Chương I Luật Công chứng 2014: Những quy định chung
Số hiệu: | 53/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 16/07/2014 | Số công báo: | Từ số 681 đến số 682 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điểm mới Luật Công chứng 2014
Ngày 20/06 vừa qua, Luật Công chứng mới số 53/2014/QH13 được Quốc hội thông qua, và có những thay đổi cơ bản sau:
Mở rộng quyền cho công chứng viên, cụ thể:
- Thêm quyền công chứng bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại;
- Thêm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.
Siết chặt đào tạo nghề công chứng:
- Tăng thời gian đào tạo công chứng lên 12 tháng;
- Tăng thời gian hành nghề lên 05 năm đối với thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, luật sư đồng thời phải tham gia khóa bồi dưỡng nghề trong 03 tháng mới được miễn đào tạo nghề.
Văn phòng công chứng được phép chuyển nhượng nếu đã hoạt động được 02 năm; công chứng viên chuyển nhượng sẽ không được phép thành lập Văn phòng công chứng mới trong thời hạn 05 năm.
Luật Công chứng 2014 sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, việc hành nghề công chứng, thủ tục công chứng và quản lý nhà nước về công chứng.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
2. Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.
3. Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này.
4. Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật này.
5. Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2. Khách quan, trung thực.
3. Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng.
1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
2. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
4. Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
Tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng là tiếng Việt.
1. Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau đây:
a) Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin về nội dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
b) Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;
c) Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;
d) Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng; sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;
đ) Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được xác định, thỏa thuận; nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức có liên quan;
e) Ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng;
g) Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong việc hành nghề công chứng;
h) Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình;
i) Tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký;
k) Công chứng viên đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;
l) Công chứng viên tham gia quản lý doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà mình nhận công chứng;
m) Vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
2. Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi sau đây:
a) Giả mạo người yêu cầu công chứng;
b) Người yêu cầu công chứng cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng;
c) Người làm chứng, người phiên dịch có hành vi gian dối, không trung thực;
d) Cản trở hoạt động công chứng.
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Law provides for notaries, notarial practice organizations, notarial practice, notarization procedures and state management of notarization.
Article 2. Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Notarization means the written certification by a notary of a notarial practice organization of the authenticity and lawfulness of a contract or another civil transaction (below referred to as contract or transaction) or of the accuracy, lawfulness and conformity with social ethics of the Vietnamese or foreign-language translation of a paper or document (below referred to as translation) which is prescribed by law or voluntarily requested by an individual or organization to be notarized.
2. Notary means a person who fully meets the criteria prescribed by this Law and is appointed by the Minister of Justice to conduct notarial practice.
3. Notarization requester means a Vietnamese or foreign individual or organization that requests notarization of a contract, transaction or translation in accordance with this Law.
4. Notarized document means a contract, transaction or translation which has been certified by a notary in accordance with this Law.
5. Notarial practice organizations include notary bureaus and notary offices organized and operating under this Law and other relevant legal documents.
Article 3. Social functions of notaries
Notaries shall provide public services under the assignment of the State with a view to ensuring legal safety for parties to contracts or transactions; preventing disputes; contributing to protecting lawful rights and interests of individuals and organizations; and ensuring socio- economic stability and development.
Article 4. Principles of notarial practice
1. Compliance with the Constitution and laws.
2. Objectivity and honesty.
3. Compliance with rules on notarial practice ethics.
4. Taking responsibility before law and notarization requesters for notarized documents.
Article 5. Legal validity of notarized documents
1. A notarized document is valid from the date a notary signs and appends the seal of his/her notarial practice organization to it.
2. A notarized contract or transaction is binding on related parties; in case an obliged party fails to perform its/his/her obligations, the other party may request a court to settle the case in accordance with law, unless otherwise agreed upon by related parties.
3. Notarized contracts and transactions may be used as evidence; details and circumstances of notarized contracts or transactions are not required to be proven, unless such contracts or transactions are declared to be invalid by courts.
4. Notarized translations are valid for use as their translated papers or documents.
Article 6. Spoken and written language used in notarization
The spoken and written language used in notarization is Vietnamese.
1. Notaries and notarial practice organizations are prohibited from committing the following acts:
a/ Disclosing information on the contents of notarized documents, unless notarization requesters so agree in writing or otherwise provided by law; using information on notarized contents to infringe upon lawful rights and interests of individuals and organizations;
b/ Notarizing contracts, transactions or translations the purposes and contents of which violate law or are contrary to social ethics; inciting or creating conditions for parties to contracts or transactions to conduct sham transactions or commit other deceitful acts;
c/ Notarizing contracts, transactions or translations which are related to properties or interests of their own or of their relatives being spouses; natural parents, adoptive parents; natural parents, adoptive parents of their spouses; natural children, adopted children or children-in-law; grandparents, siblings or siblings-in-law; and natural grandchildren, adopted grandchildren;
d/ Refusing notarization requests without plausible reasons; harassing or causing difficulties to notarization requesters;
dd/ Receiving or demanding money or other benefits from notarization requesters in addition to notarization changes, notarization remuneration and other expenses already determined and agreed; receiving or demanding money or other benefits from a third party to settle or refuse to settle notarization requests, causing damage to notarization requesters or related organizations and individuals;
e/ Forcing others to use their services; colluding with notarization requesters or related persons to falsify contents of notarized documents or notarization dossiers;
g/ Exerting pressure, threatening or committing acts which are illegal or contrary to social ethics in order to gain advantage for themselves or their organizations in notarial practice;
h/ Advertising themselves or their organizations in the mass media;
i/ A notarial practice organization establishing branches, representative offices or transaction places other than its head office; conducting production, business and service activities outside its registered scope of operation;
k/ A notary practicing his/her profession concurrently at two or more notarial practice organizations or performing other regular jobs;
l/ A notary participating in the management of an enterprise other than his/her notarial practice organization; providing brokerage or agency services; receiving profits from a contract or transaction which he/she has notarized;
m/ Committing violations of law or rules on notarial practice ethics.
2. Organizations and individuals are prohibited from committing the following acts:
a/ Pretending to be notarization requesters;
b/ Notarization requesters providing false information and documents or using counterfeit or illegally erased or modified papers and documents to request notarization;
c/ Witnesses or interpreters committing deceitful or dishonest acts;
d/ Obstructing notarial activities.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 18. Nguyên tắc thành lập tổ chức hành nghề công chứng
Điều 21. Chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng
Điều 28. Hợp nhất, sáp nhập Văn phòng công chứng
Điều 29. Chuyển nhượng Văn phòng công chứng
Điều 37. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên
Điều 39. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên
Điều 9. Đào tạo nghề công chứng
Điều 10. Miễn đào tạo nghề công chứng
Điều 12. Bổ nhiệm công chứng viên
Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên
Điều 24. Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng
Điều 27. Thay đổi thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng
Điều 31. Chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng
Điều 33. Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng
Điều 46. Lời chứng của công chứng viên
Điều 62. Cơ sở dữ liệu công chứng