Chương III Luật Công chứng 2014: Tổ chức hành nghề công chứng
Số hiệu: | 53/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 16/07/2014 | Số công báo: | Từ số 681 đến số 682 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điểm mới Luật Công chứng 2014
Ngày 20/06 vừa qua, Luật Công chứng mới số 53/2014/QH13 được Quốc hội thông qua, và có những thay đổi cơ bản sau:
Mở rộng quyền cho công chứng viên, cụ thể:
- Thêm quyền công chứng bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại;
- Thêm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.
Siết chặt đào tạo nghề công chứng:
- Tăng thời gian đào tạo công chứng lên 12 tháng;
- Tăng thời gian hành nghề lên 05 năm đối với thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, luật sư đồng thời phải tham gia khóa bồi dưỡng nghề trong 03 tháng mới được miễn đào tạo nghề.
Văn phòng công chứng được phép chuyển nhượng nếu đã hoạt động được 02 năm; công chứng viên chuyển nhượng sẽ không được phép thành lập Văn phòng công chứng mới trong thời hạn 05 năm.
Luật Công chứng 2014 sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng phải tuân theo quy định của Luật này và phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng.
3. Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.
1. Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
2. Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.
Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
3. Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.
4. Phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
1. Căn cứ vào nhu cầu công chứng tại địa phương, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Đề án nêu rõ sự cần thiết thành lập Phòng công chứng, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập Phòng công chứng, Sở Tư pháp phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi có trụ sở của Phòng công chứng trong ba số liên tiếp về các nội dung sau đây:
a) Tên gọi, địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng;
b) Số, ngày, tháng, năm ra quyết định thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của Phòng công chứng.
3. Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thay đổi tên gọi hoặc địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng thì Sở Tư pháp phải đăng báo những nội dung thay đổi đó theo quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Trong trường hợp không cần thiết duy trì Phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Chính phủ quy định chi tiết việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng.
2. Trường hợp không có khả năng chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập đề án giải thể Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Phòng công chứng chỉ được giải thể sau khi thanh toán xong các khoản nợ, làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động, thực hiện xong các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định giải thể Phòng công chứng, Sở Tư pháp phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi có trụ sở của Phòng công chứng trong ba số liên tiếp về việc giải thể Phòng công chứng.
1. Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.
Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
2. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
3. Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
4. Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định.
Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
5. Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
1. Các công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gồm đơn đề nghị thành lập và đề án thành lập Văn phòng công chứng, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện; bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên tham gia thành lập Văn phòng công chứng.
2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập.
Nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng bao gồm tên gọi của Văn phòng công chứng, họ tên Trưởng Văn phòng công chứng, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng, danh sách công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của Văn phòng công chứng (nếu có).
4. Hồ sơ đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng gồm đơn đăng ký hoạt động, giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng phù hợp với nội dung đã nêu trong đề án thành lập và hồ sơ đăng ký hành nghề của các công chứng viên hợp danh, công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng (nếu có).
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Văn phòng công chứng được hoạt động công chứng kể từ ngày Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động.
1. Khi thay đổi một trong các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này, Văn phòng công chứng phải đăng ký nội dung thay đổi tại Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng đã đăng ký hoạt động.
Việc thay đổi trụ sở của Văn phòng công chứng sang huyện, quận, thị xã, thành phố khác trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định và phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng.
2. Văn phòng công chứng thay đổi tên gọi, trụ sở hoặc Trưởng Văn phòng công chứng thì được Sở Tư pháp cấp lại giấy đăng ký hoạt động trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cấp hoặc cấp lại giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng, Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi Văn phòng công chứng đặt trụ sở.
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng công chứng phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung sau đây:
a) Tên gọi, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng;
b) Họ, tên, số quyết định bổ nhiệm của công chứng viên hành nghề tại Văn phòng công chứng;
c) Số, ngày, tháng, năm cấp giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động và ngày bắt đầu hoạt động.
2. Trong trường hợp được cấp lại giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng công chứng phải thực hiện việc đăng báo về nội dung đăng ký hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng có thể chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo nguyện vọng cá nhân hoặc trong các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Văn phòng công chứng có quyền tiếp nhận công chứng viên hợp danh mới nếu công chứng viên đó được các công chứng viên hợp danh còn lại chấp thuận.
Việc chấm dứt tư cách công chứng viên hợp danh và tiếp nhận công chứng viên hợp danh mới được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về doanh nghiệp.
2. Trường hợp công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế của công chứng viên hợp danh được hưởng phần giá trị tài sản tại Văn phòng công chứng sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của công chứng viên đó. Người thừa kế có thể trở thành công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng nếu là công chứng viên và được các công chứng viên hợp danh còn lại chấp thuận.
1. Hai hoặc một số Văn phòng công chứng có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể hợp nhất thành một Văn phòng công chứng mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Văn phòng công chứng được hợp nhất, đồng thời chấm dứt hoạt động của các Văn phòng công chứng bị hợp nhất.
Một hoặc một số Văn phòng công chứng có thể sáp nhập vào một Văn phòng công chứng khác có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Văn phòng công chứng nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt hoạt động của Văn phòng công chứng bị sáp nhập.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp nhất, sáp nhập Văn phòng công chứng.
3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục hợp nhất, sáp nhập Văn phòng công chứng.
1. Văn phòng công chứng được chuyển nhượng cho các công chứng viên khác đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này. Văn phòng công chứng chỉ được chuyển nhượng khi đã hoạt động công chứng được ít nhất là 02 năm.
Công chứng viên đã chuyển nhượng Văn phòng công chứng không được phép tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới trong thời hạn 05 năm kể từ ngày chuyển nhượng.
2. Công chứng viên nhận chuyển nhượng Văn phòng công chứng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với người dự kiến sẽ tiếp quản vị trí Trưởng Văn phòng công chứng;
b) Cam kết hành nghề tại Văn phòng công chứng mà mình nhận chuyển nhượng;
c) Cam kết kế thừa quyền và nghĩa vụ của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng.
4. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục chuyển nhượng Văn phòng công chứng.
1. Văn phòng công chứng bị thu hồi quyết định cho phép thành lập trong những trường hợp sau đây:
a) Văn phòng công chứng không thực hiện đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Hết thời hạn 06 tháng kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động mà Văn phòng công chứng chưa bắt đầu hoạt động;
c) Văn phòng công chứng không hoạt động liên tục từ 03 tháng trở lên, trừ trường hợp toàn bộ các công chứng viên hợp danh bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng;
d) Văn phòng công chứng chỉ còn một công chứng viên hợp danh và không bổ sung được thành viên hợp danh mới trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày thiếu công chứng viên hợp danh;
đ) Toàn bộ công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng bị miễn nhiệm chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết;
e) Văn phòng công chứng không bảo đảm duy trì điều kiện hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, rà soát và lập hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng.
1. Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Văn phòng công chứng tự chấm dứt hoạt động;
b) Văn phòng công chứng bị thu hồi quyết định cho phép thành lập theo quy định tại Điều 30 của Luật này;
c) Văn phòng công chứng bị hợp nhất, bị sáp nhập.
2. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, Văn phòng công chứng phải có báo cáo bằng văn bản gửi Sở Tư pháp nơi đã đăng ký hoạt động. Trước thời điểm chấm dứt hoạt động, Văn phòng công chứng có nghĩa vụ nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán các khoản nợ khác, làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với công chứng viên, nhân viên của tổ chức mình, thực hiện các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận. Trường hợp không thể thực hiện xong các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận thì phải thỏa thuận với người yêu cầu công chứng về việc thực hiện các yêu cầu đó.
Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì quyền, nghĩa vụ của Văn phòng công chứng do Văn phòng công chứng được hợp nhất hoặc Văn phòng công chứng nhận sáp nhập tiếp tục thực hiện.
Văn phòng công chứng có nghĩa vụ đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi đã đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động.
Sở Tư pháp có trách nhiệm thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi quyết định cho phép thành lập và thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng công chứng với các cơ quan quy định tại Điều 25 của Luật này.
3. Trong trường hợp Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thu hồi quyết định cho phép thành lập, Sở Tư pháp có trách nhiệm thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng, thông báo bằng văn bản với các cơ quan quy định tại Điều 25 của Luật này, đồng thời đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi Văn phòng công chứng đã đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng công chứng đó.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày bị thu hồi quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng có nghĩa vụ nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán xong các khoản nợ khác, làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với công chứng viên, nhân viên của tổ chức mình; đối với yêu cầu công chứng đã tiếp nhận mà chưa công chứng thì phải trả lại hồ sơ yêu cầu công chứng cho người yêu cầu công chứng. Hết thời hạn này mà Văn phòng công chứng chưa hoàn thành xong các nghĩa vụ về tài sản hoặc trường hợp Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động do bị thu hồi quyết định cho phép thành lập vì toàn bộ công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì tài sản của Văn phòng công chứng, của công chứng viên hợp danh được sử dụng để thanh toán các khoản nợ của Văn phòng công chứng theo quy định của pháp luật về dân sự.
1. Ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 34 của Luật này và các nhân viên làm việc cho tổ chức mình.
2. Thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác.
3. Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.
4. Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật này.
5. Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
1. Quản lý công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình trong việc tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
2. Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
3. Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.
4. Niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức mình.
5. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình theo quy định tại Điều 37 của Luật này và bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 38 của Luật này.
6. Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự hành nghề công chứng trong quá trình tập sự tại tổ chức mình.
7. Tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.
8. Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã công chứng.
9. Lập sổ công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng.
10. Chia sẻ thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin khác về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch do công chứng viên của tổ chức mình thực hiện công chứng để đưa vào cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật này.
11. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
NOTARIAL PRACTICE ORGANIZATIONS
Article 18. Principles of establishment of notarial practice organizations
1. The establishment of a notarial practice organization must comply with this Law and the master plan on development of notarial practice organizations approved by the Prime Minister.
2. Notary bureaus may be established only in geographical areas where conditions for development of notary offices are not available.
3. Notary offices established in geographical areas with difficult or extremely difficult socio-economic conditions are entitled to preferential policies prescribed by the Government.
1. Notary bureaus shall be established under decisions of provincial-level People’s Committees.
2. Notary bureaus are public non-business units attached to provincial-level Justice Departments, and have their own offices, seals and accounts.
The at-law representative of a notary bureau is the head of such notary bureau. Heads of notary bureaus must be notaries and shall be appointed, relieved from duty and dismissed by chairpersons of provincial-level People’s Committees.
3. The name of a notary bureau must contain the words “notary bureau” followed by the ordinal number of its establishment and the name of the province or centrally run city where it is established.
4. Notary bureaus shall use seals bearing no national emblem. Notary bureaus may have their seals carved and use them after obtaining establishment decisions. Procedures and dossiers of request for seal carving and management and use of seals by notary bureaus must comply with the law on seals.
Article 20. Establishment of notary bureaus
1. Based on the notarization demand in its locality, a provincial-level Justice Department shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the provincial-level Departments of Planning and Investment; Finance; and Home Affairs in, preparing a scheme on establishment of a notary bureau and submit it to the provincial-level People’s Committee for consideration and decision. The scheme must state the necessity to establish a notary bureau, its expected organizational apparatus, name, personnel, location and physical conditions, and implementation plan.
2. Within 30 days after the provincial-level People’s Committee issues a decision on establishment of a notary bureau, the provincial-level Justice Department shall publish the following information on three consecutive issues of a central or local newspaper:
a/ Name and address of the notary bureau;
b/ Serial number and date of issuance of the establishment decision and the date of commencement of operation of the notary bureau.
3. In case the provincial-level People’s Committee decides to change the name or address of a notary bureau, the provincial-level Justice Department shall publish information on such changes in accordance with Clause 2 of this Article.
Article 21. Transformation and dissolution of notary bureaus
1. When it is no longer necessary to maintain a notary bureau, the provincial-level Justice Department shall prepare a scheme on transformation of the notary bureau into a notary office and submit it to the provincial-level People’s Committee for consideration and decision.
The Government shall stipulate in detail the transformation of notary bureaus into notary offices.
2. In case a notary bureau cannot be transformed into a notary office, the provincial- level Justice Department shall prepare a scheme on dissolution of the notary bureau and submit it to the provincial-level People’s Committee for consideration and decision.
The notary bureau may be dissolved only after it fully pays its debts, completes procedures for termination of labor contracts signed with its employees, and settles all notarization requests already received.
Within 15 days after the provincial-level People’s Committee issues a decision on dissolution of the notary bureau, the provincial-level Justice Department shall publish information on the dissolution of the notary bureau on 3 consecutive issues of a central or local newspaper.
1. Notary offices shall be organized and operate in accordance with this Law and other relevant legal documents concerning partnerships.
A notary office must have at least 2 notaries being its partners. Notary offices have no capital contributors.
2. The at-law representative of a notary office shall act as its head. The head of a notary office must be a notary who is its partner and has practiced notarization for at least 2 years.
3. The name of a notary office must contain the words “notary office” followed by the full name of its head or another notary being its partner as agreed by all notaries who are partners, and must not be identical to or cause confusion with those of other notarial practice organizations and violate national historical and cultural traditions, ethics and fine customs.
4. Notary offices must have head offices satisfying the conditions prescribed by the Government.
Notary offices may have their own seals and accounts and shall operate on the principle of financial autonomy with their revenues coming from notarization charges, notarization remuneration and other lawful sources.
5. Notary offices shall use seals bearing no national emblem. Notary offices may have their seals carved and use them after obtaining establishment permission decisions. Procedures and dossiers of request for permission for seal carving and management and use of seals of notary offices must comply with the law on seals.
Article 23. Establishment and operation registration of notary offices
1. Notaries who jointly establish a notary office shall compile a dossier of request for establishment of a notary office and submit it to the provincial-level People’s Committee for consideration and decision. A dossier of request for establishment of a notary office must comprise a written request and a scheme on establishment of the notary office, clearly stating the necessity to establish the notary office, its expected organizational structure, name, personnel, location, physical conditions and implementation plan; and copies of appointment decisions of notaries jointly establishing the notary office.
2. Within 20 days after receiving a complete and valid dossier of request for establishment of a notary office, the provincial-level People’s Committee shall consider and decide to permit the establishment of the notary office; in case of refusal, it shall issue a written reply clearly stating the reason.
3. Within 90 days after receiving the decision permitting its establishment, the notary office shall register its operation with the provincial-level Justice Department of the locality where the establishment decision is issued.
The contents of operation registration of a notary office include the name of the notary office, full name of its head, address of its head office, list of notaries being partners and list of contractual notaries of the notary office (if any).
4. A dossier of operation registration for a notary office must comprise a written operation registration request, papers proving the suitability of the notary office’s location with the contents stated in its establishment scheme and professional practice registration dossiers of notaries being its partners and contractual notaries (if any).
Within 10 working days after receiving a complete operation registration dossier, the provincial-level Justice Department shall issue a written operation registration to the notary office; in case of refusal, it shall issue a written reply clearly stating the reason.
5. A notary office may conduct notarial activities on the date it is granted a written operation registration by the provincial-level Justice Department.
Article 24. Changes of contents of operation registration of notary offices
1. Upon occurrence of a change in any of the contents prescribed in Clause 3, Article 23 of this Law, a notary office shall register the changed content with the provincial-level Justice Department with which it has registered its operation.
The relocation of a notary office to another rural district, urban district, provincial town or city within the province or centrally run city which has issued the decision permitting its establishment shall be considered and decided by the provincial-level People’s Committee and conform with the master plan on development of notarial practice organizations.
2. Within 7 working days after receiving a complete dossier of request, the provincial- level Justice Department shall re-grant the written operation registration to a notary office which changes its name, address or head; in case of refusal, it shall issue a written reply clearly stating the reason.
Article 25. Provision of information on contents of operation registration of notary offices
Within 10 working days after granting or re-granting the written operation registration to a notary office, a provincial-level People’s Committee shall notify such in writing to the tax agency, statistics agency, provincial-level Public Security Department, and the People’s Committee of the rural district, urban district, town or provincial city and the People’s Committee of the commune, ward or township where the notary office is located.
Article 26. Publishing of information on operation registration of notary offices
1. Within 30 days after receiving a written operation registration, a notary office shall publish the following information on three consecutive issues of a central newspaper or a newspaper of the locality where it has registered its operation:
a/ Its name and address;
b/ Full names and serial numbers of the appointment decisions of notaries practicing at the notary office;
c/ Serial number and date of issuance of the written operation registration, place of operation registration and date of commencement of operation.
2. A notary office which is re-granted the written operation registration shall publish information on its operation registration in accordance with Clause 1 of this Article.
Article 27. Change of partners of notary offices
1. A notary being a partner of a notary office may terminate his/her partnership status at his/her own will or in other cases prescribed by law.
A notary office may admit new notaries as partners, provided that such notaries are accepted by remaining notaries being its partners.
The termination of the partnership status of notaries and admission of new notaries as partners must comply with this Law and the law on enterprises.
2. In case a notary being the partner of a notary office dies or is declared to be dead by a court, his/her heir is entitled to enjoy the value of his/her assets at the notary office left after paying his/her debts. The heir may become a partner of such notary office if he/she is a notary and accepted by other notaries who are partners of such notary office.
Article 28. Consolidation and merger of notary offices
1. Two or more notary offices located in the same province or centrally run city may be consolidated into a new notary office by transferring all their assets and lawful rights, obligations and interests to the consolidating notary office and, at the same time, terminating their operation.
2. One or more than one notary office may be merged into another notary office located in the same province or centrally run city by transferring all its/their assets and lawful rights, obligations and interests in the merging notary office and, at the same time, terminating its/ their operation.
3. Provincial-level People’s Committees shall consider and decide to permit the consolidation and merger of notary offices.
4. The Government shall stipulate in detail procedures for consolidation and merger of notary offices.
Article 29. Transfer of notary offices
1. A notary office may be transferred to other notaries who fully meet the conditions prescribed in Clause 2 of this Article. A notary office may be transferred only after it has conducted notarial activities for at least 2 years.
Notaries who have transferred their notary offices may not participate in the establishment of new notary offices within 5 years from the date of transfer.
2. A notary who receives a notary office must meet the following conditions:
a/ Having practiced notarization for at least 2 years, for persons expected to take over the position of head of the notary office;
b/ Undertaking to practice at the notary office transferred to him/her;
c/ Undertaking to inherit the rights and obligations of the transferred notary office.
3. Provincial-level People’s Committees shall consider and decide to permit the transfer of notary offices.
4. The Government shall stipulate in detail the order and procedures for transfer of notary offices.
Article 30. Revocation of establishment permission decisions
1. A notary office may have its establishment permission decision revoked in the following cases:
a/ The notary office fails to register its operation as prescribed in Article 23 of this Law;
b/ Past the 6-month period from the date of receiving the written operation registration, the notary office still fails to commence its operation;
c/ The notary office fails to operate continuously for 3 months or more, except cases in which all notaries being its partners are suspended from notarial practice;
d/ The notary office has only one notary being its partner and no new partner added within 6 months from the date when the number of notaries being its partners becomes insufficient;
dd/ All notaries being partners of the notary office are relieved from duty, die or are declared by a court to be dead;
e/ The notary office no longer satisfies the operation conditions prescribed in this Law and other relevant legal documents.
2. Provincial-level Justice Departments shall examine, review and make dossiers to propose provincial-level People’s Committees to issue decisions to revoke decisions permitting the establishment of notary offices.
Article 31. Termination of operation of notary offices
1. A notary office shall terminate its operation in the following cases:
a/ The notary office terminates its operation at its own will;
b/ The notary office has its establishment decision revoked under Article 30 of this Law;
c/ The notary office is consolidated or merged.
2. In case of terminating its operation under Point a, Clause 1 of this Article, at least 30 days before the expected time of operation termination, a notary office shall send a report to the provincial-level Justice Department with which it has registered its operation. Before the time of operation termination, the notary office shall fully pay its tax and other liabilities, complete procedures to terminate labor contracts signed with notaries and other staff members and settle notarization requests already received. If unable to settle notarization requests it has received, the notary office shall reach agreement with notarization requesters on the performance of such requests.
In case a notary office terminates its operation under Point c, Clause 1 of this Article, its rights and obligations shall be further exercised and performed by the consolidating or merging notary office.
A notary office shall publish information on the expected time of its operation termination on three consecutive issues of a central newspaper or a newspaper of the locality where it has registered its operation.
The provincial-level Justice Department shall revoke the written operation registration of the notary office and report such to the provincial-level People’s Committee for the latter to revoke its establishment permission decision and notify in writing the operation termination of the notary office to the agencies prescribed in Article 25 of this Law.
3. In case a notary office terminates its operation under Point b, Clause 1 of this Article, within 7 working days after a decision on revocation of the notary office’s establishment permission decision is issued, the provincial-level Justice Department shall revoke the notary office’s written operation registration, notify in writing its operation termination to the agencies prescribed in Article 25 of this Law and, at the same time, publish information on the operation termination of the notary office on three consecutive issues of a central newspaper or a newspaper of the locality where the notary office has registered its operation.
Within 60 days after having its establishment permission decision revoked, a notary office shall fully pay its tax and other liabilities, complete procedures to terminate labor contracts signed with notaries and other employees; for notarization requests it has received but not yet settled, the notary office shall return notarization request dossiers to notarization requesters. Past this time limit, if the notary office still fails to fulfill its asset-related liabilities or the notary office has its establishment permission decision revoked because all of its partners die or are declared by a court to be dead, assets of the notary office and its partners shall be used to pay its liabilities in accordance with the civil law.
Article 32. Rights of notarial practice organizations
1. To sign employment contracts or labor contracts with notaries prescribed at Points a and c, Clause 1, Article 34 of this Law and other employees.
2. To collect notarization charges, notarization remuneration and other expenses.
3. To provide notarization services beyond the working hours applicable to state administrative agencies to meet people’s notarization demands.
4. To exploit and use information from the notarization database prescribed in Article 62 of this Law.
5. To exercise other rights as prescribed by this Law and other relevant legal documents.
Article 33. Obligations of notarial practice organizations
1. To manage notaries practicing at their organizations in observing law and rules on notarial practice ethics;
2. To comply with the laws on labor, tax, finance and statistics.
3. To apply the working hours applicable to state administrative agencies.
4. To post up working timetables, notarization procedures, rules on receipt of notarization requesters, and rates of notarization charges and notarization remuneration and other expenses at their head offices.
5. To purchase professional liability insurance for their notaries in accordance with Article 37 of this Law and pay compensation for damage in accordance with Article 38 of this Law.
6. To receive, create favorable conditions for and manage notarial practice probationers during their probationary period at their organizations.
7. To create conditions for their notaries to participate in annual professional re-training.
8. To comply with competent state agencies’ requests concerning reporting, examination, inspection and provision of information on notarized contracts, transactions and translations.
9. To keep notarization registers and preserve notarization dossiers.
10. To share information on the origin of assets and actual state of asset transactions and other information on deterrent measures applied to assets related to contracts and transactions notarized by their notaries to be included in the notarization database prescribed in Article 62 of this Law.
11. To perform other obligations as prescribed by this Law and other relevant legal documents.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 18. Nguyên tắc thành lập tổ chức hành nghề công chứng
Điều 21. Chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng
Điều 28. Hợp nhất, sáp nhập Văn phòng công chứng
Điều 29. Chuyển nhượng Văn phòng công chứng
Điều 37. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên
Điều 39. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên
Điều 9. Đào tạo nghề công chứng
Điều 10. Miễn đào tạo nghề công chứng
Điều 12. Bổ nhiệm công chứng viên
Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên
Điều 24. Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng
Điều 27. Thay đổi thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng
Điều 31. Chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng
Điều 33. Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng
Điều 46. Lời chứng của công chứng viên
Điều 62. Cơ sở dữ liệu công chứng