Chương III Luật Đất đai 1993: Chế độ sử dụng các loại đất
Số hiệu: | 24-L/CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Lê Đức Anh |
Ngày ban hành: | 14/07/1993 | Ngày hiệu lực: | 15/10/1993 |
Ngày công báo: | 30/11/1993 | Số công báo: | Số 22 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp.
Đất lâm nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp gồm đất có rừng tự nhiên, đất đang có rừng trồng và đất để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp như trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ để phục hồi tự nhiên, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về lâm nghiệp.
Hạn mức đất nông nghiệp trồng cây hàng năm của mỗi hộ gia đình là không quá 3 ha do Chính phủ quy định cụ thể đối với từng địa phương.
Chế độ quản lý và sử dụng đối với phần đất mà các hộ gia đình sử dụng vượt quá hạn mức nói trên do Chính phủ quy định.
Hạn mức đất nông nghiệp trồng cây lâu năm và hạn mức đất trống, đồi núi trọc, đất khai hoang, lấn biển của mỗi hộ gia đình khai thác để sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản do Chính phủ quy định.
Căn cứ vào quỹ đất đai, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mỗi xã được để lại một quỹ đất không quá 5% đất nông nghiệp để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương. Chính phủ quy định cụ thể việc sử dụng đất này.
Việc sử dụng đất vườn được quy định như sau:
1- Nhà nước có chính sách khuyến khích và bảo vệ lợi ích của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thâm canh, tăng sản lượng cây trồng trên đất vườn, sử dụng đất trống, đồi núi trọc để lập vườn theo quy hoạch
2- Việc lập vườn trên đất trồng lúa phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phải được phép của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Việc sử dụng mặt nước nội địa để nuôi trồng, khai thác thuỷ sản và vào các mục đích khác được quy định như sau:
1- Ao, hồ, đầm không thể giao hết cho một hộ gia đình, một cá nhân thì giao cho nhiều hộ gia đình, nhiều cá nhân hoặc tổ chức kinh tế sử dụng;
2- Đối với hồ, đầm thuộc địa phận nhiều xã thì việc sử dụng do Uỷ ban nhân dân huyện quy định; thuộc địa phận nhiều huyện do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định. Đối với hồ chứa nước thuộc địa phận nhiều tỉnh thì việc tổ chức nuôi trồng, bảo vệ, khai thác nguồn thuỷ sản do Chính phủ quy định;
3- Việc sử dụng mặt nước hồ, đầm, sông, ngòi, kênh, rạch phải tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường và không gây cản trở giao thông;
4- Việc sử dụng mặt nước nội địa quy định tại Điều này phải tuân theo quy định về kỹ thuật của các ngành có liên quan.
Việc sử dụng đất có mặt nước ven biển để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp theo các quy định sau đây:
1- Đúng quy hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
2- Bảo vệ đất, làm tăng sự bồi tụ đất ven biển;
3- Bảo vệ hệ sinh thái và môi trường;
4- Không gây trở ngại cho việc bảo vệ an ninh quốc gia và giao thông trên biển.
Việc quản lý, sử dụng đất mới bồi ven biển do Chính phủ quy định.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quỹ đất đai của địa phương, quyết định diện tích đất giao cho nhà chùa, nhà thờ, thánh thất tôn giáo trên cơ sở đất đai mà nhà chùa, nhà thờ, thánh thất tôn giáo đang sử dụng.
Việc sử dụng đất khu dân cư ở nông thôn phải theo quy hoạch, thuận tiện cho việc sản xuất, đời sống của nhân dân và quản lý xã hội. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất ở những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.
Căn cứ vào quỹ đất đai của địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức đất mà mỗi hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng để ở theo quy định của Chính phủ đối với từng vùng nhưng không quá 400 m2; đối với những nơi có tập quán nhiều thế hệ cùng chung sống trong một hộ hoặc có điều kiện tự nhiên đặc biệt, thì mức đất ở có thể cao hơn, nhưng tối đa không vượt quá hai lần mức quy định đối với vùng đó.
Đất đô thị là đất nội thành, nội thị xã, thị trấn được sử dụng để xây dựng nhà ở, trụ sở các cơ quan, tổ chức, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh và vào các mục đích khác.
Khi sử dụng đất đô thị phải xây dựng cơ sở hạ tầng.
Việc quản lý và sử dụng đất đô thị phải căn cứ vào quy hoạch đô thị, kế hoạch sử dụng đất được duyệt và những quy định khác của pháp luật.
Căn cứ vào các điều 8, 23, 24 và 25 của Luật này, Chính phủ quy định việc giao đất đô thị cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng.
Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại đô thị; có chính sách tạo điều kiện để những người sống ở đô thị có chỗ ở.
Những nơi có quy hoạch giao đất làm nhà ở, thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc giao đất theo quy định của Chính phủ.
Đất sử dụng vào mục đích công cộng là đất dùng để xây dựng: đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp, thoát nước, sông, hồ, đê, đập, trường học, bệnh viện, chợ, công viên, vườn hoa, khu vui chơi cho trẻ em, quảng trường, sân vận động, sân bay, bến cảng và các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ.
Việc xây dựng các công trình trên đất sử dụng vào mục đích công cộng phải phù hợp với mục đích sử dụng của loại đất này và phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Đất giao cho các tổ chức, cá nhân xây dựng các công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế , văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh và xây dựng trụ sở của các cơ quan, tổ chức phải phù hợp với quy hoạch đô thị đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Việc sử dụng đất đô thị vào mục đích quốc phòng, an ninh do Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ trình Chính phủ quyết định.
1- Việc sử dụng đất đô thị vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp phải tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, mỹ quan đô thị, phù hợp với quy hoạch đô thị.
2- Đất lâm viên, đất khu vực bảo vệ thiên nhiên, danh lam thắng cảnh được quy hoạch theo yêu cầu phát triển đô thị và được quản lý theo quy định của Chính phủ.
3- Việc sử dụng đất đã được quy hoạch để phát triển đô thị ngoài ranh giới nội thành, nội thị phải theo đúng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đó.
Đất chuyên dùng là đất được xác định sử dụng vào mục đích không phải là nông nghiệp, lâm nghiệp, làm nhà ở bao gồm: đất xây dựng các công trình công nghiệp, khoa học, kỹ thuật, hệ thống giao thông, hệ thống thuỷ lợi, đê điều, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, dịch vụ, đất sử dụng cho nhu cầu quốc phòng, an ninh, đất dùng cho thăm dò, khai thác khoáng sản, đá, cát, đất làm muối, đất làm đồ gốm, gạch, ngói và các vật liệu xây dựng khác, đất di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất có mặt nước sử dụng vào các mục đích không phải là nông nghiệp.
Việc sử dụng đất để xây dựng các hệ thống giao thông, thuỷ lợi, đê điều, thuỷ điện, hệ thống dẫn nước, dẫn điện, dẫn dầu, dẫn khí, phải tuân theo quy định sau đây:
1- Thực hiện đúng thiết kế thi công, tiết kiệm đất, không gây hại cho việc sử dụng đất vùng lân cận;
2- Thực hiện đúng quy định về việc sử dụng đất trong hành lang an toàn thuộc hệ thống các công trình này;
3- Được kết hợp nuôi trồng thuỷ sản hoặc sử dụng vào mục đích khác nhưng không được gây trở ngại cho việc thực hiện mục đích chính của đất chuyên dùng;
4- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn sở tại có trách nhiệm cùng với cơ quan chủ quản công trình bảo vệ đất trong hành lang an toàn theo các yêu cầu kỹ thuật của các công trình quy định tại Điều này.
1- Đất sử dụng cho quốc phòng, an ninh bao gồm:
a) Đất sử dụng cho các đơn vị đóng quân;
b) Đất sử dụng làm các căn cứ không quân, hải quân và căn cứ quân sự khác;
c) Đất sử dụng làm các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt;
d) Đất sử dụng làm các ga, cảng quân sự;
đ) Đất sử dụng làm các công trình công nghiệp, khoa học, kỹ thuật phục vụ quốc phòng, quốc phòng kết hợp làm kinh tế;
e) Đất sử dụng làm kho tàng của lực lượng vũ trang;
g) Đất sử dụng làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí;
h) Đất xây dựng nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang;
i) Đất sử dụng vào việc xây dựng các công trình quốc phòng, an ninh khác do Chính phủ quy định.
2- Chế độ quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh do Chính phủ quy định. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với đất sử dụng cho quốc phòng, an ninh trong phạm vi địa phương mình.
3- Nhà nước có chính sách bảo đảm cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng có đất ở theo quy định tại Điều 54 và Điều 57 của Luật này.
4- Việc chuyển đất sử dụng cho quốc phòng, an ninh vào mục đích khác do Chính phủ quyết định.
Việc sử dụng đất vào mục đích thăm dò, khai thác khoáng sản, đá, cát phải tuân theo các quy định sau đây:
1- Có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
2- Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải và các biện pháp khác để không gây thiệt hại cho người sử dụng đất trong khu vực và xung quanh;
3- Khi sử dụng xong phải trả lại đất với trạng thái được quy định trong quyết định giao đất.
Việc sử dụng đất làm đồ gốm, gạch ngói, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng khác phải tuân theo các quy định sau đây:
1- Có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
2- Thực hiện các biện pháp cần thiết để không gây thiệt hại cho sản xuất, đời sống và ảnh hưởng xấu đến môi trường;
3- Khi sử dụng xong phải cải tạo để có thể sử dụng vào các mục đích thích hợp.
Những vùng đất làm muối có năng suất, chất lượng cao phải được bảo vệ và ưu tiên cho việc sản xuất muối.
Nhà nước khuyến khích việc sử dụng những vùng đất có khả năng làm muối phục vụ cho nhu cầu xã hội.
Đất có di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng phải được bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp đặc biệt cần thiết phải sử dụng đất có di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh vào mục đích khác thì phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Đất sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa phải được quy hoạch thành khu tập trung, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh và tiết kiệm đất.
Căn cứ mục đích sử dụng chủ yếu đã xác định cho từng vùng đất có mặt nước, Nhà nước giao đất này cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thích hợp sử dụng.
Chế độ quản lý và sử dụng đất có mặt nước do Chính phủ quy định.
Đất chưa sử dụng là đất chưa có đủ điều kiện hoặc chưa được xác định để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp; chưa được xác định là đất khu dân cư nông thôn, đô thị, chuyên dùng và Nhà nước chưa giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nào sử dụng ổn định lâu dài.
Chính phủ lập quy hoạch, kế hoạch và có chính sách khuyến khích tạo điều kiện để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cải tạo đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và các mục đích thích hợp khác.
RULES ON THE USE OF VARIOUS TYPES OF LAND
I. FARM LAND AND FORESTRY LAND
Farm land is any land identified as being intended primarily for use in agricultural production, such as cultivation, animal husbandry and aquaculture, and including research and experimentation in agriculture.
Forest land is any land identified as being intended primarily for production activity in forestry such as natural forest land, afforestation, timber production and land used for forest nurseries, improvement and transformation of forests and research on and experimentation in forestry.
Each household shall only plant annual crops within an area not exceeding three hectares of farm land in accordance with the limit stipulated by the Government for each locality.
The Government shall make provisions on the rules for land administration and land use in cases where the area used by a household exceeds the limit referred to above.
The Government shall stipulate the area of farm land on which perennial crops may be planted, and the area of unsused land, bare hills and mountains, waste land, and reclaimed land which households may use for agricultural production, afforestation, and aquaculture.
Depending upon the availability and characteristics of, and demand for land in localities, the people's committees of the provinces and cities under central authority shall reserve an area not exceeding five per cent of the total land area of each village in order to meet the social requirements of each locality. The Government shall make basic provisions on the use of this category of land.
The use of garden land is provided for as follows:
1. The State shall issue policies which include provision for the encouragement and protection of organizations and households which and individuals who engage in intensive cultivation to increase the output from their garden lands, and in accordance with zoning schemes, to convert vacant land, bare hills and mountains.
2. Gardening on rice cultivation land shall be in accordance with land use zoning and planning, and shall be subject to the approval of the people's committees of the districts, provincial districts, provincial capitals and provincial cities concerned.
The use of inland water surfaces for aquaculture and other purposes is provided for as follows:
1. Any ponds, lakes, or marshlands which cannot possibly be allocated to one household or one individual, shall be allocated to several households, individuals, or economic organizations for use;
2. Where lakes and marshlands are located within the areas of different villages, their use shall be stipulated by the people's committee of the provincial district. Where they are located within the areas of different provincial districts, their use shall be stipulated by the people's committee of the province. In respect of water reservoirs located within the areas of different provinces, the organization of aquaculture, and the protection, production, and exploitation of aquatic products shall be provided for by the Government.
3. Use of the water surface of lakes, marshlands, rivers and canals shall be in accordance with the regulations relating to environment protection, and shall not obstruct communication and transportation.
4. The use of inland water surfaces, as stipulated in this Article shall be in accordance with the provisions on technical criteria of the relevant departments.
The use of coastal land for farming, aquaculture and forestry shall be in accordance with the following provisions:
1. It shall be in conformity with land use zoning and planning as approved by the competent State body;
2. It shall ensure the protection of land against increase in alluvium and sedimentation of coastal land;
3. It shall contribute to the protection of the ecosystem and the environment;
4. It shall not obstruct national security defence or ocean transportation.
Any alluvium extracted from rivers shall be administered by the people's committee of the village where the river is located, and its use shall be decided by the people's committee of the district. In the event of disputes, the competent State bodies referred to in articles 38 and 39 of this Law shall make the final decision.
The administration and use of recently reclaimed land along the area coast shall be stipulated by the Government.
The people's committees of the provinces and cities under central authority shall, in accordance with State policy regarding religion and depending on the availability of land in the locality, determine the amount of land to be allocated to institutions for pagodas, churches and other places of religious worship on the basis of the current use of land by these institutions.
II. LAND FOR RURAL RESIDENTIAL AREAS
Land for rural residential areas is any land identified as being intended for the building of houses and other supporting facilities for rural living.
Residential land for each household in rural areas includes land for building houses and other supporting facilities for family life.
The use of residential land in rural areas shall comply with the relevant schemes and must he convenient for production, daily life, and social administration.
The State shall issue policies aimed at creating favourable conditions for the maximum use to be made of existing residential areas and restrictions imposed on the expansion of these areas at the expense of farm land.
Depending on the availability of land within each locality, the people's committees of the provinces and cities under central authority shall determine the amount of land to be allocated to each household in rural areas for use for residential purposes in accordance with the stipulations of the Government, which amount shall not exceed four hundred (400) square metres. In respect of regions where prevailing traditions are such that members of different generations live together under the same roof, or where there are special natural condition, a larger area of land for habitation may be designated provided that, in total, it shall not exceed twice the limit which applies to that region.
Urban land is any land located within cities, towns and townships which is used for the building of dwelling houses and offices of establishments, organizations and manufacturing and business establishments, and for the construction of infrastructure for the purposes of public interest, national defence and security, and other purposes.
Whenever urban land is used, it is inevitable that there will be construction of infrastructure.
The administration and use of urban land shall be in accordance will approved urban zoning and land use planning, and other provisions of the Law.
Pursuant to Articles 8, 23, 24 and 25 of this Law, the Government shall stipulate provisions relating to the allocation of urban land to organizations, households, and individuals.
The State shall establish zones for the building of dwelling houses in urban areas and shall issue policies which create favourable conditions for the habitation of urban residents.
In respect of regions which are zoned for residential purposes, the people's committees of the provinces and cities under central authority shall decide the allocation of land in accordance with the provisions of the Government.
Land used for public purposes is any land used for the construction of roads, bridges, sewers, pavements, water supply and drainage systems, rivers, lakes, dykes, dams, schools, hospitals, markets, parks, flower gardens, recreation facilities for children, squares, sports grounds, airports, sea ports and other public facilities in accordance with the provisions of the Government.
The construction of projects on land used for public purposes shall be in accordance with the purposes for use of this category of land and shall be subject to the approval of the competent State body.
Land allocated to organizations and individuals for the construction of projects in different fields and sectors such as the economy, culture, society, science, technology, foreign affairs, national defence and security, and for the construction of offices of organizations shall conform with the urban zoning schemes approved by the competent State body.
The use of urban land for purposes of national defence and security shall be submitted by the Ministry of National Defence and the Ministry of the Interior to the Government for approval.
1. The use of urban land for the purposes of agriculture and forestry shall be in accordance with the provisions on environment protection, urban beautification and urban zoning.
2. Park land, protected natural bushland and beauty spots shall be planned in accordance with the requirements of urban development and shall be managed in accordance with the provisions of the Government.
3. The use of land designated for urban development outside the edge of cities and towns shall be in strict accordance with the zoning and land use planning for that land.
Specialized land is any land identified as being destined for uses other than agriculture, forestry, and habitation. It includes land to be used for the construction of projects in the areas of industry, science and technology, transport, irrigation, dykes, culture, social needs, education, public health, sports facilities, land for national security and defence, land to be used in the exploration and exploitation of mineral resources, rock and sand, salt marshes, ceramics, bricks, tiles other building materials, land containing historical and cultural relics and places of interest, land used for cemeteries, and land with water surfaces used for purposes other than agriculture.
The use of land for the construction of projects in the fields of industry, science and technology, culture, education, public health, sport, social needs and services shall, in addition to complying with the provisions of this Law, comply with the feasibility study and design plan of each project.
The use of land for the construction of transport, irrigation, dykes, hydroelectric stations, water pipelines, power lines, and oil and gas pipelines shall be in accordance with the following stipulations:
1. It shall be in strict accordance with the feasibility study and design. It shall be efficient, and shall not cause damage to adjacent land;
2. It shall be in strict accordance with provisions on the use of land for the safe implementation of these types of projects:
3. It may also be used for the purpose of aquaculture and other purposes provided that the main purpose of the use of specialized land is not prevented from being implemented;
4. The people's committee of the villages, wards, and townships shall, in conjunction with the management body of the project, be responsible for the protection of land and safety in accordance with the technical requirements of the projects stated in this article.
1. Land used for national security and defence shall include:
(a) Land used to accommodate armed forces units;
(b) Land used for the construction of air force, naval and other military bases;
(c) Land used for the construction of national defence projects; battle fields and special projects;
(d) Land used for the construction of military railway stations and ports;
(e) Land used for the construction of projects in the fields of industry, science and technology for the purpose of national defence, or for national defence projects combined with economic purposes;
(f) Land used for the construction of store houses for the armed forces;
g) Land used for the construction of shooting grounds, training grounds and test sites;
h) Land used for the construction of schools, hospitals and sanatoriums of the armed forces;
(i) Land used for the construction of other national security and defence projects shall be stipulated by the Government.
2. The administration and use of land designated for national security and defence purposes shall be stipulated by the Government. The people's committees of the provinces and cities under central authority shall implement State administration of land used for national security and defence within their localities.
3. The State shall issue policies which ensure land for the habitation of officers, soldiers and national defence personnel in accordance with provisions of articles 54 and 57 of this Law.
4. The transfer of land used for national defence and security purposes for use for other purposes shall be decided by the Government.
Land to be used in the exploration for and exploitation of minerals, including stone, sand and other quarrying shall be allocated on the basis of the following:
1. A licence issued by the competent State body;
2. The use of land shall ensure measures for the protection of the environment, treatment of wastes, and other measures which ensure that no damage is caused to other land users of the surrounding regions;
3. At the termination of its use, the land must be returned to the State as stipulated in the land allocation decision.
Land to be used for the purposes of making ceramics, bricks, tiles, and for the exploitation and production of other building materials, shall be allocated on the basis of the following provisions:
1. A licence issued by the competent State body;
2. The implementation of necessary measures to ensure that no damage is caused to production, livelihoods and the environment;
3. At the termination of its use, the land must be transformed so that it may be used again for other suitable purposes.
Any land which sustains high productivity of high quality salt shall be protected and shall be the subject of priority for salt production.
The State shall encourage the use and development of those land areas with the potential for salt production in response to the needs of society.
Land which is classified as containing historical and cultural relics and places of interest must be strictly protected in accordance with the provisions of the law.
In exceptional case where land containing a historical or culture relic or a place of interest is required for other purposes, the approval of the competent State body must be obtained.
Land to be used as cemeteries must be planned for high density burials, located far from population centres, be convenient for burial services and visits, and satisfy health regulations and the rules regarding economical use of land.
Depending on the primary purposes determined in respect of each geographical land area with water surfaces, the State shall allocated this land for use by appropriate organizations, households and individuals.
Rules on the administration and use of land with water surface shall be stipulated by the Government.
Unused land is any land, the use of which, whether for agriculture, aquaculture, forestry, rural or urban residental areas or other specialized purposes, has not been determined, and in respect of which allocation has not been made by the State to any organization, household or individual for use on a stable and long-term basis.
The Government shall proceed with the appropriate zoning and planning and formulate policies aimed at encouraging, and creating favourable conditions for, organizations, households and individuals to use the unused land effectively in agricultural production, forestry and for other suitable purposes.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực