Chương VIII Luật Công chứng 2014: Quản lý nhà nước về công chứng
Số hiệu: | 53/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 16/07/2014 | Số công báo: | Từ số 681 đến số 682 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điểm mới Luật Công chứng 2014
Ngày 20/06 vừa qua, Luật Công chứng mới số 53/2014/QH13 được Quốc hội thông qua, và có những thay đổi cơ bản sau:
Mở rộng quyền cho công chứng viên, cụ thể:
- Thêm quyền công chứng bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại;
- Thêm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.
Siết chặt đào tạo nghề công chứng:
- Tăng thời gian đào tạo công chứng lên 12 tháng;
- Tăng thời gian hành nghề lên 05 năm đối với thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, luật sư đồng thời phải tham gia khóa bồi dưỡng nghề trong 03 tháng mới được miễn đào tạo nghề.
Văn phòng công chứng được phép chuyển nhượng nếu đã hoạt động được 02 năm; công chứng viên chuyển nhượng sẽ không được phép thành lập Văn phòng công chứng mới trong thời hạn 05 năm.
Luật Công chứng 2014 sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công chứng.
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công chứng, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về công chứng;
b) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành chính sách phát triển nghề công chứng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng trong cả nước;
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, triển khai, quản lý việc thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng trong cả nước;
d) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng, chính sách phát triển nghề công chứng;
đ) Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm công chứng viên;
e) Phê duyệt Điều lệ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ; đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi những văn bản, quy định của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên trái với quy định của Hiến pháp, Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
g) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động công chứng theo thẩm quyền;
h) Định kỳ hằng năm báo cáo Chính phủ về hoạt động công chứng;
i) Quản lý và thực hiện hợp tác quốc tế về hoạt động công chứng;
k) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
3. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công chứng của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng cho viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiện công chứng; định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về hoạt động công chứng của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
4. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công chứng.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước về công chứng tại địa phương và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức thi hành, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng, chính sách phát triển nghề công chứng;
b) Thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
c) Quyết định thành lập Phòng công chứng, bảo đảm cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho các Phòng công chứng; quyết định việc giải thể hoặc chuyển đổi Phòng công chứng theo quy định của Luật này;
d) Ban hành tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng; quyết định cho phép thành lập, thay đổi và thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng, cho phép chuyển nhượng, hợp nhất, sáp nhập Văn phòng công chứng;
đ) Ban hành mức trần thù lao công chứng tại địa phương;
e)Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công chứng theo thẩm quyền; phối hợp với Bộ Tư pháp trong công tác kiểm tra, thanh tra về công chứng;
g) Báo cáo Bộ Tư pháp về việc thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng; cho phép thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng Văn phòng công chứng trên địa bàn. Định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về hoạt động công chứng tại địa phương để tổng hợp báo cáo Chính phủ;
h) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Sở Tư pháp chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công chứng tại địa phương, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
STATE MANAGEMENT OF NOTARIZATION
Article 69. Responsibilities of the Government, the Ministry of Justice and related ministries and sectors for the state management of notarization
1. The Government shall perform the unified state management of notarization.
2. The Ministry of Justice shall take responsibility before the Government and the Prime Minister for the state management of notarization, and has the following tasks and powers:
a/ To promulgate or submit to competent state agencies for promulgation legal documents on notarization;
b/ To elaborate, and submit to the Government for promulgation, notarial profession development policies, and submit to the Prime Minister for promulgation master plans on development of notarial practice organizations nationwide;
c/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, guiding, organizing and managing the implementation of master plans on development of notarial practice organizations nationwide;
d/ To disseminate the notarization law and notarial profession development policies;
dd/ To appoint, re-appoint or relieve from duty notaries;
e/ To approve the charter of the national socio-professional organization of notaries after reaching agreement with the Ministry of Home Affairs; to suspend the implementation and request revision of documents and regulations of socio-professional organizations of notaries which are contrary to the Constitution, this Law and other relevant legal documents;
g/ To conduct examination and inspection, handle violations, and settle complaints and denunciations about notarial activities within its competence;
h/ To annually report on notarial activities to the Government;
i/ To manage and carry out international cooperation on notarial activities;
k/ Other tasks and powers prescribed in this Law and other relevant legal documents.
3. The Ministry of Foreign Affairs shall coordinate with the Ministry of Justice in guiding, examining and inspecting notarial activities conducted by overseas Vietnamese representative missions, and organizing professional notarization re-training for consuls and diplomats assigned to conduct notarization; and annually report on notarial activities of overseas Vietnamese representative missions to the Ministry of Justice for summarization and reporting to the Government.
4. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the scope of their tasks and powers, coordinate with the Ministry of Justice in performing the state management of notarization.
Article 70. Tasks and powers of provincial-level People’s Committees and Justice Departments in the state management of notarization
1. Provincial-level People’s Committees shall perform the state management of notarization in localities, and have the following tasks and powers:
a/ To organize the implementation of, and disseminate, the notarization law and notarial profession development policies;
b/ To take measures to develop notarial practice organizations in localities in conformity with the Prime Minister-approved master plan on development of notarial practice organizations;
c/ To decide on the establishment of notary bureaus and ensure physical foundations and working facilities for them; to decide on the dissolution or transformation of notary bureaus in accordance with this Law;
d/ To promulgate criteria for approving dossiers of request for establishment of notary offices; to promulgate decisions permitting the establishment or change, and revoke decisions permitting the establishment of notary offices, and permit the transfer, consolidation or merger of notary offices;
dd/ To promulgate ceiling rates of notarization remuneration in localities;
e/ To conduct examination and inspection of, handle violations, and settle complaints and denunciations about, notarization within their competence; to coordinate with the Ministry of Justice in conducting examination and inspection of notarization;
g/ To report on the establishment, transformation and dissolution of notary bureaus to the Ministry of Justice; to permit the establishment, consolidation, merger or transfer of notary offices in localities; and annually report on notarial activities in localities to the Ministry of Justice for summarization and reporting to the Government;
h/ Other tasks and powers prescribed in this Law and other relevant legal documents.
2. Provincial-level Justice Departments shall assist provincial-level People’s Committees in performing the state management of notarization in localities, and perform the tasks and exercise the powers prescribed in this Law and other relevant legal documents.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 18. Nguyên tắc thành lập tổ chức hành nghề công chứng
Điều 21. Chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng
Điều 28. Hợp nhất, sáp nhập Văn phòng công chứng
Điều 29. Chuyển nhượng Văn phòng công chứng
Điều 37. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên
Điều 39. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên
Điều 9. Đào tạo nghề công chứng
Điều 10. Miễn đào tạo nghề công chứng
Điều 12. Bổ nhiệm công chứng viên
Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên
Điều 24. Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng
Điều 27. Thay đổi thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng
Điều 31. Chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng
Điều 33. Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng
Điều 46. Lời chứng của công chứng viên
Điều 62. Cơ sở dữ liệu công chứng