Thông tư 01/2021/TT-BTP hướng dẫn Luật Công chứng do Tư pháp ban hành
Số hiệu: | 01/2021/TT-BTP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp | Người ký: | Lê Thành Long |
Ngày ban hành: | 03/02/2021 | Ngày hiệu lực: | 26/03/2021 |
Ngày công báo: | 10/03/2021 | Số công báo: | Từ số 437 đến số 438 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm
Ngày 03/02/2021, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật công chứng.
Theo đó, hàng năm tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ với nội dung bồi dưỡng gồm một hoặc một số vấn đề sau đây :
- Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng;
- Cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật về công chứng và các quy định pháp luật có liên quan;
- Kỹ năng hành nghề công chứng; kỹ năng giải quyết vấn đề vướng mắc trong quá trình hành nghề công chứng;
- Kỹ năng quản lý, tổ chức và điều hành tổ chức hành nghề công chứng;
(Hiện hành, Thông tư 06/2015/TT-BTP quy định nội dung bồi dưỡng gồm Cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật và Bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng hành nghề công chứng; cách thức giải quyết các vấn đề khi hành nghề).
Thông tư 01/2021/TT-BTP có hiệu lực kể từ ngày 26/3/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2021/TT-BTP |
Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2021 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT CÔNG CHỨNG
Căn cứ Luật Công chứng ngày 20 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng;
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp,
Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng.
Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu giấy tờ, sổ sau đây:
1. Giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng (Mẫu TP-CC-01);
2. Giấy đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng (Mẫu TP-CC-02);
3. Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên (Mẫu TP-CC-03);
4. Đơn đề nghị miễn nhiệm công chứng viên (Mẫu TP-CC-04);
5. Đơn đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên (Mẫu TP-CC-05);
6. Giấy đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên (Mẫu TP-CC-06);
7. Giấy đề nghị cấp lại Thẻ công chứng viên (Mẫu TP-CC-07);
8. Đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-08);
9. Đơn đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-09);
10. Giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-10);
11. Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng (Mẫu TP-CC-11);
12. Quyết định đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên (Mẫu TP-CC-12);
13. Quyết định xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ công chứng viên (Mẫu TP-CC-13);
14. Quyết định cho phép chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-14);
15. Quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-15);
16. Quyết định cho phép hợp nhất Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-16);
17. Quyết định cho phép sáp nhập Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-17);
18. Quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-18);
19. Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-19);
20. Mẫu biển hiệu của tổ chức hành nghề công chứng (Mẫu TP-CC-20);
21. Mẫu lời chứng của công chứng viên áp dụng chung đối với hợp đồng, giao dịch (Mẫu TP-CC-21);
22. Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng ủy quyền trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng (Mẫu TP-CC-22);
23. Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với di chúc và Văn bản sửa đổi/bổ sung di chúc (Mẫu TP-CC-23);
24. Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với văn bản thỏa thuận phân chia di sản/văn bản khai nhận di sản (Mẫu TP-CC-24);
25. Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với văn bản từ chối nhận di sản (Mẫu TP-CC-25);
26. Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch (Mẫu TP-CC-26);
27. Sổ công chứng hợp đồng, giao dịch (Mẫu TP-CC-27);
1. Người đã hoàn thành tập sự hành nghề công chứng trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 thì không phải nộp bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên.
2. Người đã được miễn nhiệm công chứng viên theo nguyện vọng cá nhân hoặc chuyển làm công việc khác trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 thì được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 16 của Luật Công chứng. Người đề nghị bổ nhiệm lại nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đã đề nghị bổ nhiệm công chứng viên.
Việc bổ nhiệm lại cho người bị miễn nhiệm công chứng viên trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 16 của Luật Công chứng.
3. Công chứng viên đã được bổ nhiệm trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành có nhu cầu thay đổi nơi hành nghề thì tổ chức hành nghề công chứng nơi công chứng viên chuyển đến thực hiện thủ tục đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên cho công chứng viên đó theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
Công chứng viên của Phòng công chứng đã nghỉ hưu hoặc thôi việc theo nguyện vọng không quá một năm vẫn được giữ chức danh công chứng viên và được tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc hành nghề tại Văn phòng công chứng đang hoạt động theo quy định của Luật Công chứng. Thời hạn không quá một năm được tính từ ngày quyết định nghỉ hưu hoặc cho thôi việc có hiệu lực đến ngày Văn phòng công chứng nộp hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên cho công chứng viên đó theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
4. Thẻ công chứng viên do Bộ Tư pháp cấp tiếp tục có giá trị sử dụng. Trong trường hợp công chứng viên thay đổi nơi hành nghề thì tổ chức hành nghề công chứng nơi chuyển đến đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ cho công chứng viên đó theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này; trường hợp công chứng viên không thay đổi tổ chức hành nghề công chứng nhưng bị mất, bị hỏng Thẻ thì công chứng viên đề nghị cấp lại Thẻ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này. Thẻ công chứng viên được cấp hoặc cấp lại theo số Thẻ của Sở Tư pháp.
Quyết định đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên của Sở Tư pháp phải ghi rõ việc thu hồi Thẻ công chứng viên do Bộ Tư pháp cấp trước đây. Công chứng viên nộp cho Sở Tư pháp Thẻ công chứng viên đã được cấp; trường hợp Thẻ đã bị mất thì phải báo cáo Sở Tư pháp bằng văn bản.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 3 năm 2021.
2. Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành./.
Thông tư này quy định về bổ nhiệm công chứng viên, đăng ký hành nghề công chứng; đào tạo nghề công chứng; khóa bồi dưỡng nghề công chứng; bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm; tổ chức và hoạt động công chứng; một số biểu mẫu trong hoạt động công chứng.
Thông tư này áp dụng đối với công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên, cơ quan quản lý nhà nước về công chứng và cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.
1. Người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật Công chứng nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự hành nghề công chứng.
2. Giấy tờ chứng minh người được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Công chứng là một trong các giấy tờ sau đây:
a) Quyết định bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên hoặc Giấy chứng minh thẩm phán, Giấy chứng minh kiểm sát viên, Giấy chứng nhận điều tra viên kèm theo giấy tờ chứng minh đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
b) Quyết định bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư chuyên ngành luật, Bằng tiến sĩ luật; trường hợp Bằng tiến sĩ luật được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thì phải được công nhận văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Quyết định bổ nhiệm thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật;
d) Chứng chỉ hành nghề luật sư và Thẻ luật sư kèm theo giấy tờ chứng minh thời gian hành nghề luật sư từ 05 năm trở lên;
đ) Các giấy tờ khác chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định của pháp luật.
Các giấy tờ quy định tại khoản này là bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu.
3. Giấy tờ chứng minh thời gian công tác pháp luật theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật Công chứng là một hoặc một số giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ quy định tại điểm a, b và c khoản 2 Điều này;
b) Quyết định tuyển dụng, quyết định luân chuyển, điều động, hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động kèm theo giấy tờ chứng minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phù hợp với vị trí công tác pháp luật được tuyển dụng hoặc ký hợp đồng;
c) Chứng chỉ hành nghề luật sư, Thẻ luật sư, Chứng chỉ hành nghề đấu giá, Chứng chỉ hành nghề quản tài viên, quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại kèm theo giấy tờ chứng minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phù hợp với các chức danh này;
d) Các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh thời gian công tác pháp luật.
4. Người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên chịu trách nhiệm về tính chính xác, xác thực, hợp pháp của các giấy tờ và thông tin đã khai trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp tiến hành xác minh tính chính xác, xác thực, hợp pháp của giấy tờ và thông tin trong hồ sơ.
1. Tổ chức hành nghề công chứng nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đăng ký hành nghề và cấp Thẻ cho công chứng viên của tổ chức mình đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên (Mẫu TP-CC-06);
b) Quyết định bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại công chứng viên (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu);
c) 01 ảnh chân dung cỡ 2cm x 3cm của công chứng viên được đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ (ảnh chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ);
d) Giấy tờ chứng minh công chứng viên là hội viên Hội công chứng viên tại địa phương (trường hợp địa phương chưa có Hội công chứng viên thì nộp giấy tờ chứng minh là hội viên Hiệp hội công chứng viên Việt Nam);
đ) Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của công chứng viên tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động;
e) Quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, Chứng chỉ hành nghề đấu giá, quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại, giấy tờ chứng minh đã chấm dứt công việc thường xuyên khác; giấy tờ chứng minh đã được Sở Tư pháp xóa đăng ký hành nghề ở tổ chức hành nghề công chứng trước đó hoặc văn bản cam kết chưa đăng ký hành nghề công chứng kể từ khi được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp ra quyết định đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Sở Tư pháp gửi quyết định cho người được đăng ký hành nghề và tổ chức hành nghề công chứng đã nộp hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề, đồng thời đăng tải trên phần mềm quản lý công chứng của Bộ Tư pháp và Cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp thông tin về họ, tên của công chứng viên, số và ngày cấp Thẻ công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng nơi công chứng viên hành nghề.
Phôi Thẻ công chứng viên do Bộ Tư pháp phát hành.
2. Công chứng viên chỉ được ký văn bản công chứng sau khi được Sở Tư pháp đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên.
Sau khi được đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên, công chứng viên không được làm việc theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức khác; không được giữ chức danh lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp hoặc tham gia các công việc mà thường xuyên phải làm việc trong giờ hành chính.
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định miễn nhiệm công chứng viên có hiệu lực hoặc trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức hành nghề công chứng về việc công chứng viên không còn hành nghề tại tổ chức đó, Sở Tư pháp nơi công chứng viên đăng ký hành nghề ra quyết định xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ công chứng viên; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xóa đăng ký hành nghề, Sở Tư pháp gửi quyết định cho người bị xóa đăng ký hành nghề, tổ chức hành nghề công chứng nơi người đó hành nghề, đồng thời đăng tải trên phần mềm quản lý công chứng của Bộ Tư pháp và Cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp; thông tin được đăng tải gồm họ, tên của công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng, thời điểm công chứng viên bị xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ công chứng viên.
2. Khi thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm a và c khoản 1 Điều 31 của Luật Công chứng, Văn phòng công chứng đề nghị Sở Tư pháp xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ cho công chứng viên hành nghề tại Văn phòng của mình.
Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 của Luật Công chứng thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng có hiệu lực, Sở Tư pháp ra quyết định xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ công chứng viên.
Phòng công chứng được chuyển đổi, giải thể theo quy định tại Điều 21 của Luật Công chứng thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng có hiệu lực, Sở Tư pháp ra quyết định xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ công chứng viên.
Việc gửi quyết định và đăng tải thông tin về xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ công chứng viên được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thẻ công chứng viên không còn giá trị sử dụng kể từ ngày quyết định xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ công chứng viên có hiệu lực. Người bị xóa đăng ký hành nghề công chứng có trách nhiệm nộp Thẻ công chứng viên cho Sở Tư pháp đã ra quyết định xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ; Sở Tư pháp thu lại Thẻ công chứng viên và thực hiện tiêu hủy Thẻ theo quy định.
1. Công chứng viên đề nghị cấp lại Thẻ công chứng viên theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật Công chứng nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đề nghị cấp lại Thẻ công chứng viên (Mẫu TP-CC-07);
b) 01 ảnh chân dung cỡ 2cm x 3cm (ảnh chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ);
c) Thẻ công chứng viên đang sử dụng (trong trường hợp Thẻ bị hỏng).
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp lại Thẻ cho công chứng viên; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
3. Thẻ công chứng viên cấp lại được giữ nguyên số Thẻ đã cấp trước đây.
1. Người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài được công nhận tương đương trong các trường hợp sau đây:
a) Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà Việt Nam là thành viên;
b) Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài mà chương trình đào tạo nghề công chứng đã được cơ quan kiểm định chất lượng của nước đó công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp văn bằng.
2. Người đề nghị công nhận tương đương văn bằng đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng (mẫu TP-CC-01);
b) Bản sao văn bằng và bản sao kết quả đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài đã được hợp pháp hóa lãnh sự, được dịch ra tiếng Việt và bản dịch tiếng Việt phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
1. Người được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Công chứng nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng đến Học viện Tư pháp. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng (Mẫu TP-CC-02);
b) Giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này.
2. Học viện Tư pháp tiếp nhận hồ sơ đăng ký và thông báo danh sách người đủ điều kiện tham gia khóa bồi dưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai giảng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
1. Kỹ năng hành nghề công chứng, bao gồm việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ yêu cầu công chứng, xác định nhân thân, năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng, kỹ năng nghiệp vụ khác thuộc thẩm quyền của công chứng viên.
2. Kiến thức pháp luật liên quan đến hành nghề công chứng, bao gồm các quy định pháp luật về công chứng, pháp luật dân sự, các quy định pháp luật khác có liên quan.
3. Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
4. Kỹ năng quản lý, tổ chức và điều hành tổ chức hành nghề công chứng.
1. Chủ trì, phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành chương trình bồi dưỡng nghề công chứng.
2. Tổ chức khóa bồi dưỡng nghề công chứng phù hợp với chương trình đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.
3. Cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng cho người đạt yêu cầu.
1. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm (sau đây gọi là bồi dưỡng nghiệp vụ) bao gồm một hoặc một số vấn đề sau đây:
a) Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng;
b) Cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật về công chứng và các quy định pháp luật khác có liên quan;
c) Kỹ năng hành nghề công chứng; kỹ năng giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình hành nghề công chứng;
d) Kỹ năng quản lý, tổ chức và điều hành tổ chức hành nghề công chứng.
2. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ được tổ chức theo hình thức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ.
1. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ bao gồm:
a) Hội công chứng viên;
b) Hiệp hội công chứng viên Việt Nam;
c) Học viện Tư pháp.
2. Công chứng viên có thể lựa chọn tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Hội công chứng viên ở địa phương khác, Hiệp hội công chứng viên Việt Nam hoặc Học viện Tư pháp tổ chức.
1. Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ tối thiểu là 02 ngày làm việc/năm (16 giờ/năm).
2. Công chứng viên thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được công nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm đó:
a) Có bài nghiên cứu pháp luật công chứng và pháp luật có liên quan đến công chứng đăng trên các tạp chí chuyên ngành luật trong nước hoặc nước ngoài; viết hoặc tham gia viết sách, giáo trình về công chứng đã được xuất bản;
b) Tham gia giảng dạy về công chứng tại Học viện Tư pháp; giảng bài tại lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do các tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này thực hiện;
c) Tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công chứng ở nước ngoài;
d) Là báo cáo viên trong các chương trình tập huấn, hội thảo, tọa đàm về các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này do Cục Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp tổ chức. Trường hợp công chứng viên không phải là báo cáo viên mà tham dự các chương trình tập huấn, hội thảo, tọa đàm quy định tại điểm d khoản này thì 01 ngày tham dự được tính là 08 giờ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ, từ 02 ngày trở lên được tính là hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ. Cục Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp cấp văn bản chứng nhận cho công chứng viên, trong đó nêu rõ số ngày tham dự.
3. Những trường hợp sau đây được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm:
a) Công chứng viên nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi;
b) Công chứng viên phải điều trị dài ngày tại cơ sở khám chữa bệnh đối với những bệnh thuộc danh mục bệnh chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y tế từ 03 tháng trở lên, có giấy chứng nhận của cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên.
Công chứng viên có trách nhiệm nộp giấy tờ chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản này cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề chậm nhất là ngày 15 tháng 12 hàng năm để lập danh sách công chứng viên được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng trong năm đó.
1. Giấy tờ xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ bao gồm:
a) Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ do tổ chức thực hiện bồi dưỡng quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này cấp;
b) Tạp chí, sách, giáo trình đã được đăng hoặc xuất bản theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14 của Thông tư này;
c) Văn bản xác nhận hoặc giấy tờ chứng nhận đã tham gia các hoạt động quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 14 của Thông tư này.
Văn bản xác nhận hoặc giấy tờ chứng nhận đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 của Thông tư này phải được hợp pháp hóa lãnh sự, được dịch ra tiếng Việt và bản dịch tiếng Việt phải được công chứng hoặc chứng thực.
2. Công chứng viên hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ nộp bản sao một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề chậm nhất là ngày 15 tháng 12 hàng năm để lập danh sách hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm đó.
Sở Tư pháp đăng tải danh sách công chứng viên hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ và danh sách công chứng viên được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp chậm nhất là ngày 31 tháng 12 hàng năm.
1. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng và công bố kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ của tổ chức mình trước ngày 30 tháng 01 hàng năm;
b) Chuẩn bị nội dung, chương trình, các điều kiện cần thiết khác và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ theo kế hoạch đã công bố;
c) Cấp giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng (Mẫu TP-CC-11);
d) Thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
đ) Lập và đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức danh sách công chứng viên đã tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ tại tổ chức mình theo từng năm.
2. Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ của tổ chức thực hiện bồi dưỡng quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Hướng dẫn nội dung trọng tâm bồi dưỡng nghiệp vụ theo từng năm cho các Hội công chứng viên;
c) Hướng dẫn, tổng kết, đánh giá việc thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ của Hiệp hội và các Hội công chứng viên;
d) Hướng dẫn việc thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ của các Hội công chứng viên theo quy định của pháp luật.
1. Công chứng viên vi phạm nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, bị xử phạt vi phạm hành hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ vi phạm quy định của Thông tư này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật.
1. Tư cách thành viên hợp danh của công chứng viên trong Văn phòng công chứng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nguyện vọng cá nhân theo quy định của Luật Công chứng;
b) Các trường hợp khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp liên quan đến công ty hợp danh.
2. Công chứng viên chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này khi được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng chấp thuận bằng văn bản. Công chứng viên phải thông báo bằng văn bản cho các thành viên hợp danh khác và Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng đăng ký hoạt động về việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh chậm nhất là 06 tháng trước ngày dự kiến chấm dứt. Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, người đã chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo nguyện vọng cá nhân vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của Văn phòng công chứng đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh.
Công chứng viên chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại điểm b khoản này thì việc chấm dứt được áp dụng theo quy định tại Điều 185 của Luật Doanh nghiệp.
3. Việc tiếp nhận thành viên hợp danh mới của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Luật Công chứng và Điều 186 của Luật Doanh nghiệp.
1. Văn phòng công chứng đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Luật Công chứng hoặc Văn phòng công chứng nhận sáp nhập, Văn phòng công chứng được chuyển nhượng nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng đăng ký hoạt động.
Hồ sơ bao gồm giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-10), bản chính giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng và một hoặc một số giấy tờ sau đây tùy vào nội dung đăng ký hoạt động được đề nghị thay đổi:
a) Trường hợp Văn phòng công chứng bổ sung công chứng viên: Văn bản chấp thuận của các công chứng viên hợp danh trong trường hợp bổ sung công chứng viên hợp danh hoặc hợp đồng lao động trong trường hợp bổ sung công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động kèm theo hồ sơ đăng ký hành nghề và cấp Thẻ cho công chứng viên;
b) Trường hợp Văn phòng công chứng giảm số lượng công chứng viên: Văn bản chấp thuận của các công chứng viên hợp danh và văn bản thông báo về việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Thông tư này hoặc giấy tờ chứng minh công chứng viên chấm dứt tư cách thành viên hợp danh trong các trường hợp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 18 của Thông tư này hoặc quyết định miễn nhiệm công chứng viên hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động với công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng;
c) Trường hợp Văn phòng công chứng thay đổi Trưởng Văn phòng: Giấy tờ chứng minh công chứng viên dự kiến là Trưởng Văn phòng công chứng đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên, kèm theo thỏa thuận bằng văn bản của các thành viên hợp danh về việc thay đổi Trưởng Văn phòng;
d) Trường hợp thay đổi địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng: Giấy tờ chứng minh về trụ sở mới;
đ) Trường hợp thay đổi tên gọi của Văn phòng công chứng: Văn bản thỏa thuận của các thành viên hợp danh về việc thay đổi tên gọi của Văn phòng công chứng;
e) Trường hợp sáp nhập Văn phòng công chứng: Các giấy tờ theo quy định tại khoản 4 Điều 14 của Nghị định số 29/2015/NĐ-CP; trường hợp chuyển nhượng Văn phòng công chứng: Các giấy tờ theo quy định tại khoản 3 Điều 15 của Nghị định số 29/2015/NĐ-CP.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp cấp lại giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở, Trưởng Văn phòng hoặc ghi nhận nội dung thay đổi vào giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng thay đổi danh sách công chứng viên hợp danh hoặc công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Giấy đăng ký hoạt động cấp lại được giữ nguyên số đã cấp trước đó.
1. Việc chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Luật Công chứng.
2. Trong trường hợp Văn phòng công chứng tự chấm dứt hoạt động thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày Văn phòng công chứng thực hiện xong thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật Công chứng, Sở Tư pháp thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng.
1. Trong trường hợp Phòng công chứng bị giải thể hoặc Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động mà không thỏa thuận được với một Văn phòng công chứng khác về việc tiếp nhận hồ sơ công chứng thì Sở Tư pháp chỉ định Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng khác tiếp nhận hồ sơ công chứng trước khi có quyết định giải thể Phòng công chứng hoặc ra quyết định thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng.
2. Chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày có quyết định giải thể Phòng công chứng hoặc quyết định thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng theo quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp tổ chức việc bàn giao hồ sơ công chứng cho tổ chức được chỉ định tiếp nhận hồ sơ công chứng. Việc bàn giao hồ sơ phải có sự tham gia của Hội công chứng viên đối với địa phương đã có Hội công chứng viên và được lập thành biên bản, có chữ ký, đóng dấu của Sở Tư pháp và các bên tham gia; trường hợp bên giao hồ sơ không ký thì ghi rõ vào biên bản.
3. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức có trách nhiệm bàn giao hồ sơ công chứng mà không bàn giao hoặc không thể bàn giao vì lý do chính đáng thì Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan có liên quan tại địa phương tổ chức bàn giao hồ sơ cho tổ chức hành nghề công chứng được chỉ định tiếp nhận hồ sơ. Việc bàn giao hồ sơ công chứng phải lập thành biên bản theo quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Cộng tác viên phiên dịch của tổ chức hành nghề công chứng phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Luật Công chứng.
Trong trường hợp cộng tác viên phiên dịch đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm cộng tác viên thì có thể ký trước vào bản dịch; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của cộng tác viên phiên dịch với chữ ký mẫu trước khi ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch.
2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng:
a) Ký hợp đồng với cộng tác viên phiên dịch, trong đó xác định rõ trách nhiệm của cộng tác viên đối với nội dung, chất lượng bản dịch, thù lao, quyền và nghĩa vụ của các bên;
b) Thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động danh sách cộng tác viên phiên dịch chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng với cộng tác viên;
c) Trả thù lao phiên dịch theo thỏa thuận với cộng tác viên phiên dịch;
d) Niêm yết công khai danh sách cộng tác viên phiên dịch tại trụ sở của tổ chức mình;
đ) Bồi thường thiệt hại và yêu cầu cộng tác viên phiên dịch bồi hoàn theo quy định tại Điều 38 của Luật Công chứng;
e) Các quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với cộng tác viên phiên dịch hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Quyền và nghĩa vụ của cộng tác viên phiên dịch:
a) Nhận thù lao phiên dịch theo thỏa thuận với tổ chức hành nghề công chứng;
b) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện;
c) Hoàn trả số tiền mà tổ chức hành nghề công chứng đã bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra theo quy định tại Điều 38 của Luật Công chứng;
d) Chấp hành các quy định của pháp luật về dịch thuật, nội quy làm việc của tổ chức hành nghề công chứng;
đ) Các quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với tổ chức hành nghề công chứng hoặc theo quy định của pháp luật.
1. Ủy ban nhân nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng của địa phương và ban hành quy chế khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng theo quy định tại Điều 62 của Luật Công chứng.
2. Cơ sở dữ liệu công chứng được xây dựng phải bảo đảm an toàn, bảo mật, thuận tiện khi khai thác, sử dụng, có khả năng kết nối với các cơ sở dữ liệu khác có liên quan.
3. Kinh phí xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng được bố trí từ nguồn ngân sách địa phương, đóng góp của các tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên và các nguồn kinh phí xã hội hóa khác.
4. Quy chế khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng phải quy định rõ trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong quản lý, cung cấp, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu, việc khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu và chi phí khai thác, sử dụng.
1. Lời chứng của công chứng viên là bộ phận cấu thành của văn bản công chứng.
2. Mẫu lời chứng ban hành kèm theo Thông tư này bao gồm:
a) Lời chứng của công chứng viên áp dụng chung đối với hợp đồng (giao dịch); lời chứng đối với hợp đồng ủy quyền trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng để ký hợp đồng; lời chứng đối với di chúc và các văn bản có liên quan đến di chúc; lời chứng đối với văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản; lời chứng đối với văn bản từ chối nhận di sản;
b) Lời chứng đối với bản dịch.
3. Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 46, khoản 3 Điều 61 của Luật Công chứng, các mẫu lời chứng và ghi chú cách ghi lời chứng ban hành kèm theo Thông tư này, công chứng viên soạn thảo lời chứng phù hợp với từng hợp đồng, giao dịch cụ thể.
Công chứng viên không được đưa vào lời chứng những nội dung nhằm trốn tránh, giảm bớt trách nhiệm của mình hoặc nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.
1. Sổ công chứng dùng để theo dõi, quản lý các việc công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng. Sổ được lập theo từng năm, ngày mở sổ là ngày 01 tháng 01, ngày khóa sổ là ngày 31 tháng 12. Sổ phải được đánh số trang, viết liên tiếp theo thứ tự từ 01 cho đến hết sổ, không được bỏ trống các dòng hoặc các trang, phải đóng dấu giáp lai theo quy định của pháp luật.
Khi hết năm, tổ chức hành nghề công chứng phải thực hiện khóa sổ và thống kê tổng số việc công chứng đã thực hiện trong năm; người đứng đầu tổ chức hành nghề công chứng xác nhận, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu vào sổ.
Sổ công chứng được lập theo mẫu, bao gồm sổ công chứng hợp đồng, giao dịch (Mẫu TP-CC-27) và sổ công chứng bản dịch (Mẫu TP-CC-28).
2. Số công chứng là số thứ tự ghi trong sổ công chứng, kèm theo quyển số, năm thực hiện công chứng và ký hiệu loại việc công chứng (hợp đồng, giao dịch; bản dịch). Số thứ tự ghi trong sổ công chứng phải ghi liên tục từ số 01 cho đến hết năm, không được lấy số kèm theo chữ cái; trường hợp chưa hết năm mà sử dụng sang sổ khác thì phải lấy số thứ tự tiếp theo của sổ trước.
Số ghi trong văn bản công chứng là số tương ứng với số công chứng đã ghi trong sổ công chứng.
3. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng lập sổ công chứng điện tử thì định kỳ hàng tháng phải in và đóng thành sổ, đóng dấu giáp lai theo quy định của pháp luật. Việc lập sổ, ghi sổ và khóa sổ được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Tổ chức hành nghề công chứng phải lập, bảo quản và lưu trữ các loại sổ sau đây:
a) Sổ công chứng hợp đồng, giao dịch, sổ công chứng bản dịch theo quy định tại Điều 25 của Thông tư này;
b) Sổ theo dõi việc sử dụng lao động (Mẫu TP-CC-29).
Sổ theo dõi sử dụng lao động phải ghi ngày mở sổ, ngày khóa sổ và được đóng dấu giáp lai theo quy định của pháp luật;
c) Sổ văn thư, lưu trữ, sổ kế toán, tài chính và các loại sổ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Việc lập, bảo quản, lưu trữ các loại sổ theo quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về công chứng, lưu trữ, thống kê, thuế, tài chính và các quy định pháp luật khác có liên quan.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương; nội dung báo cáo được đưa vào Báo cáo kết quả công tác tư pháp hằng năm gửi Bộ Tư pháp.
2. Nội dung báo cáo về tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương gồm những vấn đề cơ bản sau đây:
a) Tình hình tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương: Số lượng công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng; việc đăng ký hành nghề, cấp Thẻ công chứng viên; việc xóa đăng ký hành nghề, thu hồi Thẻ công chứng viên; kết quả hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng (tổng số việc công chứng, chứng thực, số phí, thù lao công chứng, phí chứng thực và các chi phí khác);
b) Việc thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng; việc cho phép thành lập, chuyển trụ sở từ địa bàn cấp huyện này sang địa bàn cấp huyện khác; việc hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng (nếu có);
c) Thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức và hoạt động công chứng và đề xuất, kiến nghị (nếu có);
d) Đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương; đề xuất, kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước.
1. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kiểm tra về tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương. Sở Tư pháp thực hiện kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp hoặc trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Cục Bổ trợ tư pháp giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện kiểm tra về tổ chức và hoạt động công chứng trong phạm vi toàn quốc. Cục Bổ trợ tư pháp thực hiện kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Việc kiểm tra định kỳ phải được lập kế hoạch; thời gian và nội dung kiểm tra phải được thông báo bằng văn bản cho đối tượng kiểm tra chậm nhất là 15 ngày trước ngày tiến hành kiểm tra.
2. Việc kiểm tra tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Đối với tổ chức hành nghề công chứng: Việc đăng ký hoạt động, đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên; việc giải quyết các yêu cầu công chứng; việc lập, quản lý, sử dụng, lưu trữ các loại sổ sách và các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan; thực hiện quy định về báo cáo, lao động, thuế, tài chính, kế toán, thống kê và việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác của tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên hành nghề tại tổ chức theo quy định của Luật Công chứng, các văn bản hướng dẫn thi hành và pháp luật có liên quan.
b) Đối với tổ chức xã hội - nghề nghiệp công chứng: Việc kết nạp, rút tên khỏi danh sách hội viên; bồi dưỡng nghiệp vụ; giải quyết, khiếu nại, tố cáo; xử lý kỷ luật; việc thực hiện các quy định của pháp luật về báo cáo, tài chính, kế toán, thống kê và việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên theo quy định của Luật Công chứng, các văn bản hướng dẫn thi hành, Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và pháp luật có liên quan.
c) Đối với Sở Tư pháp: Việc xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng, thành lập Văn phòng công chứng; cấp, cấp lại, thu hồi giấy đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng; đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên; quản lý về tập sự hành nghề công chứng; công tác thanh tra, kiểm tra, báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất; lập, quản lý, sử dụng sổ sách; quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu công chứng và việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật Công chứng, các văn bản hướng dẫn thi hành và pháp luật có liên quan.
3. Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra;
b) Gia hạn kiểm tra trong trường hợp cần thiết (thời gian gia hạn tối đa bằng thời hạn kiểm tra đã thông báo trước đó);
c) Yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp thông tin, giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra;
d) Lập biên bản kiểm tra, xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của biên bản, báo cáo đó;
đ) Xử lý theo thẩm quyền trong trường hợp phát hiện vi phạm về tổ chức và hoạt động công chứng;
e) Bảo mật thông tin liên quan đến quá trình kiểm tra theo quy định của pháp luật.
4. Đối tượng kiểm tra có các quyền sau đây: Đề nghị thành viên Đoàn kiểm tra và các cơ quan, tổ chức có liên quan giữ bí mật thông tin trong quá trình kiểm tra theo quy định của pháp luật; nhận biên bản kiểm tra và yêu cầu giải thích nội dung biên bản kiểm tra; bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra; từ chối cung cấp thông tin, giấy tờ, hồ sơ tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Đối tượng kiểm tra có các nghĩa vụ sau đây: Chấp hành quyết định kiểm tra đã được ban hành; cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, giấy tờ, hồ sơ, tài liệu đã cung cấp; ký biên bản kiểm tra sau khi kết thúc kiểm tra; chấp hành quyết định của Đoàn kiểm tra và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
5. Trình tự, thủ tục kiểm tra được tiến hành như sau:
a) Công bố nội dung, chương trình kiểm tra khi bắt đầu tiến hành kiểm tra về tổ chức và hoạt động công chứng;
b) Đối chiếu, kiểm tra, đánh giá nội dung báo cáo và các sổ sách, giấy tờ, hồ sơ, tài liệu được xuất trình theo quy định của pháp luật;
c) Lập biên bản kiểm tra về tổ chức và hoạt động công chứng sau khi kết thúc kiểm tra;
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong tổ chức và hoạt động công chứng (nếu có).
1. Cục Bổ trợ tư pháp, Thanh tra Bộ giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện thanh tra về tổ chức và hoạt động công chứng.
2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thanh tra về tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương.
3. Việc thanh tra về tổ chức và hoạt động công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về công chứng và các quy định pháp luật khác có liên quan.Bổ sung
Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu giấy tờ, sổ sau đây:
1. Giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng (Mẫu TP-CC-01);
2. Giấy đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng (Mẫu TP-CC-02);
3. Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên (Mẫu TP-CC-03);
4. Đơn đề nghị miễn nhiệm công chứng viên (Mẫu TP-CC-04);
5. Đơn đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên (Mẫu TP-CC-05);
6. Giấy đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên (Mẫu TP-CC-06);
7. Giấy đề nghị cấp lại Thẻ công chứng viên (Mẫu TP-CC-07);
8. Đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-08);
9. Đơn đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-09);
10. Giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-10);
11. Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng (Mẫu TP-CC-11);
12. Quyết định đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên (Mẫu TP-CC-12);
13. Quyết định xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ công chứng viên (Mẫu TP-CC-13);
14. Quyết định cho phép chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-14);
15. Quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-15);
16. Quyết định cho phép hợp nhất Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-16);
17. Quyết định cho phép sáp nhập Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-17);
18. Quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-18);
19. Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-19);
20. Mẫu biển hiệu của tổ chức hành nghề công chứng (Mẫu TP-CC-20);
21. Mẫu lời chứng của công chứng viên áp dụng chung đối với hợp đồng, giao dịch (Mẫu TP-CC-21);
22. Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng ủy quyền trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng (Mẫu TP-CC-22);
23. Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với di chúc và Văn bản sửa đổi/bổ sung di chúc (Mẫu TP-CC-23);
24. Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với văn bản thỏa thuận phân chia di sản/văn bản khai nhận di sản (Mẫu TP-CC-24);
25. Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với văn bản từ chối nhận di sản (Mẫu TP-CC-25);
26. Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch (Mẫu TP-CC-26);
27. Sổ công chứng hợp đồng, giao dịch (Mẫu TP-CC-27);
1. Người đã hoàn thành tập sự hành nghề công chứng trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 thì không phải nộp bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên.
2. Người đã được miễn nhiệm công chứng viên theo nguyện vọng cá nhân hoặc chuyển làm công việc khác trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 thì được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 16 của Luật Công chứng. Người đề nghị bổ nhiệm lại nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đã đề nghị bổ nhiệm công chứng viên.
Việc bổ nhiệm lại cho người bị miễn nhiệm công chứng viên trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 16 của Luật Công chứng.
3. Công chứng viên đã được bổ nhiệm trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành có nhu cầu thay đổi nơi hành nghề thì tổ chức hành nghề công chứng nơi công chứng viên chuyển đến thực hiện thủ tục đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên cho công chứng viên đó theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
Công chứng viên của Phòng công chứng đã nghỉ hưu hoặc thôi việc theo nguyện vọng không quá một năm vẫn được giữ chức danh công chứng viên và được tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc hành nghề tại Văn phòng công chứng đang hoạt động theo quy định của Luật Công chứng. Thời hạn không quá một năm được tính từ ngày quyết định nghỉ hưu hoặc cho thôi việc có hiệu lực đến ngày Văn phòng công chứng nộp hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên cho công chứng viên đó theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
4. Thẻ công chứng viên do Bộ Tư pháp cấp tiếp tục có giá trị sử dụng. Trong trường hợp công chứng viên thay đổi nơi hành nghề thì tổ chức hành nghề công chứng nơi chuyển đến đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ cho công chứng viên đó theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này; trường hợp công chứng viên không thay đổi tổ chức hành nghề công chứng nhưng bị mất, bị hỏng Thẻ thì công chứng viên đề nghị cấp lại Thẻ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này. Thẻ công chứng viên được cấp hoặc cấp lại theo số Thẻ của Sở Tư pháp.
Quyết định đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên của Sở Tư pháp phải ghi rõ việc thu hồi Thẻ công chứng viên do Bộ Tư pháp cấp trước đây. Công chứng viên nộp cho Sở Tư pháp Thẻ công chứng viên đã được cấp; trường hợp Thẻ đã bị mất thì phải báo cáo Sở Tư pháp bằng văn bản.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 3 năm 2021.
2. Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành./.
1. Người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài được công nhận tương đương trong các trường hợp sau đây:
a) Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà Việt Nam là thành viên;
b) Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài mà chương trình đào tạo nghề công chứng đã được cơ quan kiểm định chất lượng của nước đó công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp văn bằng.
2. Người đề nghị công nhận tương đương văn bằng đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng (mẫu TP-CC-01);
b) Bản sao văn bằng và bản sao kết quả đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài đã được hợp pháp hóa lãnh sự, được dịch ra tiếng Việt và bản dịch tiếng Việt phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
1. Người được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Công chứng nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng đến Học viện Tư pháp. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng (Mẫu TP-CC-02);
b) Giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này.
2. Học viện Tư pháp tiếp nhận hồ sơ đăng ký và thông báo danh sách người đủ điều kiện tham gia khóa bồi dưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai giảng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
1. Kỹ năng hành nghề công chứng, bao gồm việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ yêu cầu công chứng, xác định nhân thân, năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng, kỹ năng nghiệp vụ khác thuộc thẩm quyền của công chứng viên.
2. Kiến thức pháp luật liên quan đến hành nghề công chứng, bao gồm các quy định pháp luật về công chứng, pháp luật dân sự, các quy định pháp luật khác có liên quan.
3. Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
4. Kỹ năng quản lý, tổ chức và điều hành tổ chức hành nghề công chứng.
1. Chủ trì, phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành chương trình bồi dưỡng nghề công chứng.
2. Tổ chức khóa bồi dưỡng nghề công chứng phù hợp với chương trình đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.
3. Cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng cho người đạt yêu cầu.
1. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm (sau đây gọi là bồi dưỡng nghiệp vụ) bao gồm một hoặc một số vấn đề sau đây:
a) Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng;
b) Cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật về công chứng và các quy định pháp luật khác có liên quan;
c) Kỹ năng hành nghề công chứng; kỹ năng giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình hành nghề công chứng;
d) Kỹ năng quản lý, tổ chức và điều hành tổ chức hành nghề công chứng.
2. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ được tổ chức theo hình thức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ.
1. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ bao gồm:
a) Hội công chứng viên;
b) Hiệp hội công chứng viên Việt Nam;
c) Học viện Tư pháp.
2. Công chứng viên có thể lựa chọn tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Hội công chứng viên ở địa phương khác, Hiệp hội công chứng viên Việt Nam hoặc Học viện Tư pháp tổ chức.
1. Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ tối thiểu là 02 ngày làm việc/năm (16 giờ/năm).
2. Công chứng viên thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được công nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm đó:
a) Có bài nghiên cứu pháp luật công chứng và pháp luật có liên quan đến công chứng đăng trên các tạp chí chuyên ngành luật trong nước hoặc nước ngoài; viết hoặc tham gia viết sách, giáo trình về công chứng đã được xuất bản;
b) Tham gia giảng dạy về công chứng tại Học viện Tư pháp; giảng bài tại lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do các tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này thực hiện;
c) Tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công chứng ở nước ngoài;
d) Là báo cáo viên trong các chương trình tập huấn, hội thảo, tọa đàm về các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này do Cục Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp tổ chức. Trường hợp công chứng viên không phải là báo cáo viên mà tham dự các chương trình tập huấn, hội thảo, tọa đàm quy định tại điểm d khoản này thì 01 ngày tham dự được tính là 08 giờ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ, từ 02 ngày trở lên được tính là hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ. Cục Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp cấp văn bản chứng nhận cho công chứng viên, trong đó nêu rõ số ngày tham dự.
3. Những trường hợp sau đây được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm:
a) Công chứng viên nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi;
b) Công chứng viên phải điều trị dài ngày tại cơ sở khám chữa bệnh đối với những bệnh thuộc danh mục bệnh chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y tế từ 03 tháng trở lên, có giấy chứng nhận của cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên.
Công chứng viên có trách nhiệm nộp giấy tờ chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản này cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề chậm nhất là ngày 15 tháng 12 hàng năm để lập danh sách công chứng viên được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng trong năm đó.
1. Giấy tờ xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ bao gồm:
a) Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ do tổ chức thực hiện bồi dưỡng quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này cấp;
b) Tạp chí, sách, giáo trình đã được đăng hoặc xuất bản theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14 của Thông tư này;
c) Văn bản xác nhận hoặc giấy tờ chứng nhận đã tham gia các hoạt động quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 14 của Thông tư này.
Văn bản xác nhận hoặc giấy tờ chứng nhận đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 của Thông tư này phải được hợp pháp hóa lãnh sự, được dịch ra tiếng Việt và bản dịch tiếng Việt phải được công chứng hoặc chứng thực.
2. Công chứng viên hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ nộp bản sao một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề chậm nhất là ngày 15 tháng 12 hàng năm để lập danh sách hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm đó.
Sở Tư pháp đăng tải danh sách công chứng viên hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ và danh sách công chứng viên được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp chậm nhất là ngày 31 tháng 12 hàng năm.
1. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng và công bố kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ của tổ chức mình trước ngày 30 tháng 01 hàng năm;
b) Chuẩn bị nội dung, chương trình, các điều kiện cần thiết khác và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ theo kế hoạch đã công bố;
c) Cấp giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng (Mẫu TP-CC-11);
d) Thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
đ) Lập và đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức danh sách công chứng viên đã tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ tại tổ chức mình theo từng năm.
2. Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ của tổ chức thực hiện bồi dưỡng quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Hướng dẫn nội dung trọng tâm bồi dưỡng nghiệp vụ theo từng năm cho các Hội công chứng viên;
c) Hướng dẫn, tổng kết, đánh giá việc thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ của Hiệp hội và các Hội công chứng viên;
d) Hướng dẫn việc thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ của các Hội công chứng viên theo quy định của pháp luật.
1. Công chứng viên vi phạm nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, bị xử phạt vi phạm hành hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ vi phạm quy định của Thông tư này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật.
1. Tư cách thành viên hợp danh của công chứng viên trong Văn phòng công chứng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nguyện vọng cá nhân theo quy định của Luật Công chứng;
b) Các trường hợp khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp liên quan đến công ty hợp danh.
2. Công chứng viên chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này khi được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng chấp thuận bằng văn bản. Công chứng viên phải thông báo bằng văn bản cho các thành viên hợp danh khác và Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng đăng ký hoạt động về việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh chậm nhất là 06 tháng trước ngày dự kiến chấm dứt. Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, người đã chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo nguyện vọng cá nhân vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của Văn phòng công chứng đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh.
Công chứng viên chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại điểm b khoản này thì việc chấm dứt được áp dụng theo quy định tại Điều 185 của Luật Doanh nghiệp.
3. Việc tiếp nhận thành viên hợp danh mới của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Luật Công chứng và Điều 186 của Luật Doanh nghiệp.
1. Văn phòng công chứng đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Luật Công chứng hoặc Văn phòng công chứng nhận sáp nhập, Văn phòng công chứng được chuyển nhượng nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng đăng ký hoạt động.
Hồ sơ bao gồm giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-10), bản chính giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng và một hoặc một số giấy tờ sau đây tùy vào nội dung đăng ký hoạt động được đề nghị thay đổi:
a) Trường hợp Văn phòng công chứng bổ sung công chứng viên: Văn bản chấp thuận của các công chứng viên hợp danh trong trường hợp bổ sung công chứng viên hợp danh hoặc hợp đồng lao động trong trường hợp bổ sung công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động kèm theo hồ sơ đăng ký hành nghề và cấp Thẻ cho công chứng viên;
b) Trường hợp Văn phòng công chứng giảm số lượng công chứng viên: Văn bản chấp thuận của các công chứng viên hợp danh và văn bản thông báo về việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Thông tư này hoặc giấy tờ chứng minh công chứng viên chấm dứt tư cách thành viên hợp danh trong các trường hợp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 18 của Thông tư này hoặc quyết định miễn nhiệm công chứng viên hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động với công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng;
c) Trường hợp Văn phòng công chứng thay đổi Trưởng Văn phòng: Giấy tờ chứng minh công chứng viên dự kiến là Trưởng Văn phòng công chứng đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên, kèm theo thỏa thuận bằng văn bản của các thành viên hợp danh về việc thay đổi Trưởng Văn phòng;
d) Trường hợp thay đổi địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng: Giấy tờ chứng minh về trụ sở mới;
đ) Trường hợp thay đổi tên gọi của Văn phòng công chứng: Văn bản thỏa thuận của các thành viên hợp danh về việc thay đổi tên gọi của Văn phòng công chứng;
e) Trường hợp sáp nhập Văn phòng công chứng: Các giấy tờ theo quy định tại khoản 4 Điều 14 của Nghị định số 29/2015/NĐ-CP; trường hợp chuyển nhượng Văn phòng công chứng: Các giấy tờ theo quy định tại khoản 3 Điều 15 của Nghị định số 29/2015/NĐ-CP.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp cấp lại giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở, Trưởng Văn phòng hoặc ghi nhận nội dung thay đổi vào giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng thay đổi danh sách công chứng viên hợp danh hoặc công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Giấy đăng ký hoạt động cấp lại được giữ nguyên số đã cấp trước đó.
1. Việc chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Luật Công chứng.
2. Trong trường hợp Văn phòng công chứng tự chấm dứt hoạt động thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày Văn phòng công chứng thực hiện xong thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật Công chứng, Sở Tư pháp thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng.
1. Trong trường hợp Phòng công chứng bị giải thể hoặc Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động mà không thỏa thuận được với một Văn phòng công chứng khác về việc tiếp nhận hồ sơ công chứng thì Sở Tư pháp chỉ định Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng khác tiếp nhận hồ sơ công chứng trước khi có quyết định giải thể Phòng công chứng hoặc ra quyết định thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng.
2. Chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày có quyết định giải thể Phòng công chứng hoặc quyết định thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng theo quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp tổ chức việc bàn giao hồ sơ công chứng cho tổ chức được chỉ định tiếp nhận hồ sơ công chứng. Việc bàn giao hồ sơ phải có sự tham gia của Hội công chứng viên đối với địa phương đã có Hội công chứng viên và được lập thành biên bản, có chữ ký, đóng dấu của Sở Tư pháp và các bên tham gia; trường hợp bên giao hồ sơ không ký thì ghi rõ vào biên bản.
3. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức có trách nhiệm bàn giao hồ sơ công chứng mà không bàn giao hoặc không thể bàn giao vì lý do chính đáng thì Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan có liên quan tại địa phương tổ chức bàn giao hồ sơ cho tổ chức hành nghề công chứng được chỉ định tiếp nhận hồ sơ. Việc bàn giao hồ sơ công chứng phải lập thành biên bản theo quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Cộng tác viên phiên dịch của tổ chức hành nghề công chứng phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Luật Công chứng.
Trong trường hợp cộng tác viên phiên dịch đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm cộng tác viên thì có thể ký trước vào bản dịch; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của cộng tác viên phiên dịch với chữ ký mẫu trước khi ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch.
2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng:
a) Ký hợp đồng với cộng tác viên phiên dịch, trong đó xác định rõ trách nhiệm của cộng tác viên đối với nội dung, chất lượng bản dịch, thù lao, quyền và nghĩa vụ của các bên;
b) Thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động danh sách cộng tác viên phiên dịch chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng với cộng tác viên;
c) Trả thù lao phiên dịch theo thỏa thuận với cộng tác viên phiên dịch;
d) Niêm yết công khai danh sách cộng tác viên phiên dịch tại trụ sở của tổ chức mình;
đ) Bồi thường thiệt hại và yêu cầu cộng tác viên phiên dịch bồi hoàn theo quy định tại Điều 38 của Luật Công chứng;
e) Các quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với cộng tác viên phiên dịch hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Quyền và nghĩa vụ của cộng tác viên phiên dịch:
a) Nhận thù lao phiên dịch theo thỏa thuận với tổ chức hành nghề công chứng;
b) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện;
c) Hoàn trả số tiền mà tổ chức hành nghề công chứng đã bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra theo quy định tại Điều 38 của Luật Công chứng;
d) Chấp hành các quy định của pháp luật về dịch thuật, nội quy làm việc của tổ chức hành nghề công chứng;
đ) Các quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với tổ chức hành nghề công chứng hoặc theo quy định của pháp luật.
1. Ủy ban nhân nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng của địa phương và ban hành quy chế khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng theo quy định tại Điều 62 của Luật Công chứng.
2. Cơ sở dữ liệu công chứng được xây dựng phải bảo đảm an toàn, bảo mật, thuận tiện khi khai thác, sử dụng, có khả năng kết nối với các cơ sở dữ liệu khác có liên quan.
3. Kinh phí xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng được bố trí từ nguồn ngân sách địa phương, đóng góp của các tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên và các nguồn kinh phí xã hội hóa khác.
4. Quy chế khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng phải quy định rõ trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong quản lý, cung cấp, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu, việc khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu và chi phí khai thác, sử dụng.
1. Lời chứng của công chứng viên là bộ phận cấu thành của văn bản công chứng.
2. Mẫu lời chứng ban hành kèm theo Thông tư này bao gồm:
a) Lời chứng của công chứng viên áp dụng chung đối với hợp đồng (giao dịch); lời chứng đối với hợp đồng ủy quyền trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng để ký hợp đồng; lời chứng đối với di chúc và các văn bản có liên quan đến di chúc; lời chứng đối với văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản; lời chứng đối với văn bản từ chối nhận di sản;
b) Lời chứng đối với bản dịch.
3. Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 46, khoản 3 Điều 61 của Luật Công chứng, các mẫu lời chứng và ghi chú cách ghi lời chứng ban hành kèm theo Thông tư này, công chứng viên soạn thảo lời chứng phù hợp với từng hợp đồng, giao dịch cụ thể.
Công chứng viên không được đưa vào lời chứng những nội dung nhằm trốn tránh, giảm bớt trách nhiệm của mình hoặc nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.
1. Sổ công chứng dùng để theo dõi, quản lý các việc công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng. Sổ được lập theo từng năm, ngày mở sổ là ngày 01 tháng 01, ngày khóa sổ là ngày 31 tháng 12. Sổ phải được đánh số trang, viết liên tiếp theo thứ tự từ 01 cho đến hết sổ, không được bỏ trống các dòng hoặc các trang, phải đóng dấu giáp lai theo quy định của pháp luật.
Khi hết năm, tổ chức hành nghề công chứng phải thực hiện khóa sổ và thống kê tổng số việc công chứng đã thực hiện trong năm; người đứng đầu tổ chức hành nghề công chứng xác nhận, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu vào sổ.
Sổ công chứng được lập theo mẫu, bao gồm sổ công chứng hợp đồng, giao dịch (Mẫu TP-CC-27) và sổ công chứng bản dịch (Mẫu TP-CC-28).
2. Số công chứng là số thứ tự ghi trong sổ công chứng, kèm theo quyển số, năm thực hiện công chứng và ký hiệu loại việc công chứng (hợp đồng, giao dịch; bản dịch). Số thứ tự ghi trong sổ công chứng phải ghi liên tục từ số 01 cho đến hết năm, không được lấy số kèm theo chữ cái; trường hợp chưa hết năm mà sử dụng sang sổ khác thì phải lấy số thứ tự tiếp theo của sổ trước.
Số ghi trong văn bản công chứng là số tương ứng với số công chứng đã ghi trong sổ công chứng.
3. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng lập sổ công chứng điện tử thì định kỳ hàng tháng phải in và đóng thành sổ, đóng dấu giáp lai theo quy định của pháp luật. Việc lập sổ, ghi sổ và khóa sổ được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Tổ chức hành nghề công chứng phải lập, bảo quản và lưu trữ các loại sổ sau đây:
a) Sổ công chứng hợp đồng, giao dịch, sổ công chứng bản dịch theo quy định tại Điều 25 của Thông tư này;
b) Sổ theo dõi việc sử dụng lao động (Mẫu TP-CC-29).
Sổ theo dõi sử dụng lao động phải ghi ngày mở sổ, ngày khóa sổ và được đóng dấu giáp lai theo quy định của pháp luật;
c) Sổ văn thư, lưu trữ, sổ kế toán, tài chính và các loại sổ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Việc lập, bảo quản, lưu trữ các loại sổ theo quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về công chứng, lưu trữ, thống kê, thuế, tài chính và các quy định pháp luật khác có liên quan.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương; nội dung báo cáo được đưa vào Báo cáo kết quả công tác tư pháp hằng năm gửi Bộ Tư pháp.
2. Nội dung báo cáo về tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương gồm những vấn đề cơ bản sau đây:
a) Tình hình tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương: Số lượng công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng; việc đăng ký hành nghề, cấp Thẻ công chứng viên; việc xóa đăng ký hành nghề, thu hồi Thẻ công chứng viên; kết quả hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng (tổng số việc công chứng, chứng thực, số phí, thù lao công chứng, phí chứng thực và các chi phí khác);
b) Việc thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng; việc cho phép thành lập, chuyển trụ sở từ địa bàn cấp huyện này sang địa bàn cấp huyện khác; việc hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng (nếu có);
c) Thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức và hoạt động công chứng và đề xuất, kiến nghị (nếu có);
d) Đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương; đề xuất, kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước
1. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kiểm tra về tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương. Sở Tư pháp thực hiện kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp hoặc trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Cục Bổ trợ tư pháp giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện kiểm tra về tổ chức và hoạt động công chứng trong phạm vi toàn quốc. Cục Bổ trợ tư pháp thực hiện kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Việc kiểm tra định kỳ phải được lập kế hoạch; thời gian và nội dung kiểm tra phải được thông báo bằng văn bản cho đối tượng kiểm tra chậm nhất là 15 ngày trước ngày tiến hành kiểm tra.
2. Việc kiểm tra tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Đối với tổ chức hành nghề công chứng: Việc đăng ký hoạt động, đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên; việc giải quyết các yêu cầu công chứng; việc lập, quản lý, sử dụng, lưu trữ các loại sổ sách và các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan; thực hiện quy định về báo cáo, lao động, thuế, tài chính, kế toán, thống kê và việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác của tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên hành nghề tại tổ chức theo quy định của Luật Công chứng, các văn bản hướng dẫn thi hành và pháp luật có liên quan.
b) Đối với tổ chức xã hội - nghề nghiệp công chứng: Việc kết nạp, rút tên khỏi danh sách hội viên; bồi dưỡng nghiệp vụ; giải quyết, khiếu nại, tố cáo; xử lý kỷ luật; việc thực hiện các quy định của pháp luật về báo cáo, tài chính, kế toán, thống kê và việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên theo quy định của Luật Công chứng, các văn bản hướng dẫn thi hành, Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và pháp luật có liên quan.
c) Đối với Sở Tư pháp: Việc xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng, thành lập Văn phòng công chứng; cấp, cấp lại, thu hồi giấy đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng; đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên; quản lý về tập sự hành nghề công chứng; công tác thanh tra, kiểm tra, báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất; lập, quản lý, sử dụng sổ sách; quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu công chứng và việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật Công chứng, các văn bản hướng dẫn thi hành và pháp luật có liên quan.
3. Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra;
b) Gia hạn kiểm tra trong trường hợp cần thiết (thời gian gia hạn tối đa bằng thời hạn kiểm tra đã thông báo trước đó);
c) Yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp thông tin, giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra;
d) Lập biên bản kiểm tra, xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của biên bản, báo cáo đó;
đ) Xử lý theo thẩm quyền trong trường hợp phát hiện vi phạm về tổ chức và hoạt động công chứng;
e) Bảo mật thông tin liên quan đến quá trình kiểm tra theo quy định của pháp luật.
4. Đối tượng kiểm tra có các quyền sau đây: Đề nghị thành viên Đoàn kiểm tra và các cơ quan, tổ chức có liên quan giữ bí mật thông tin trong quá trình kiểm tra theo quy định của pháp luật; nhận biên bản kiểm tra và yêu cầu giải thích nội dung biên bản kiểm tra; bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra; từ chối cung cấp thông tin, giấy tờ, hồ sơ tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Đối tượng kiểm tra có các nghĩa vụ sau đây: Chấp hành quyết định kiểm tra đã được ban hành; cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, giấy tờ, hồ sơ, tài liệu đã cung cấp; ký biên bản kiểm tra sau khi kết thúc kiểm tra; chấp hành quyết định của Đoàn kiểm tra và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
5. Trình tự, thủ tục kiểm tra được tiến hành như sau:
a) Công bố nội dung, chương trình kiểm tra khi bắt đầu tiến hành kiểm tra về tổ chức và hoạt động công chứng;
b) Đối chiếu, kiểm tra, đánh giá nội dung báo cáo và các sổ sách, giấy tờ, hồ sơ, tài liệu được xuất trình theo quy định của pháp luật;
c) Lập biên bản kiểm tra về tổ chức và hoạt động công chứng sau khi kết thúc kiểm tra;
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong tổ chức và hoạt động công chứng (nếu có).
1. Cục Bổ trợ tư pháp, Thanh tra Bộ giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện thanh tra về tổ chức và hoạt động công chứng.
2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thanh tra về tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương.
3. Việc thanh tra về tổ chức và hoạt động công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về công chứng và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu giấy tờ, sổ sau đây:
1. Giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng (Mẫu TP-CC-01);
2. Giấy đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng (Mẫu TP-CC-02);
3. Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên (Mẫu TP-CC-03);
4. Đơn đề nghị miễn nhiệm công chứng viên (Mẫu TP-CC-04);
5. Đơn đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên (Mẫu TP-CC-05);
6. Giấy đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên (Mẫu TP-CC-06);
7. Giấy đề nghị cấp lại Thẻ công chứng viên (Mẫu TP-CC-07);
8. Đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-08);
9. Đơn đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-09);
10. Giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-10);
11. Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng (Mẫu TP-CC-11);
12. Quyết định đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên (Mẫu TP-CC-12);
13. Quyết định xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ công chứng viên (Mẫu TP-CC-13);
14. Quyết định cho phép chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-14);
15. Quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-15);
16. Quyết định cho phép hợp nhất Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-16);
17. Quyết định cho phép sáp nhập Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-17);
18. Quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-18);
19. Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-19);
20. Mẫu biển hiệu của tổ chức hành nghề công chứng (Mẫu TP-CC-20);
21. Mẫu lời chứng của công chứng viên áp dụng chung đối với hợp đồng, giao dịch (Mẫu TP-CC-21);
22. Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng ủy quyền trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng (Mẫu TP-CC-22);
23. Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với di chúc và Văn bản sửa đổi/bổ sung di chúc (Mẫu TP-CC-23);
24. Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với văn bản thỏa thuận phân chia di sản/văn bản khai nhận di sản (Mẫu TP-CC-24);
25. Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với văn bản từ chối nhận di sản (Mẫu TP-CC-25);
26. Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch (Mẫu TP-CC-26);
27. Sổ công chứng hợp đồng, giao dịch (Mẫu TP-CC-27);
1. Người đã hoàn thành tập sự hành nghề công chứng trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 thì không phải nộp bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên.
2. Người đã được miễn nhiệm công chứng viên theo nguyện vọng cá nhân hoặc chuyển làm công việc khác trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 thì được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 16 của Luật Công chứng. Người đề nghị bổ nhiệm lại nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đã đề nghị bổ nhiệm công chứng viên.
Việc bổ nhiệm lại cho người bị miễn nhiệm công chứng viên trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 16 của Luật Công chứng.
3. Công chứng viên đã được bổ nhiệm trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành có nhu cầu thay đổi nơi hành nghề thì tổ chức hành nghề công chứng nơi công chứng viên chuyển đến thực hiện thủ tục đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên cho công chứng viên đó theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
Công chứng viên của Phòng công chứng đã nghỉ hưu hoặc thôi việc theo nguyện vọng không quá một năm vẫn được giữ chức danh công chứng viên và được tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc hành nghề tại Văn phòng công chứng đang hoạt động theo quy định của Luật Công chứng. Thời hạn không quá một năm được tính từ ngày quyết định nghỉ hưu hoặc cho thôi việc có hiệu lực đến ngày Văn phòng công chứng nộp hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên cho công chứng viên đó theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
4. Thẻ công chứng viên do Bộ Tư pháp cấp tiếp tục có giá trị sử dụng. Trong trường hợp công chứng viên thay đổi nơi hành nghề thì tổ chức hành nghề công chứng nơi chuyển đến đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ cho công chứng viên đó theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này; trường hợp công chứng viên không thay đổi tổ chức hành nghề công chứng nhưng bị mất, bị hỏng Thẻ thì công chứng viên đề nghị cấp lại Thẻ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này. Thẻ công chứng viên được cấp hoặc cấp lại theo số Thẻ của Sở Tư pháp.
Quyết định đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên của Sở Tư pháp phải ghi rõ việc thu hồi Thẻ công chứng viên do Bộ Tư pháp cấp trước đây. Công chứng viên nộp cho Sở Tư pháp Thẻ công chứng viên đã được cấp; trường hợp Thẻ đã bị mất thì phải báo cáo Sở Tư pháp bằng văn bản.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 3 năm 2021.
2. Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành./.
1. Người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật Công chứng nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự hành nghề công chứng.
2. Giấy tờ chứng minh người được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Công chứng là một trong các giấy tờ sau đây:
a) Quyết định bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên hoặc Giấy chứng minh thẩm phán, Giấy chứng minh kiểm sát viên, Giấy chứng nhận điều tra viên kèm theo giấy tờ chứng minh đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
b) Quyết định bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư chuyên ngành luật, Bằng tiến sĩ luật; trường hợp Bằng tiến sĩ luật được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thì phải được công nhận văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Quyết định bổ nhiệm thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật;
d) Chứng chỉ hành nghề luật sư và Thẻ luật sư kèm theo giấy tờ chứng minh thời gian hành nghề luật sư từ 05 năm trở lên;
đ) Các giấy tờ khác chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định của pháp luật.
Các giấy tờ quy định tại khoản này là bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu.
3. Giấy tờ chứng minh thời gian công tác pháp luật theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật Công chứng là một hoặc một số giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ quy định tại điểm a, b và c khoản 2 Điều này;
b) Quyết định tuyển dụng, quyết định luân chuyển, điều động, hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động kèm theo giấy tờ chứng minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phù hợp với vị trí công tác pháp luật được tuyển dụng hoặc ký hợp đồng;
c) Chứng chỉ hành nghề luật sư, Thẻ luật sư, Chứng chỉ hành nghề đấu giá, Chứng chỉ hành nghề quản tài viên, quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại kèm theo giấy tờ chứng minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phù hợp với các chức danh này;
d) Các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh thời gian công tác pháp luật.
4. Người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên chịu trách nhiệm về tính chính xác, xác thực, hợp pháp của các giấy tờ và thông tin đã khai trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp tiến hành xác minh tính chính xác, xác thực, hợp pháp của giấy tờ và thông tin trong hồ sơ.
1. Tổ chức hành nghề công chứng nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đăng ký hành nghề và cấp Thẻ cho công chứng viên của tổ chức mình đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên (Mẫu TP-CC-06);
b) Quyết định bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại công chứng viên (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu);
c) 01 ảnh chân dung cỡ 2cm x 3cm của công chứng viên được đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ (ảnh chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ);
d) Giấy tờ chứng minh công chứng viên là hội viên Hội công chứng viên tại địa phương (trường hợp địa phương chưa có Hội công chứng viên thì nộp giấy tờ chứng minh là hội viên Hiệp hội công chứng viên Việt Nam);
đ) Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của công chứng viên tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động;
e) Quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, Chứng chỉ hành nghề đấu giá, quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại, giấy tờ chứng minh đã chấm dứt công việc thường xuyên khác; giấy tờ chứng minh đã được Sở Tư pháp xóa đăng ký hành nghề ở tổ chức hành nghề công chứng trước đó hoặc văn bản cam kết chưa đăng ký hành nghề công chứng kể từ khi được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp ra quyết định đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Sở Tư pháp gửi quyết định cho người được đăng ký hành nghề và tổ chức hành nghề công chứng đã nộp hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề, đồng thời đăng tải trên phần mềm quản lý công chứng của Bộ Tư pháp và Cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp thông tin về họ, tên của công chứng viên, số và ngày cấp Thẻ công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng nơi công chứng viên hành nghề.
Phôi Thẻ công chứng viên do Bộ Tư pháp phát hành.
2. Công chứng viên chỉ được ký văn bản công chứng sau khi được Sở Tư pháp đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên.
Sau khi được đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên, công chứng viên không được làm việc theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức khác; không được giữ chức danh lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp hoặc tham gia các công việc mà thường xuyên phải làm việc trong giờ hành chính.
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định miễn nhiệm công chứng viên có hiệu lực hoặc trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức hành nghề công chứng về việc công chứng viên không còn hành nghề tại tổ chức đó, Sở Tư pháp nơi công chứng viên đăng ký hành nghề ra quyết định xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ công chứng viên; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xóa đăng ký hành nghề, Sở Tư pháp gửi quyết định cho người bị xóa đăng ký hành nghề, tổ chức hành nghề công chứng nơi người đó hành nghề, đồng thời đăng tải trên phần mềm quản lý công chứng của Bộ Tư pháp và Cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp; thông tin được đăng tải gồm họ, tên của công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng, thời điểm công chứng viên bị xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ công chứng viên.
2. Khi thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm a và c khoản 1 Điều 31 của Luật Công chứng, Văn phòng công chứng đề nghị Sở Tư pháp xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ cho công chứng viên hành nghề tại Văn phòng của mình.
Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 của Luật Công chứng thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng có hiệu lực, Sở Tư pháp ra quyết định xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ công chứng viên.
Phòng công chứng được chuyển đổi, giải thể theo quy định tại Điều 21 của Luật Công chứng thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng có hiệu lực, Sở Tư pháp ra quyết định xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ công chứng viên.
Việc gửi quyết định và đăng tải thông tin về xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ công chứng viên được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thẻ công chứng viên không còn giá trị sử dụng kể từ ngày quyết định xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ công chứng viên có hiệu lực. Người bị xóa đăng ký hành nghề công chứng có trách nhiệm nộp Thẻ công chứng viên cho Sở Tư pháp đã ra quyết định xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ; Sở Tư pháp thu lại Thẻ công chứng viên và thực hiện tiêu hủy Thẻ theo quy định.
1. Công chứng viên đề nghị cấp lại Thẻ công chứng viên theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật Công chứng nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đề nghị cấp lại Thẻ công chứng viên (Mẫu TP-CC-07);
b) 01 ảnh chân dung cỡ 2cm x 3cm (ảnh chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ);
c) Thẻ công chứng viên đang sử dụng (trong trường hợp Thẻ bị hỏng).
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp lại Thẻ cho công chứng viên; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
3. Thẻ công chứng viên cấp lại được giữ nguyên số Thẻ đã cấp trước đây.
1. Người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài được công nhận tương đương trong các trường hợp sau đây:
a) Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà Việt Nam là thành viên;
b) Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài mà chương trình đào tạo nghề công chứng đã được cơ quan kiểm định chất lượng của nước đó công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp văn bằng.
2. Người đề nghị công nhận tương đương văn bằng đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng (mẫu TP-CC-01);
b) Bản sao văn bằng và bản sao kết quả đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài đã được hợp pháp hóa lãnh sự, được dịch ra tiếng Việt và bản dịch tiếng Việt phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
1. Người được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Công chứng nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng đến Học viện Tư pháp. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng (Mẫu TP-CC-02);
b) Giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này.
2. Học viện Tư pháp tiếp nhận hồ sơ đăng ký và thông báo danh sách người đủ điều kiện tham gia khóa bồi dưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai giảng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
1. Kỹ năng hành nghề công chứng, bao gồm việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ yêu cầu công chứng, xác định nhân thân, năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng, kỹ năng nghiệp vụ khác thuộc thẩm quyền của công chứng viên.
2. Kiến thức pháp luật liên quan đến hành nghề công chứng, bao gồm các quy định pháp luật về công chứng, pháp luật dân sự, các quy định pháp luật khác có liên quan.
3. Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
4. Kỹ năng quản lý, tổ chức và điều hành tổ chức hành nghề công chứng.
1. Chủ trì, phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành chương trình bồi dưỡng nghề công chứng.
2. Tổ chức khóa bồi dưỡng nghề công chứng phù hợp với chương trình đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.
3. Cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng cho người đạt yêu cầu
1. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm (sau đây gọi là bồi dưỡng nghiệp vụ) bao gồm một hoặc một số vấn đề sau đây:
a) Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng;
b) Cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật về công chứng và các quy định pháp luật khác có liên quan;
c) Kỹ năng hành nghề công chứng; kỹ năng giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình hành nghề công chứng;
d) Kỹ năng quản lý, tổ chức và điều hành tổ chức hành nghề công chứng.
2. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ được tổ chức theo hình thức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ.
1. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ bao gồm:
a) Hội công chứng viên;
b) Hiệp hội công chứng viên Việt Nam;
c) Học viện Tư pháp.
2. Công chứng viên có thể lựa chọn tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Hội công chứng viên ở địa phương khác, Hiệp hội công chứng viên Việt Nam hoặc Học viện Tư pháp tổ chức.
1. Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ tối thiểu là 02 ngày làm việc/năm (16 giờ/năm).
2. Công chứng viên thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được công nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm đó:
a) Có bài nghiên cứu pháp luật công chứng và pháp luật có liên quan đến công chứng đăng trên các tạp chí chuyên ngành luật trong nước hoặc nước ngoài; viết hoặc tham gia viết sách, giáo trình về công chứng đã được xuất bản;
b) Tham gia giảng dạy về công chứng tại Học viện Tư pháp; giảng bài tại lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do các tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này thực hiện;
c) Tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công chứng ở nước ngoài;
d) Là báo cáo viên trong các chương trình tập huấn, hội thảo, tọa đàm về các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này do Cục Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp tổ chức. Trường hợp công chứng viên không phải là báo cáo viên mà tham dự các chương trình tập huấn, hội thảo, tọa đàm quy định tại điểm d khoản này thì 01 ngày tham dự được tính là 08 giờ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ, từ 02 ngày trở lên được tính là hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ. Cục Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp cấp văn bản chứng nhận cho công chứng viên, trong đó nêu rõ số ngày tham dự.
3. Những trường hợp sau đây được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm:
a) Công chứng viên nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi;
b) Công chứng viên phải điều trị dài ngày tại cơ sở khám chữa bệnh đối với những bệnh thuộc danh mục bệnh chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y tế từ 03 tháng trở lên, có giấy chứng nhận của cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên.
Công chứng viên có trách nhiệm nộp giấy tờ chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản này cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề chậm nhất là ngày 15 tháng 12 hàng năm để lập danh sách công chứng viên được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng trong năm đó.
1. Giấy tờ xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ bao gồm:
a) Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ do tổ chức thực hiện bồi dưỡng quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này cấp;
b) Tạp chí, sách, giáo trình đã được đăng hoặc xuất bản theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14 của Thông tư này;
c) Văn bản xác nhận hoặc giấy tờ chứng nhận đã tham gia các hoạt động quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 14 của Thông tư này.
Văn bản xác nhận hoặc giấy tờ chứng nhận đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 của Thông tư này phải được hợp pháp hóa lãnh sự, được dịch ra tiếng Việt và bản dịch tiếng Việt phải được công chứng hoặc chứng thực.
2. Công chứng viên hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ nộp bản sao một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề chậm nhất là ngày 15 tháng 12 hàng năm để lập danh sách hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm đó.
Sở Tư pháp đăng tải danh sách công chứng viên hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ và danh sách công chứng viên được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp chậm nhất là ngày 31 tháng 12 hàng năm.
1. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng và công bố kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ của tổ chức mình trước ngày 30 tháng 01 hàng năm;
b) Chuẩn bị nội dung, chương trình, các điều kiện cần thiết khác và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ theo kế hoạch đã công bố;
c) Cấp giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng (Mẫu TP-CC-11);
d) Thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
đ) Lập và đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức danh sách công chứng viên đã tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ tại tổ chức mình theo từng năm.
2. Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ của tổ chức thực hiện bồi dưỡng quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Hướng dẫn nội dung trọng tâm bồi dưỡng nghiệp vụ theo từng năm cho các Hội công chứng viên;
c) Hướng dẫn, tổng kết, đánh giá việc thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ của Hiệp hội và các Hội công chứng viên;
d) Hướng dẫn việc thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ của các Hội công chứng viên theo quy định của pháp luật.
1. Công chứng viên vi phạm nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, bị xử phạt vi phạm hành hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ vi phạm quy định của Thông tư này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY OF JUSTICE |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 01/2021/TT-BTP |
Hanoi, February 3, 2021 |
ON ELABORATION OF CERTAIN ARTICLES AND IMPLEMENTATION OF NOTARIZATION LAW
Pursuant to the Law on Notarization dated June 20, 2014;
Pursuant to the Government’s Decree No. 29/2015/ND-CP dated March 15, 2015 on elaboration and guidelines for certain articles of the Notarization Law;
Pursuant to the Government’s Decree No. 96/2017/ND-CP dated August 16, 2017 defining functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Justice;
At the request of Director of Department of Judicial Assistance,
The Ministry of Justice promulgates a Circular on elaboration of certain articles and implementation of Notarization Law.
This Circular set forth appointment of notaries, registration of notarization professional practice; notary training; notary refresher courses; annual notary refresher courses; notary organization and operation; forms of notarization practice.
This Circular applies to notaries, notarial practice organizations, socio-professional organizations of notaries, notarization authorities, and relevant individuals, agencies and organizations.
APPOINTMENT OF NOTARIES, REGISTRATION OF NOTARIZATION PROFESSIONAL PRACTICE
Article 3. Appointment of notaries
1. An applicant for appointment as notary as prescribed in clause 1 Article 12 of the Notarization Law shall submit an application in person or by post to the Department of Justice where the applicant registers notarization practice.
2. Proof of persons exempted from notary training as prescribed in clause 1 Article 10 of the Notarization Law is one of the following documents:
a) A decision on appointment or re-appointment of a judge, procurator, or investigator, or the identity card of the judge, the identity card of the procurator, the certificate of the investigator, enclosed with papers proving the working time as a judge, procurator or investigator for 5 years or more;
b) A decision on appointment of the title of Professor, Associate Professor of Law, Doctorate Degree of Law; in case the Doctorate Degree of Law is granted by a foreign educational institution, the degree must be recognized according to the regulations of the Ministry of Education and Training;
c) A decision on appointment of senior examiner of the court branch and senior examiner of the procuracy branch; senior expert, senior researcher, senior lecturer in the field of law;
d) Lawyer practicing certificate and lawyer’s card, accompanied by proof of lawyer practicing time of 5 years or more;
dd) Other documents the person is exempt from notarization training as prescribed by law.
The documents specified in this Clause are certified copies or photocopies enclosed with the originals for comparison.
3. Document proving the working time of legal practices as prescribed in Clause 2, Article 8 of the Notarization Law is one or several of the following documents:
a) Documents specified at Points a, b and c, Clause 2 of this Article;
b) Decision on recruitment, decision on rotation, transfer, public employment contract or non-public employment contract enclosed with documents proving the time of payment of social insurance premiums in conformity with the legal position vacancy or the contract;
c) Lawyer practicing certificate, lawyer’s card, auction license, liquidator practicing certificate, decision on appointment of a bailiff together with documents proving the time of payment of social insurance premiums in conformity with the position;
d) Other legal documents proving working time of legal practices.
4. The applicant for appointment as notary shall be liable for the accuracy, authenticity, and lawfulness of the documents and information declared in the application for appointment of notary. Where necessary, the Department of Justice or the Ministry of Justice shall verify the accuracy, authenticity, and legitimacy of documents and information in the application.
Article 4. Notarial practice registration and notary card issuance
1. A notarial practice organization shall submit, in person or by post, 01 set of application for notarial practice registration and issuance of notary cards to its notaries to the Department of Justice where its operation is registered. The application includes the following documents:
a) An application for notarial practice registration and issuance of notary cards (Form TP-CC-06);
b) The decision on appointment or re-appointment of notary (certified copy or photocopy enclosed with the original for comparison);
c) 01 portrait photo of the size of 2cm x 3cm of the notary seeking the notarial practice registration and the notary card (taken not more than 06 months before the date of application);
d) Documents proving that the notary is a member of the local Notary Association (if there is no notary association in the local area, the document proving that the notary is a member of the Vietnam Association of Notaries shall be submitted);
dd) Documents proving the notary's place of residence in the province or centrally affiliated city where the notarial practice organization registers its operation;
e) The decision on revocation of lawyer practicing certificate, auction license, decision on dismissal of bailiff, documents proving termination of other regular jobs; documents proving that the Department of Justice has de-registered the practice at the previous notarial practice organization or the written commitment that the notary has not yet registered for notarial practice since the appointment or re-appointment as a notary.
Within 07 working days from the date of receipt of a complete and valid application, the Department of Justice shall issue a decision on notarial practice registration and a notary's card; in case of refusal, it must be notified in writing, clearly stating the reason. Within 03 working days from the date of issuance of the decision, the Department of Justice shall send the decision to the person who is registered for practice and the notarial practice organization that has submitted the application for notarial practice registration, and at the same time post it on the notary management software of the Ministry of Justice and the website of the Department of Justice, details about the notary, including full name, number and date of issue of the notary card, name of the notarial practice organization where the notary is about to practice.
The notary card template shall be issued by the Ministry of Justice.
2. Notaries may only sign notarized documents after they have been registered with the Department of Justice to practice and issued with notary cards.
After being registered to practice and granted a notary's card, a notary may not work under a public employment contract or non-public employment contract at any enterprises, agencies, or organizations; not hold the title of leader of any socio-political organizations, socio-political-professional organizations or does any jobs that often require working during office hours.
Article 5. Notarial practice de-registration and notary card revocation
1. Within 07 working days from the effective date of the decision on dismissal of a notary, or within 5 working days from the date on which the notice from the notarial practice organization informing that a notary no longer practices at that organization is received, the Department of Justice with which that notary previously registered his/her practice shall issue a decision to de-register the practice and revoke the notary's card; in case of refusal, it must be notified in writing, clearly stating the reason.
Within 03 working days from the date of de-registration decision, the Department of Justice shall send the decision to the person whose practice is de-registered and the notarial practice organization where he/she practices, and further post it on the notary management software of the Ministry of Justice and the website of the Department of Justice, details about the notary, including full name, name of the notarial practice organization, the time when the notary has his/her practice de-registered and his/her notary's card revoked.
2. When carrying out the procedures for termination of operation as prescribed at Points a and c, Clause 1, Article 31 of the Notarization Law, the private notary office shall request the Department of Justice to de-register the practice and revoke the cards from the notaries in its office.
If a private notary office terminates its operation according Point b, Clause 1, Article 31 of the Notarization Law, within 5 working days from the date on which the decision on revocation of the permission for establishment of the private notary office takes effect, the Department of Justice shall issue a decision to de-register the practice and revoke notary's cards.
If a public notary office may convert or dissolve according to Article 21 of the Notarization Law, within 3 working days from the date on which the decision on conversion or dissolution of the public notary office takes effect, the Department of Justice shall issue a decision to de-register the practice and revoke notary's cards.
The sending of decisions and posting of information on practice de-registration and revocation of notary cards shall comply with the provisions of Clause 1 of this Article.
3. The notary card is no longer valid from the effective date of the decision on practice de-registration and revocation of the notary card. The person whose notarial practice has been de-registered shall return the notary card to the Department of Justice which has issued the decision on practice de-registration and revocation of the notary card; the Department of Justice shall receive the notary's card and destroy it according to regulations thereafter.
Article 6. Re-issuance of notary cards
1. Notaries seeking re-issuance of notary cards under Clause 2, Article 36 of the Notarization Law shall submit 01 set of application in person or by post to the Department of Justice where their practice is registered. The application includes the following documents:
a) Application for re-issuance of notary card (Form TP-CC-07);
b) 01 portrait photo of size 2cm x 3cm (taken not more than 06 months before the date of application submission);
c) The notary's card in use (in case the card is damaged).
2. Within 05 working days from the date of receipt of a complete and valid application, the Department of Justice shall re-issue a notary's card to the notary; in case of refusal, it must be notified in writing, clearly stating the reason.
3. The re-issued notary card will keep the card number previously issued.
NOTARY TRAINING, NOTARY REFRESHER COURSES, ANNUAL NOTARY REFRESHER COURSES
Article 7. Notary training institution, notary training curriculum
1. The notary training institution, under Article 9 of the Notarization Law, is the Judicial Academy affiliated to the Ministry of Justice.
2. The Judicial Academy shall take charge and coordinate with the Department of Judicial Assistance in, formulating and submitting to the Minister of Justice for promulgation of the notary training curriculum.
Article 8. Recognition of equivalence for those who attended notary training courses abroad
1. A person who attended a notary training course abroad shall be entitled to equivalence recognition in any of the following cases:
a) He/she has a certificate of notary training course granted by an overseas training institution within the scope of an Agreement on the equivalence of certificates or mutual recognition of qualifications or relevant international treaties regarding certificates to which Vietnam is a member;
b) He/she has a certificate of notary training course issued by an overseas training institution the notary training curriculum of which has been accredited by the quality accreditation agency of that country or approved by the competent authority of that country to establish and grant certificates.
2. The applicant for recognition of the equivalence of certificate of notary training course abroad shall submit 01 set of application in person or by post to the Ministry of Justice. The application includes the following documents:
a) Application for recognition of notary training equivalence (Form TP-CC-01);
b) A copy of the certificate and a copy of notary training performance abroad, which have been consularly legalized, translated into Vietnamese and the Vietnamese translation must be notarized or authenticated according to the Vietnam’s law.
3. Within 30 days after receiving a complete and valid application, the Minister of Justice shall issue a decision on recognition of equivalence for the person who attended notary training abroad; in case of refusal, it must be notified in writing, clearly stating the reason.
Section 2. NOTARY REFRESHER COURSES
Article 9. Application for registration of notary refresher course
1. A person who is exempt from notary training under Clause 1, Article 10 of the Notarization Law shall submit 01 set of application for registration of notary refresher course in person or by post to the Judicial Academy. The application includes the following documents:
a) Application form for registration of notary refresher course (Form TP-CC-02);
b) Documents proving that the person is exempt from notary training specified in Clause 2, Article 3 of this Circular.
2. The Judicial Academy shall receive the registration application and notify the list of eligible attendees of the refresher course no later than 30 days before the course start date; in case of refusal, it must be notified in writing, clearly stating the reason.
Article 10. Notary refresher course contents
1. Notarial practice skills, including receiving and checking dossiers seeking notarial services, identification of personal records, active legal capacity of the notarization requester, other professional skills within the competence of the notary.
2. Legal knowledge related to notarization practice, including legal provisions on notarization, civil law and other relevant legal provisions.
3. Code of ethics for notarial practice.
4. Skills in management, organization, and administration of notarial practice organizations.
Article 11. Responsibilities of the Judicial Academy
1. Take charge and coordinate with the Department of Judicial Assistance in, formulating and submitting to the Minister of Justice for promulgation of the notary refresher course curriculum.
2. Hold notary refresher courses in accordance with the curriculum promulgated by the Minister of Justice.
3. Issue certificates of completion of notary refresher courses to qualified attendees.
Section 3. ANNUAL NOTARY REFRESHER COURSES
Article 12. Content and form of annual notary refresher course
1. Content of annual notary refresher course (hereinafter referred to as refresher course) shall include one or certain matters below:
a) Code of ethics for notarial practice;
b) Updated and supplementary legal knowledge on notarization and other relevant laws;
c) Notary practice skills; skills in solving problems in the process of notarial practice;
d) Skills in management, organization, and administration of notarial practice organizations.
2. The refresher course is held in the form of attendance course.
Article 13. Refresher course providers
1. Refresher course providers include:
a) Association of Notaries;
b) Vietnam Association of Notaries;
c) Judicial Academy.
2. Notaries may choose to attend a refresher course held by the Association of Notaries in another area or the Vietnam Association of Notaries or the Judicial Academy.
Article 14. Attendance time in a refresher course
1. The minimum attendance time in a refresher course is 02 working days/year (16 hours/year).
2. A notary falling under one of the following circumstances shall be recognized to have fulfilled his/her obligation to attend a refresher course in that year:
a) He/she has a research article on notarization law and notarization-related law published in a domestic or foreign law journal; he wrote or jointly wrote a published book or textbook on notarization;
b) He/she has taught notarization subject at the Judicial Academy; has given lectures at refresher courses held by the organization specified in Clause 1, Article 13 of this Circular;
c) He/she attended a notarization refresher course abroad;
d) He/she acted as a reporter in a training program or seminar concerning the contents specified in Clause 1, Article 12 of this Circular held by the Department of Judicial Assistance, the Department of Justice. In case a notary who is not a reporter attends a training program or seminar specified at Point d of this Clause, one day of attendance shall be counted as 08 hours of refresher course, from 02 days or more is counted as completing the obligation to attend the refresher course. The Department of Judicial Assistance, the Department of Justice shall issue a certificate to the notary, clearly stating the number of days of attendance.
3. The following cases are exempt from the obligation to attend a refresher course during the year:
a) Female notaries who are pregnant or nursing a child under 12 months old;
b) Notaries who are subject to long-term treatment at health facilities for diseases on the list of diseases with long-term treatment prescribed by the Ministry of Health for 3 months or more, with a certificate from a health authority of district level or equivalent or higher.
Notaries shall submit documents proving that they fall under one of the cases specified at Points a and b of this Clause to the Department of Justice where they register their practice by December 15 every year to make a list of notaries exempt from the obligation to attend the refresher course in that year.
Article 15. Documents certifying the performance of the obligation to attend refresher course
1. Documents certifying the performance of the obligation to attend refresher course include:
a) Certificate of attendance in refresher course, issued by the refresher course provider specified in Clause 1, Article 13 of this Circular;
b) Journals, books, and textbooks that have been published under the provisions of Point a, Clause 2, Article 14 of this Circular;
c) A written certification or document certifying that they have participated in the activities specified at Points b, c and d, Clause 2, Article 14 of this Circular.
Written certification or certification paper for the case specified at point c, clause 2 Article 14 of this Circular must be consular legalized, translated into Vietnamese and the Vietnamese translation must be notarized or authenticated.
2. Notaries who fulfill their obligation to attend the refresher course shall submit a copy of one of the documents specified in Clause 1 of this Article to the Department of Justice where they have registered their practice no later than December 15 of each year to establish a list of notaries who have completed the obligation to attend refresher course in that year.
The Department of Justice shall publish the list of notaries who have completed the obligation to attend refresher course and the list of notaries who are exempt from the obligation to attend refresher course during the year on the website of the Department of Justice no later than December 31 of each year.
Article 16. Responsibilities of refresher course providers
1. The refresher course providers specified in Clause 1, Article 13 of this Circular have the following responsibilities:
a) Formulate and announce their refresher course plan before January 30 of each year;
b) Prepare contents, curriculum, and other necessary conditions and hold refresher courses according to the announced plan;
c) Issue certificates of completion of notary refresher course (Form TP-CC-11);
d) Collect, manage and use refresher course fees in accordance with law;
dd) Make and post on their website a list of notaries who attended refresher courses at their premises each year.
2. The Vietnam Association of Notaries has the following responsibilities:
a) Perform the tasks of the refresher course provider specified in Clause 1 of this Article;
b) Guide the main contents of annual refresher course for notary associations;
c) Guide, summarize, and evaluate the implementation of refresher course by the Association and the notary associations;
d) Guide the collection, management, and use of fees for refresher course of notary unions in accordance with law.
Article 17. Dealing with breaches of notaries and refresher course providers
1. A notary who breaches the obligation to attend refresher course shall, depending on the nature and seriousness of his/her breach, be disciplined according to the regulation of Vietnam Association of Notaries, and be sanctioned for administrative violation in accordance with the provisions of the law.
2. A refresher course provider that breaches the provisions of this Circular shall, depending on the nature and seriousness of the breach, be administratively handled in accordance with law.
NOTARIAL ORGANIZATION AND OPERATION
Article 18. Termination of general partner status and admission of new general partners of the private notary office
1. A notary's general partner status in a private notary office shall terminate in the following cases:
a) According to personal wishes according to the Notarization Law;
b) Other cases as prescribed by the Law on Enterprises related to partnerships.
2. The notary shall terminate his or her status as a general partner according to Point a, Clause 1 of this Article when it is approved in writing by at least three quarters of the total number of general partners. The notary must notify in writing other general partners and the Department of Justice where the private notary office has registered its operation of the termination of the general partner status at least 6 months before the expected date of termination. Within 2 years from the date of termination of the general partner status, the person who has terminated the general partner status according to his/her personal wish must still be jointly and severally liable with all his/her assets for the debts of the private notary office that had been incurred before the date of termination of the general partner status.
If a notary terminates the status of a general partner under the provisions of point b of this clause, the termination shall comply with the provisions of Article 185 of the Law on Enterprises.
3. The admission of new general partners to the private notary office shall comply with the provisions of Article 27 of the Notarization Law and Article 186 of the Law on Enterprises.
Article 19. Application for modification to operation of private notary office
1. The private notary office that requests to modify its operation registration as prescribed in Article 24 of the Law on Notarization or the private notary office as acquirer or private notary office as transferee shall submit in person or by post 01 set of application to the Department of Justice where the private notary office registered its operation.
The application includes an application form for modification to operation registration of the private notary office (Form TP-CC-10), the original copy of the operation registration certificate of the private notary office and one or some of the following documents: depending on the type of modification:
a) In case the private notary office admits a new notary: The written consent of the general partner notaries in the case of the admission of a new notary or the employment contract in the case of the admission of the notary under employment contract regime attached to the application for practice registration and issuance of notary card;
b) In case the private notary office excludes a notary: The written consent of the general partner notaries and a notice of the termination of the general partner's status as prescribed in Clause 2, Article 18 of this Circular or a document proving the notary's termination of the general partner's status in the case specified at Point b. Clause 1, Article 18 of this Circular or the decision on dismissal of the notary or the document on termination of the employment contract with the notary under the employment contract regime;
c) In case the private notary office changes its head: A document proving that the notary expected to be the head of the private notary office has performed notarial practice for 02 years or more, together with the written consent of the general partners on the change of the head of the office;
d) In case of change of head office address of the private notary office: a document proving the new head office;
dd) In case of changing the name of the private notary office: the written agreement of the general partners on the change of the name of the private notary office;
e) In case of merger of a private notary office: The documents specified in Clause 4, Article 14 of Decree No. 29/2015/ND-CP; in case of transfer of the private notary office: The documents specified in Clause 3, Article 15 of Decree No. 29/2015/ND-CP.
2. Within 07 working days from the date of receipt of a complete application specified in Clause 1 of this Article, the Department of Justice shall re-issue the operation registration certificate to the private notary office that changes its name or head office address, the head of office or records the modification in the operation registration certificate for the private notary office to change the list of notary partners or notaries working under the employment contract regime; in case of refusal, it must be notified in writing, clearly stating the reason.
The re-issued operation registration certificate retains the previously issued number.
Article 20. Termination of private notary office operation
1. The termination of operation of a private notary office shall comply with the provisions of Article 31 of the Notarization Law.
2. In case the private notary office terminates its operation by itself, within 07 working days from the date on which the private notary office completes the procedures for operation termination as prescribed in Clause 2, Article 31 of the Notarization Law, the Department of Justice shall revoke the operation registration certificate of the private notary office.
Article 21. Handing over notarization documents in case of appointing a notarial practice organization to receive documents
1. In case a public notary office is dissolved or a private notary office terminates its operation without reaching an agreement with another private notary office on the receipt of notarization documents, the Department of Justice shall appoint a public notary office or private notary office to receive the notarization documents before there is a decision to dissolve the public notary office or issue a decision to revoke the operation registration certificate of the private notary office.
2. Within 60 days from the date of issuance of the decision to dissolve the private notary office or the decision to revoke the operation registration certificate of the private notary office as prescribed in Clause 1 of this Article, the Department of Justice shall hand over the notarization documents to the organization designated to receive notarization documents. The handover of documents requires participation of the Notary's Association in the local area where the Notary's Association is located and must be recorded in writing, signed and sealed by the Department of Justice and the involved parties; in case the transferor does not sign, it shall be clearly recorded in the minutes.
3. If an individual or organization that is obliged to hand over notarization documents fails to hand them over or is unable to hand them over for legitimate reasons, the Department of Justice shall coordinate with relevant local agencies in handing over the documents to the designated notarial practice organization. The handover of notarization documents must be made in writing as prescribed in Clause 2 of this Article.
Article 22. Interpreter collaborators of notarial practice organizations
1. Interpreter collaborators of notarial practice organizations must fully satisfy the criteria specified in Clause 1, Article 61 of the Notarization Law.
In case the interpreter collaborator has registered a signature specimen at the notarial practice organization for which he/she works as a collaborator, he/she may sign the translation in advance; The notary must compare the actual signature of the interpreter collaborator with the signature specimen before bearing the notarial certificate and signing each page of the translation.
2. Rights and obligations of the notarial practice organization:
a) Sign a contract with an interpreter collaborator, clearly defining the collaborator's responsibilities for the content, translation quality, remuneration, rights and obligations of the parties;
b) Notify in writing to the Department of Justice where the notarial practice organization registers its operation the list of interpreter collaborators within 05 working days from the date of signing the contract with the collaborator;
c) Pay interpreter remuneration as agreed with the interpreter collaborators;
d) Publicly post the list of interpreter collaborators at its head office;
dd) Make restitution for any damage caused and claim reimbursement from interpreter collaborators according to Article 38 of the Notarization Law;
e) Other rights and obligations as agreed with the interpreter collaborators or as prescribed by law.
3. Rights and obligations of interpreter collaborators:
a) Receive interpreter remuneration as agreed with the notarial practice organization;
b) Take responsibility for the accuracy and properness of the content of the translation made by them;
c) Refund the restitution that the notarial practice organization has made for damage caused by the interpreter collaborator’s fault according to Article 38 of the Notarization Law;
d) Comply with the provisions of the law on translation and the working rules of the notarial practice organization;
dd) Other rights and obligations as agreed with the notarial practice organization or as prescribed by law.
Article 23. Notarization database
1. People's Committees of provinces and centrally affiliated cities (hereinafter referred to as People's Committee of province) are responsible for building notarial local database and promulgating regulations on extraction and use using the notarial database as prescribed in Article 62 of the Notarization Law.
2. The built notarial database must ensure safety, security, convenience in extraction and use, and be able to connect with other relevant database.
3. Funding for the building of the notarial database shall be allocated from the local budget, contributions from notarial practice organizations, notaries and other sources from private sector involvement.
4. Regulations on extraction and use of notarial database must clearly specify responsibilities of relevant individuals, agencies, and organizations in managing, providing, and updating information in the database, the extraction, and use of the database and the cost thereof.
Article 24. Notarial certificates of notaries
1. The notarial certificate of a notary is an integral part of the notarized document.
2. The samples of notarial certificates are issued together with this Circular, including:
a) The notarial certificate generally applicable to contracts (transactions); notarial certificate applicable to the authorization contract in case the mandator and the authorized party cannot go to the same notarial practice organization to sign the contract; notarial certificate applicable to will and amendments thereto; notarial certificate applicable to agreement on division of estate/claim of estate; notarial certificate applicable to waiver of estate;
b) The notarial certificate applicable to the translation.
3. Pursuant to the provisions of Clause 1, Article 46 and Clause 3, Article 61 of the Law on Notarization, the samples of notarial certificates and notes on how to write notarial certificates issued together with this Circular, the notary shall draft appropriate notarial certificate in conformity with each specific contract or transaction.
Notaries may not include in their notarial certificates any content to evade or reduce his/her liability, or content that violates the law or is contrary to social ethics.
Article 25. Notarial journal and notarial reference number
1. Notarial journal is used to keep records of and manage notarial acts at a notarial practice organization. The notarial journal is made annually, the date of opening of the journal entry is January 1, and the closing date is December 31. The journal must be numbered and written consecutively in the order from 01 to the end of the journal. No line or page is left blank and the journal entries must bear fan stamp in accordance with the law.
At the end of the year, the notarial practice organization must close its journal and make statistics of the total number of notarial acts performed in the year; the head of the notarial practice organization shall certify, sign, clearly write his/her full name and stamp in the journal.
The notarial journal is made according to the form, including the notarial journal for contracts and transactions (Form TP-CC-27) and notarial journal for translations (Form TP-CC-28).
2. Notarial reference number is the ordinal number recorded in the notarial journal, enclosed with the journal volume, year of notarial act and the symbol of the type of notarial act (contract, transaction, translation). The ordinal numbers recorded in the notarial journal must be recorded continuously from the number 01 until the end of the year, the numbers must not be accompanied by letters; in case another journal is used while the year is not over yet, the next ordinal number of the previous book must be taken.
The reference number recorded in the notarized document is the same number recorded in the notarial journal.
3. In case a notarial practice organization sets up an electronic notarial journal, it must print and bind it into a physical journal, affix the fan stamp on the monthly basis as prescribed by law. Journal-making, journal-entry and journal -closing shall comply with the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 26. Making, managing and using books in notarization activities
1. The notarial practice organization must make, store and archive the following types of books:
a) Notarial journal for contracts and transactions, notarial journal for translations according to Article 25 of this Circular;
b) Logbook of personnel (Form TP-CC-29).
The logbook of personnel must have the date of opening and closing and be affixed with a fan stamp as prescribed by law;
c) Records, archives, accounting and financial books and other types of books as prescribed by relevant laws.
2. The making, storage and archival of all kinds of books as prescribed in Clause 1 of this Article must comply with the law on notarization, archiving, statistics, taxation, finance and other relevant legal provisions.
Article 27. Reports on notarial organization and operation
1. The People’s Committee of province shall report to the Ministry of Justice on notarial organization and operation in the province; the report's contents are included in the annual report on judicial performance results sent to the Ministry of Justice.
2. Report contents on notarial organization and operation in the province includes the following key issues:
a) The situation of notarial organization and operation in the province: Number of notaries and notarial practice organizations; the registration of practice, issuance of notary cards; the practice de-registration, revocation of notary's cards; operation results of notarial practice organizations (total number of notarial and authentication acts, amount of fees, notarial remuneration, authentication fees and other expenses);
b) The establishment, conversion and dissolution of the public notary office; permission for the establishment and relocation of the head office from a district to another district; consolidation, merger, transfer, termination of operation of the private notary office (if any);
c) Advantages, difficulties and obstacles in the process of notarial organization and operation and proposals and recommendations (if any);
d) Evaluation of the state management of notarial organization and operation in the province; proposals, recommendations and solutions to improve the efficiency and effectiveness of state management.
Article 28. Examination of notarial organization and operation
1. The Department of Justice shall assist the People's Committee of the province in examining the notarial organization and operation in the province. The Department of Justice shall carry out unscheduled examination at the request of the People's Committee of the province, the Ministry of Justice or in case of detecting signs of law violation, and settlement of complaints and whistleblowing reports.
The Department of Judicial Assistance assists the Minister of Justice in examining notarial organization and operation nationwide. The Department of Judicial Assistance shall carry out unscheduled examination at the request of the Minister of Justice or in case of detecting signs of law violation, and settle complaints and whistleblowing reports.
Periodic examination must be planned; the examination time and checklist must be notified in writing to the examined entity at least 15 days before the date of inspection.
2. The examination focuses on the following primary matters:
a) For notarial practice organizations: The operation registration, practice registration and issuance of notary cards; the settlement of notarization requests; the making, management, use and storage of books and related documents, records and documents; comply with regulations on reporting, labor, tax, finance, accounting, statistics and the exercise of other rights and obligations of notarial practice organizations, notaries practicing in organizations according to regulations of the Law on Notarization, its guiding documents and relevant laws.
b) For notarial socio-professional organizations: Admission and withdrawal from the list of members; refresher courses; resolution of complaints, whistleblowing reports; discipline actions; the implementation of regulations of law on reporting, finance, accounting, statistics and the performance of other duties and powers of notarial socio-professional organizations in accordance with the Notarization Law, guiding documents, the Charter of the Association of Vietnamese Notaries and relevant laws.
c) For the Department of Justice: The formulation of the scheme on the establishment of the public notary office, the establishment of the private notary office; issuance, re-issuance and revocation of operation registration certificates of private notary offices; practice registration and issuance of notary cards; management of notarial practice probation; inspection, examination, periodical and ad-hoc reports; making, managing and using books; management and operation of the notarial database and performance of other duties and powers in accordance with the Notarization Law, its guiding documents and relevant laws.
3. The examination team has the following tasks and powers:
a) Strictly comply with the checklist and time limit stated in the examination decision;
b) Extension of examination where necessary (the maximum extension time is equal to the examination period announced previously);
c) Request the examined entity to provide information, documents related to the examination checklist;
d) Make examination records, prepare examination result reports, and take responsibility for the accuracy, truthfulness, and objectivity of such records and reports;
dd) Handle according to its competence in case violations of notarial organization and operation are detected;
e) Confidentiality of information related to the examination process as prescribed by law.
4. An examined entity has the following rights: Request the examination team members and related agencies and organizations to keep information confidential during the examination in accordance with law; receive examination records and request explanations of examination minutes' contents; reserve opinions in the examination report; refuse to provide information, documents, and records unrelated to the examination checklist, unless otherwise provided for by law; whistleblow illegal acts in the course of examination and have other rights as prescribed by law.
An examined entity has the following obligations: Abide by the issued examination decision; provide timely, complete and accurate information, documents, records and documents related to examination checklist at the request of the examination team and take legal responsibility for the accuracy and truthfulness of information, documents, records and documents provided; sign the examination report after the examination ends; comply with the decision of the examination team and perform other obligations as prescribed by law.
5. Procedures for examination are conducted as follows:
a) Announcing the examination checklist and program at the beginning of the examination of notarial organization and operation;
b) Compare, examine and evaluate the report's contents and presented books, documents in accordance with law;
c) Make an examination record on notarial organization and operation after the examination is over;
d) Handle according to their competence or request competent authorities to take actions against law violations in notarial organizations and operation (if any).
Article 29. Inspection of notarial organization and operation
1. The Department of Judicial Assistance, the Inspectorate of the Ministry shall assist the Minister of Justice in inspecting notarial organization and operation.
2. The Department of Justice shall assist the People's Committee of the province in inspecting the notarial organization and operation in the province.
3. The inspection of notarial organization and operation shall be carried out in accordance with the law on inspection, the law on notarization and other relevant laws.
Promulgate together with this Circular the following forms of documents and books:
1. Application for recognition of notary training equivalence (Form TP-CC-01);
2. Application for registration of notary refresher course (Form TP-CC-02);
3. Application for appointment of notary (Form TP-CC-03);
4. Application for dismissal of notary (Form TP-CC-04);
5. Application for re-appointment of notary (Form TP-CC-05);
6. Application for notarial practice registration and issuance of notary card (Form TP-CC-06);
7. Application for re-issuance of notary card (Form TP-CC-07);
8. Application for establishment of a private notary office (Form TP-CC-08);
9. Application for registration of private notary office operation (Form TP-CC-09);
10. Application for modification to operation of private notary office (Form TP-CC-10);
11. Certificate of completion of notary refresher course (Form TP-CC-11);
12. Decision on practice registration and issuance of notary card (Form TP-CC-12);
13. Decision on practice de-registration and revocation of notary card (Form TP-CC-13);
14. Permission for conversion from public notary office into private notary office (Form TP-CC-14);
15. Permission for establishment of private notary office (Form TP-CC-15);
16. Permission for consolidation of private notary office (Form TP-CC-16);
17. Permission for merger of private notary office (Form TP-CC-17);
18. Permission for transfer of private notary office (Form TP-CC-18);
19. Certificate of private notary office operation registration (Form TP-CC-19);
20. Sample signboard of notarial practice organization (Form TP-CC-20);
21. Sample of notarial certificate generally applicable to transaction contracts (Form TP-CC-21);
22. Sample of notarial certificate applicable to the authorization contract in case the mandator and the authorized party cannot personally appear before the same notary practice organization (Form TP-CC-22);
23. Sample of notarial certificate applicable to will and amendments thereto (Form TP-CC-23);
24. Sample of notarial certificate applicable to agreement on division of estate/claim of estate (Form TP-CC-24);
25. Sample of notarial certificate applicable to waiver of estate (Form TP-CC-25);
26. Sample of notarial certificate applicable to translation (Form TP-CC-26);
27. Notarial journal for contracts and transactions (Form TP-CC-27);
28. Notarial journal for translations (Form TP-CC-28);
29. Logbook of personnel (Form TP-CC-29).
Article 31. Grandfather clause
1. A person who has completed their notarial practice probation before January 1, 2015 is not required to submit a copy of the certificate of results of the notarial practice probation test when seeking the appointment as a notary.
2. A person who has been dismissed from duty as a notary according to his/her personal wish or transferred to another job before January 1, 2015 may be considered for re-appointment as a notary according to Clauses 1 and 4, Article 16 of the Notarization Law. The person seeking the re-appointment shall submit 01 application in person or by post to the Department of Justice where he/she applied for the appointment as a notary.
The re-appointment of a person who is dismissed from duty as a notary before January 1, 2015 shall comply with the provisions of Clauses 2 and 4, Article 16 of the Notarization Law.
3. If a notary who has been appointed before the effective date of this Circular wishes to change his/her place of practice, the notarial practice organization to which the notary is going to move shall carry out the procedures for practice registration and issuance of notary card for that notary as prescribed in Article 4 of this Circular.
A notary of a public notary office who retired or quit his/her job according to the personal wish for no more than one year may still hold the title of notary and participate in the establishment of a private notary office or practice at a private notary office operating under the Law on Notarization. The time limit shall not exceed one year from the effective date of the decision on retirement or dismissal to the date on which the private notary office submits the application for registration of practice and issuance of notary card to that notary according to Article 4 of this Circular.
4. The notary card issued by the Ministry of Justice continues to be valid. In case a notary changes his/her place of practice, the notary practice organization to which the notary is going to move shall apply for practice registration and issuance of card to that notary according to Article 4 of this Circular; in case the notary does not change the notarial practice organization but loses or damages the card, the notary shall apply for re-issuance of the card according to Article 6 of this Circular. A notary card is issued or re-issued according to the card number of the Department of Justice.
The decision on practice registration and issuance of notary card issued by the Department of Justice must clearly state the revocation of the notary card previously issued by the Ministry of Justice. The notary shall submit to the Department of Justice the issued notary card to the Department of Justice; in case the card is lost, he/she must report it to the Department of Justice in writing.
1. This Circular comes into force as of March 26, 2021.
2. Circular No. 06/2015/TT-BTP dated June 15, 2015 of the Minister of Justice on elaboration and guidelines for a number of articles of the Law on Notarization ceases to be effective from the date of entry into force of this Circular.
|
MINISTER |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Bổ nhiệm công chứng viên
Điều 5. Xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ công chứng viên
Điều 6. Cấp lại Thẻ công chứng viên
Điều 7. Cơ sở đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng
Điều 9. Đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng
Điều 19. Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng
Điều 20. Chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng
Điều 22. Cộng tác viên phiên dịch của tổ chức hành nghề công chứng
Điều 23. Cơ sở dữ liệu công chứng