Chương III Thông tư 01/2021/TT-BTP: Đào tạo nghề công chứng, khóa bồi dưỡng nghề công chứng , bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm
Số hiệu: | 01/2021/TT-BTP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp | Người ký: | Lê Thành Long |
Ngày ban hành: | 03/02/2021 | Ngày hiệu lực: | 26/03/2021 |
Ngày công báo: | 10/03/2021 | Số công báo: | Từ số 437 đến số 438 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm
Ngày 03/02/2021, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật công chứng.
Theo đó, hàng năm tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ với nội dung bồi dưỡng gồm một hoặc một số vấn đề sau đây :
- Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng;
- Cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật về công chứng và các quy định pháp luật có liên quan;
- Kỹ năng hành nghề công chứng; kỹ năng giải quyết vấn đề vướng mắc trong quá trình hành nghề công chứng;
- Kỹ năng quản lý, tổ chức và điều hành tổ chức hành nghề công chứng;
(Hiện hành, Thông tư 06/2015/TT-BTP quy định nội dung bồi dưỡng gồm Cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật và Bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng hành nghề công chứng; cách thức giải quyết các vấn đề khi hành nghề).
Thông tư 01/2021/TT-BTP có hiệu lực kể từ ngày 26/3/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài được công nhận tương đương trong các trường hợp sau đây:
a) Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà Việt Nam là thành viên;
b) Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài mà chương trình đào tạo nghề công chứng đã được cơ quan kiểm định chất lượng của nước đó công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp văn bằng.
2. Người đề nghị công nhận tương đương văn bằng đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng (mẫu TP-CC-01);
b) Bản sao văn bằng và bản sao kết quả đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài đã được hợp pháp hóa lãnh sự, được dịch ra tiếng Việt và bản dịch tiếng Việt phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
1. Người được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Công chứng nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng đến Học viện Tư pháp. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng (Mẫu TP-CC-02);
b) Giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này.
2. Học viện Tư pháp tiếp nhận hồ sơ đăng ký và thông báo danh sách người đủ điều kiện tham gia khóa bồi dưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai giảng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
1. Kỹ năng hành nghề công chứng, bao gồm việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ yêu cầu công chứng, xác định nhân thân, năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng, kỹ năng nghiệp vụ khác thuộc thẩm quyền của công chứng viên.
2. Kiến thức pháp luật liên quan đến hành nghề công chứng, bao gồm các quy định pháp luật về công chứng, pháp luật dân sự, các quy định pháp luật khác có liên quan.
3. Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
4. Kỹ năng quản lý, tổ chức và điều hành tổ chức hành nghề công chứng.
1. Chủ trì, phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành chương trình bồi dưỡng nghề công chứng.
2. Tổ chức khóa bồi dưỡng nghề công chứng phù hợp với chương trình đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.
3. Cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng cho người đạt yêu cầu
1. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm (sau đây gọi là bồi dưỡng nghiệp vụ) bao gồm một hoặc một số vấn đề sau đây:
a) Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng;
b) Cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật về công chứng và các quy định pháp luật khác có liên quan;
c) Kỹ năng hành nghề công chứng; kỹ năng giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình hành nghề công chứng;
d) Kỹ năng quản lý, tổ chức và điều hành tổ chức hành nghề công chứng.
2. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ được tổ chức theo hình thức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ.
1. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ bao gồm:
a) Hội công chứng viên;
b) Hiệp hội công chứng viên Việt Nam;
c) Học viện Tư pháp.
2. Công chứng viên có thể lựa chọn tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Hội công chứng viên ở địa phương khác, Hiệp hội công chứng viên Việt Nam hoặc Học viện Tư pháp tổ chức.
1. Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ tối thiểu là 02 ngày làm việc/năm (16 giờ/năm).
2. Công chứng viên thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được công nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm đó:
a) Có bài nghiên cứu pháp luật công chứng và pháp luật có liên quan đến công chứng đăng trên các tạp chí chuyên ngành luật trong nước hoặc nước ngoài; viết hoặc tham gia viết sách, giáo trình về công chứng đã được xuất bản;
b) Tham gia giảng dạy về công chứng tại Học viện Tư pháp; giảng bài tại lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do các tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này thực hiện;
c) Tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công chứng ở nước ngoài;
d) Là báo cáo viên trong các chương trình tập huấn, hội thảo, tọa đàm về các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này do Cục Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp tổ chức. Trường hợp công chứng viên không phải là báo cáo viên mà tham dự các chương trình tập huấn, hội thảo, tọa đàm quy định tại điểm d khoản này thì 01 ngày tham dự được tính là 08 giờ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ, từ 02 ngày trở lên được tính là hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ. Cục Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp cấp văn bản chứng nhận cho công chứng viên, trong đó nêu rõ số ngày tham dự.
3. Những trường hợp sau đây được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm:
a) Công chứng viên nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi;
b) Công chứng viên phải điều trị dài ngày tại cơ sở khám chữa bệnh đối với những bệnh thuộc danh mục bệnh chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y tế từ 03 tháng trở lên, có giấy chứng nhận của cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên.
Công chứng viên có trách nhiệm nộp giấy tờ chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản này cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề chậm nhất là ngày 15 tháng 12 hàng năm để lập danh sách công chứng viên được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng trong năm đó.
1. Giấy tờ xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ bao gồm:
a) Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ do tổ chức thực hiện bồi dưỡng quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này cấp;
b) Tạp chí, sách, giáo trình đã được đăng hoặc xuất bản theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14 của Thông tư này;
c) Văn bản xác nhận hoặc giấy tờ chứng nhận đã tham gia các hoạt động quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 14 của Thông tư này.
Văn bản xác nhận hoặc giấy tờ chứng nhận đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 của Thông tư này phải được hợp pháp hóa lãnh sự, được dịch ra tiếng Việt và bản dịch tiếng Việt phải được công chứng hoặc chứng thực.
2. Công chứng viên hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ nộp bản sao một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề chậm nhất là ngày 15 tháng 12 hàng năm để lập danh sách hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm đó.
Sở Tư pháp đăng tải danh sách công chứng viên hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ và danh sách công chứng viên được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp chậm nhất là ngày 31 tháng 12 hàng năm.
1. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng và công bố kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ của tổ chức mình trước ngày 30 tháng 01 hàng năm;
b) Chuẩn bị nội dung, chương trình, các điều kiện cần thiết khác và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ theo kế hoạch đã công bố;
c) Cấp giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng (Mẫu TP-CC-11);
d) Thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
đ) Lập và đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức danh sách công chứng viên đã tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ tại tổ chức mình theo từng năm.
2. Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ của tổ chức thực hiện bồi dưỡng quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Hướng dẫn nội dung trọng tâm bồi dưỡng nghiệp vụ theo từng năm cho các Hội công chứng viên;
c) Hướng dẫn, tổng kết, đánh giá việc thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ của Hiệp hội và các Hội công chứng viên;
d) Hướng dẫn việc thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ của các Hội công chứng viên theo quy định của pháp luật.
1. Công chứng viên vi phạm nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, bị xử phạt vi phạm hành hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ vi phạm quy định của Thông tư này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật.
NOTARY TRAINING, NOTARY REFRESHER COURSES, ANNUAL NOTARY REFRESHER COURSES
Article 7. Notary training institution, notary training curriculum
1. The notary training institution, under Article 9 of the Notarization Law, is the Judicial Academy affiliated to the Ministry of Justice.
2. The Judicial Academy shall take charge and coordinate with the Department of Judicial Assistance in, formulating and submitting to the Minister of Justice for promulgation of the notary training curriculum.
Article 8. Recognition of equivalence for those who attended notary training courses abroad
1. A person who attended a notary training course abroad shall be entitled to equivalence recognition in any of the following cases:
a) He/she has a certificate of notary training course granted by an overseas training institution within the scope of an Agreement on the equivalence of certificates or mutual recognition of qualifications or relevant international treaties regarding certificates to which Vietnam is a member;
b) He/she has a certificate of notary training course issued by an overseas training institution the notary training curriculum of which has been accredited by the quality accreditation agency of that country or approved by the competent authority of that country to establish and grant certificates.
2. The applicant for recognition of the equivalence of certificate of notary training course abroad shall submit 01 set of application in person or by post to the Ministry of Justice. The application includes the following documents:
a) Application for recognition of notary training equivalence (Form TP-CC-01);
b) A copy of the certificate and a copy of notary training performance abroad, which have been consularly legalized, translated into Vietnamese and the Vietnamese translation must be notarized or authenticated according to the Vietnam’s law.
3. Within 30 days after receiving a complete and valid application, the Minister of Justice shall issue a decision on recognition of equivalence for the person who attended notary training abroad; in case of refusal, it must be notified in writing, clearly stating the reason.
Section 2. NOTARY REFRESHER COURSES
Article 9. Application for registration of notary refresher course
1. A person who is exempt from notary training under Clause 1, Article 10 of the Notarization Law shall submit 01 set of application for registration of notary refresher course in person or by post to the Judicial Academy. The application includes the following documents:
a) Application form for registration of notary refresher course (Form TP-CC-02);
b) Documents proving that the person is exempt from notary training specified in Clause 2, Article 3 of this Circular.
2. The Judicial Academy shall receive the registration application and notify the list of eligible attendees of the refresher course no later than 30 days before the course start date; in case of refusal, it must be notified in writing, clearly stating the reason.
Article 10. Notary refresher course contents
1. Notarial practice skills, including receiving and checking dossiers seeking notarial services, identification of personal records, active legal capacity of the notarization requester, other professional skills within the competence of the notary.
2. Legal knowledge related to notarization practice, including legal provisions on notarization, civil law and other relevant legal provisions.
3. Code of ethics for notarial practice.
4. Skills in management, organization, and administration of notarial practice organizations.
Article 11. Responsibilities of the Judicial Academy
1. Take charge and coordinate with the Department of Judicial Assistance in, formulating and submitting to the Minister of Justice for promulgation of the notary refresher course curriculum.
2. Hold notary refresher courses in accordance with the curriculum promulgated by the Minister of Justice.
3. Issue certificates of completion of notary refresher courses to qualified attendees.
Section 3. ANNUAL NOTARY REFRESHER COURSES
Article 12. Content and form of annual notary refresher course
1. Content of annual notary refresher course (hereinafter referred to as refresher course) shall include one or certain matters below:
a) Code of ethics for notarial practice;
b) Updated and supplementary legal knowledge on notarization and other relevant laws;
c) Notary practice skills; skills in solving problems in the process of notarial practice;
d) Skills in management, organization, and administration of notarial practice organizations.
2. The refresher course is held in the form of attendance course.
Article 13. Refresher course providers
1. Refresher course providers include:
a) Association of Notaries;
b) Vietnam Association of Notaries;
c) Judicial Academy.
2. Notaries may choose to attend a refresher course held by the Association of Notaries in another area or the Vietnam Association of Notaries or the Judicial Academy.
Article 14. Attendance time in a refresher course
1. The minimum attendance time in a refresher course is 02 working days/year (16 hours/year).
2. A notary falling under one of the following circumstances shall be recognized to have fulfilled his/her obligation to attend a refresher course in that year:
a) He/she has a research article on notarization law and notarization-related law published in a domestic or foreign law journal; he wrote or jointly wrote a published book or textbook on notarization;
b) He/she has taught notarization subject at the Judicial Academy; has given lectures at refresher courses held by the organization specified in Clause 1, Article 13 of this Circular;
c) He/she attended a notarization refresher course abroad;
d) He/she acted as a reporter in a training program or seminar concerning the contents specified in Clause 1, Article 12 of this Circular held by the Department of Judicial Assistance, the Department of Justice. In case a notary who is not a reporter attends a training program or seminar specified at Point d of this Clause, one day of attendance shall be counted as 08 hours of refresher course, from 02 days or more is counted as completing the obligation to attend the refresher course. The Department of Judicial Assistance, the Department of Justice shall issue a certificate to the notary, clearly stating the number of days of attendance.
3. The following cases are exempt from the obligation to attend a refresher course during the year:
a) Female notaries who are pregnant or nursing a child under 12 months old;
b) Notaries who are subject to long-term treatment at health facilities for diseases on the list of diseases with long-term treatment prescribed by the Ministry of Health for 3 months or more, with a certificate from a health authority of district level or equivalent or higher.
Notaries shall submit documents proving that they fall under one of the cases specified at Points a and b of this Clause to the Department of Justice where they register their practice by December 15 every year to make a list of notaries exempt from the obligation to attend the refresher course in that year.
Article 15. Documents certifying the performance of the obligation to attend refresher course
1. Documents certifying the performance of the obligation to attend refresher course include:
a) Certificate of attendance in refresher course, issued by the refresher course provider specified in Clause 1, Article 13 of this Circular;
b) Journals, books, and textbooks that have been published under the provisions of Point a, Clause 2, Article 14 of this Circular;
c) A written certification or document certifying that they have participated in the activities specified at Points b, c and d, Clause 2, Article 14 of this Circular.
Written certification or certification paper for the case specified at point c, clause 2 Article 14 of this Circular must be consular legalized, translated into Vietnamese and the Vietnamese translation must be notarized or authenticated.
2. Notaries who fulfill their obligation to attend the refresher course shall submit a copy of one of the documents specified in Clause 1 of this Article to the Department of Justice where they have registered their practice no later than December 15 of each year to establish a list of notaries who have completed the obligation to attend refresher course in that year.
The Department of Justice shall publish the list of notaries who have completed the obligation to attend refresher course and the list of notaries who are exempt from the obligation to attend refresher course during the year on the website of the Department of Justice no later than December 31 of each year.
Article 16. Responsibilities of refresher course providers
1. The refresher course providers specified in Clause 1, Article 13 of this Circular have the following responsibilities:
a) Formulate and announce their refresher course plan before January 30 of each year;
b) Prepare contents, curriculum, and other necessary conditions and hold refresher courses according to the announced plan;
c) Issue certificates of completion of notary refresher course (Form TP-CC-11);
d) Collect, manage and use refresher course fees in accordance with law;
dd) Make and post on their website a list of notaries who attended refresher courses at their premises each year.
2. The Vietnam Association of Notaries has the following responsibilities:
a) Perform the tasks of the refresher course provider specified in Clause 1 of this Article;
b) Guide the main contents of annual refresher course for notary associations;
c) Guide, summarize, and evaluate the implementation of refresher course by the Association and the notary associations;
d) Guide the collection, management, and use of fees for refresher course of notary unions in accordance with law.
Article 17. Dealing with breaches of notaries and refresher course providers
1. A notary who breaches the obligation to attend refresher course shall, depending on the nature and seriousness of his/her breach, be disciplined according to the regulation of Vietnam Association of Notaries, and be sanctioned for administrative violation in accordance with the provisions of the law.
2. A refresher course provider that breaches the provisions of this Circular shall, depending on the nature and seriousness of the breach, be administratively handled in accordance with law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Bổ nhiệm công chứng viên
Điều 5. Xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ công chứng viên
Điều 6. Cấp lại Thẻ công chứng viên
Điều 7. Cơ sở đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng
Điều 9. Đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng
Điều 19. Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng
Điều 20. Chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng
Điều 22. Cộng tác viên phiên dịch của tổ chức hành nghề công chứng
Điều 23. Cơ sở dữ liệu công chứng