whole leasing terms or collected annually to foreign organizations and individuals that use land in the hi-tech parks.
Land users that are re-assigned land in hi-tech parks by the hi-tech park management boards shall have the same rights and obligations as when they are assigned land by the State according to the provisions of this Law; the land users that are leased land in hi-tech parks by the hi-tech park management boards shall have the same rights and obligations as when they are leased land by the State according to the provisions of this Law.
3. Detailed land use plannings and detailed land use plans shall be elaborated commonly for the whole hi-tech parks.
4. The State encourages organizations, overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals to invest in the construction of, and dealing in, infrastructures in hi-tech parks and encourages organizations, individuals, overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals to use land for the purposes of scientific and technological development.
5. Persons who use land in hi-tech parks must use the land for the set right purposes, shall be granted land use right certificates and have the rights and obligations as prescribed by this Law.
In case of transfer of the rights to use land in hi-tech parks, the transferees must continue to use the land for the set right purposes.
6. The Government shall specify the management and use of land in hi-tech parks.
Article 92.- Land used for economic zones
1. Land used for economic zones includes land for construction of open economic zones, border-gate economic zones and other economic zones set up under the Prime Minister’s decisions. Land used for economic zones includes assorted land with different use regimes in exclusive zones, aiming to provide special incentives for investment and export activities.
2. The provincial/municipal People’s Committees shall assign land to the economic zone management boards with regard to the land areas recovered under the economic zone development plannings already approved by competent State agencies.
The economic zone management boards may re-assign land or lease land with land rents collected annually to organizations, households and individuals; re-assign land or lease land with land rents collected in lump sum for the whole leasing term or collected annually to overseas Vietnamese; lease land with land rents collected in lump sum for the whole leasing term or collected annually to foreign organizations and individuals that use land in the economic zones.
Land users re-assigned land in economic zones by economic zone management boards shall have the same rights and obligations as when they are assigned land according to the provisions of this Law; land users leased land in economic zones by economic zone management boards shall have the same rights and obligations as when they are leased land by the State according to the provisions of this Law.
3. Detailed land use plannings and detailed land use plans shall be elaborated commonly for the whole economic zones.
4. The State encourages investment in the construction of, and dealing in, infrastructures in economic zones and encourages the use of land for economic development purposes.
5. The land use regime, the rights and obligations of users of land in economic zones shall be applicable to each category of land under the provisions of this Law.
6. The Government shall specify the management and use of land in economic zones.
Article 93.- Land used as ground for construction of production and/or business establishments
1. Land used as ground for construction of production and/or business establishments includes land for construction of industrial, cottage-industrial or handicraft production establishments; construction of trade or service business establishments and other works in service of production and/or business.
2. The use of land as ground for construction of production and/or business establishments must be in line with the detailed land use plannings, detailed land use plans, urban construction plannings and/or rural population quarter construction plannings, which have been already approved, and comply with the regulations on environment protection.
3. Economic organizations, households and individuals, that use land as ground for construction of production and/or business establishments, may select form of receiving land assigned with the collection of land use levies or leasing land of the State; receiving the land use right transfer from, renting land or re-renting land of, or receiving the capital contribution with the land use right of, other economic organizations, households or individuals, overseas Vietnamese; re-renting land affixed with infrastructures of foreign organizations or individuals.
Overseas Vietnamese who use land as ground for construction of production and/or business establishments may select form of receiving land assigned with land use levy collection, renting land of the State with land rents paid in lump sum for the whole leasing term or paid annually; renting land, re-renting land of economic organizations, households, individuals or other overseas Vietnamese; re-renting land affixed with infrastructures of foreign organizations or individuals. Overseas Vietnamese being subjects prescribed in Clause 1, Article 121 of this Law may also be bequeathed, presented or donated the rights to use land as ground for construction of production and/or business establishments.
Foreign organizations and individuals, that use land as ground for construction of production and/or business establishments, may select form of leasing land of the State with land rents paid in lump sum for the whole leasing terms or paid annually; renting land or re-renting land of economic organizations, overseas Vietnamese; re-renting land affixed with infrastructure of other foreign organizations and/or individuals.
Article 94.- Land used for mineral activities
1. Land used for mineral activities includes land for mineral exploration, exploitation and processing.
2. Land for mineral exploration and/or exploitation shall be leased by the State with land rents collected annually to organizations, individuals, overseas Vietnamese, foreign organizations or individuals, that are allowed to execute projects on mineral exploration and/or exploitation.
Land used as ground for mineral processing shall be categorized as non-agricultural production and/or business land subject to the land use regime prescribed for land used as ground for construction of production and/or business establishments, as provided for in Article 93 of this Law.
3. The use of land for mineral activities must comply with the following regulations:
a) Having permits for mineral activities and decisions on land lease for mineral exploration and/or exploitation or decisions on land assignment or land lease for use as ground for mineral processing, which are issued by competent State agencies;
b) Applying measures for environment protection, waste treatment and other measures so as not to cause damage to land users in the areas and nearby regions;
c) Using land in accordance with the tempo of mineral exploration and/or exploitation; upon the completion of mineral exploration or exploitation, the land users have the responsibility to return the land strictly in the state prescribed in the land lease contracts;
d) In cases where mineral exploration or exploitation does not require the use of surface land or does not affect the use of land surface, land must not be leased.
Article 95.- Land for production of building materials, pottery articles
1. Land for production of building materials or pottery articles includes land used for exploitation of raw materials for, and land used as ground for, processing or production of building materials or pottery articles.
2. Land for raw material exploitation shall be leased by the State with land rents collected annually to organizations, households and individuals, that are allowed to exploit raw materials for production of building materials or pottery articles; to overseas Vietnamese and foreign organizations or individuals, that are allowed to implement investment projects on exploitation of raw materials for production of building materials or pottery articles.
Land used as ground for production of building materials or pottery articles is categorized as non-agricultural production and/or business land subject to the land use regime prescribed for land used as ground for construction of production and/or business establishments, as provided for in Article 93 of this Law.
3. The use of land for production of building materials or pottery articles must comply with the following regulations:
a) Having decisions to lease land for use for the purpose of raw material exploitation or decisions to assign land or lease land for processing or production of building materials or pottery articles, which are issued by competent State agencies;
b) Applying necessary measures so as not to cause damage to production and daily life and not to adversely affect environment;
c) Upon the completion of raw material exploitation, the land users have the responsibility to return the land strictly in the state prescribed in the land lease contracts.
Article 96.- Land used for public purposes
1. The use of land for public purposes must be in line with the detailed land use plannings, detailed land use plans, urban construction plannings and/or rural population quarter construction plannings, which have been already approved by competent State agencies.
2. The State encourages the use of land for the purposes of developing culture, healthcare, education and training, physical training and sports.
3. Land used as ground for construction of public works for business purposes shall be subject to the land use regime applicable to land used as ground for construction of production and/or business establishments as provided for in Article 93 of this Law.
Article 97.- Land used for construction of public works with safety protection corridors
1. Land for construction of public works with safety protection corridors includes land for construction of traffic, irrigation, dyke systems, water supply systems, water drainage systems, waste treatment systems, electricity transmission, petrol, oil or gas pipe lines, communications systems and land in the corridors for safety protection of these works.
2. The use of land for construction of public works with safety protection corridors must ensure the combination with the exploitation of the aerial spaces and underground areas, effecting the combined arrangement of assorted works in the same land plots for economical use of land and must comply with specialized law provisions related to the safety protection of works.
3. The law-recognized current users of land which lies within the works safety protection corridors may continue using such land for the set right purposes and must not impede the work’s safety protection.
In cases where the land use affect the safety protection of works, the works owners and land users must apply remedial measures; if remedies cannot be achieved, the State shall recover the land and pay compensations according to law provisions.
4. Agencies or organizations directly managing works with safety protection corridors have the responsibility to publicize the boundaries of works safety protection corridors, take the prime responsibility for the safety protection of the works; in cases where works safety protection corridors are illegally encroached upon, occupied and/or used, they must promptly report such to, and request the People’s Committees of the communes, wards or townships where the safety protection corridors are illegally encroached upon, occupied and/or used to handle the cases.
5. The People’s Committees at all levels in localities where exist works with safety protection corridors have the responsibility to coordinate with agencies or organizations, which directly manage the works, in propagating and disseminating the legislation on works safety protection; publicizing boundaries for use of land in the works safety protection corridors; and in handling in time cases of illegally encroaching upon, occupying and/or using works safety protection corridors.
Article 98.- Land with historical- cultural relics, famous landscapes
1. Land with classified historical-cultural relics and/or famous landscapes or being protected under decisions of provincial/municipal People’s Committees must be strictly managed.
2. In case of extreme necessity to use land with historical-cultural relics and/or famous landscapes for other purposes, the permission of competent State agencies is required.
Article 99.- Land used by religious establishments
1. Land used by religious establishments includes land, which belongs to pagodas, churches, shrines, chancels, monasteries, religious training schools, offices of religious organizations, or other religious establishments which are permitted by the State for operation.
2. The provincial/municipal People’s Committees shall base themselves on the State’s religious policies and their local land funds to decide on land areas assigned to religious establishments.
Article 100.- Land with works being communal houses, temples, shrines, small pagodas, worship halls, ancestral worship houses
1. The use of land where exist works being communal houses, temples, shrines, small pagodas, worship halls, ancestral worship houses must be for the right purposes, comply with the detailed land use plannings, detailed land use plans, urban construction plannings and/or rural population quarter construction plannings, which have been already approved by competent State agencies.
2. The construction or expansion of communal works must be permitted by competent State agencies.
Article 101.- Land for cemeteries, graveyards
1. Land for cemeteries or graveyards must be planned into concentrated areas, far from population quarters, convenient for burials and visits, hygienic and economical.
2. The provincial/municipal People’s Committees shall prescribe the land limits and management regimes for the construction of tombs, monuments, steles in cemeteries, graveyards.
Article 102.- River, brook, canal, ditch, stream and special-use water surface land
1. On the basis of the determined primary use purposes, the river, brook, canal, ditch, stream and special-use water surface land shall be managed and used in according with the following regulations:
a) The State shall assign such land to organizations for management in combination with use, exploitation of special-use water surface land for non-agricultural purposes or non-agricultural production in combination with culture and exploitation of aquatic products;
b) The State shall lease river, brook, canal or stream land with land rents collected annually to economic organizations, households and individuals for aquaculture;
c) The State shall lease river, brook, canal, ditch and/or stream land with land rents collected annually to overseas Vietnamese and/or foreign organizations and individuals for execution of investment projects on aquaculture.
2. The exploitation and use of river, brook, canal, ditch, stream and special-use water surface land must not affect the set primary use purposes; must comply with technical regulations of the relevant branches or sectors as well as regulations on protection of scenic places and environment; must not impede the natural flows; must not obstruct waterway navigation.
Article 103.- Management of unused land
1. The commune/ward/township People’s Committees have the responsibility to manage and protect unused land in the localities and register such land into the cadastral dossiers.
2. The provincial/municipal People’s Committees shall manage unused land on islands not yet inhabited by people.
Article 104.- Putting unused land into use
1. Basing themselves on the approved land use plannings and plans, the People’s Committees of all levels shall work out plans on investment, land reclamation of virgin land, re-cultivation on unused land, soil improvement in order to put unused land into use.
2. The State encourages organizations, households and individuals to take and invest in unused land in order to put such land into use.
3. For land areas planned for agricultural use purposes, they shall be assigned with priority to households and individuals directly engaged in agricultural production, forestry, aquaculture, salt making in the localities, that have not yet been assigned land or lack production land.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực