
Chương I Loại văn bản: Luật Số hiệu: 46/2024/QH15: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Số hiệu: | 46/2024/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Trần Thanh Mẫn |
Ngày ban hành: | 26/11/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2025 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: | Chưa có hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, việc hành nghề công chứng, thủ tục công chứng và quản lý nhà nước về công chứng.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công chứng là dịch vụ công do công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện để chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giao dịch mà luật quy định phải công chứng, luật giao Chính phủ quy định phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng giao dịch theo quy định tại Điều 73 của Luật này.
2. Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng và thực hiện một số việc chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực.
3. Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức trong nước hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia giao dịch có yêu cầu công chứng giao dịch theo quy định của Luật này.
4. Văn bản công chứng là giao dịch bằng văn bản đã được công chứng theo quy định của Luật này.
5. Hành nghề công chứng là việc công chứng viên của 01 tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc công chứng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Giao dịch phải công chứng là giao dịch quan trọng, đòi hỏi mức độ an toàn pháp lý cao và được luật quy định hoặc luật giao Chính phủ quy định phải công chứng.
2. Bộ Tư pháp có trách nhiệm rà soát, cập nhật, đăng tải các giao dịch phải công chứng, chứng thực trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2. Khách quan, trung thực.
3. Tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc hành nghề công chứng.
Điều 6. Hiệu lực và giá trị pháp lý của văn bản công chứng
1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ thời điểm được công chứng viên ký và tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu vào văn bản; trường hợp là văn bản công chứng điện tử thì có hiệu lực theo quy định tại khoản 2 Điều 64 của Luật này.
2. Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan, là cơ sở để các bên tham gia giao dịch đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các thủ tục liên quan đến giao dịch đã được công chứng.
3. Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
2. Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan, là cơ sở để các bên tham gia giao dịch đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các thủ tục liên quan đến giao dịch đã được công chứng.
3. Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
Tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng là tiếng Việt; trường hợp người yêu cầu công chứng sử dụng tiếng nói, chữ viết không phải là tiếng Việt hoặc sử dụng ngôn ngữ của người khuyết tật thì phải dịch sang tiếng Việt.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công chứng.
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công chứng trên phạm vi cả nước.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công chứng.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước về công chứng tại địa phương.
1. Nghiêm cấm công chứng viên thực hiện các hành vi sau đây:
a) Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin về nội dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, quyền và lợi ích của Nhà nước;
b) Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích, chủ thể hoặc nội dung của giao dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;
c) Công chứng giao dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của người thân thích là vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh ruột, chị ruột, em ruột; anh ruột, chị ruột, em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;
d) Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng; nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, phí, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng và chi phí khác đã được xác định, thỏa thuận; nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng;
đ) Ép buộc cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với cá nhân, tổ chức làm sai lệch nội dung của hồ sơ yêu cầu công chứng, hồ sơ công chứng;
e) Chi tiền hoặc lợi ích khác, gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế trong việc công chứng;
g) Quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng;
h) Đồng thời hành nghề tại 02 tổ chức hành nghề công chứng trở lên; đồng thời là thừa phát lại, luật sư, đấu giá viên, quản tài viên, tư vấn viên pháp luật, thẩm định viên về giá; làm việc theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cơ quan, tổ chức khác hoặc tham gia công việc mà thường xuyên phải làm việc trong giờ hành chính;
i) Tham gia quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý hoặc tham gia chia lợi nhuận trong giao dịch mà mình công chứng; thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực;
k) Cho người khác sử dụng quyết định bổ nhiệm công chứng viên, thẻ công chứng viên của mình;
l) Đầu tư toàn bộ hoặc góp vốn với công chứng viên khác để thành lập, nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của toàn bộ thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh mà không tham gia hợp danh vào Văn phòng công chứng đó; góp vốn, nhận góp vốn, hợp tác với tổ chức, cá nhân không phải là công chứng viên để thành lập, nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của toàn bộ thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh; đầu tư để thành lập hoặc mua Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân mà không làm Trưởng Văn phòng công chứng đó.
2. Nghiêm cấm tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau đây:
a) Thực hiện các hành vi quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, i và l khoản 1 Điều này;
b) Mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng;
c) Cho người không đủ điều kiện hành nghề công chứng hoặc công chứng viên đang bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng thực hiện việc công chứng, chứng thực tại tổ chức mình;
d) Cho công chứng viên thực hiện việc công chứng, chứng thực tại tổ chức mình khi tổ chức hành nghề công chứng bị thu hồi quyết định cho phép thành lập.
3. Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi sau đây:
a) Giả mạo công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; tiết lộ hoặc sử dụng thông tin mà mình biết được trong hoạt động công chứng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng hoặc để đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên;
c) Có hành vi gian dối, không trung thực trong quá trình yêu cầu công chứng, làm chứng, phiên dịch;
d) Cản trở hoạt động công chứng; từ chối cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ việc công chứng trái quy định của pháp luật; từ chối thực hiện thủ tục pháp lý liên quan đến giao dịch được công chứng mà không có căn cứ pháp lý;
đ) Cá nhân không phải là công chứng viên, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau: đầu tư toàn bộ, góp vốn, nhận góp vốn, liên kết, hợp tác chia lợi nhuận trong hoạt động công chứng; cung cấp dịch vụ công chứng; đặt tên tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, treo biển quảng cáo hoặc thực hiện hành vi quảng cáo khác có nội dung cung cấp dịch vụ công chứng hoặc nội dung dịch vụ gây nhầm lẫn với dịch vụ công chứng.
Cập nhật
Bài viết liên quan
Mẫu giấy ủy quyền cho người thân dẫn trẻ đi máy bay mới nhất 2025

Mẫu giấy ủy quyền cho người thân dẫn trẻ đi máy bay mới nhất 2025
Sau đây là mẫu giấy ủy quyền cho người thân dẫn trẻ đi máy bay mới nhất năm 2025. Văn bản này giúp cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp ủy quyền cho người thân đưa trẻ đi máy bay trong trường hợp họ không thể trực tiếp đi cùng. Mẫu giấy cần được lập đúng quy định để đảm bảo thủ tục tại sân bay diễn ra thuận lợi. 28/03/2025Mẫu giấy ủy quyền cho người thân nuôi con chuẩn mẫu mới nhất 2025

Mẫu giấy ủy quyền cho người thân nuôi con chuẩn mẫu mới nhất 2025
Trong một số trường hợp, cha mẹ không thể trực tiếp chăm sóc con cái do công tác xa, điều trị bệnh hoặc các lý do cá nhân khác và cần ủy quyền cho người thân nuôi dưỡng, chăm sóc thay. Để đảm bảo quyền lợi của trẻ và tính hợp pháp của việc ủy quyền, giấy ủy quyền cần được soạn thảo đầy đủ, đúng quy định. Sau đây là mẫu giấy ủy quyền cho người thân nuôi con mới nhất năm 2025 mà bạn có thể tham khảo. 28/03/20255 mẫu giấy ủy quyền cho người thân thường sử dụng mới nhất 2025

5 mẫu giấy ủy quyền cho người thân thường sử dụng mới nhất 2025
Trong nhiều trường hợp, cá nhân không thể trực tiếp thực hiện một số công việc quan trọng và cần ủy quyền cho người thân thay mặt mình. Tùy vào từng tình huống cụ thể, giấy ủy quyền sẽ có nội dung khác nhau để đảm bảo đúng quy định pháp luật. Sau đây là 5 mẫu giấy ủy quyền thường được sử dụng nhiều nhất mà bạn có thể tham khảo. 28/03/2025Mẫu giấy ủy quyền của người nước ngoài (song ngữ) chuẩn quy định mới nhất 2025

Mẫu giấy ủy quyền của người nước ngoài (song ngữ) chuẩn quy định mới nhất 2025
Khi người nước ngoài muốn ủy quyền cho cá nhân hoặc tổ chức tại Việt Nam thực hiện công việc thay mình, họ cần lập giấy ủy quyền bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh (hoặc ngôn ngữ khác) để đảm bảo tính pháp lý. Vậy mẫu giấy ủy quyền song ngữ phải có những nội dung gì, cách trình bày ra sao để đúng quy định mới nhất năm 2025? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 28/03/2025Mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc ngắn gọn đầy đủ mới nhất 2025

Mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc ngắn gọn đầy đủ mới nhất 2025
Trong nhiều trường hợp, cá nhân hoặc tổ chức không thể trực tiếp thực hiện một công việc nào đó và cần ủy quyền cho người khác thay mặt mình giải quyết. Để đảm bảo tính hợp pháp và tránh tranh chấp, giấy ủy quyền cần được soạn thảo đầy đủ, rõ ràng theo đúng quy định. Sau đây là mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc ngắn gọn, đầy đủ theo quy định mới nhất năm 2025 mà bạn có thể tham khảo và sử dụng. 28/03/2025Giấy ủy quyền có cần công chứng không? Mẫu Giấy ủy quyền có xác nhận của địa phương mới nhất 2025

Giấy ủy quyền có cần công chứng không? Mẫu Giấy ủy quyền có xác nhận của địa phương mới nhất 2025
Giấy ủy quyền là văn bản quan trọng, giúp một cá nhân hoặc tổ chức trao quyền cho người khác thực hiện công việc thay mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào giấy ủy quyền cũng cần công chứng hoặc xác nhận của địa phương. Vậy trong những trường hợp nào giấy ủy quyền bắt buộc phải công chứng, chứng thực? Nếu cần xác nhận của địa phương, mẫu giấy ủy quyền mới nhất năm 2025 sẽ có nội dung như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 28/03/2025Thời hạn của giấy ủy quyền là bao lâu mới nhất 2025?

Thời hạn của giấy ủy quyền là bao lâu mới nhất 2025?
Thời hạn của giấy ủy quyền là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực và phạm vi thực hiện ủy quyền. Vậy giấy ủy quyền có thời hạn tối đa bao lâu, có bắt buộc phải ghi rõ thời hạn hay không, và theo quy định mới nhất năm 2025, thời hạn này có gì thay đổi? 28/03/2025Thừa ủy quyền là gì? Khi nào được ký thừa ủy quyền?

Thừa ủy quyền là gì? Khi nào được ký thừa ủy quyền?
Thừa ủy quyền là một hình thức ủy quyền trong đó người được ủy quyền tiếp tục ủy quyền lại cho một cá nhân khác thực hiện công việc trong phạm vi nhất định. Vậy thừa ủy quyền có giá trị pháp lý như thế nào, ai có thể ký thừa ủy quyền và trong những trường hợp nào được phép thực hiện? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 28/03/2025Ủy quyền là gì? 10 mẫu giấy ủy quyền chuẩn quy định mới nhất 2025
