Luật Đất đai 1993 24-L/CTN
Số hiệu: | 24-L/CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Lê Đức Anh |
Ngày ban hành: | 14/07/1993 | Ngày hiệu lực: | 15/10/1993 |
Ngày công báo: | 30/11/1993 | Số công báo: | Số 22 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sử dụng đất phải tuân theo các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Thời hạn thuê đất của tổ chức, cá nhân nước ngoài, của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo thời hạn đầu tư quy định tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Thời hạn thuê đất để xây dựng trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam để sử dụng không quá 99 năm.
Người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật đất đai Việt Nam thì bị xử lý theo pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc vượt quá quyền hạn giao đất, thu hồi đất, cho phép chuyển quyền, chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy định của pháp luật, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật đất đai, quyết định xử lý trái pháp luật hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Luật này thay thế Luật đất đai đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1987.
Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 1993.
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật này.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý.
Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội (gọi chung là tổ chức), hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Nhà nước còn cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất. Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trong Luật này gọi chung là người sử dụng đất.
Nhà nước cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất.
1- Người sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận thì được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2- Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3- Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người làm nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp có đất sản xuất.
1- Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
2- Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất.
Các quyền nói trên chỉ được thực hiện trong thời hạn giao đất và đúng mục đích sử dụng của đất được giao theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
3- Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất và cho thuê đất do Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định.
Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, cải tạo, bồi bổ và sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả; phải làm đầy đủ thủ tục địa chính, nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào các việc sau đây:
- Làm tăng giá trị sử dụng đất;
- Thâm canh, tăng vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất;
- Khai hoang, vỡ hoá, lấn biển, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, đất cồn cát ven biển để mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối;
- Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ mầu mỡ của đất;
- Sử dụng tiết kiệm đất.
Nghiêm cấm việc lấn chiếm đất đai, chuyển quyền sử dụng đất trái phép, sử dụng đất không đúng mục đích được giao, huỷ hoại đất.
Quốc hội thực hiện quyền quyết định, quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong cả nước.
Hội đồng Nhân dân các cấp thực hiện quyền quyết định, quyền giám sát việc quản lý và sử dụng đất đai trong địa phương mình.
Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai trong cả nước.
Uỷ ban Nhân dân các cấp thực hiện quản lý Nhà nước về đất đai trong địa phương mình theo thẩm quyền được quy định tại Luật này.
Thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc quản lý Nhà nước về đất đai.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo đảm việc sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả đất do Nhà nước giao cho các tổ chức trực thuộc Bộ, ngành mình.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ và sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm theo quy hoạch và pháp luật.
Các cơ quan Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm xem xét và giải quyết các kiến nghị của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ và sử dụng đất.
Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, đất được phân thành các loại sau đây:
1- Đất nông nghiệp;
2- Đất lâm nghiệp;
3- Đất khu dân cư nông thôn;
4- Đất đô thị;
5- Đất chuyên dùng;
6- Đất chưa sử dụng.
Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm:
1- Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa chính;
2- Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất;
3- Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
4- Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất;
5- Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
6- Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất;
7- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
1- Chính phủ chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất.
2- Uỷ ban nhân dân chỉ đạo cơ quan quản lý đất đai trực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấp dưới quản lý theo dõi sự biến động về diện tích, loại đất, người sử dụng đất, kịp thời chỉnh lý các tài liệu về đất đai cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất ở địa phương mình.
1- Chính phủ chỉ đạo và tổ chức việc lập bản đồ địa chính thống nhất trên phạm vi cả nước.
Cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương ban hành quy trình kỹ thuật, quy phạm xây dựng bản đồ địa chính.
2- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo và tổ chức việc lập bản đồ địa chính ở địa phương mình.
3- Bản đồ địa chính được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
4- Bản đồ địa chính gốc được lưu giữ tại cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương. Các bản sao được lưu giữ tại cơ quan quản lý đất đai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn; bản sao có giá trị như bản gốc.
1- Chính phủ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước.
2- Uỷ ban nhân dân các cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong địa phương mình trình Hội đồng nhân dân thông qua trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
3- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của mình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai do ngành, lĩnh vực mình phụ trách để trình Chính phủ xét duyệt.
4- Cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương và địa phương phối hợp với các cơ quan hữu quan giúp Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
1- Nội dung quy hoạch sử dụng đất đai bao gồm:
a) Khoanh định các loại đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng của từng địa phương và cả nước;
b) Điều chỉnh việc khoanh định nói trên cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và trong phạm vi cả nước.
2- Nội dung kế hoạch sử dụng đất đai bao gồm:
a) Khoanh định việc sử dụng từng loại đất trong từng thời kỳ kế hoạch;
b) Điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất đai cho phù hợp với quy hoạch.
Thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai:
1- Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước.
2- Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3- Uỷ ban nhân dân cấp trên xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp.
4- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai nào thì có quyền cho phép bổ sung điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đó.
Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài.
Thời hạn giao đất sử dụng ổn định lâu dài để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản là 20 năm, để trồng cây lâu năm là 50 năm. Khi hết thời hạn, nếu người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng và trong quá trình sử dụng đất chấp hành đúng pháp luật về đất đai thì được Nhà nước giao đất đó để tiếp tục sử dụng.
Nhà nước giao đất sử dụng lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở và chỉ thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 26 và Điều 27 của Luật này.
Thời hạn giao đất sử dụng ổn định lâu dài đối với các loại đất khác do Chính phủ quy định.
Việc quyết định giao đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được tiến hành sau khi có quyết định thu hồi đất đó.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối không phải trả tiền sử dụng đất; nếu được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích khác thì phải trả tiền sử dụng đất, trừ các trường hợp được miễn, giảm theo quy định của Chính phủ.
Thẩm quyền giao đất để sử dụng vào mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp được quy định như sau:
1- Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua kế hoạch hàng năm của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào mục đích khác.
2- Chính phủ xét duyệt kế hoạch hàng năm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc giao đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào mục đích khác.
Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được Quốc hội quyết định và kế hoạch hàng năm về việc giao đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào mục đích khác đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua, Chính phủ quyết định việc giao đất để sử dụng vào mọi mục đích trong những trường hợp cần thiết.
3- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giao đất để sử dụng vào mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp theo quy định sau đây:
a) Từ 1 ha trở xuống đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị và từ 2 ha trở xuống đối với đất trống, đồi núi trọc cho mỗi công trình không thuộc các trường hợp quy định tại mục b khoản 3 Điều này;
b) Từ 3 ha trở xuống đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị; từ 5 ha trở xuống đối với đất trống, đồi núi trọc cho mỗi công trình đường bộ, đường sắt, đường dẫn nước, đường dẫn dầu, đường dẫn khí, đường điện, đê điều và từ 10 ha trở xuống đối với đất trống, đồi núi trọc cho mỗi công trình xây dựng hồ chứa nước;
c) Giao đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng để hộ gia đình, cá nhân làm nhà ở; đất chuyên dùng này để sử dụng vào mục đích chuyên dùng khác hoặc để làm nhà ở; đất đô thị theo định mức do Chính phủ quy định;
d) Kế hoạch giao đất khu dân cư nông thôn để Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giao đất cho hộ gia đình, cá nhân làm nhà ở.
Nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần đất đã giao sử dụng trong những trường hợp sau đây:
1- Tổ chức sử dụng đất bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm nhu cầu sử dụng đất mà không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 30 của Luật này; cá nhân sử dụng đất đã chết mà không có người được quyền tiếp tục sử dụng đất đó;
2- Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất được giao;
3- Đất không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liền mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất đó cho phép;
4- Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước;
5- Đất sử dụng không đúng mục đích được giao;
6- Đất được giao không theo đúng thẩm quyền quy định tại Điều 23 và Điều 24 của Luật này.
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất nào thì có quyền thu hồi đất đó.
Việc thu hồi đất để chuyển sang mục đích khác phải theo đúng quy hoạch và kế hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Trước khi thu hồi đất phải thông báo cho người đang sử dụng biết về lý do thu hồi, thời gian, kế hoạch di chuyển, phương án đền bù thiệt hại.
Trong trường hợp có nhu cầu khẩn cấp của chiến tranh, chống thiên tai hoặc trong tình trạng khẩn cấp, thì việc trưng dụng đất do Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên quyết định. Hết thời hạn trưng dụng, người sử dụng đất được trả lại đất và được đền bù thiệt hại do việc trưng dụng gây ra theo quy định của pháp luật.
Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất để sản xuất, kinh doanh theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
Không được chuyển quyền sử dụng đất trong những trường hợp sau đây:
1- Đất sử dụng không có giấy tờ hợp pháp;
2- Đất giao cho các tổ chức mà pháp luật quy định không được chuyển
quyền sử dụng;
3- Đất đang có tranh chấp.
1- Thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất ở nông thôn làm tại Uỷ ban nhân dân xã; ở đô thị làm tại Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2- Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở nông thôn làm tại Uỷ ban nhân dân huyện; ở đô thị làm tại Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương; cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn căn cứ vào quyền hạn, nhiệm vụ quy định tại Luật này trình Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.
1- Khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho phép thay đổi mục đích sử dụng đất hoặc đang sử dụng đất mà chưa đăng ký thì người sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan Nhà nước quy định tại khoản 2 Điều này.
Người đang sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn nào thì phải đăng ký tại xã, phường, thị trấn đó.
2- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập và quản lý sổ địa chính, đăng ký vào sổ địa chính đất chưa sử dụng và sự biến động về việc sử dụng đất.
Việc thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo các quy định sau đây:
1- Đơn vị thống kê, kiểm kê đất đai là đơn vị lập sổ địa chính quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật này;
2- Việc thống kê đất đai được tiến hành một năm một lần;
3- Việc kiểm kê đất đai được tiến hành năm năm một lần;
4- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai của địa phương mình;
5- Cơ quan quản lý đất đai có trách nhiệm báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai lên cơ quan quản lý đất đai cấp trên trực tiếp.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo các quy định sau đây:
1- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương phát hành;
2- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất thì cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp Chính phủ quyết định giao đất thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
3- Trong trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân không cùng một hộ gia đình hoặc không cùng một tổ chức sử dụng, thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp đến từng tổ chức, từng hộ gia đình, từng cá nhân.
1- Chính phủ tổ chức việc thanh tra đất đai trong cả nước, Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức việc thanh tra đất đai trong địa phương mình.
Cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương giúp Chính phủ; cơ quan quản lý đất đai ở địa phương giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc thực hiện thanh tra đất đai.
2- Nội dung thanh tra đất đai bao gồm:
a) Thanh tra việc quản lý Nhà nước về đất đai của Uỷ ban nhân dân các cấp;
b) Thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất và của các tổ chức, cá nhân khác;
c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
3- Khi tiến hành thanh tra đất đai, Đoàn thanh tra, thanh tra viên có quyền:
a) Yêu cầu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu cần thiết cho việc thanh tra;
b) Quyết định tạm thời đình chỉ việc sử dụng phần đất không đúng pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó, đồng thời báo cáo ngay với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định xử lý;
c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm về quản lý và sử dụng đất đai.
1- Nhà nước khuyến khích việc hoà giải các tranh chấp đất đai trong nhân dân.
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế ở cơ sở và công dân hoà giải các tranh chấp đất đai.
2- Các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không có giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì do Uỷ ban nhân dân giải quyết theo quy định sau đây:
a) Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết các tranh chấp giữa cá nhân, hộ gia đình với nhau, giữa cá nhân, hộ gia đình với tổ chức, giữa tổ chức với tổ chức nếu các tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình;
b) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết các tranh chấp giữa tổ chức với tổ chức, giữa tổ chức với hộ gia đình, cá nhân nếu tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình hoặc của Trung ương;
c) Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Uỷ ban nhân dân đã giải quyết tranh chấp, đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên. Quyết định của cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên trực tiếp có hiệu lực thi hành.
3- Các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và tranh chấp về tài sản gắn liền với việc sử dụng đất đó thì do Toà án giải quyết.
Các tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến địa giới giữa các đơn vị hành chính, do Uỷ ban nhân dân các đơn vị đó cùng phối hợp giải quyết. Trong trường hợp không đạt được sự nhất trí hoặc việc tự giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính, thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:
1- Nếu việc tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thì do Chính phủ quyết định;
2- Nếu việc tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì do Quốc hội quyết định.
Cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương giúp Chính phủ, cơ quan quản lý đất đai ở địa phương giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp giải quyết tranh chấp đất đai.
Cơ quan quản lý đất đai được thành lập ở Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; ở xã, phường, thị trấn có cán bộ địa chính.
Cơ quan quản lý đất đai cấp nào thì trực thuộc cơ quan hành chính Nhà nước cấp đó; cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn thuộc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp.
Đất lâm nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp gồm đất có rừng tự nhiên, đất đang có rừng trồng và đất để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp như trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ để phục hồi tự nhiên, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về lâm nghiệp.
Hạn mức đất nông nghiệp trồng cây hàng năm của mỗi hộ gia đình là không quá 3 ha do Chính phủ quy định cụ thể đối với từng địa phương.
Chế độ quản lý và sử dụng đối với phần đất mà các hộ gia đình sử dụng vượt quá hạn mức nói trên do Chính phủ quy định.
Hạn mức đất nông nghiệp trồng cây lâu năm và hạn mức đất trống, đồi núi trọc, đất khai hoang, lấn biển của mỗi hộ gia đình khai thác để sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản do Chính phủ quy định.
Căn cứ vào quỹ đất đai, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mỗi xã được để lại một quỹ đất không quá 5% đất nông nghiệp để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương. Chính phủ quy định cụ thể việc sử dụng đất này.
Việc sử dụng đất vườn được quy định như sau:
1- Nhà nước có chính sách khuyến khích và bảo vệ lợi ích của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thâm canh, tăng sản lượng cây trồng trên đất vườn, sử dụng đất trống, đồi núi trọc để lập vườn theo quy hoạch
2- Việc lập vườn trên đất trồng lúa phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phải được phép của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Việc sử dụng mặt nước nội địa để nuôi trồng, khai thác thuỷ sản và vào các mục đích khác được quy định như sau:
1- Ao, hồ, đầm không thể giao hết cho một hộ gia đình, một cá nhân thì giao cho nhiều hộ gia đình, nhiều cá nhân hoặc tổ chức kinh tế sử dụng;
2- Đối với hồ, đầm thuộc địa phận nhiều xã thì việc sử dụng do Uỷ ban nhân dân huyện quy định; thuộc địa phận nhiều huyện do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định. Đối với hồ chứa nước thuộc địa phận nhiều tỉnh thì việc tổ chức nuôi trồng, bảo vệ, khai thác nguồn thuỷ sản do Chính phủ quy định;
3- Việc sử dụng mặt nước hồ, đầm, sông, ngòi, kênh, rạch phải tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường và không gây cản trở giao thông;
4- Việc sử dụng mặt nước nội địa quy định tại Điều này phải tuân theo quy định về kỹ thuật của các ngành có liên quan.
Việc sử dụng đất có mặt nước ven biển để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp theo các quy định sau đây:
1- Đúng quy hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
2- Bảo vệ đất, làm tăng sự bồi tụ đất ven biển;
3- Bảo vệ hệ sinh thái và môi trường;
4- Không gây trở ngại cho việc bảo vệ an ninh quốc gia và giao thông trên biển.
Việc quản lý, sử dụng đất mới bồi ven biển do Chính phủ quy định.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quỹ đất đai của địa phương, quyết định diện tích đất giao cho nhà chùa, nhà thờ, thánh thất tôn giáo trên cơ sở đất đai mà nhà chùa, nhà thờ, thánh thất tôn giáo đang sử dụng.
Việc sử dụng đất khu dân cư ở nông thôn phải theo quy hoạch, thuận tiện cho việc sản xuất, đời sống của nhân dân và quản lý xã hội. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất ở những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.
Căn cứ vào quỹ đất đai của địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức đất mà mỗi hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng để ở theo quy định của Chính phủ đối với từng vùng nhưng không quá 400 m2; đối với những nơi có tập quán nhiều thế hệ cùng chung sống trong một hộ hoặc có điều kiện tự nhiên đặc biệt, thì mức đất ở có thể cao hơn, nhưng tối đa không vượt quá hai lần mức quy định đối với vùng đó.
Đất đô thị là đất nội thành, nội thị xã, thị trấn được sử dụng để xây dựng nhà ở, trụ sở các cơ quan, tổ chức, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh và vào các mục đích khác.
Khi sử dụng đất đô thị phải xây dựng cơ sở hạ tầng.
Việc quản lý và sử dụng đất đô thị phải căn cứ vào quy hoạch đô thị, kế hoạch sử dụng đất được duyệt và những quy định khác của pháp luật.
Căn cứ vào các điều 8, 23, 24 và 25 của Luật này, Chính phủ quy định việc giao đất đô thị cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng.
Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại đô thị; có chính sách tạo điều kiện để những người sống ở đô thị có chỗ ở.
Những nơi có quy hoạch giao đất làm nhà ở, thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc giao đất theo quy định của Chính phủ.
Đất sử dụng vào mục đích công cộng là đất dùng để xây dựng: đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp, thoát nước, sông, hồ, đê, đập, trường học, bệnh viện, chợ, công viên, vườn hoa, khu vui chơi cho trẻ em, quảng trường, sân vận động, sân bay, bến cảng và các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ.
Việc xây dựng các công trình trên đất sử dụng vào mục đích công cộng phải phù hợp với mục đích sử dụng của loại đất này và phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Đất giao cho các tổ chức, cá nhân xây dựng các công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế , văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh và xây dựng trụ sở của các cơ quan, tổ chức phải phù hợp với quy hoạch đô thị đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Việc sử dụng đất đô thị vào mục đích quốc phòng, an ninh do Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ trình Chính phủ quyết định.
1- Việc sử dụng đất đô thị vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp phải tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, mỹ quan đô thị, phù hợp với quy hoạch đô thị.
2- Đất lâm viên, đất khu vực bảo vệ thiên nhiên, danh lam thắng cảnh được quy hoạch theo yêu cầu phát triển đô thị và được quản lý theo quy định của Chính phủ.
3- Việc sử dụng đất đã được quy hoạch để phát triển đô thị ngoài ranh giới nội thành, nội thị phải theo đúng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đó.
Đất chuyên dùng là đất được xác định sử dụng vào mục đích không phải là nông nghiệp, lâm nghiệp, làm nhà ở bao gồm: đất xây dựng các công trình công nghiệp, khoa học, kỹ thuật, hệ thống giao thông, hệ thống thuỷ lợi, đê điều, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, dịch vụ, đất sử dụng cho nhu cầu quốc phòng, an ninh, đất dùng cho thăm dò, khai thác khoáng sản, đá, cát, đất làm muối, đất làm đồ gốm, gạch, ngói và các vật liệu xây dựng khác, đất di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất có mặt nước sử dụng vào các mục đích không phải là nông nghiệp.
Việc sử dụng đất để xây dựng các hệ thống giao thông, thuỷ lợi, đê điều, thuỷ điện, hệ thống dẫn nước, dẫn điện, dẫn dầu, dẫn khí, phải tuân theo quy định sau đây:
1- Thực hiện đúng thiết kế thi công, tiết kiệm đất, không gây hại cho việc sử dụng đất vùng lân cận;
2- Thực hiện đúng quy định về việc sử dụng đất trong hành lang an toàn thuộc hệ thống các công trình này;
3- Được kết hợp nuôi trồng thuỷ sản hoặc sử dụng vào mục đích khác nhưng không được gây trở ngại cho việc thực hiện mục đích chính của đất chuyên dùng;
4- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn sở tại có trách nhiệm cùng với cơ quan chủ quản công trình bảo vệ đất trong hành lang an toàn theo các yêu cầu kỹ thuật của các công trình quy định tại Điều này.
1- Đất sử dụng cho quốc phòng, an ninh bao gồm:
a) Đất sử dụng cho các đơn vị đóng quân;
b) Đất sử dụng làm các căn cứ không quân, hải quân và căn cứ quân sự khác;
c) Đất sử dụng làm các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt;
d) Đất sử dụng làm các ga, cảng quân sự;
đ) Đất sử dụng làm các công trình công nghiệp, khoa học, kỹ thuật phục vụ quốc phòng, quốc phòng kết hợp làm kinh tế;
e) Đất sử dụng làm kho tàng của lực lượng vũ trang;
g) Đất sử dụng làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí;
h) Đất xây dựng nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang;
i) Đất sử dụng vào việc xây dựng các công trình quốc phòng, an ninh khác do Chính phủ quy định.
2- Chế độ quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh do Chính phủ quy định. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với đất sử dụng cho quốc phòng, an ninh trong phạm vi địa phương mình.
3- Nhà nước có chính sách bảo đảm cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng có đất ở theo quy định tại Điều 54 và Điều 57 của Luật này.
4- Việc chuyển đất sử dụng cho quốc phòng, an ninh vào mục đích khác do Chính phủ quyết định.
Việc sử dụng đất vào mục đích thăm dò, khai thác khoáng sản, đá, cát phải tuân theo các quy định sau đây:
1- Có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
2- Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải và các biện pháp khác để không gây thiệt hại cho người sử dụng đất trong khu vực và xung quanh;
3- Khi sử dụng xong phải trả lại đất với trạng thái được quy định trong quyết định giao đất.
Việc sử dụng đất làm đồ gốm, gạch ngói, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng khác phải tuân theo các quy định sau đây:
1- Có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
2- Thực hiện các biện pháp cần thiết để không gây thiệt hại cho sản xuất, đời sống và ảnh hưởng xấu đến môi trường;
3- Khi sử dụng xong phải cải tạo để có thể sử dụng vào các mục đích thích hợp.
Những vùng đất làm muối có năng suất, chất lượng cao phải được bảo vệ và ưu tiên cho việc sản xuất muối.
Nhà nước khuyến khích việc sử dụng những vùng đất có khả năng làm muối phục vụ cho nhu cầu xã hội.
Đất có di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng phải được bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp đặc biệt cần thiết phải sử dụng đất có di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh vào mục đích khác thì phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Đất sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa phải được quy hoạch thành khu tập trung, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh và tiết kiệm đất.
Căn cứ mục đích sử dụng chủ yếu đã xác định cho từng vùng đất có mặt nước, Nhà nước giao đất này cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thích hợp sử dụng.
Chế độ quản lý và sử dụng đất có mặt nước do Chính phủ quy định.
Đất chưa sử dụng là đất chưa có đủ điều kiện hoặc chưa được xác định để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp; chưa được xác định là đất khu dân cư nông thôn, đô thị, chuyên dùng và Nhà nước chưa giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nào sử dụng ổn định lâu dài.
Chính phủ lập quy hoạch, kế hoạch và có chính sách khuyến khích tạo điều kiện để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cải tạo đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và các mục đích thích hợp khác.
Người sử dụng đất có những quyền sau đây:
1- Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
2- Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao;
3- Được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
4- Hưởng các lợi ích do công trình công cộng về bảo vệ, cải tạo đất mang lại;
5- Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo và bồi bổ đất;
6- Được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình; được bồi thường thiệt hại về đất khi bị thu hồi;
7- Được quyền góp đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật phù hợp với mục đích khi giao đất;
8- Được quyền khiếu nại, tố cáo về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở, do nhu cầu sản xuất và đời sống, được chuyển đổi quyền sử dụng đất và phải sử dụng đất đó theo đúng mục đích, thời hạn được giao.
1- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để trồng rừng, được chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Chuyển đi nơi khác;
b) Chuyển sang làm nghề khác;
c) Không còn khả năng trực tiếp lao động.
2- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở, do chuyển đi nơi khác hoặc không còn nhu cầu ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Việc chuyển nhượng phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Người nhận đất phải sử dụng đúng mục đích.
1- Cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản, sau khi chết thì quyền sử dụng đất của họ được để lại cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật thừa kế.
2- Hộ gia đình được Nhà nước giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản, nếu trong hộ có thành viên chết thì các thành viên khác trong hộ được quyền tiếp tục sử dụng diện tích đất mà Nhà nước đã giao cho hộ. Trường hợp trong hộ gia đình không còn thành viên nào thì Nhà nước thu hồi đất.
3- Cá nhân, thành viên của hộ gia đình được giao đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở, sau khi chết, quyền sử dụng đất của họ được để lại cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật thừa kế.
1- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để trồng rừng được thế chấp quyền sử dụng đất tại các ngân hàng của Nhà nước, các tổ chức tín dụng Việt Nam do Nhà nước cho phép thành lập để vay vốn sản xuất.
2- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở, do nhu cầu sản xuất và đời sống được thế chấp quyền sử dụng đất với các tổ chức kinh tế, cá nhân Việt Nam ở trong nước.
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản do hoàn cảnh gia đình neo đơn, khó khăn, do chuyển sang làm nghề khác nhưng chưa ổn định hoặc thiếu sức lao động thì được cho người khác thuê đất với thời hạn không được quá ba năm. Trường hợp đặc biệt khó khăn, thời hạn cho thuê có thể dài hơn do Chính phủ quy định; người thuê đất phải sử dụng đúng mục đích.
Người sử dụng đất có những nghĩa vụ sau đây:
1- Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới và các yêu cầu khác đã được quy định khi giao đất;
2- Thực hiện các biện pháp để bảo vệ và làm tăng khả năng sinh lợi của đất;
3- Tuân theo những quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh;
4- Nộp thuế sử dụng đất; thuế chuyển quyền sử dụng đất; lệ phí địa chính theo quy định của pháp luật;
5- Nộp tiền sử dụng đất khi được giao đất theo quy định của pháp luật;
6- Đền bù cho người có đất bị thu hồi để giao cho mình;
7- Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi.
THE NATIONAL ASSEBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 24-L/CTN |
Hanoi, July 14, 1993 |
Land is the property of the people, and is subject to administration by the State.
The State shall allocate land to economic organizations, units of the people's armed forces, State bodies, political and social organizations (hereinafter generally called organizations), family households, and individuals for use on a stable and long term basis. The State shall also allocate land to organizations, family households, and individuals (hereinafter referred to as land users on a rental basis).
The State allows foreign organizations and individuals to rent land.
1. Those who are using land on a stable basis, as certified by the People's Committees of villages, wards and townships, shall be assessed by an authorised State body and issued with a land use right certificate.
2. The State shall not recover land already allocated to other land users during the implementation of the land policies of the Democratic Republic of Vietnam, the Provisional Revolutionary Government of the Republic of South Vietnam, and the Socialist Republic of Vietnam.
3. The State shall promulgate policies which guarantee the allocation of land for production to those who work in the agriculture, aquaculture, and forestry industries.
1. The State shall protect the legal rights and interests of land users.
2. Any households or individuals shall have the right to exchange, transfer, rent, inherit, or mortgage the right to use land allocated by the State.
The above-mentioned rights may only be exercised during the period for which the land is allocated, and in accordance with the purpose for which the land is allocated, pursuant to the provisions of this Law and other laws.
The rights and obligations of a domestic organization which was allocated land which it, rents from the State shall be stipulated by the Standing Committee of the National Assembly.
All land users shall be responsible for the protection, improvement, and nourishment of the land, and use it rationally and effectively. They shall be responsible for the observance of all procedures relating to the zoning of land, and payment of tax levied on the transfer of the right to use land and on other revenue received in accordance with the provisions of the law.
The State shall encourage all land users to invest labour, materials, capital, and scientific and technological know-how for the following purposes:
- Increase in the utilization value of the land;
- Intensive cultivation and propagation of crops and for the increased efficiency of land use;
- Reclamation of waste and unused land and of land from the sea, cultivation of waste land, bare hills, and coastal sand dunes in order to expand the land available for farming, forestry, aquaculture, and salt production;
- Land protection, improvement, and fertilization;
- Economical land use.
All forms of land appropriation, illegal transfer of the right to use land, improper use of the land allocated, and destruction of the land shall be prohibited.
The National Assembly shall exercise the ultimate powers of decision and supervision regarding national land administration and land use.
The people's councils at all levels shall, on behalf of the State, exercise ultimate powers of decision and supervision regarding land management and land use in their localities.
The Government shall, on behalf of the State, uniformly administer land.
The people's committees at all levels shall, on behalf of the State, administer land within their respective local areas and within the scope of their respective authority, as stated in this Law.
Heads of agencies responsible for land administration at central level shall be responsible to the Government, and heads of local agencies responsible for land administration shall be responsible to the people's committees of the same level in respect of the administration of land by the State.
Ministers, heads of bodies at ministerial level, and heads of departments of the Government shall, to the extent of their respective duties and powers, be responsible for ensuring the correct and effective use of the land which has been allocated to bodies and departments under their authority.
The Fatherland Front of Vietnam and its member organizations, other social and economic organizations, units of the people's armed forces, and all citizens shall support the State authorities in their implementation of measures aimed at protecting the land and ensuring its rational and economic use in accordance with planning and the law.
State bodies shall, within the scope of their respective duties and powers, consider and resolve petitions presented by other State bodies, economic organizations, units of the people's armed forces, and citizens for successful implementation of measures for land protection and use.
Land is categorized, depending on the main purpose for which it is intended to be used, as follows:
1. Farm land;
2. Forestry land;
3. Land for residential areas;
4. Urban land;
5. Specialized land;
6. Unused land.
The State shall determine prices applicable to each category of land for the purpose of tax calculation (in respect of transfer of the right to use land), revenue collection (in respect of land allocation and rent), valuation of property (in respect of land allocation), and compensation for damages when land is recovered. The Government shall provide a price list for each category of land for each different area and for each period of time.
State administration of land use shall include:
1. Investigation, survey, measure, assessment and classification of land, and drawing of land maps;
2. Zoning of land and planning for its use;
3. Promulgation of rules and regulations for land administration and use, and organization of the implementation of these rules and regulation;
4. Allocation, rental and recovery of land;
5. Land registration, establishing and maintaining land registers,
management of land use contracts, recording land statistics and inventories of land, and granting certificates of rights to use land;
6. Inspection to ensure compliance with rules and regulations on land administration and land use;
7. Resolution of land disputes and complaints, and denouncement of breaches of provisions on land administration and land use.
1. The Government shall provide necessary guidance to the people's committees of the provinces and cities under central authority in their investigation, survey, measure, assessment and classification of land.
2. The higher people's committees shall provide necessary guidance to land administration bodies and the immediately subordinate people's committees on the monitoring of changes in land areas, categories of land, and land users, and the timely adjustment of land records so that they are in accordance with the actual use of land within their localities.
1. The Government shall provide necessary guidance and organize the preparation of land maps nationally.
Land administration bodies at central level shall promulgate technical regulations and standards for the preparation of land maps.
2. The people's committees of provinces and cities under central authority shall provide necessary guidance and organize the preparation of land maps in their localities.
3. The original land maps shall be kept at the central land administration body, and copies of these shall be kept at the land administration offices of the provinces and cities under central authority, in districts, towns and cities of provinces, and at people's committees of communes, precincts, and wards. All copies shall be as equally valid as the original ones.
1. The Government shall be in charge of national zoning and land use planning.
2. The people's committees at all levels shall be responsible for zoning and planning the use of land within their respective local areas, and shall submit these to the people's councils for approval, prior to their submission to an authorized State body for approval.
3. Ministries, bodies at ministerial level, and Government bodies shall, on the basis of their respective duties and powers, be responsible for zoning and planning the use of land within their jurisdiction, and shall submit these to the Government for approval.
4. Land administration bodies at central and local levels shall, in conjunction with the relevant bodies, assist the Government and the people's committees at all levels in zoning and land use planning.
1. Land use zoning shall include:
(a) Zoning different categories of land such as farm land, forestry land, residential land, urban land, specialized land, and unused land for each different locality and nationally;
(b) Adjustment of the above mentioned zoning so that it is in accordance with each phase of social and economic development for each locality and nationally.
2. Land use planning shall include:
(a) Zoning the use of each category of land in each planning period.
(b) Adjusting the plans for land use so that they may be appropriate to the zones.
Authority to approve and examine zoning and land use planning;
1. The National Assembly shall approve national zoning and land planning.
2. The Government shall examine and approve the zoning and land use planning by Ministries, bodies at ministerial level, Government bodies, and people's committees of the provinces and cities under central authority.
3. The people's committees at each level shall examine and approve the zoning and land use planning by the immediately subordinate people's committees.
4. An authorised State body shall be permitted to amend any zoning or planning approved by it.
All decisions regarding the allocation of land shall be subject to the following requirements:
1. They must be made in accordance with the zoning or land use planning approved by authorised State bodies;
2. They must accord with the demand for land use stated in the feasibility study and in the original scheme approved by authorised State bodies, or in the application for land allocation.
The State shall allocate land to organizations, households, and individuals for use on a stable and long term basis.
The duration of land allocation for use on a stable and long-term basis for planning annual trees and for aquaculture shall be twenty (20) years, and fifty (50) years for perennial trees. At the expiry of the duration, if the land user wishes to continue using the land the State shall comply with that wish, provided that the land user has strictly observed all laws relating to land during his period of occupancy.
The State shall allocate land to households and individuals for long-term use for the purpose of building residential houses, and shall only recover the land from them in circumstances stated in Articles 26 and 27 of this Law.
The duration of the allocation of land in other categories for long term and stable use shall be stipulated by the Government.
Any decision in respect of the allocation to another user of land which is currently in use shall not be made until a decision on the recovery of that land has been issued.
Organizations and households which, and individuals who were allocated with land for use in agriculture, forestry, aquaculture, and salt production shall not have to pay rent for that land. Payment of rent shall be required if land is allocated for other uses except where there is a reduction in or an exemption from rent as stipulated by the Government.
The authority to allocate land for use other than in agriculture and forestry shall be stipulated as follows:
1. The Standing Committee of the National Assembly shall approve the annual plans submitted by the Government for the allocation of farm and forest land to other uses.
2. The Government shall examine and approve the annual plans submitted by the people's committees of the provinces and cities under central authority in respect of the allocation of farm land and forest land to other uses.
Where necessary, the Government shall approve the allocation of land for all other purposes in accordance with the overall zoning and land use planting approved by the National Assembly and the annual plans for changes in the purpose of the use of farm land and forest land as approved by the Standing Committee of the National Assembly.
3. The people's committees of the provinces and cities under central authority shall decide the allocation of land for uses other than agricultural production and forestry subject to the following limits:
(a) In respect of projects which are not referred to in point (b) of clause 3 of this article; up to one hectare of farm land, forest land, land for residential areas, or urban land, and up to two hectares of waste land or bare hills and mountains;
(b) In respect of projects dealing with the construction of roads, railways, water, oil, and gas pipelines, power lines, and dykes; up to three hectares of farm land, forest land, land for residental areas, or urban land, and up to five hectares of waste land and bare hills and mountains; and in respect of projects dealing with the construction of dams up to ten (10) hectares of waste land or bare hills and mountains;
(c) The allocation of farm land and forest land to households and individuals for the purpose of building houses; the allocation of specialized land for use for another specialized purpose or for housing construction; and the allocation of urban land shall be in accordance with the limit stipulated by the Government;
(d) The plan for allocation of rural residential land to households and individuals for housing construction shall be carried out by the people's committees of provincial districts, district capitals and provincial cities.
The authority to allocate land for use in agriculture and forestry shall be as follows:
1. The people's committees of provinces and cities under central authority shall allocate land to organizations;
2. The people's committees of urban districts, district capitals and provincial cities shall allocate land to households and individuals.
The State bodies with authority to allocate land as stated in Articles 23 and 24 of this Law shall be prohibited from delegating this authority to their subordinate bodies.
Possession of the whole or part of any land which has been allocated to a land user shall revert to the State in the following cases:
1. Where the organization which has been allocated land dissolves, becomes bankrupt, moves elsewhere, or reduces its requirements for land in circumstances not referred to in Article 30 of this Law. Where the individual who has been allocated land has died and there is no successor who has the right to continue using the land.
2. Where the land user voluntarily gives up the right to possession of the land allocated.
3. Where the land user leaves the land unused for twelve (12) consecutive months without the authorization of the competent State body which allocated the land.
4. Where the land user does not have the intention to carry out its obligations to the State.
5. Where the land is used for a purpose other than for which it was allocated.
6. Where the land has been allocated beyond the authority of the relevant body as stated in Articles 23 and 24 of this Law.
Where necessary, the State shall, for the purposes of national defence, security, national or public interest, recover profession of land which is currently being used. In such cases the land user shall be entitled to payment of compensation in respect of the recovery of possession by the State.
Any State body which is authorized to determine the allocation of specified land shall also be authorized to regain possession of that land from its user.
Where the land is recovered for other uses, the purposes must be in accordance with the zoning and planning approved by the competent State bodies.
Prior to recovery of possession of the land, the land user shall be notified of the reasons for which the land is to be recovered; the time; the plan for transfer; and the methods of compensation.
In the event that an urgent need arises as a result of war or natural disasters, or during a state of emergency, the recovered of possession of land shall be determined by the people's committees at the level of, or superior to those of, districts, provincial districts, provincial capitals or provincial cities. At the end of the period for which possession of the land is recovered, the land shall be returned to its former user and compensation shall be paid for any losses incurred as a result of the recovery of possession in accordance with the provisions of the law.
The Government and people's committees at all levels shall allocate land for rental to organizations, households, and individuals for production and business purposes in accordance with the provisions of this Law and other laws.
The transfer of the right to use land shall be prohibited in the following cases:
1. Where the land is used without any legal documents.
2. Where the land is allocated to organizations which are prohibited from exercising the right to use land, as stipulated by the law.
3. Where the land is the subject of a dispute.
1. Transfer of the right to use land shall, in the case of rural areas, be determined by the people's committees of the village and, in the case of urban areas, by the people's committees of provincial districts, provincial capitals and provincial cities.
2. Transfer of the right to use land shall, in the case of rural areas, be determined by the people's committees of districts and, in the case of urban areas, by the people's committees of provinces and cities under central authority.
Land administration bodies at central level, of provinces and cities under the central authority, of district, provincial districts, provincial capitals, and provincial cities and cadastral officials of villages, wards and townships shall, on the basis of the powers and duties stipulated in this Law, submit proposals to the Government and people's committees of an equivalent level for decisions on the allocation, rental, and recovery of land.
1. After an authorized State body has allocated land, or has authorized any change in the propose of land use, or where land currently in use has not been registered, the land user must apply for registration of the land with the State bodies referred to in clause 2 of this article.
The land user must also register at the village, ward or township in which his land is located.
2. The people's committees of villages, wards, and townships shall establish and maintain land registers, recording any unused land or changes in respect of land use.
The land register shall be established in accordance with the sample forms of the central land administration body.
The land register shall be in accordance with the land maps and the current land use.
Statistics and inventories, in relation to the qualitative and quantitative aspects of land shall be maintained as follows:
1. The body responsible for obtaining statistics and inventories, in relation to the qualitative and quantitative aspects of land shall be the body which establishes the land registered as stipulated in clause 2 of Article 33 of this Law.
2. The statistics regarding land shall be yearly.
3. The inventories of land shall be on a five- year basis.
4. People's Committees at all levels shall be responsible for organizing and carrying out the collection of land statistics and the inventorying of land within their localities.
5. Land administration bodies shall be responsible for reporting the statistics in relation to the quantitative and qualitative aspects of land to an immediately superior land administration body.
The issuing of certificates of the right to use land shall be as follows:
1. The certificate of the right to use land shall be issued by a land administration body under central authority.
2. State bodies which are authorised to allocate land shall also have the authority to issue certificates of the right to use land. In cases where the Government decides the allocation of land, the people's committees of the provinces and cities under central authority shall issue certificates of the right to use land.
3. Where a parcel of land is used by individuals who are not from the same household or organization, a certificate of the right to use land shall be issued to each organization, household and individual.
1. The Government and the people's committees at al levels shall conduct land inspections within the areas under their respective authority.
Land administration bodies at central and local levels shall assist the Government and the people's committees at the equivalent levels conducting land inspections.
2. Land inspections shall include the following:
(a) Inspection of the State administration of land carried out by the people's committees at all levels;
(b) Inspection of the observance of the Land Law by land users, and other organizations and individuals;
(c) Resolution of complaints and denouncements of breaches of the Land Law.
3. While conducting land inspections, the inspection team or individual inspectors shall be authorized to:
(a) Request that the relevant organizations, households, and individuals supply necessary documents for the purposes of inspection;
(b) Suspend temporarily the use of any land or part thereof which is unlawful and take responsibility before the law in respect of this decision, and at the same time report immediately to a State body which is authorized to deal with the matter;
(c) Deal with breaches of provisions on land administration and land use in accordance with the delegated powers, or petition authorized State bodies to resolve the same.
1. The State shall encourage the resolution of all land disputes through conciliation.
The people's committees of villages, wards and townships shall coordinate with the Fatherland Front of Vietnam and its member organizations, the Peasants' Association, social and economic organizations, and all citizens, to resolve land disputes through concilitation.
2. All disputes regarding land use rights (where the land user does not have a certificate issued by an authorized State body) shall be resolved by the people's committees in accordance with the following provisions:
(a) The people's committees of districts, provincial districts and provincial cities shall resolve disputes between individuals and households, between individuals or households and organizations, and between organizations under their authority;
(b) The people's committees of the provinces and cities under central authority shall resolve disputes between organizations, or between organizations and households or individuals which are under their own authority or under central authority;
(c) Where any party disagrees with the decision of the People's Committees, it may appeal to higher State administration bodies. The decision at the higher State administration body level shall be final.
3. Disputes in relation to land use rights (where land users have a certificate granted by the authorized State body), and in relation to structures which are closely connected to the use of that land shall be resolved by a court of law.
Disputes between administrative units in relation to land use rights (in respect of boundaries) shall be resolved jointly by the people's committees and the administrative units concerned. In the event that a unanimous decision cannot be reached, or the decision leads to a change of the land boundaries of the administrative units, the determination of the dispute shall be as follows:
1. Where the land dispute relates to the land boundaries of an administrative unit under provincial authority, the dispute shall be decided by the Government.
2. Where the land dispute relates to the land boundaries of an administrative unit of provinces and cities under central authority, the dispute shall be resolved by the National Assembly.
Land administration bodies at central and local levels shall assist the Government and people's committees at the equivalent level respectively in resolving land disputes.
Land administration bodies shall be established at central level, in provinces and cities under central authority, in districts, provincial districts, provincial capitals and provincial cities, and in villages, wards and townships which have land officials.
Land administration bodies at each level shall be under the authority of the State administrative body at the equivalent level. The land officials of villages, wards and townships shall be under the authority of the people's committees at the equivalent level.
RULES ON THE USE OF VARIOUS TYPES OF LAND
I. FARM LAND AND FORESTRY LAND
Farm land is any land identified as being intended primarily for use in agricultural production, such as cultivation, animal husbandry and aquaculture, and including research and experimentation in agriculture.
Forest land is any land identified as being intended primarily for production activity in forestry such as natural forest land, afforestation, timber production and land used for forest nurseries, improvement and transformation of forests and research on and experimentation in forestry.
Each household shall only plant annual crops within an area not exceeding three hectares of farm land in accordance with the limit stipulated by the Government for each locality.
The Government shall make provisions on the rules for land administration and land use in cases where the area used by a household exceeds the limit referred to above.
The Government shall stipulate the area of farm land on which perennial crops may be planted, and the area of unsused land, bare hills and mountains, waste land, and reclaimed land which households may use for agricultural production, afforestation, and aquaculture.
Depending upon the availability and characteristics of, and demand for land in localities, the people's committees of the provinces and cities under central authority shall reserve an area not exceeding five per cent of the total land area of each village in order to meet the social requirements of each locality. The Government shall make basic provisions on the use of this category of land.
The use of garden land is provided for as follows:
1. The State shall issue policies which include provision for the encouragement and protection of organizations and households which and individuals who engage in intensive cultivation to increase the output from their garden lands, and in accordance with zoning schemes, to convert vacant land, bare hills and mountains.
2. Gardening on rice cultivation land shall be in accordance with land use zoning and planning, and shall be subject to the approval of the people's committees of the districts, provincial districts, provincial capitals and provincial cities concerned.
The use of inland water surfaces for aquaculture and other purposes is provided for as follows:
1. Any ponds, lakes, or marshlands which cannot possibly be allocated to one household or one individual, shall be allocated to several households, individuals, or economic organizations for use;
2. Where lakes and marshlands are located within the areas of different villages, their use shall be stipulated by the people's committee of the provincial district. Where they are located within the areas of different provincial districts, their use shall be stipulated by the people's committee of the province. In respect of water reservoirs located within the areas of different provinces, the organization of aquaculture, and the protection, production, and exploitation of aquatic products shall be provided for by the Government.
3. Use of the water surface of lakes, marshlands, rivers and canals shall be in accordance with the regulations relating to environment protection, and shall not obstruct communication and transportation.
4. The use of inland water surfaces, as stipulated in this Article shall be in accordance with the provisions on technical criteria of the relevant departments.
The use of coastal land for farming, aquaculture and forestry shall be in accordance with the following provisions:
1. It shall be in conformity with land use zoning and planning as approved by the competent State body;
2. It shall ensure the protection of land against increase in alluvium and sedimentation of coastal land;
3. It shall contribute to the protection of the ecosystem and the environment;
4. It shall not obstruct national security defence or ocean transportation.
Any alluvium extracted from rivers shall be administered by the people's committee of the village where the river is located, and its use shall be decided by the people's committee of the district. In the event of disputes, the competent State bodies referred to in articles 38 and 39 of this Law shall make the final decision.
The administration and use of recently reclaimed land along the area coast shall be stipulated by the Government.
The people's committees of the provinces and cities under central authority shall, in accordance with State policy regarding religion and depending on the availability of land in the locality, determine the amount of land to be allocated to institutions for pagodas, churches and other places of religious worship on the basis of the current use of land by these institutions.
II. LAND FOR RURAL RESIDENTIAL AREAS
Land for rural residential areas is any land identified as being intended for the building of houses and other supporting facilities for rural living.
Residential land for each household in rural areas includes land for building houses and other supporting facilities for family life.
The use of residential land in rural areas shall comply with the relevant schemes and must he convenient for production, daily life, and social administration.
The State shall issue policies aimed at creating favourable conditions for the maximum use to be made of existing residential areas and restrictions imposed on the expansion of these areas at the expense of farm land.
Depending on the availability of land within each locality, the people's committees of the provinces and cities under central authority shall determine the amount of land to be allocated to each household in rural areas for use for residential purposes in accordance with the stipulations of the Government, which amount shall not exceed four hundred (400) square metres. In respect of regions where prevailing traditions are such that members of different generations live together under the same roof, or where there are special natural condition, a larger area of land for habitation may be designated provided that, in total, it shall not exceed twice the limit which applies to that region.
Urban land is any land located within cities, towns and townships which is used for the building of dwelling houses and offices of establishments, organizations and manufacturing and business establishments, and for the construction of infrastructure for the purposes of public interest, national defence and security, and other purposes.
Whenever urban land is used, it is inevitable that there will be construction of infrastructure.
The administration and use of urban land shall be in accordance will approved urban zoning and land use planning, and other provisions of the Law.
Pursuant to Articles 8, 23, 24 and 25 of this Law, the Government shall stipulate provisions relating to the allocation of urban land to organizations, households, and individuals.
The State shall establish zones for the building of dwelling houses in urban areas and shall issue policies which create favourable conditions for the habitation of urban residents.
In respect of regions which are zoned for residential purposes, the people's committees of the provinces and cities under central authority shall decide the allocation of land in accordance with the provisions of the Government.
Land used for public purposes is any land used for the construction of roads, bridges, sewers, pavements, water supply and drainage systems, rivers, lakes, dykes, dams, schools, hospitals, markets, parks, flower gardens, recreation facilities for children, squares, sports grounds, airports, sea ports and other public facilities in accordance with the provisions of the Government.
The construction of projects on land used for public purposes shall be in accordance with the purposes for use of this category of land and shall be subject to the approval of the competent State body.
Land allocated to organizations and individuals for the construction of projects in different fields and sectors such as the economy, culture, society, science, technology, foreign affairs, national defence and security, and for the construction of offices of organizations shall conform with the urban zoning schemes approved by the competent State body.
The use of urban land for purposes of national defence and security shall be submitted by the Ministry of National Defence and the Ministry of the Interior to the Government for approval.
1. The use of urban land for the purposes of agriculture and forestry shall be in accordance with the provisions on environment protection, urban beautification and urban zoning.
2. Park land, protected natural bushland and beauty spots shall be planned in accordance with the requirements of urban development and shall be managed in accordance with the provisions of the Government.
3. The use of land designated for urban development outside the edge of cities and towns shall be in strict accordance with the zoning and land use planning for that land.
Specialized land is any land identified as being destined for uses other than agriculture, forestry, and habitation. It includes land to be used for the construction of projects in the areas of industry, science and technology, transport, irrigation, dykes, culture, social needs, education, public health, sports facilities, land for national security and defence, land to be used in the exploration and exploitation of mineral resources, rock and sand, salt marshes, ceramics, bricks, tiles other building materials, land containing historical and cultural relics and places of interest, land used for cemeteries, and land with water surfaces used for purposes other than agriculture.
The use of land for the construction of projects in the fields of industry, science and technology, culture, education, public health, sport, social needs and services shall, in addition to complying with the provisions of this Law, comply with the feasibility study and design plan of each project.
The use of land for the construction of transport, irrigation, dykes, hydroelectric stations, water pipelines, power lines, and oil and gas pipelines shall be in accordance with the following stipulations:
1. It shall be in strict accordance with the feasibility study and design. It shall be efficient, and shall not cause damage to adjacent land;
2. It shall be in strict accordance with provisions on the use of land for the safe implementation of these types of projects:
3. It may also be used for the purpose of aquaculture and other purposes provided that the main purpose of the use of specialized land is not prevented from being implemented;
4. The people's committee of the villages, wards, and townships shall, in conjunction with the management body of the project, be responsible for the protection of land and safety in accordance with the technical requirements of the projects stated in this article.
1. Land used for national security and defence shall include:
(a) Land used to accommodate armed forces units;
(b) Land used for the construction of air force, naval and other military bases;
(c) Land used for the construction of national defence projects; battle fields and special projects;
(d) Land used for the construction of military railway stations and ports;
(e) Land used for the construction of projects in the fields of industry, science and technology for the purpose of national defence, or for national defence projects combined with economic purposes;
(f) Land used for the construction of store houses for the armed forces;
g) Land used for the construction of shooting grounds, training grounds and test sites;
h) Land used for the construction of schools, hospitals and sanatoriums of the armed forces;
(i) Land used for the construction of other national security and defence projects shall be stipulated by the Government.
2. The administration and use of land designated for national security and defence purposes shall be stipulated by the Government. The people's committees of the provinces and cities under central authority shall implement State administration of land used for national security and defence within their localities.
3. The State shall issue policies which ensure land for the habitation of officers, soldiers and national defence personnel in accordance with provisions of articles 54 and 57 of this Law.
4. The transfer of land used for national defence and security purposes for use for other purposes shall be decided by the Government.
Land to be used in the exploration for and exploitation of minerals, including stone, sand and other quarrying shall be allocated on the basis of the following:
1. A licence issued by the competent State body;
2. The use of land shall ensure measures for the protection of the environment, treatment of wastes, and other measures which ensure that no damage is caused to other land users of the surrounding regions;
3. At the termination of its use, the land must be returned to the State as stipulated in the land allocation decision.
Land to be used for the purposes of making ceramics, bricks, tiles, and for the exploitation and production of other building materials, shall be allocated on the basis of the following provisions:
1. A licence issued by the competent State body;
2. The implementation of necessary measures to ensure that no damage is caused to production, livelihoods and the environment;
3. At the termination of its use, the land must be transformed so that it may be used again for other suitable purposes.
Any land which sustains high productivity of high quality salt shall be protected and shall be the subject of priority for salt production.
The State shall encourage the use and development of those land areas with the potential for salt production in response to the needs of society.
Land which is classified as containing historical and cultural relics and places of interest must be strictly protected in accordance with the provisions of the law.
In exceptional case where land containing a historical or culture relic or a place of interest is required for other purposes, the approval of the competent State body must be obtained.
Land to be used as cemeteries must be planned for high density burials, located far from population centres, be convenient for burial services and visits, and satisfy health regulations and the rules regarding economical use of land.
Depending on the primary purposes determined in respect of each geographical land area with water surfaces, the State shall allocated this land for use by appropriate organizations, households and individuals.
Rules on the administration and use of land with water surface shall be stipulated by the Government.
Unused land is any land, the use of which, whether for agriculture, aquaculture, forestry, rural or urban residental areas or other specialized purposes, has not been determined, and in respect of which allocation has not been made by the State to any organization, household or individual for use on a stable and long-term basis.
The Government shall proceed with the appropriate zoning and planning and formulate policies aimed at encouraging, and creating favourable conditions for, organizations, households and individuals to use the unused land effectively in agricultural production, forestry and for other suitable purposes.
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF LAND USERS
Land users shall be entitled to the following rights:
1. To be issued with a certificate of the right to use land;
2. To benefit from the results of their labour and their investment on the land allocated;
3. To transfer the right to use the land in accordance with the provisions of the law;
4. To enjoy the benefit derived from public projects of land protection and improvement;
5. To receive State guidance and assistance in the process of land improvement and fertilization;
6. To enjoy State protection against infringement of their legal land use rights; to be indemnified for actual losses incured in the event that the land currently used by them is recovered;
7. To contribute their land for the purposes of production and business cooperation in accordance with the law and with the purposes for which the land was allocated;
8. To make complaints in respect of, or to denounce conduct which violates their legal rights to use land and other conduct which breaches the Law on Land.
Any households which or individuals who use farm land or forest land for afforestation or habitation shall, on the basis of living and production requirements, be entitled to transfer the right to use land, provided that the land is used in accordance with the purposes and during the period for which it was allocated.
1. Households which or individuals who use farm land or forest land for afforestation shall be entitled to transfer their rights to use land in the event of the following:
(a) Moving to another place;
(b) Carrying on another profession;
(c) No longer having the capacity to work.
2. Any households which or individuals who use land for habitation and move to another place or no longer require land for habitation shall be entitled to transfer the right to use land.
The transfer of land must be approved by the competent State body.
The transferee must use the land for its intended purpose.
1. Any individual who has been allocated farm land by the State for cultivation of annual crops or aquaculture shall, after his death, be entitled to bequeath the right to use land to his successors in accordance with the provisions of the Law on Inheritance.
2. If any member of a household which has been allocated farm land for cultivation of annual crops or aquaculture dies the other members of the household shall be entitled to continue to enjoy the use of the area of land previously allocated to them. Where there are no other members of the family the land shall revert to the State.
3. Any individuals who, or members of households which have been allocated land for cultivation of perennial crops, afforestation or for habitation, may bequeath their right to use land to their successors after their death in accordance with the provisions of the Law on Interiance.
1. Any household which or individuals who use farm land or forest land for afforestation shall be entitled to mortgage their right to use land to the State Bank of Vietnam, or to credit organizations in Vietnam which are permitted by the State to provide loan capital for production.
2. Any households which, or individuals who use residential land shall, on the basis of living and production requirements, be entitled to mortgage their rights to use land to Vietnamese economic organizations and other individuals in Vietnam.
Any household which, or individuals who use farm land for cultivation of perennial crops or aquaculture shall, in the event of a lack of manpower, difficulties or change of profession which is not stable, be entitled to rent the land previously allocated to them for a period which shall not exceed three years. In exceptional cases, the period may be extended as stipulated by the Government. Those who rent land must use it for the intended purpose.
Land users shall be subject to the following obligations:
1. To ensure that land is used strictly in accordance with its intended purpose, that its use is confined within its allocated boundaries and complies with all other conditions stipulated at the time of allocation;
2. To ensure land protection and take necessary measures to increase the capacity for land use;
3. To comply with the regulations relating to environment protection and protect the legal interests of users of adjacent land;
4. To pay taxes for the right to use land and for the transfer of the right to use land; and to pay fees relating to cadastral mapping in accordance with the law;
5. To pay fees for land use when the land is allocated in accordance with the provisions of the law;
6. To compensate previous users from whom land is recovered for reallocation;
7. To return the land when a decision of the State is issued for the recovery of the land.
REGULATIONS ON LAND RENT BY FOREIGN ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS AND BY INTERNATIONAL ORGANIZATIONS
Allocation of land for rent by foreign organization, international organizations (hereinafter referred to as foreigners), and Vietnamese national residing abroad shall be determined by the Government. The rights and obligations of those who rent the land shall be submitted by the Government to the Standing Committee of the National Assembly for its decision.
1. Those who rent land shall prepare and submit files in accordance with the provisions of the law of Vietnam.
2. Land shall be rented on the basis of the feasibility study which has been approved by the competent State body in accordance with the law on Foreign Investment in Vietnam
Foreign organizations and individuals, international organizations and Vietnamese nationals residing abroad who invest in Vietnam shall, as land recipients and users, abide by the provisions of this Law and other provisions of the law of Vietnam, unless otherwise provided in international treaties which the socialist Republic of Vietnam is a signatory or participant.
The period during which land shall be rented by foreign organizations or individuals, and Vietnamese nationals residing abroad who invest in Vietnam shall correspond with the duration of the investment as stated in the Law on Foreign Investment in Vietnam.
The period during which land shall be rented for the construction of head offices of the diplomatic representative offices and, foreign consular officers in Vietnam shall not exceed ninety-nine (99) years.
All foreigners who commit breaches of the Law on Land of Vietnam shall be dealt with in accordance with the law of Vietnam, unless otherwise provided in international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory or participant.
Any person who appropriates land, damages land, illegally transfers the right to use land or commits other breaches of the Land Law shall, depending upon the seriousness of the breach, be subject to administrative punishment or criminal prosecution.
Any person who abuses his office and authority, who acts beyond his authority in matter of land allocation and recovery, who authorizes the transfer of the right to use land or a change in purposes for which that land might be used and which are contrary to the provisions of the law, who shields with his authority any individual who breaches the Land Law, who behaves irresponsibly or causes damage to land resources or the rights and legal interests of land users shall, depending upon the seriousness of the breaches, be subject to administrative punishment or criminal prosecution.
Any person who breaches the Land Law and the breach causes damage to others, shall, in addition to the punishment referred to in articles 86 and 87 of this Law, be liable to a payment of compensation to those who suffered damage.
This Law shall replace the Law on Land passed by Legislature VIII of the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam on 29, December 1987.
All provisions contrary to this Law are hereby repealed.
This Law shall be in full force and effect as of 15, October 1993.
The Government shall make detailed provisions for the implementation of this Law.
|
NATIONAL ASSEBLY |